Trên thế giới, bệnh do đơn bào H. meleagridis được phát hiện năm 1893 ở Rhode Island, sau đó bệnh được báo cáo ở khắp lục địa và nhiều nước khác. Dịch bệnh đo H. meleagridis nhanh chóng lan xuống các vùng ven biển phía Đông, miền Trung Tây và miền Tây Hoa Kỳ. Bệnh có tỷ lệ chết cao (có thể tới 100%). Các nhà khoa học sớm xác định đơn bào H. meleagridis là tác
nhân gây bệnh. Giống như nhiều ký sinh trùng khác, vòng đời H. meleagridis
rất phức tạp, liên quan tới một vật chủ trung gian là giun kim Heterakis gallinae (McDougald L R, 2008) [30].
Các nhà nghiên cứu cho rằng, gà nhiễm bệnh từ trứng của giun kim hoặc ăn phải giun đất đã mang trứng của giun kim. Bệnh này hầu hết các loại gà đều mẫn cảm, đặc biệt là gà tây và gà dò, ít thấy ở gà lớn > 5 - 6 tháng tuổi.
Tyzzer E.E., (1920) [42] lần đầu tiên mô tả về hiện tượng bệnh ở gà tây do một loại đơn bào gây ra với những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu có màu xanh tím, sau đó nhanh chóng trở nên thâm đen và tác giả đã đặt tên là bệnh đầu đen (Bleck Head). Sau đó, bệnh được các tác giả khác quan sát thấy
ở Bắc Mỹ, Tây Âu và hàng loạt nước khác ở Nam Mỹ, Nhật Bản…
Ở Đông Âu, Mincheva đã thông báo bệnh có mặt ở Bungari vào năm 1950. Ngày nay, bệnh có mặt trên khắp năm châu, nhất là ở các nước có ngành chăn nuôi gà và gà tây và gà ta theo lối tập trung công nghiệp (Hauck R., 2010) [19].
Ở Đức, Hauck R., (2010) [19] cho biết Histomonosis là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào H. meleagridis, có thể dẫn đến tổn thất cao trong chăn nuôi gà tây. Báo cáo này mô tả sự tái diễn của
Histomonosis trong một trang trại chăn nuôi gà tây. Các ổ dịch đầu tiên xảy ra vào năm 2005 gà 17 tuần tuổi. Ổ dịch thứ 2 xảy ra năm 2009 gà 8 tuần tuổi. Tỷ
lệ tử vong tăng đến 26 - 65% trong vòng vài ngày, mặc dù điều trị với các hóa dược khác nhau. Trong cả hai trường hợp, H. meleagridis thuộc kiểu gen A đã
Trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, không phải là chuyện bất thường khi các trang trại chuyển đổi chăn nuôi gia cầm từ loại này sang loại khác, nhưng sẽ có nhiều tác hại khi các trại chăn nuôi gà thịt chuyển sang nuôi gà tây. Hầu hết các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm giun kim (Heterakis gallinae) nặng, mà giun kim được biết đến như một vector sinh học truyền
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gà nuôi tại 4 xã của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. - Bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Gà các lứa tuổi, ở các phương thức nuôi khác nhau.
- Mẫu bệnh phẩm (gan, manh tràng, lách, tụy, não, túi fabricius, thận, phổi, tim) của gà bị mắc bệnh đầu đen và gà khỏe.
* Hoá chất nghiên cứu:
- Dung dịch formaldehyd 5% - Cồn 90o
- Dầu bạch dương
- Hệ thống nhuộm HE (Hemotoxilin – Eosin) - Dung dịch Barbagallo * Dụng cụ dùng trong nghiên cứu: - Kính hiển vi quang học, kính lúp - Lam kính, lamen - Panh kẹp, kéo - Bộđồ mổ tiểu gia súc - Giá để tiêu bản 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện ở các nông hộ, các trại chăn nuôi gà gia đình và tập thể với các quy mô khác nhau tại 4 xã: Đồng Kỳ, Hương Vỹ, Tân Sỏi,
Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. - Địa điểm xét nghiệm mẫu:
+ Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
3.3. Nội dung nghiên cứu