Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh đơn bào H.meleagridis trên diện hẹp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 64 - 77)

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm thuốc điều trị bệnh do đơn bào

H.meleagridis trên 20 gà, chia làm 2 thí nghiệm với 2 phác đồ điều trị sau:

- Phác đồ I sử dụng thuốc điều trị T. Avibrasin - Phác đồ II sử dụng thuốc điều trị Macavet

Trong quá trình điều trị cần sử dụng thuốc bổ trợ T. cúm gia súc, T. coryzin, Super Vitamin, T. Flox – C, …. Ngoài ra cần có chế độ chăm sóc, cho ăn tốt trong 10 ngày. Kết quả thử nghiệm 2 phác đồ điều trị bệnh đơn bào

Bảng 4.11. Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà trên diện hẹp Phác đồ Thuốc điều trị, trợ sức, Liều lượng Số gà điều

Kết quả theo dõi sau điều trị 10 ngày Số gà hết triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) 1 T.Avibrasin 1ml/5kgTT 10 9 90,00 T.cúm gia súc 20 gam T. Flox.C 20 gr T.coryzin 1,5 – 2 gam Bổ gan TA.Sorbitol + B12 40 gam Gluco.K.C.B2 100gam Super Vitamin 2 gam

2 Macavet 1 ml/ 6 - 8 kg TT 10 8 80,00 T. cúm gia súc 20 gam Anti-protozon 20 gam Gan - thận - lách. TA 40 gam Gluco.C 100 gam T coryzin 1,5 – 2 gam T. Flox – C 1,5 gam

Qua bảng 4.11 ta thấy: Hiệu quả điều trị bệnh đơn bào H. Meleagridis của 2 phác đồ điều trị là khác nhau:

- Phác đồ 1: Tiến hành đồng thời hai việc sau đây cùng một lúc cho 10 gà bị bệnh đơn bào H.meleagridis.

+ Cho uống T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc T. Flox.C 20 gr, bổ gan TA.Sorbitol + B12 là 40 gr, Gluco.K.C.B2 là 100 gr.

Các loại thuốc trên pha vào 15 - 20 lít nước cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày. Sau đó cho uống T. cúm gia súc 2 gr, T. Coryzin 1,5 - 2 gr, Super Vitamin 2g. Cả 3 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3 - 4 ngày đêm . Sau 10 ngày dùng thuốc kiểm tra thấy 9/10 gà không còn triệu chứng của bệnh. Hiệu lực của thuốc đạt 90,00%.

- Phác đồ 2: Tiến hành đồng thời hai việc sau đây cùng một lúc cho 10 gà bị bệnh đơn bào H.meleagridis.

+ Tiêm bắp Macavet 1 ml/7 kg P/lần/ngày x 3 ngày.

+ Cho uống: T. cúm gia súc 20 gr, Anti-protozon 20 gr, bổ gan - thận - lách. TA 40 gr, Gluco.C 100 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 - 20 lít nước cho 100 kg gà uống trong 1 ngày, dùng 4 ngày. Sau 10 ngày dùng thuốc kiểm tra thấy 8/10 gà khỏi hoàn toàn về triệu chứng. Hiệu lực của thuốc đạt 80,00%.

Qua kết quả thử nghiệm 2 phác đồ điều trị bệnh đơn bào H.meleagridis cho gà chúng tôi nhận xét: thuốc T.Avibrasin có hiệu lực điệu trị cao hơn thuốc Macavet (90% so với 80%).

Hiệu lực điều trị của thuốc là tiêu chuẩn số 1 đánh giá chất lượng thuốc. Tuy nhiên, 1 loại thuốc được đánh giá là là tốt khi đảm bảo 2 yếu tố: hiệu lực điều trị tốt và độ an toàn cao, không gây ra phản ứng phụ. Vì vậy, ngoài việc đánh giá hiệu lực của thuốc chúng tôi tiến hành theo dõi về độ an tòan của thuốc.

Kết quả cho thấy, sau khi dùng thuốc 1 giờ cả 2 thuốc điều trị đề không có phản ứng phụ đối với gà. Kết quả này cho chúng tôi nhận xét: thuốc T.Avibrasin (1ml/ 5kgTT) và M acavet ( 1ml/ 6 – 8 kgTT) không có phản ứng phụ với gà.

4.3.2. Thử nghiệm phác đồ điều trị trên diện rộng

Từ kết quả thử nghiệm hiệu quả điều trị của 2 phác đồ điều trị bệnh đơn bào H. meleagridis ở gà, chúng tôi tiến hành ứng dụng phác đồ I vào điều trị bệnh ở 4 xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.12. Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị bệnh đầu đen gà trên diện rộng Phác đồ Thuốc điều trị, trợ sức, Liều lượng Số gà điều trị

Kết quả theo dõi sau điều trị 10 ngày Số gà hết triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) I T.Avibrasin 1ml/5kgTT 50 46 92,00 T.cúm gia súc 20 gam T. Flox.C 20 gr T.coryzin 1,5 – 2 gam Bổ gan TA.Sorbitol + B12 40 gam Gluco.K.C.B2 100gam Super Vitamin 2 gam

II Macavet 1 ml/ 6 - 8 kg TT 50 40 88,00 T. cúm gia súc 20 gam Anti-protozon 20 gam Gan - thận - lách. TA 40 gam Gluco.C 100 gam T coryzin 1,5 – 2 gam T. Flox – C 1,5 gam Kết quả bảng 4.12 cho thấy:

Phác đồ I: tiến hành tiêm bắp cho 50 gà mắc bệnh (đàn gà đã được chẩn đoán mắc bệnh đầu đen) bằng T.Avibrasin, liều 1ml/5 kg gà, 1 lần/ngày, tiêm liên tục 2 - 3 ngày, đồng thời kết hợp cho uống hỗn hợp 3 loại: T. cúm gia súc: 1,5 – 2 g, T. coryzin: 1,5 – 2 g, Super Vitamin 2 g pha vào 1 lít nước, cho gà uống liên tục 3 - 4 ngày đêm. Tiếp tục theo dõi sau 10 ngày dùng thuốc

thấy 46 gà khỏi bệnh (gà khỏe lại, ăn uống bình thường và không thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh). Hiệu lực điều trị đạt 92,00 %.

Phác đồ II: cũng tiến hành tiêm bắp cho 50 gà bệnh bằng Macavet 1 ml/ 6 - 8 kg TT/1 lần. Sau 48 giờ tiêm mũi thứ 2, đồng thời kết hợp cho uống hỗn hợp 4 loại: T. cúm gia súc: 1,5 – 2 g, T. coryzin: 1,5 – 2 g, T.Flox – C 1,5 g pha vào 1 lít nước, cho gà uống liên tục 3 - 4 ngày đêm. Theo dõi sau 10 ngày thấy 40 gà khỏi bệnh (gà khỏe lại, ăn uống bình thường và không thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh). Hiệu lực điều trị đạt 88,00 %.

Kết quả trên một lần nữa khẳng định rằng: 2 phác đồ điều trị I và II đều cho kết quả điều trị tương đối cao và hiệu quả điều trị của 2 phác đồ có sự chênh lệch không đáng kể. Cả 2 phác đồ đều có thể sử dụng để điều trị bệnh đầu đen cho gà. Hiệu quả điều trị đạt từ 88,00 % - 92,00 %. Trong đó, phác đồ I cho hiệu lực điều trị cao hơn.

Kết quả cho thấy, sau khi dùng thuốc 1 giờ cả 2 thuốc điều trị đề không có phẩn ứng phụ đối với gà. Kết quả này cho chúng tôi nhận xét: thuốc T.Avibrasin (1ml/ 5kgTT) và M acavet ( 1ml/ 6 – 8 kgTT) không có phản ứng phụ với gà.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ quá trình nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh đầu đen ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi có những kết luận sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại 4 xã: Tân Khánh, Tân Kim, Bảo Lý, Bàn Đạt là 34,67%, dao động từ 24,00% - 45,33%.

- Gà ở tất cả các lứa tuổi đều nhiễm đơn bào H. meleagridis. Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà có xu hướng giảm dần theo tuổi. Gà ở giai đoạn > 1 - 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất (58,97%) và thấp nhất ở giai đoạn > 5 tháng tuổi (24,68%).

- Gà nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn có tỷ lệ nhiễm đơn bào H.

meleagridis cao hơn so với phương thức nuôi nhốt (57,14% so với 13,73%).

- Nền chuồng là nền đất có tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis cao hơn

nền xi măng hoặc lát gạch (48,26% so với 16,41%).

- Tình trạng vệ sinh thú y ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm H. meleagridis. Vệ sinh thú y kém tỷ lệ nhiễm đơn bào cao (60,16%), vệ sinh thú

y tốt tỷ lệ nhiễm thấp (11,84%).

- Giun kim Heterkis gallinarum là KCTG của đơn bào H. meleagridis: + Tỷ lệ nhiễm giun kim ở gà mổ khám tại huyện Phú Bình khá cao (41,67%), gà nhiễm giun kim chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình (chiếm 23,20% và 29,60%).

+ Gà nhiễm H. meleagridis tỷ lệ thuận với gà nhiễm giun kim.

+ Tỷ lệ ô nhiễm trứng giun kim ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà ở huyện Phú Bình là khá cao.

+ Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là: bệnh xảy ra đột ngột, gà bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, sốt cao; da vùng đầu, mào thâm tím. Gà bệnh thường đứng lẻ loi, rúc đầu vào cánh. Gà tiêu chảy, phân loãng màu vàng lưu huỳnh đặc trưng. Gà gầy yếu, chậm chạp.

- Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đầu đen: Manh tràng của gà bệnh sưng to, thành dày có nhiều kén trắng. Gan sưng to, mềm nhũn có nhiều đám hoại tử hình hoa cúc màu trắng ngà hoặc trắng xám.

- Bệnh tích vi thể tập trung tập trung chủ yếu ở gan và manh tràng. - Thuốc T.Avibrasin (1ml/5kg TT) cho hiệu quả điều trị bệnh đơn bào

H. meleagridis ở gà và an toàn khi sử dụng.

5.2. Đề nghị

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên khá cao. Vì vậy,

chúng tôi có một số đề nghị sau:

Các hộ chăn nuôi gà cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh đầu đen cho gà: Chuồng trại xây nơi cao ráo, thoáng mát, thường xuyên vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại; Định kỳ phun thuốc sát trùng, để trống chuồng đúng thời gian qui định, thực hiện biện pháp tiêu diệt ký chủ trung gian gây bệnh; Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho đàn gà, đặc biệt gà nuôi phải được tẩy giun sán.

Đây là đề tài mới, đề nghị Khoa Chăn nuôi - Thú y tiếp tục cho sinh viên nghiên cứu về đề tài này để làm sáng tỏ căn bệnh, từ đó tìm ra được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Tiếp tục nghiên cứu trên các địa phương khác đối với bệnh do H.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 109 bệnh gia cầm

và cách phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 51 - 57.

2. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 130 - 133 + 138 - 140.

3. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng,Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72 - 78.

4. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở vật nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 92 - 95.

5. Bùi Lập, Phạm Văn Khuê, Phan Lục và Đoàn Tuân (1969), Về giun sán của gà ở các tỉnh Hà Bắc, Tạp chí Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp. 6. Lê Văn Năm, Bệnh viêm Gan - Ruột truyền nhiễm, Tạp chí Khoa học Kỹ

thuật Thú y, số 3 tập II năm 2010, tr. 53 - 58.

7. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nuôi, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 126 - 131.

8. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội, tr. 192 - 267.

II. Tài liệu tiếng Anh

9. Armstrong P. L. McDougald L. R. (2011), The infection of turkeys with

Histomonas meleagridis caused by exposure to infected poultry or contaminated cages, SourceDepartment Poultry Science, University of

Georgia, Athens, GA 30602, USA.

10. Bishop A. (1938), “Histomonas meleagridis in domestic fowls (Gallus gallus). Cultivation and experimental infection”. Parasitol. 30:181. 11. Curtice C. (1907), “The rearing and management of turkeys with

specireference to the blackhead disease”, R. I. Agri. Exp. Sta. Bull, 123, 1-64. 12. Cushman S. (1894), A study of the diseases of turkeys, In Sixth Annual

Report of the Rhode Island Agricultural Experiment Station 1893, pp. 286-288.

13. Desowitz R. S. (1951), “Age as a factor influencing fatal infections of histomoniasis in chickens”, J. Com. Path. and Therap, 61: 231 - 236. 14. DeVolt H. M (1943), “A new medium for the cultivation of Histomonas

meleagridis”. J. Parasitol, pp. 29, 353.

15. Drbohlav J. J. (1924), “The cultivation of the protozoon of blackhead”.

Journal of Medical, pp. 44, 411.

16. Durant H. J. 1930. “Blackhead in turkeys – surgical control by cecal abligation”. Mo. Agri.Exper. Sta. Res. Bul. 133:1-32.

17. Dwyer D. M., 1970. “An improved method for cultivating Histomonas

meleagridis”. J. Parasitol. 56:191-192.

18. Farr M. (1961), “Further observations on survival of the protozoan parasite Histomonas meleagridis and eggs of poultry nematodes in the feces of infected birds”, Cornell Vet, 3 - 51

19. Hauck et al (2010), “Direct transmission of Histomonas meleagridis from bird to bird in a laboratory model”, SourceDepartment Poultry Science, USA, pp. 602.

20. Jinghuim Hu (2002), Studies on histomonas meleagridis and histomoniasis in

chickens and turkeys, the University of Georgia, pp. 1 - 29.

21. Johannes Kaufmann (1996), Parasitic infection of Dometic Animals, Basel - Baston - Berlin.

22. Kemp R. L. và Springer W. T. (1978), Protozoa, Histomoniasis i n Diseases of poultry, Iowa State University Press, Ames, pp. 832 - 840.

23. Lesser E (1960b), “Cultivation of Histomonas meleagridis in a modified tissue culture medium”. J. Parasitol. pp. 46, 686.

24. Lund E. E (1956), "Oral transmission of Histomonas in turkeys.” Poultry. Sci. pp. 35, 900.

25. Lund E. E. và Chute A. M. (1973), “The means of acquisition of Histomonas meleagridis by eggs of Heterakis gallinarum". Parasitol. pp. 66, 335-342.

26. Malewitz T. D., Runnels R. A. , and Calhoun. M. L. 1958. “The pathology of experimental produced histomoniasis in turkeys”. Am. J.

27. McDougald L. R (2005), Blackhead Disease (Histomoniasis) in Poultry,

Acritical review, Avian Dis, 49, 462 - 476.

28. Milks H. J. (1908), A preliminary report on some diseases of chickens,

La. Agr. Exp. Sta. Bull, 108: 1 – 17. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29. Niimi D. (1937), Studies of blackhead. II. Mode of infection, J. Japan.

Soc. Vet. Sci, 16: 23 - 26.

30. Ohara T., and W. M. Reid (1961), Histomoniasis in chickens, Age of greatest

susceptibility and pathogenicity studies, Avian Dis, 5: 355 - 361.

31. Springer W. T., J. Johnson, and W. M. Reid (1970), Histomoniasis in gnotobiotic chickens and turkeys: Biological aspects of the role of bacteria in the etiology, Exp. Parasitol, 28: 283 – 292.

32. Swales W. E. (1948), Enterohepatitis (blackhead) in turkeys. II.

Observations on transmission by the cecal worm (Heterakis gallinae), Canad. J. Comp. Med, 12: 97 - 100..

33. Smith T. (1895), An infectious disease among turkeys caused by protozoa (infectious entero-hepatitis),Bulletin of the United States

Department of Agriculture, 8, 7 - 38.

34. Tyzzer E. E. (1934), Studies on Histomoniasis, or “blackhead” infection in

the chicken and the turkey, Proc. Am. Acad. Arts and Sci.

35. Van der Heijden H. (2009), Detection, typing and control of Histomonas meleagridis, Universiteit Utrecht, pp. 15 - 29.

36. Venkataratnam A. and Clarkson. M. J. (1963). The effect of histomoniasis on the blood cells of the fowl. Res. Vet. Sci. 4:603-607.

Ảnh 1: Chăn nuôi gà thả vườn và nuôi nhốt

Ảnh 2: Gà bị bệnh đầu đen

Ảnh 5: Manh tràng đóng kén trắng trong bệnh đầu đen ở gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 64 - 77)