Tình hình nhiễm H.meleagridis gây ra ở gà tại một số địa điểm thuộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 47 - 55)

4.1.1. Tình hình nhiễm H. meleagridis gây ra ở gà tại một số địa điểm thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

4.1.2.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số địa phương của huyện Phú Bình

Tỷ lệ nhiễm đơn bào nói chung và Histomonas meleagridis nói riêng là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng. Chỉ tiêu này biểu thị sự nhiễm bệnh nhiều hay ít, đồng thời biểu thị mức độ nguy hại bệnh do đơn bào gây ra trên vật nuôi .

Để có kết quả về tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà, chúng tôi đã tiến hành mổ khám ngẫu nhiên 300 gà tại 4 xã của huyện Phú Bình. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số địa phương của huyện Phú Bình Địa phương (xã) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Tân Khánh 75 34 45,33 Tân Kim 75 32 42,67 Bảo Lý 75 18 24,00 Bàn Đạt 75 20 26,67 Tính chung 300 104 34,67

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số địa phương của huyện Phú Bình

Qua kết quả bảng và biểu đồ 4.1 cho thấy: Bệnh do đơn bào H.

meleagridis có ở tất cả các địa phương nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm

bệnh của gà ở mỗi địa phương là khác nhau. Cụ thể như sau: Mổ khám 300 gà nuôi tại 4 xã Tân Khánh, Tân Kim, Bảo Lý, Bàn Đạt của huyện Phú Bình, có 104 gà nhiễm đơn bào H. meleagridis, tỷ lệ nhiễm 34,67%. Nhiễm cao nhất ở gà nuôi tại xã Tân Khánh 45,33% ; sau đó là các xã: Tân Kim 42,67%, Bàn Đạt 26,67%, thấp nhất là xã Bảo Lý 24,00 %.

Gà nuôi tại Tân Khánh, Tân Kim tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis cao (45,33%, 42,67%) là do, Tân Khánh, Tân Kim là 2 xã chăn nuôi gia cầm lớn nhất huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với thương hiệu gà đồi đã thành danh. Đặc trưng gà nuôi tại các địa phương này là chăn thả tự do trong những vườn vải thiều, hoặc dưới những tán cây có độ cao và bóng mát che phủ. Cách chăn thả này rất có hại cho đàn gà vì ở môi trường vườn đồi gà có tập tính bới đất tìm kiếm sâu bọ nên cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh cao. Ngoài ra, phân gà cùng các chất gà thải ra thẩm thấu xuống đất cùng với tán cây tạo nơi khu trú lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong đó có trứng giun kim và giun đất tồn tại, phát triển. Việc nuôi kế đàn và việc khử trùng, tiêu độc định kỳ sau mỗi lứa xuất gà khó làm triệt để nên tạo cơ hội cho mầm bệnh lưu cữu.

Gà nuôi tại Bàn Đạt, Bảo Lý tỷ lệ nhiễm nhiễm đơn bào H.

meleagridis thấp (26,67%, 24,00%). Lý giải nguyên nhân trên, chúng tôi

cho rằng đây là một căn bệnh mới, trong khi ở các địa phương này đa số gà được nuôi trên chuồng lồng, chuồng sàn hoặc chăn thả ngoài tự nhiên với mật độ tương đối thưa, khả năng tiếp xúc với mầm bệnh chưa nhiều nên phần nào hạn chế tỷ lệ nhiễm H. meleagridis.

4.1.2.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo tuổi gà

Để đánh giá được tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo tuổi gà, chúng tôi tiến hành mổ khám và kiểm tra 300 con gà ở các lứa tuổi khác nhau: < 1 tháng tuổi, > 1 - 3 tháng tuổi, > 3 – 5 tháng tuổi và > 5 tháng tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tuổi Tuổi gà (tháng) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) ≤ 1 70 11 15,71 > 1 – 3 78 46 58,97 > 3- 5 75 28 37,33 > 5 77 19 24,68 Tính chung 300 104 34,67

Hình 4.2. Đồ thị tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tuổi

Qua bảng và đồ thị 4.2 chúng tôi thấy:

Qua quá trình mổ khám 300 con gà ở 4 giai đoạn tuổi khác nhau, có 104 con nhiễm H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 34,67%. Trong đó gà ở tất cả các tháng tuổi đều bị nhiễm (từ dưới 1 tháng tuổi đến trên 5 tháng tuổi) với các tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở gà > 1 - 3 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 58,97%; thấp nhất ở giai đoạn < 1 tháng tuổi (15,71%). Tỷ lệ gà nhiễm H.

meleagridis ở từng lứa tuổi cụ thể là:

- Giai đoạn ≤ 1 tháng tuổi: Mổ khám và kiểm tra 70 gà thấy có 11 con bị nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 15,71%.

- Giai đoạn > 1 – 3 tháng tuổi: Mổ khám và kiểm tra 78 gà thấy có 46 con bị nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 58,97%.

- Giai đoạn > 3 – 5 tháng tuổi: Mổ khám và kiểm tra 75 gà thấy có 28 con bị nhiễm đơn bào H. meleagridis, tỷ lệ nhiễm 37,33%.

- Giai đoạn > 5 tháng tuổi: Mổ khám và kiểm tra 77 gà thấy có 19 con bị nhiễm đơn bào H. meleagridis, tỷ lệ nhiễm 44,68%.

Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis biến động theo tuổi, theo chúng tôi có thể giải thích như sau:

- Giai đoạn gà ≤ 1 tháng tuổi: gà trong giai đoạn úm, ở giai đoạn này gà được chăm sóc rất cẩn thận, vệ sinh chuồng trại được đảm bảo hơn, chưa được thả ra ngoài vườn đồi, rất ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cho nên ít có khả năng nuốt phải trứng giun kim có mang H. meleagridis. Vì vậy, gà ở giai đoạn này nhiễm bệnh đầu đen với tỷ lệ thấp.

- Giai đoạn gà > 1 – 3 tháng tuổi, lúc này gà đã được thả ra vườn, đồi nên bắt đầu được tiếp xúc với môi trường bãi chăn. Do thay đổi môi trường sống, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, phương thức nuôi thay đổi, đặc biệt, giai đoạn này gà chuyển hoàn toàn từ nuôi ở trong chuồng sang giai đoạn thả ra môi trường vườn nuôi nên gà hay bị stress, đồng thời gà thường xuyên tiếp xúc với ký chủ trung gian mang mầm bệnh, cùng với tập tính bới đất tìm kiếm sâu bọ, côn trùng, giun kim, giun đất... để ăn nên gà có tỷ lệ nhiễm H.

meleagridis cao nhất ở giai đoạn này (58,97%).

- Giai đoạn > 3 – 5 tháng tuổi, qua thời gian tiếp xúc với môi trường nuôi và mầm bệnh gà đã bắt đầu tạo kháng thể và miễn dịch với bệnh nên tỷ lệ nhiễm

bệnh giảm hơn so với giai đoạn >1 – 3 tháng tuổi và tỷ lệ nhiễm là 37,33%.

- Giai đoạn gà > 5 tháng tuổi: gà phát triển cả về thể chất lẫn hệ thống miễn dịch, bản thân cơ thể gà có khả năng chống đỡ lại sự tấn công của đơn bào tỷ lệ nhiễm đã giảm xuống rõ rệt do tiếp xúc hoặc đã cảm nhiễm với bệnh nhưng cơ thể có thể kháng lại và khỏi bệnh nên tỷ lệ nhiễm chỉ vào 24,68%.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Gà ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm H. meleagridis, nhưng ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis giảm dần theo tuổi của gà. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [2], Lê Văn Năm và cs. (2010) [6]: gà từ 2 - 3 tuần tuổi đến 3 - 4 tháng tuổi dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis có chiều hướng giảm dần theo tuổi gà.

Thông qua kết quả nghiên cứu chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa đến việc tẩy giun sán cho gà, vệ sinh thú y trong chăn nuôi, chăm sóc đàn gà thả vườn đặc biệt ở giai đoạn < 1 - 3 tháng tuổi để nâng cao sức đề kháng, giảm khả năng mắc bệnh cho đàn gà, từ đó tăng năng suất chăn nuôi.

4.1.2.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo phương thức chăn nuôi gà

Để xác định phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà, chúng tôi tiến hành mổ khám 300 gà tại 4 xã của huyện Phú Bình theo 3 phương thức nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Chăn thả hoàn toàn 98 56 57,14

Bán chăn thả 100 34 34,00

Nuôi nhốt 102 14 13,73

Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi

Qua bảng và biểu đồ 4.3 chúng tôi thấy: Gà được nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn có tỷ lệ nhiễm bệnh H. meleagridis cao nhất (57,14%), cao hơn 23,14% so với gà được nuôi theo phương thức bán chăn thả (34,00%). Thấp nhất là gà nuôi theo phương thức nuôi nhốt (13,73%). Cụ thể như sau:

Mổ khám 98 gà nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn có 56 gà nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 57,14 %.

Mổ khám 100 gà nuôi theo phương thức bán chăn thả có 34 gà nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 34,00 %.

Mổ khám 102 gà nuôi theo phương thức nuôi nhốt có 14 gà nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 13,73 %.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do các phương thức chăn nuôi khác nhau tác động đến gà khác nhau.

Gà nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn và bán chăn thả là phương thức chăn nuôi còn mang tính thủ công, đơn giản, kém vệ sinh; gà vẫn được chăn thả tự do ở vườn trại, thường xuyên tiếp xúc với phân và đất

ngoài vườn, nơi có chứa trứng, ấu trùng giun sán và nhiều mầm bệnh khác nên gà nuôi ở 2 phương thức này có tỷ lệ nhiễm H. meleagridis cao (57,14% và 34,00%).

Gà ở phương thức nuôi nhốt, chuồng trại và các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y đã được quan tâm hơn so với phương thức thả hoàn toàn và bán chăn thả nên tỷ lệ nhiễm H. meleagridis thấp (13,73%).

4.1.2.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo kiểu nền chuồng nuôi gà

Để xác định kiểu nền chuồng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis hay không, chúng tôi đã nghiên cứu về tình hình nhiễm H.

meleagridis theo kiểu nền chuồng nuôi. Kết quả về tỷ lệ nhiễm H.

meleagridis theo kiểu nền chuồng nuôi được trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo kiểu nền chuồng nuôi gà Kiểu nền chuồng Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Nền đất 172 83 48,26 Nền xi măng hoặc lát gạch 128 21 16,41 Tính chung 300 104 34,67 Qua bảng 4.4 ta thấy:

Chúng tôi tiến hành mổ khám 300 gà có 104 con nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ (34,67%).

Trong đó kiểu nền chuồng bằng đất chúng tôi tiến hành mổ khám 172 gà, có 83 con nhiễm, chiếm tỷ lệ (48,26%). Còn nền xi măng hoặc lát gạch chúng tôi tiến hành mổ khám 128 gà, nhiễm 21 con, chiếm (16,41%).

Từ kết quả trên chúng tôi có nhận xét:

Kiểu nền đất gà bị nhiễm đơn bào H. Meleagridis với tỷ lệ cao là do: Ở nền đất: công việc vệ sinh thú y và vệ sinh sát trùng khó thực hiện và cũng do đặc điểm của nền đất nên mầm bệnh có ở môi trường này là rất cao, vì vậy khi chăn nuôi ở nền đất gia cầm sẽ phải tiếp xúc với mầm bệnh nhiều. Đặc biệt, nếu nuôi lâu năm, hoặc đất đã bị nhiễm trứng giun kim thì gà dễ dàng bị

nhiễm giun kim, làm cho gầy yếu sinh trưởng kém, hay bị mắc bệnh đầu đen hay các bệnh kế phát khác như: Leucocytozoon, Newcatsle, Marek... Đó chính là lý do mà nền đất có tỷ lệ nhiễm cao hơn nền xi măng hoặc lát gạch.

Ở nền xi măng hoặc nền nền lát gạch tỷ lệ gà nhiễm đơn bào H. meleagridis thấp (16,41%) là do chúng ta dễ dàng vệ sinh sát trùng, mầm bệnh tồn tại ở môi trường này ít hơn gia cầm nuôi ở môi trường này bị tiếp xúc với mầm bệnh ít nên tỷ lệ nhiễm thấp hơn. Những hộ chăn nuôi gà với kiểu nền xi măng hoặc lát gạch có điều kiện thu gom phân ủ dễ dàng, phun thuốc sát trùng chuồng trại có hiệu quả hơn, đồng thời nuôi dưỡng và chăm sóc gà ở kiểu nền chuồng này đem lại kết quả cao hơn.

Như vậy: kiểu nền chuồng cũng là một yếu tố quyết định khả năng và mức độ lây nhiễm.

4.1.2.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y

Để đánh giá được điều kiện vệ sinh thú y có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ nhiễm H. meleagridis, chúng tôi đã tiến hành mổ khám và kiểm tra 300 con gà nuôi ở 3 tình trạng vệ sinh thú y khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y Tình trạng VSTY Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Tốt 76 9 11,84 Trung bình 101 21 20,79 Kém 123 74 60,16 Tính chung 300 104 34,67

Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y

Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.4 ta thấy:

H. meleagridis ở các trạng thái vệ sinh thú y có sự khác nhau:

- Vệ sinh thú y tốt: Trong 76 gà mổ khám có 9 con bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 11,82%.

- Vệ sinh thú y trung bình: Trong 101 gà mổ khám có 21 con bị nhiễm, chiếm tỷ lệ 20,79%.

- Vệ sinh thú kém: Trong 123 gà mổ khám số con bị nhiễm là 74 con, chiếm tỷ lệ nhiễm là 60,16%.

Qua kết quả trên ta thấy, tình trạng vệ sinh thú y ảnh hưởng lớn đến khả năng nhiễm bệnh H. meleagridis. Những hộ chăn nuôi vệ sinh thú y tốt tỷ lệ nhiễm bệnh thấp sức đề kháng cao, mà nếu có bệnh thì bệnh chữa mau khỏi. Ngược lại, những hộ vệ sinh thú y kém gà hay ốm yếu bệnh tật và khi mắc bệnh chữa lâu khỏi, gà chết nhiều, dễ kế phát bệnh khác như: Leucocytozoon, Newcatsle, Marek….

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w