Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên

89 544 1
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG THỊ XUÂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH ĐẦU ĐEN DO ĐƠN BÀO HISTOMONAS MELEAGRIDIS GÂY RA Ở GÀ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Thú y Mã số: 62 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan Thái Nguyên, năm 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trương Thị Xuân ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt 2 năm học tập, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn và cảm ơn trân trọng tới cô giáo GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan và NCS.Ths. Trương Thị Tính đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ to lớn về cơ sở vật chất của Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Khoa Nông Lâm - Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng QLĐT Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Trạm thú y và nhân dân của các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Võ Nhai, Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian thực hiện luận văn khoa học này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Trương Thị Xuân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2 3.1. Ý nghĩa khoa học 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 4. Những đóng góp mới của đề tài 2 Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 1.1.1. Đặc điểm của đơn bào H. meleagridis ký sinh ở gia cầm 3 1.1.2. Bệnh đầu đen ở gà (Histomonosis) 10 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 20 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 20 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 22 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 33 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 33 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 33 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 33 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 34 2.3. Nội dung nghiên cứu 34 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen ở gà tại Thái Nguyên 34 2.3.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà 34 iv 2.3.3. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà 34 2.4. Phương pháp nghiên cứu 34 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà nuôi tại Thái Nguyên 34 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà 39 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh đầu đen cho gà 39 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 41 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên 42 3.1.1. Kết quả điều tra thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung cho gà ở tỉnh Thái Nguyên 42 3.1.2. Tình hình nhiễm H. meleagridis ở gà tại tỉnh Thái Nguyên 43 3.1.3. Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà 53 3.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên 59 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại tỉnh Thái Nguyên 59 3.2.2. Bệnh tích của gà bị bệnh đầu đen ở các địa phương 60 3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh đầu đen cho gà 63 3.3.1. Thử nghiệm hiệu lực của một số thuốc điều trị bệnh đầu đen 63 3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh đầu đen cho gà 66 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68 1. Kết luận 68 2. Đề nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT cm : Centimet cs. : Cộng sự E. coli : Escherichia coli E. tenella : Eimeria tenella g : Gam kg : Kilogam Nxb : Nhà xuất bản pp. : Plural page spp. : species pluralis tr. : Trang μm : Micromet vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng cho gà ở tỉnh Thái Nguyên 42 Bảng 3.2: Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà theo địa phương 44 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo lứa tuổi 46 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi 49 Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y 51 Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám 53 Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim 56 Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim 58 Bảng 3.9. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh đầu đen 59 Bảng 3.10. Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đầu đen ở Thái Nguyên 60 Bảng 3.11. Bệnh tích vi thể của gà mắc bệnh đầu đen 62 Bảng 3.12. Thử nghiệm của thuốc trị bệnh đầu đen cho gà trên diện hẹp 63 Bảng 3.13. Thử nghiệm của thuốc trị bệnh đầu đen cho gà trên diện rộng 65 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 45 Hình 3.2. Đồ thị tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo tuổi gà 48 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo phương thức chăn nuôi gà 50 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo tình trạng vệ sinh thú y 53 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun kim ở gà và tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim 57 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung. Chăn nuôi với nhiều phương thức phong phú và đa dạng đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, tổng đàn gia cầm tại thời điểm 01/4/2013 là 314,4 triệu con, tăng 1,2% so với năm 2012. Trong đó, chăn nuôi gà thả vườn khoảng 80 %. Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có khu hệ ký sinh trùng phong phú với nhiều giống, loài ký sinh gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, có nhiều địa phương đang phát triển mạnh nghề chăn nuôi gà. Tuy nhiên, do tập quán chăn nuôi gà nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên nên tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun kim ở gà nói riêng phát triển, kéo theo sự phát triển của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra. Bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis (bệnh đầu đen) ở gà hiện nay đã xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở các địa phương có ngành chăn nuôi gà và gà tây theo lối tập trung công nghiệp. Bệnh gây tác hại đáng kể đối với chăn nuôi gà tại các địa phương và làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Bệnh đầu đen là một bệnh ký sinh trùng nguy hiểm ở gà và gà tây do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra. Bệnh gây ra những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu, ban đầu có màu xanh tím, sau đó nhanh chóng trở lên thâm đen nên có tên là bệnh đầu đen. Bệnh có những bệnh tích đặc trưng như: viêm hoại tử tạo mủ ở ruột thừa và gan, thể trạng xấu, da vùng đầu và mào tích thâm đen. Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng hiện tượng chết kéo dài, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm, thực chất cuối cùng gà chết đến 85 - 95 %. 2 Mặc dù vậy, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về bệnh đầu đen ở gà, vì vậy cũng chưa có quy trình phòng chống bệnh cho gà hiệu quả. Thái Nguyên là một trong những tỉnh chăn nuôi nhiều gà, đặc biệt là gà thả vườn. Trong 3 năm gần đây ở nhiều địa phương của tỉnh Thái Nguyên đã liên tục xuất hiện bệnh đầu đen trên đàn gà, bệnh có tỷ lệ chết cao gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh nhằm nâng cao năng xuất chăn nuôi gà, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên - Nghiên cứu đặc điểm bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà. - Nghiên cứu biện pháp phòng trị và đềxuất quy trình phòng trị bệnh đầu đen cho gà. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ, về bệnh học và quy trình phòng chống bệnh đầu đen cho gà, có một số đóng góp mới cho khoa học. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng quy trình phòng, trị bệnh đầu đen cho gà nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do bệnh đầu đen gây ra; góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống về đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà. - Xây dựng quy trình phòng, trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các nông hộ, các trang trại chăn nuôi gà. [...]... gallinarum Do đó, trứng Heterakis gallinarum và đơn bào Histomonas meleagridis sẽ tồn tại khá lâu ngoài ngoại cảnh Khi gà và gà tây ăn giun đất, trứng Heterakis gallinarum vào đường tiêu hóa, làm cho gà và gà tây vừa bị bệnh giun kim, vừa bị bệnh đầu đen Ở những vùng có kiểu khí hậu và loại đất phù hợp cho sự phát triển của giun kim và giun đất, cần định kỳ kiểm soát bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây. .. 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài Bệnh đầu đen (Histomonosis) là một bệnh ký sinh trùng nguy hiểm ở gà và gà tây do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas meleagridis (H meleagridis) gây ra Đơn bào H meleagridis ký sinh chủ yếu trong manh tràng và nhu mô gan, gây viêm xuất huyết, hoại tử, tăng sinh ở manh tràng và gan, làm cho thể trạng của gà suy yếu, da vùng đầu và mào tích thâm đen nên từ bệnh. .. trùng và mắc một số bệnh kế phát Ngoài ra, trứng giun kim chứa đơn bào Histomonas meleagridis khi vào cơ thể còn gây bệnh đầu đen, làm cho gan và manh tràng bị viêm, hoại tử Ở những gà bị chết, bệnh tích thường thấy là xác gà gầy, niêm mạc manh tràng dày và hoại tử * Giun kim là sinh vật truyền bệnh đầu đen cho gà Theo Tyzzer E E, (1926) [61], bệnh do đơn bào H meleagridis thực sự truyền qua trứng Heterakis... meleagridis gây ra ở gà Vòng đời của Histomonas meleagridis gây bệnh trên gà 1.1.2 Bệnh đầu đen ở gà (Histomonosis) 1.1.2.1 Lịch sử bệnh Kể từ khi bệnh đầu đen xuất hiện ở Rhode Island vào năm 1893, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về bệnh Người ta nhận thấy rằng, dấu hiệu biến đổi da vùng đầu không phải là dấu hiệu đặc trưng cho bệnh, vì nó có thể quan sát thấy trong một số bệnh khác của gà tây Theo... nước lọc và phân * Những nghiên cứu về bệnh do đơn bào histomonas meleagridis gây ra ở gia cầm - Nghiên cứu phương thức truyền lây của Histomonas meleagridis H meleagridis sinh sản bằng hình thức phân đôi (trực phân), lây truyền bằng 2 con đường: bệnh truyền trực tiếp và bệnh truyền gián tiếp Graybill và cs (1920) [25] cho rằng, tác nhân gây bệnh đầu đen có liên quan tới trứng giun kim Heterakis gallinarum... hơn và lồi lên khỏi bề mặt gan giống như các ổ lao gà, trong khi các ổ viêm loét hoại tử ở bệnh đầu đen lại bị lõm ở giữa 19 - Chẩn đoán phân biệt với bệnh lao gà Các ổ lao (viêm hoại tử) quan sát được không chỉ ở gan mà còn thấy ở lách, ruột và tủy xương Bệnh lao gà chỉ quan sát thấy ở gà lớn tuổi, không thấy ở gà con và gà dò Trong bệnh lao gà không có các biến đổi tạo kén ở ruột thừa như ở bệnh đầu. .. quả, không gà tây nào bị bệnh sau khi gây nhiễm qua đường miệng Ngược lại, gà gây nhiễm qua lỗ huyệt phát bệnh nặng sau 12 ngày McDougald L R và cs (2005) [49] nghiên cứu đường truyền lây bệnh do đơn bào H meleagridis trên ga tây Tác giả gây bệnh Histomonosis cho 9 gà tây khỏe mạnh ở 2 tuần tuổi bằng cách tiêm vào lỗ huyệt 20.000 đơn bào H 25 meleagridis/ gà, sau đó nuôi chung chuồng với gà tây khỏe... Heterakis, do đó cũng đóng vai trò quan trọng trong truyền tải bệnh đầu đen Gà có thể mắc bệnh đầu đen khi ăn phải giun đất có chứa trứng giun kim nhiễm đơn bào Histomonas meleagridis Đơn bào Histomonas meleagridis có thể tồn tại hơn 1 năm cùng trứng giun kim trong cơ thể giun đất Sau khi gà và gà tây nuốt phải giun đất nhiễm mầm bệnh, ấu trùng giun kim ở ra sẽ di hành xuống manh tràng, đồng thời các đơn. .. qua đường miệng Bệnh đầu đen có thể xảy ra bất cứ khi nào lỗ huyệt của gà khỏe tiếp xúc với phân tươi mang mầm bệnh Ngay sau khi tiếp xúc với phân tươi của gà bệnh, Histomonas meleagridis sẽ di chuyển ngược theo nhu động ruột vào ký sinh ở manh tràng và gan * Bệnh truyền gián tiếp qua giun kim + Giun kim và bệnh do giun kim gây ra ở gà - Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun kim (Heterakis spp.) Nguyễn... nước khác, bệnh đầu đen ở gà đã tăng đáng kể trong những năm qua (Banerjee P S và Yadav C L., 2002 [14]) Theo McDougald L R (2005) [49], cũng giống như gà tây, gà dễ nhiễm bệnh nhưng khả năng gây bệnh cho gà thấp hơn so cho gà tây Tỷ lệ tử vong ở gà khoảng 10% trong khi con số này ở gà tây có thể đạt 80 đến 100% Theo Callait và cs., (2007) [16], gia cầm mắc bệnh do đơn bào H meleagridis ở tất cả các . tại tỉnh Thái Nguyên . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên - Nghiên cứu đặc điểm bệnh đầu đen do đơn. pháp nghiên cứu 34 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà nuôi tại Thái Nguyên 34 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis. đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen ở gà tại Thái Nguyên 34 2.3.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà 34 iv 2.3.3. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà 34 2.4. Phương pháp

Ngày đăng: 22/07/2015, 11:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan