Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun ki mở gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 55 - 59)

4.1.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám

Để đánh giá được cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám chúng tôi tiến hành mổ khám 300 con ở địa bàn 4 xã. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám Địa phương (xã) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (Số giun kim/gà) ≤ 100 > 100 - 500 > 500 n % n % n % Tân Khánh 75 49 65,33 10 20,41 14 28,57 25 51,02 Tân Kim 75 37 49,33 8 21,62 12 34,43 17 45,95 Bảo Lý 75 21 28,37 7 33,33 5 23,81 9 42,86 Bàn Đạt 75 18 24,00 4 22,22 6 33,33 8 44,44 Tính chung 300 125 41,67 29 23,20 37 29,60 59 47,20 Qua bảng 4.6 ta thấy:

Về tỷ lệ nhiễm giun kim : Chúng tôi tiến hành mổ khám 300 con, trong đó có 125 con bị nhiễm giun kim, chiếm tỷ lệ 41,67%, biến động từ 11,11 – 51,02%. Tỷ lệ cao nhất là xã Tân Khánh 51,02%, thấp nhất là xã Bàn Đạt 11,11%.

Về cường độ nhiễm:

Ở xã Tân Khánh: Chúng tôi tiến hành mổ khám 75 con, trong đó có 49 con bị nhiễm giun kim, chiếm tỷ lệ 65,33%. Cường độ nhiễm nhẹ là 10 con chiếm 20,41%, nhiễm trung bình là 14 con, chiếm tỷ lệ 28,57%, cường độ nhiễm nặng là 25 con, chiếm tỷ lệ 51,02%.

Ở xã Tân Kim: chúng tôi tiến hành mổ khám 75 con, trong đó có 37 con bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 49,33%. Cường độ nhiễm nhẹ 8 con, chiếm tỷ lệ 21,62%, cường độ nhiễm trung bình là 12 con, chiếm tỷ lệ 34,43%, cường độ nhiễm nặng là 17 con, chiếm tỷ lệ 45,95%.

Ở xã Bảo Lý: Chúng tôi tiến hành mổ khám 75 con, trong đó có 21con bị nhiễm giun kim, chiếm tỷ lệ 28,37%. Cường độ nhiễm nhẹ là 7 con, chiếm tỷ lệ 33,33%, cường độ nhiễm trung bình là 5 con, chiếm tỷ lệ 23,81%, cường độ nhiễm nặng là 9 con, chiếm tỷ lệ 42,86%.

Ở xã Bàn Đạt: Chúng tôi tiến hành mổ khám 75 con, trong đó có 18 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 24,00%. Cường độ nhiễm nhẹ là 4 con, chiếm tỷ lệ 11,11%, cường độ nhiễm trung bình là 6 con, chiếm tỷ lệ 33,33%, cường độ nhiễm nặng là 8 con, chiếm tỷ lệ 44,44%.

Sở dĩ có kết quả như vậy là do xã Tân Khánh có tỷ lệ chăn nuôi nhiều, mật độ chăn thả dày, quay vòng đàn trong một năm nhiều, một phần nữa là do địa hình xã Tân Khánh là kiểu trung du miền núi có các đồi dốc xen kẽ các khe hoặc rãnh nước trũng tạo môi trường ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho giun kim phát triển. Tiếp theo là xã Tân Kim do là xã chưa có truyền thống chăn nuôi nên kinh nghiệm nuôi còn chưa nhiều, kỹ thuật nuôi hạn chế, vệ sinh thú y còn chưa thường xuyên dẫn đến tỷ lệ nhiễm khá cao. Ở xã Bảo Lý, người dân ít chăn nuôi hoặc chăn nuôi với mật độ thấp nên tỷ lệ và cường độ nhiễm khá thấp. Còn xã Bàn Đạt mới bắt đầu tập trung vào nuôi số lượng ít nên tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp nhất.

4.1.2.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim

Để nghiên cứu ảnh hưởng của gà bị nhiễm giun kim đến tỷ lệ gà bị bệnh đầu đen. Chúng tôi đã mổ khám gà, phát hiện 125 con gà nhiễm giun kim ở các xã. Từ những gà bị nhiễm giun kim này, chúng tôi đã tiến hành các biện pháp kiểm tra để xác định tỷ lệ nhiễm H. meleagridis. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.7

Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim Địa phương (xã) Số gà nhiễm giun kim (con) Số gà nhiễm H. meleagridis (con) Tỷ lệ (%) Tân Khánh 49 34 69,39 Tân Kim 41 28 68,29 Bảo Lý 19 9 47,37 Bàn Đạt 16 9 56,25 Tính chung 125 80 64,00

Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim

Qua bảng 4.7 và biểu đồ 4.5 cho thấy:

Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis: trong số 125 con bị nhiễm giun kim có 80 con nhiễm H. meleagridis, chiếm tỷ lệ (64,00%). Trong đó xã Tân Khánh chiếm tỷ lệ cao nhất (69,39%), tiếp theo là xã Tân Kim (68,29%), sau đó là xã Bàn Đạt (56,25%), và thấp nhất là xã Bảo Lý (47,37%). Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim là tương đối cao dao động từ (47,37 – 69,39%). Sở dĩ có kết quả trên là là do giun kim là ký chủ trung gian của đơn bào H. meleagridis nên khi gà ăn phải giun kim thì khả năng nhiễm rất cao nên tỷ lệ nhiễm cao.

Điều này cho thấy gà bị nhiễm H. meleagridis tỷ lệ thuận với với gà bị nhiễm giun kim. Giun kim đóng vai trò là vật chủ trung gian truyền bệnh, làm cho dịch bệnh lưu hành và khó có thể tiêu diệt được hết nguồn bệnh. Vì vậy, một biện pháp quan trọng để phòng bệnh đầu đen là tiêu diệt triêt để KCTG truyền bệnh - giun kim.

4.1.2.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim

Kết quả đánh giá tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim được thể hiện qua bảng 4.8

Bảng 4.8. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim Địa phương

(xã)

Số gà không nhiễm giun kim

(con) Số gà nhiễm H. meleagridis (con) Tỷ lệ (%) Tân Khánh 56 8 14,29 Tân Kim 44 6 13,64 Bảo Lý 42 6 14,29 Bàn Đạt 33 4 12,12 Tính chung 175 24 13,71

Qua bảng 4.8 cho ta thấy:

Số lượng gà bị nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim có sự khác nhau giữa các xã, tỷ lệ chung là 13,71%. Điều này cho thấy ngoài sự lây truyền bệnh qua giun kim, gà có thể bị nhiễm đơn bào H. meleagridis từ những gà bệnh. Khi gà bị nhiễm đơn bào H. meleagridis sẽ

thải trừ mầm bệnh ra ngoại cảnh, làm cho gà khỏe bị nhiễm đơn bào này từ nhiều con đường khác nhau. Ví dụ như có thể gà bệnh thải trừ đơn bào này ra theo phân, sau đó đơn bào lẫn vào thức ăn, nước uống gà khỏe ăn phải và bị nhiễm, hoặc do gà bới mổ chất độn chuồng có nhiễm mầm bệnh… Vì vậy công tác vệ sinh thú y phải luôn được chú trọng để đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ, gà sinh trưởng và phát triển tốt cho hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 55 - 59)