1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị

77 4,5K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 36,15 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự HE : Hemotoxilin – Eosin H. meleagridis : Histomonas meleagridis H. gallinarum : Heterakis gallinarum KCTG : Ký chủ trung gian VSTY : Vệ sinh thú y LDH : Lactic dehydrogenase GOT : Glutamicoxalacetic transaminase GPT : Glutamic pyruvic transaminase GLDH : Dehydrogenase glutamic MDH : Dehydrogenase malic PCR : Phản ứng chuỗi polymerase MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC HÌNH VẼ 5 Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Đặc điểm của đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở gia cầm 3 2.1.2. Bệnh đầu đen (Histomonosis) ở gà 14 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 30 Theo các nhà khoa học thì đàn gà bị mắc bệnh đầu đen có nguyên nhân là do gà trực tiếp ăn phải đơn bào H. meleagridis có lẫn trong thức ăn hoặc nước uống. Đôi khi lại do gà gián tiếp ăn phải trứng của giun kim (Heterakis Gallinae) có chứa H. meleagridis ký sinh hoặc do gà ăn phải giun đất đã mang ấu trùng của giun kim có sẵn trong đất 30 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 30 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 31 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 33 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 33 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 33 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 33 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 34 3.3. Nội dung nghiên cứu 34 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen ở gà tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 34 3.3.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà 34 3.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu 34 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do H. meleagridis gây nên ở gà nuôi tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 34 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 39 3.6. Phương pháp xử lý số liệu 40 4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do đơn bào H. meleagridis ở gà tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 41 4.1.1. Tình hình nhiễm H. meleagridis gây ra ở gà tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 41 4.1.2. Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà 49 4.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 53 4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 53 4.2.2 Bệnh tích của gà bị bệnh đầu đen ở một số địa phương của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 55 * Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đầu đen 55 4.3.1. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh đơn bào H. meleagridis trên diện hẹp 58 4.3.2. Thử nghiệm phác đồ điều trị trên diện rộng 60 Phần 5 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63 5.1. Kết luận 63 5.2. Đề nghị 64 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số địa phương của huyện Phú Bình 41 Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tuổi 43 43 Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi 45 Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo kiểu nền chuồng nuôi gà 47 Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y 48 Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám 50 Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim 51 52 Bảng 4.8. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim 53 Bảng 4.9. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen 54 Bảng 4.10. Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đầu đen ở một số địa phương huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 56 Bảng 4.11. Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà trên diện hẹp 59 Bảng 4.12. Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị bệnh đầu đen gà trên diện rộng 61 DANH MỤC HÌNH VẼ 42 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số địa phương của huyện Phú Bình 42 46 Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y 49 Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim 52 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Chăn nuôi đã và đang làm thay đổi cuộc sống, nâng cao mức thu nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mặt khác ngành chăn nuôi còn cung cấp sản phẩm phụ cho các ngành công nghiệp chế biến, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt. Phú Bình là một huyện của tỉnh Thái Nguyên, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, do tập quán chăn nuôi gà nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun kim ở gà nói riêng phát triển, kéo theo sự phát triển của bệnh do đơn bào Histomonas gây ra. Bệnh đầu đen ở gà là một bệnh ký sinh trùng nguy hiểm ở gà và gà tây do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra. Bệnh gây ra những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu, ban đầu có màu xanh tím, sau đó nhanh chóng trở nên thâm đen nên bệnh còn có tên là bệnh đầu đen. Bệnh có những bệnh tích đặc trưng như: viêm hoại tử tạo mủ ở ruột thừa và gan, thể trạng xấu, da vùng đầu và mào tích thâm đen. Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng hiện tượng chết kéo dài, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng gà chết có thể đến 85 – 95%. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi gà ở huyện Phú Bình, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 1 - Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà. - Nghiên cứu bệnh lý và lâm sàng bệnh đầu đen ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ, về bệnh học và quy trình phòng chống bệnh đầu đen cho gà, có một số đóng góp mới cho khoa học. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng quy trình phòng, trị bệnh đầu đen cho gà nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do bệnh đầu đen gây ra; góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi gà phát triển. 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Đặc điểm của đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở gia cầm 2.1.1.1. Vị trí của đơn bào Histomonas meleagridis trong hệ thống phân loại động vật nguyên sinh. Theo Van der Heijden H. (2009) [35], vị trí của H. meleagridis trong hệ thống phân loại nguyên sinh động vật như sau: Giới: Protozoen Ngành: Parabasalia Lớp: Tritrichomonadea Bộ: Tritrichomonadida Họ: Dientamoebidae Giống: Histomonas Loài: Histomonas meleagridis 2.1.1.2. Hình thái học loài Histomonas meleagridis Smith (1895) [33] đã mổ khám 50 gà tây mắc bệnh đầu đen. Ông cho biết: gan và manh tràng của gà mắc bệnh là 2 cơ quan bị tổn thương nặng nề nhất. Lấy chất chứa trong manh tràng gà bệnh và soi tươi đã tìm thấy tác nhân gây bệnh là một sinh vật đơn bào (Amoeba meleagridis) có hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính 8 - 14 μm, ngoại trừ một dạng gần giống cấu trúc nhân. Khi đơn bào được cố định và nhuộm màu, Smith thấy chúng có dạng hình bầu dục nhỏ, đường kính từ 6 - 10 μm, ở giữa có nhiều cấu trúc nhỏ tập trung lại thành thể nhân. Khi nghiên cứu về bệnh đầu đen, Tyzzer E. E. (1934) [34] đã mô tả hình thái của đơn bào gây bệnh ở từng giai đoạn phát triển khác nhau. Ở giai đoạn ký sinh tại khu vực ngoại vi của các tổn thương ban đầu được gọi là giai đoạn xâm lấn, chúng di động kiểu amip và hình thành một chân giả có chiều dài 30 μm. Trong các mô cố định, quan sát được đơn bào có đường kính từ 8 - 17 μm. Nguyên sinh chất trong giai đoạn này chứa các 3 hạt không bào và một thể nhân. Tiếp đến là giai đoạn sinh dưỡng, đơn bào tồn tại ở dạng có tế bào chất mà không có thể vùi và một lượng nhỏ chất lưới hoặc dạng hạt phân phối xung quanh thể nhân. Ở giai đoạn này, chúng có kích thước lớn hơn, đường kính từ 12 - 21 μm. Một giai đoạn tồn tại khác của đơn bào đã được Tyzzer mô tả và gọi với cái tên là giai đoạn kháng, kích thước nhỏ hơn, đường kính từ 5 - 22 μm. Tyzzer E. E. (1934) [34] đã báo cáo: khi quan sát dưới kính hiển vi, tác giả thấy H. meleagridis tồn tại lưỡng hình (dạng amip và có roi). Trong mô (giai đoạn xâm lấn), nó có dạng amip, trong lòng manh tràng H. meleagridis ở dạng có roi. H. meleagridis ở dạng amip thường có đường kính 8 - 15 μm, trong khi ở hình dạng có roi đường kính có thể lên tới 30 μm. Tyzzer E. E. (1934) [34] đã nghiên cứu sự chuyển động của H. meleagridis ở 42 0 C và mô tả roi của đơn bào này nhịp nhàng rung động giúp nó có thể xoay ngược chiều kim đồng hồ. Lê Văn Năm (3/2010) [6] khi nghiên cứu bệnh đầu đen ở Việt Nam báo cáo rằng, H. meleagridis là một loại đơn bào đa hình thái: hình trùng roi (4 roi), hình amip và hình lưới hợp bào, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển để có hình dạng tương ứng phù hợp,… H. meleagridis với hình amip có kích thước 8 - 30 μm, với hình roi thì có kích thước từ 20 - 30 μm, bé nhất khi H. meleagridis ở thể lưới: 5 - 10 μm, nhưng ở thể hợp bào (bao gồm nhiều H. meleagridis thể hình lưới) thì chúng có kích thước cực đại đến 60 - 80 μm. Trong các dạng hình thái thì hình roi là phổ biến nhất và dễ nhận biết nhất bởi chúng có 2 nhân (1 nhân to và 1 nhân nhỏ), từ nhân to mọc ra 4 roi, H. meleagridis vận động theo hai phương thức: xoắn hoặc theo kiểu làn sóng (impuls). Nghiên cứu về cấu tạo của đơn bào H. meleagridis, các nhà khoa học đã cho biết, theo thứ tự từ ngoài vào trong đơn bào H. meleagridis cấu tạo gồm 3 phần: màng, tế bào chất và nhân. Màng đơn bào H. meleagridis là một màng đơn. Tế bào chất của H. meleagridis chứa ß - glycogen, ribosome và ARN, một số không bào và hạt nhân. 4 [...]... trũng ở giữa (tâm của ổ viêm loét do bệnh đầu đen bị lõm xuống) - Bệnh lao gà Các ổ lao (viêm loét hoại tử) quan sát được không chỉ ở gan mà còn thấy ở lách, ruột và tủy xương Bệnh lao gà chỉ quan sát thấy ở gà ta, gà tây lớn tuổi, nhưng không thấy ở gà con gà dò Ở bệnh lao gà không có các biến đổi tạo kén ở ruột thừa như ở bệnh đầu đen 2.1.2.7 Phòng, trị bệnh đầu đen cho gà * Phòng bệnh - Để phòng bệnh. .. % gà bệnh (được gây nhiễm qua lỗ huyệt với H meleagridis liều 200.000 H meleagridis/ gà) và 90 % gà khỏe cùng nhốt trong chuồng sàn bê tông Lô 2: bao gồm 25 % gà bệnh với 75 % gà khỏe Tác giả thu được kết quả như sau: Ở lô 2, những gà tiếp xúc với 25 % gà được gây nhiễm bắt đầu chết ở ngày thứ 16 và tất cả đều chết ở ngày thứ 23 Những gà tiếp xúc với 10 % gà được gây nhiễm ở lô 1, bắt đầu chết ở ngày... đoán được bệnh đầu đen ở đàn gà trên 6 tuần tuổi Desowitz (1951) [13] đã nghiên cứu bệnh bằng cách gây nhiễm qua hậu môn cho gà con Kết quả là: tỷ lệ tử vong cao nhất ở các nhóm gà thí nghiệm 21 ngày tuổi và thấp nhất ở các nhóm gà thí nghiệm 34 ngày tuổi Ohara và Reid (1961) [30] nhận thấy rằng, khi cho gà uống trứng của H gallinarum thì tỷ lệ nhiễm bệnh của gà 32 ngày tuổi cao hơn so với gà 1, 46... với đàn gà mắc bệnh đầu đen trước đó, mổ khám thấy có 11 gà mắc bệnh và có bệnh tích điển hình ở gan và manh tràng trong số 36 gà thí nghiệm (chiếm 30,5 %) Các kết quả trên cho thấy: có thể gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà khỏe bằng 2 đường, qua đường miệng và qua lỗ huyệt Do ảnh hưởng của axit đường tiêu hóa nên tỷ lệ nhiễm bệnh không cao khi gây nhiễm qua đường miệng Bệnh đầu đen có thể xảy ra bất cứ... đó gà tây mẫn cảm hơn cả 18 Lund, E E và A M Chute (1973) [25] đã thử nghiệm và gây bệnh cho 8 loài chim thuộc về loài gà và thấy rằng gà lôi trắng Trung Quốc là vật chủ tốt nhất cho giun tròn, tiếp theo là gà và gà sao Cũng giống như gà tây, gà dễ nhiễm bệnh, nhưng khả năng gây bệnh cho gà thấp hơn so với gà tây Tỷ lệ tử vong ở gà là 10 %, trong khi con số này ở gà tây có thể đạt 80 - 100 % (Mc Dougald,... ngoài ra còn chiếm đoạt dinh dưỡng của gà làm con vật gầy yếu, gà con chậm lớn Trong quá trình ký sinh, chúng tiết độc tố và sản vật khác nên gà bị trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan, ruột do loại đơn bào H meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà ăn phải trứng này thì mắc bệnh Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [4] đã có những thông tin về đơn bào H meleagridis và những tác hại của chúng gây ra ở gà, gà tây ở. .. nhau Khi nghiên cứu bệnh đầu đen ở nước Việt Nam, Lê Văn Năm (2010) [6] cho biết: Bệnh do H meleagridis thường xuyên nổ ra ở những cơ sở chăn nuôi gà ta chung với gà tây Bệnh bùng phát chủ yếu ở gà nuôi tập trung (gà thả vườn) Một yếu tố quan trọng để H meleagridis tồn tại và phát tán mạnh ra môi trường thiên nhiên là do chúng thường ký sinh trong trứng của giun kim H gallinarum, mà khi nuôi gà thương... đều kết luận có thể gây nhiễm bệnh đầu đen ở gà và gà tây qua đường ăn, uống nhưng tỷ lệ nhiễm không cao Năm 1934, Tyzzer E E [34] lấy gan của gà bị bệnh nặng nghiền nhỏ cho gà và vịt được 4, 6, 16 ngày tuổi ăn Sau đó, tiếp tục gây nhiễm bệnh đầu đen trên một số gà 5 ngày tuổi bằng cách cho ăn gan gà bệnh Sau hàng loạt thí 11 nghiệm, Tyzzer E E đã kết luận rằng, trong tự nhiên H meleagridis có thể được... nuôi gà tây Những người nông dân địa phương căn cứ vào triệu 15 chứng đặc biệt đã quan sát được ở vùng đầu của gà tây mắc bệnh: mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen nên gọi tên bệnh là bệnh đầu đen Kể từ khi bệnh đầu đen xuất hiện phổ biến, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về bệnh Sau một thời gian nghiên cứu, người ta nhận thấy dấu hiệu biến đổi da vùng đầu không... ăn trứng H gallinarum có phôi và có chứa Histomonas Vào trong đường tiêu hóa của gà, các đơn bào Histomonas và ấu trứng giun kim sẽ giải phóng khỏi vỏ trứng 21 Thứ ba, gà có thể ăn phải những con giun đất chứa trứng giun kim đã mang đơn bào Histomonas Khi vào trong cơ thể gà, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào manh tràng và thâm nhập vào niêm mạc manh tràng Tại đây, đơn bào H meleagidis nhân lên rất nhanh . nuôi gà ở huyện Phú Bình, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị . 1.2 đích nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 1 - Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra. kim ở gà 49 4.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 53 4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại một

Ngày đăng: 17/11/2014, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w