Trên thế giới, bệnh do đơn bào H. meleagridis được phát hiện năm 1893 ở Rhode Island, sau đó bệnh được báo cáo ở khắp lục địa và nhiều nước khác. Dịch bệnh đo H. meleagridis nhanh chóng lan xuống các vùng ven biển phía Đông, miền Trung Tây và miền Tây Hoa Kỳ. Bệnh có tỷ lệ chết cao (có thể tới 100%). Các nhà khoa học sớm xác định đơn bào H. meleagridis là tác nhân gây bệnh. Giống như nhiều ký sinh trùng khác, vòng đời H. meleagridis rất phức tạp, liên quan tới một vật chủ trung gian là giun kim Heterakis gallinae (McDougald L. R. 2005) [27].
Tyzzer E. E. (1934) [34] lần đầu tiên mô tả về hiện tượng bệnh ở gà tây do một loại đơn bào gây ra với những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu có màu xanh tím, sau đó nhanh chóng trở nên thâm đen và tác giả đã đặt tên là bệnh đầu đen (Black Head). Sau đó, bệnh được các tác giả khác quan sát thấy ở Bắc Mỹ, Tây Âu và hàng loạt nước khác ở Nam Mỹ, Nhật Bản…
Ở Đông Âu, Mincheva đã thông báo bệnh có mặt ở Bungari vào năm 1950. Ngày nay, bệnh có mặt trên khắp năm châu, nhất là ở các nước có ngành chăn nuôi gà và gà tây và gà ta theo lối tập trung công nghiệp (Hauck R. 2010) [19].
Ở Đức, Hauck R. (2010) [19] cho biết Histomonosis là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào H. meleagridis, có thể dẫn đến tổn thất cao trong chăn nuôi gà tây. Báo cáo này mô tả sự tái diễn của
Histomonosis trong một trang trại chăn nuôi gà tây. Các ổ dịch đầu tiên xảy ra
vào năm 2005 gà 17 tuần tuổi. Ổ dịch thứ 2 xảy ra năm 2009 gà 8 tuần tuổi. Tỷ lệ tử vong tăng đến 26 - 65% trong vòng vài ngày, mặc dù điều trị với các hóa dược khác nhau. Trong cả hai trường hợp, H. meleagridis thuộc kiểu gen A đã được phát hiện, nhưng chưa phát hiện nguồn lây nhiễm rõ ràng.
Trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, không phải là chuyện bất thường khi các trang trại chuyển đổi chăn nuôi gia cầm từ loại này sang loại khác, nhưng sẽ có nhiều tác hại khi các trại chăn nuôi gà thịt chuyển sang nuôi gà tây. Hầu hết các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm giun
kim (H. gallinae) nặng, mà giun kim được biết đến như một vector sinh học truyền đơn bào H. meleagridis cho đàn gia cầm (McDougald L. R. 2005) [27].
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gà nuôi tại 4 xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Gà các lứa tuổi, ở các phương thức nuôi khác nhau.
- Mẫu bệnh phẩm (gan, manh tràng, lách, tụy, não, túi fabricius, thận, phổi, tim) của gà bị mắc bệnh đầu đen và gà khỏe.
* Hoá chất nghiên cứu:
- Dung dịch formaldehyd 5% - Cồn 90o
- Dầu bạch dương
- Hệ thống nhuộm HE (Hemotoxilin – Eosin) - Dung dịch Barbagallo
* Dụng cụ dùng trong nghiên cứu:
- Kính hiển vi quang học, kính lúp - Lam kính, lamen
- Panh kẹp, kéo
- Bộ đồ mổ tiểu gia súc - Giá để tiêu bản
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện ở các nông hộ, các trại chăn nuôi gà gia đình và tập thể với các quy mô khác nhau tại 4 xã: Tân Khánh, Tân Kim, Bảo Lý, Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Địa điểm xét nghiệm mẫu:
+ Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
+ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 09 tháng 12 năm 2013 đến ngày 31 tháng 05 năm 2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen ở gà tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.3.1.1. Nghiên cứu tình hình nhiễm H. meleagridis ở gà qua mổ khám
- Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại các địa phương - Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo lứa tuổi
- Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi - Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo kiểu nền chuồng nuôi - Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo điều kiện vệ sinh thú y
3.3.1.2. Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám
- Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim
- Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim
- Xác định hệ số tương quan giữa số gà nhiễm H. meleagridis và số gà nhiễm giun kim
3.3.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà
3.3.2.1 Nghiên cứu bệnh đầu đen ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - Triệu chứng lâm sàng bệnh đầu đen ở gà
- Bệnh tích bệnh đầu đen ở gà
3.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh
- Xác định hiệu lực và độ an toàn của 2 phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà trên diện hẹp.
- Xác định hiệu lực và độ an toàn của 2 phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà trên diện rộng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do H. meleagridis gây nên ở gà nuôi tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, meleagridis gây nên ở gà nuôi tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
H. meleagridis ở gà nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. * Bố trí lấy mẫu
Bố trí thu thập gà mổ khám theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên: chọn 4 xã, mỗi xã 2 thôn.
* Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo các địa phương nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành mổ khám ngẫu nhiên gà tại 4 xã tại huyện Phú Bình như sau:
- Xã Tân Khánh - Xã Tân Kim - Xã Bảo Lý - Xã Bàn Đạt
* Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo tuổi gà.
Chúng tôi tiến hành thu thập gà để mổ khám theo các lứa tuổi như sau: - ≤ 1 tháng
- > 1 - 3 tháng - > 3 - 5 tháng - > 5 tháng
* Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo phương thức chăn nuôi
Chúng tôi tiến hành mổ khám gà theo phương thức chăn nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên:
- Chăn thả hoàn toàn - Bán chăn thả
- Nuôi nhốt hoàn toàn
* Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo tình trạng vệ sinh thú y (VSTY) Tình trạng VSTY được phân ra ba mức như sau:
- VSTY tốt: chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, thu gom phân và chất độn chuồng để ủ, định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh.
- VSTY trung bình: không thường xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, chuồng nuôi không được làm khô ráo, còn có những vũng nước đọng; không thường xuyên tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn
nuôi và phát quang cây cỏ; không thường xuyên khơi thông cống rãnh ở gần khu vực chăn nuôi.
- VSTY kém: chuồng gà làm ở chỗ đất trũng, trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng rất ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng, có nhiều cỏ cây um tùm, không tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, không khơi thông cống rãnh.
Chúng tôi tiến hành mổ khám gà ở 3 tình trạng vệ sinh thú y trên như sau: - Tình trạng VSTY tốt
- Tình trạng VSTY trung bình - Tình trạng VSTY kém
* Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo kiểu nền chuồng nuôi
Chúng tôi tiến hành mổ khám gà nuôi trên nền đất, nền lát gạch hoặc nền xi măng số lượng gà mổ khám như sau:
- Nền đất
- Nền lát gạch hoặc xi măng
- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại các địa phương
Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà được xác định bằng sự kết hợp giữa các phương pháp sau:
• Quan sát triệu chứng lâm sàng • Mổ khám kiểm tra bệnh tích • Soi tươi manh tràng
• Làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin – Eosin manh tràng và gan.
Các phương pháp cụ thể như sau:
+ Quan sát triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng toàn thân, mào tích, da
vùng đầu và mép, phân (màu sắc và trạng thái phân).
+ Mổ khám bệnh tích
• Trước khi mổ khám, ghi nhật ký thí nghiệm các thông tin: chủ hộ, địa chỉ, ngày lấy mẫu, giống gà, tuổi gà, phương thức chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, kiểu nền chuồng, trạng thái và màu sắc phân, các biểu hiện lâm sàng khác.
• Phương pháp mổ khám gà: mổ khám gà theo phương pháp mổ khám toàn diện của ngành - Cục thú y (2006), quan sát bằng mắt thường và kính lúp các cơ quan nội tạng như thận, lách, tim, phổi, đặc biệt là gan và manh tràng để xác định những biến đổi đại thể, chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình.
* Phương pháp soi tươi manh tràng
Tiến hành mổ khám cơ quan tiêu hoá gà (Theo Trịnh Văn Thịnh, 1963 [8]; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996 [2] ). Dùng dao mổ nạo nhẹ niêm mạc manh tràng, lấy một ít niêm mạc và chất chứa trong manh tràng (bằng hạt đỗ xanh) cho lên phiến kính đã có sẵn 1 giọt nước cất; dùng góc la men khuấy đều rồi đậy lamen lên để dàn thành một lớp mỏng; sau đó soi dưới kính hiển vi (10 x 20 hoặc 10 x 40) để phát hiện H. meleagridis qua sự di
chuyển đơn bào.
+ Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin.
Các bước tiến hành:
• Lấy mẫu bệnh phẩm (gan, manh tràng): cắt phần bệnh phẩm có nhiều tổn thương.
• Cố định bệnh phẩm bằng dung dịch formon 5%.
• Rửa nước 12 - 24 h (rửa dưới dòng nước chảy nhẹ) để trôi hết formol.
• Khử nước: Dùng cồn tuyệt đối để rút nước từ trong bệnh phẩm ra • Làm trong bệnh phẩm: Ngâm bệnh phẩm qua hệ thống xylen để làm trong bệnh phẩm
• Tẩm parafin: Ngâm bệnh phẩm đã làm trong vào các cốc đựng paraffin nóng chảy, để ở tủ ấm nhiệt độ 500C.
• Đổ Block: Rót parafin nóng chảy vào khuôn giấy rồi đặt miếng tổ chức (bệnh phẩm) đã tẩm parafin vào. Khi parafin đông đặc hoàn toàn thì bóc khuôn. Sửa lại Block cho vuông vắn.
• Cắt và dán mảnh: Cắt bệnh phẩm trên máy cắt Microcom, độ dày mảnh cắt khoảng 3 - 4 µm. Dán mảnh cắt lên phiến kính bằng dung dịch Mayer (lòng trắng trứng 1 phần, glyxerin 1 phần; 1 ml hỗn hợp trên pha trong 19 ml nước cất).
• Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxilin - Eosin
• Gắn lamen bằng Baume canada, dán nhãn và đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 150 - 600 lần.
3.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà
- Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim gà qua mổ khám * Phương pháp mổ khám, thu thập giun kim
- Mổ khám gà theo phương pháp mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hoá. Lấy toàn bộ chất chứa trong manh tràng và ruột già để xét nghiệm bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943), thu thập toàn bộ số giun kim có trong mỗi gà. Những mẫu có giun kim được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
- Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun kim: Cường độ nhiễm được xác định bằng đếm số lượng giun kim ký sinh/gà.
* Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở những gà nhiễm giun kim và gà không bị nhiễm giun kim
Kết hợp quan sát triệu chứng lâm sàng, soi tươi manh tràng, làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin manh tràng và gan của gà mổ khám (những gà này đã xác định được
là nhiễm hoặc không nhiễm giun kim). Những gà có H. meleagridis được
đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
3.4.1.3. Phương pháp nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà
* Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim gà qua mổ khám
- Phương pháp mổ khám, thu thập giun kim
Mổ khám gà theo phương pháp mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hoá. Lấy toàn bộ chất chứa trong manh tràng và ruột già để xét nghiệm bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943), thu thập toàn bộ số giun kim có trong mỗi gà.
Những mẫu có giun kim được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
Cường độ nhiễm được xác định bằng đếm số lượng giun kim ký sinh/gà và được quy định như sau:
+ ≤ 100 giun kim/gà: cường độ nhẹ
+ > 100 - 500 giun kim/gà: cường độ trung bình + > 500 giun kim/gà: cường độ nặng
* Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở những gà nhiễm giun kim và gà không bị nhiễm giun kim
Kết hợp quan sát triệu chứng lâm sàng, soi tươi manh tràng, làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin manh tràng và gan của gà mổ khám (những gà này đã xác định được
là nhiễm hoặc không nhiễm giun kim). Những gà có H. meleagridis được
đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên gà tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
* Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen
Trước khi mổ khám gà tại các địa phương, sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh cơ bản như: quan sát, sờ nắn, đo thân nhiệt, để xác định những biến đổi lâm sàng của gà (mào, yếm, thể trạng, phân, ăn uống, vận động...).
Ghi lại các biểu hiện lâm sàng, các thông tin của gà mổ khám vào nhật ký. * Phương pháp xác định bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đầu đen
Mổ khám gà bị bệnh đầu đen, quan sát bằng mắt thường và kính lúp các khí quan trong cơ thể, chụp ảnh những vùng có bệnh tích điển hình.
Bảng 3.1. Thành phần và cách sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh đầu đen cho gà Phác đồ Thuốc điều trị, trợ sức Thành phần Cách sử dụng và liều lượng Phác đồ I
T.Avibrasin Doxycylin 10g Tiêm bắp vào nách cánh T.Avibrasin 1 ml/5 kg gà/lần/ngày x 3 ngày. T.cúm gia súc Acetaminophen 20g
T.Flox – C
1 – ethyl – 6 – fluoro – 4 oxo – 7 – piperazin – 1 – yl - 1H – quinoline – 3 – carboxylic acid 100g
T.coryzin Sodium (4 – aminophenyl) sulfonyl – (6 – methoxypyrimidin – 4 – yl) azanlde 99% 100g Bổ gan Sorbitol, vitamin B12
Gluco.K.C
+ Glucose 1000,0g + vitamin C 5000mg + Vitamin K 2000mg + itamin B2
Super Vitamin Vitamin tổng hợp
Phác đồ II
Macavet + Florfeniol 2000mg+ Doxycylin 2000mg Tiêm bắp Macavet 1 ml/7 kg P/lần/ngày x 3 ngày. T. cúm gia súc Acetaminophen 20g
Cho uống: T. cúm gia súc 20 gr, Anti-protozon 20 gr, bổ gan - thận - lách. TA 40 gr, Gluco.C 100 gr. 4 loại Anti - protozon + Acetinophen + Bycomyin + Đường lactose Gan – thận - Lách + Sorbitol 450g +Methionine 10000mg + Cholincholin chlorid 8000mg + Lysin 2000mg + Vitamin B12 Gluco.C Gluco, vitamin C
T coryzin
Sodium (4 – aminophenyl) sulfonyl – (6 – methoxypyrimidin – 4 – yl) azanlde 99% 100g
T. Flox – C
1 – ethyl – 6 – fluoro – 4 oxo – 7 – piperazin – 1 – yl - 1H – quinoline – 3 – carboxylic acid 100g