Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và sử dụng thuốc điều trị

61 1.2K 0
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và sử dụng thuốc điều trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỒ THỊ AN TÊN ĐỀ TÀI : “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH ĐẦU ĐEN DO ĐƠN BÀO HISTOMONAS MELEAGRIDIS GÂY RA TRÊN GÀ NUÔI TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG VÀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2009 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Diệu Thùy Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013 54 LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, Cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của Trạm thú y huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và sử dụng thuốc điều trị” Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, nhờ sự nỗ lực của bản thân và được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các quí thầy cô giáo, bạn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để em hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Nhà trường, khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trạm thú y huyện Lục Ngạn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Th.S Phạm Diệu Thùy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan, Th.S Trương Thị Tính đã đóng góp ý kiến quí báu và giúp đỡ nhiệt tình để em hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Một lần nữa, em xin kính chúc toàn thể thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc cán bộ, nhân viên Trạm thú y huyện Lục Ngạn công tác tốt, chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe, học tập tốt, thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Hồ Thị An 55 LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo của Nhà trường, là thời gian giúp sinh viên tiếp cận trực tiếp với thực tiễn sản xuất, hệ thống lại kiến thức, củng cố tay nghề, học hỏi kinh nghiệm, nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đồng thời, tạo cho mình sự tự lập, tự tin vào bản thân, lòng yêu nghề, có phong cách làm việc đúng đắn, có lối sống lành mạnh để trở thành người cán bộ có chuyên môn và năng lực làm việc để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Được sự đông ý của Trạm thú y huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang và Cô giáo hướng dẫn, em được về thực tập tại trạm thú y từ ngày 03/06/2013 đến ngày 18/11/2013 thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và sử dụng thuốc điều trị”. Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo Trạm thú y huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang cùng tập thể cán bộ công nhân viên, sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô giáo cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất còn thiếu, kiến thức còn hạn hẹp nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Hồ Thị An 56 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Thực trạng phòng chống dịch bệnh cho gà tại huyện Lục Ngạn 31 Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà theo địa phương 33 Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tuổi 34 Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi 36 Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà theo kiểu nền chuồng nuôi gà 37 Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y 38 Bảng 4.7: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám 39 Bảng 4.8: Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim 41 Bảng 4.9: Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim 41 Bảng 4.10: Sự ô nhiễm trứng giun kim ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà 43 Bảng 4.11: Thử nghiệm 3 phác đồ điều trị bệnh đầu đen 45 57 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT cs : cộng sự HE : Hematoxilin - Eosin H. meleagridis : Histomonas meleagridis H. gallinarum : Heterakis gallinarum H. venrichi : Histomonas venrichi KCTG : ký chủ trung gian VSTY : vệ sinh thú y 58 MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Mục đích nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Đặc điểm của đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở gia cầm 4 2.1.1.1. Vị trí của đơn bào Histomonas meleagridis trong hệ thống động vật nguyên sinh 4 2.1.1.2. Hình thái học loài Histomonas meleagridis 4 2.1.1.3. Vòng đời Histomonas meleagridis 6 2.1.2. Đặc điểm sinh học của giun tròn Heterakis gallinarum - Ký chủ trung gian (KCTG) của H. meleagridis 9 2.1.2.1. Hình thái 9 2.1.2.2. Vòng đời 9 2.1.3. Vài nét về bệnh đầu đen (Histomonosis) ở gà 10 2.1.3.1. Lịch sử bệnh 10 2.1.3.2. Dịch tễ học bệnh đầu đen (Histomonosis) ở gia cầm 11 2.1.2.3. Cơ chế sinh bệnh 13 2.1.3.4. Triệu chứng và bệnh tích bệnh đầu đen trên gà 14 2.1.3.5. Chẩn đoán bệnh 15 2.1.4. Biện pháp phòng và điều trị bệnh 18 2.1.4.1. Phòng bệnh 18 2.1.4.2. Trị bệnh 20 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 20 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 21 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 21 59 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 23 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 23 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen ở gà tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 24 3.3.1.1. Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh cho gà ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 24 3.3.1.2. Nghiên cứu tình hình nhiễm H. meleagridis ở gà qua mổ khám 24 3.3.1.3. Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà 24 3.3.2. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do H. meleagridis gây nên ở gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 24 3.4.1.1. Phương pháp điều tra công tác phòng chống dịch bệnh cho gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 24 3.4.1.2. Bố trí thu thập gà để mổ khám và phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 25 3.4.1.3. Phương pháp nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà 28 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh đầu đen cho gà tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 29 3.4.2.1. Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc điều trị bệnh đầu đen cho gà 29 3.4.2.2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh đầu đen cho gà 30 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 30 60 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 31 4.1.1. Kết quả điều tra thực trạng phòng chống dịch bệnh cho gà tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 31 4.1.2. Tình hình nhiễm H. meleagridis gây ra ở gà tại huyện Lục Ngạn 33 4.1.2.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo địa phương 33 4.1.2.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo tuổi gà 34 4.1.2.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo phương thức chăn nuôi gà 36 4.1.2.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo kiểu nền chuồng nuôi gà 37 4.1.2.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y ……38 4.1.3. Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà 39 4.1.3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám 39 4.1.3.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim 40 4.1.3.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim 41 4.1.3.4. Sự ô nhiễm trứng giun kim ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà 42 4.2. Nghiên cứu hiệu quả của 3 phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà trên thực địa 44 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Đề nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 I. Tài liệu tiếng Việt 51 II. Tài liệu tiếng Anh 51 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nước ta, trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta đã không ngừng phát triển với tốc độ cao, đạt 7 - 8 %/năm. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, tổng đàn gia cầm tại thời điểm 01/4/2013 là 314,4 triệu con, tăng 1,2% so với năm 2012. Ở Việt Nam thịt gà chiếm tỷ lệ 50% tổng số thịt tiêu thụ bình quân đầu người trên năm, ngoài ra thịt gà còn là một trong những thực phẩm xuất khẩu ra thế giới. Với mục tiêu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu/năm, tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản chiếm 41,0%, huyện Lục Ngạn đã coi chăn nuôi là một trong tám chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện ngày càng được chú trọng với các giống gà địa phương là nguồn gen rất quý trong việc thực hiện các công thức lai kinh tế có hiệu quả cao trong thời gian trước mắt, đồng thời chuẩn bị nguyên liệu di truyền cho việc tạo ra các giống gia cầm mang thương hiệu Việt Nam trong tương lai. Cùng với việc tăng tổng số lượng đàn gia cầm, ngành chăn nuôi gia cầm của huyện đang từng bước hiện đại hóa công nghệ chăn nuôi và chế biến sản phẩm để sớm trở thành một trong những nghề có tốc độ phát triển nhanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thức ăn gia súc, gia cầm, các nhà sản xuất đã tạo ra những loại thức ăn có chất lượng ngày càng cao. Cùng với những thuận lợi có được hiện nay về các giống gia cầm cao sản, tiêu tốn thức ăn thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong ngành chăn nuôi. Tất cả những ưu thế trên sẽ là tiềm lực để ngành phát triển mạnh mẽ trong tương lai, nhưng bên cạnh đó ngành chăn nuôi còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác như: giá sản phẩm, đầu ra và đặc biệt là dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Trong đó dịch bệnh luôn là mối nguy hiểm gây tổn thất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gà nói riêng. 2 Là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có thảm thực vật và hệ động vật phong phú, đa dạng, thích hợp cho nhiều loài ký sinh trùng phát triển, ký sinh và gây bệnh. Trong các bệnh ký sinh trùng ở gà, có những bệnh do nhóm đơn bào ký sinh gây ra, chúng chiếm đoạt chất dinh dưỡng, tiết độc tố, gây ra những biến đổi bệnh lý làm cho gà gầy yếu, chậm lớn, giảm mạnh sức sản xuất thịt, trứng. Đặc biệt, một số bệnh đơn bào cũng gây ra các “ổ dịch cấp tính”, làm cho gà chết nhanh với tỷ lệ cao không kém các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà. Bệnh thường xuất hiện không chỉ ở các trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn mà còn diễn ra trong các nông hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ với mức độ nghiêm trọng gây tổn thất về kinh tế, môi trường và gây hoang mang cho người chăn nuôi. Để góp phần làm rõ hơn về căn bệnh này cũng như xác định các đặc điểm dịch tễ của bệnh và tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, tiến tới phổ biến kiến thức tới người chăn nuôi giúp người chăn nuôi có thể chủ động hơn trong việc phòng và điều trị bệnh. Hạn chế tối đa thiệt hại của bệnh gây ra cho đàn gà nuôi tại huyện Lục Ngạn nói riêng và các khu vực chăn nuôi gà trong nước nói chung, em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và sử dụng thuốc điều trị”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu để có những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ do Histomonas meleagridis gây ra trên đàn gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Xây dựng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất. 1.3. Mục đích nghiên cứu Nắm bắt và làm sáng tỏ được đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên đàn gà. Dùng một số phác đồ điều trị bệnh để thử hiệu quả, độ an toàn của thuốc từ đó có cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp phòng bệnh hiệu quả và đưa ra phác đồ trị bệnh hiệu quả nhất. [...]... chuồng và vườn chăn thả gà 3.3.2 Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà - Xác định phác đồ có hiệu quả cao trong điều trị bệnh đầu đen gà ở địa phương nghiên cứu - Đề xuất biện pháp phòng bệnh đầu đen cho gà 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do H meleagridis gây nên ở gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 3.4.1.1 Phương pháp điều tra công... nghiên cứu Từ ngày 03/06/2013 - 18/11/2013 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen ở gà tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 3.3.1.1 Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh cho gà ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 3.3.1.2 Nghiên cứu tình hình nhiễm H meleagridis ở gà qua mổ khám - Tỷ lệ nhiễm H meleagridis ở gà tại các địa phương - Tỷ lệ nhiễm H meleagridis ở gà theo lứa... học truyền đơn bào H meleagridis cho đàn gia cầm (Mc Dougald L R 2003 [27]) 23 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Gà nuôi tại 4 xã của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - Bệnh đầu đen do H meleagridis gây ra ở gà 3.1.2 Vật liệu nghiên cứu - Gà các lứa tuổi, ở các phương thức nuôi khác nhau - Mẫu bệnh phẩm (gan,... học tập và nghiên cứu khoa học Kết quả đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ và thuốc điều trị bệnh đầu đen ở gà * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng quy trình phòng, trị bệnh đầu đen cho gà nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do bệnh đầu đen gây ra; góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi gà phát triển... thấy ở gà con và gà dò Trong bệnh lao gà không có các biến đổi tạo kén ở ruột thừa như ở bệnh đầu đen 2.1.4 Biện pháp phòng và điều trị bệnh 2.1.4.1 Phòng bệnh Histomonas meleagridis là loại đơn bào ký sinh trùng gây bệnh cho nên cũng như các loại ký sinh trùng khác để hạn chế và tiêu diệt được đơn bào gây ra bệnh đầu đen thì cần áp dụng một cách triệt để các phương pháp sau: 19 - Diệt đơn bào Histomonas. .. LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài Bệnh đầu đen (Histomonosis) là một bệnh của các loài gia cầm, đặc biệt là gà và gà tây Bệnh do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên khoa học là Histomonas meleagridis gây ra Bệnh do Histomonas meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) của gà gây hoại tử, xuất huyết niêm mạc manh tràng, rối loạn chức năng gan và chết với tỷ lệ cao 2.1.1 Đặc. .. giới Histomonas meleagridis là loại sinh vật đơn bào ký sinh trùng lây nhiễm vào một loạt các loại chim bao gồm gà, gà tây, chim cút, ngỗng, trĩ và gây bệnh đầu đen Nhưng khi các loài trên mắc bệnh thì ở gà và gà tây có xuất hiện các triệu chứng bệnh tích điển hình nhất 12 Theo Lê Văn Năm (2010) [7], ở Việt Nam bệnh đã xuất hiện trên đàn gà ri, gà mía, gà lương phượng, gà hồ nuôi thả vườn và đàn gà. .. thập gà để mổ khám và phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm H meleagridis ở gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang a) Bố trí lấy mẫu Bố trí thu thập gà mổ khám theo phương pháp lấy mẫu phân tầng Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang: chọn 4 xã, mỗi xã mổ khám 75 gà * Bố trí lấy mẫu gà mổ khám theo các địa phương nghiên cứu Chúng tôi mổ khám gà tại các địa phương cụ thể như sau: Địa phương Số gà mổ khám (xã) (con)... chống dịch bệnh cho gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Để xác định được chính xác tình hình phân bố của Histomonas meleagridis tại địa phương chúng tôi tiến hành đồng thời hai phương pháp sau: - Quan sát trực tiếp: đến địa bàn nghiên cứu, quan sát đàn gà và khu vực chăn nuôi gà 25 - Phỏng vấn và phát phiếu điều tra các hộ gia đình để được thông tin cụ thể, chính xác 3.4.1.2 Bố trí thu thập gà. .. trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan, ruột do loại đơn bào H meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà ăn phải trứng này thì mắc bệnh Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [4] đã có những thông tin về đơn bào H meleagridis và những tác hại của chúng gây ra ở gà, gà tây ở nước ta và cũng thống nhất đặt tên bệnh là bệnh viêm gan ruột do trùng roi ở gà (Infectious Enterohepatitis)” Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) . ngày 18/11/2013 thực hiện đề tài: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và sử dụng thuốc điều trị TÊN ĐỀ TÀI : “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH ĐẦU ĐEN DO ĐƠN BÀO HISTOMONAS MELEAGRIDIS GÂY RA TRÊN GÀ NUÔI TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG VÀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ” KHÓA LUẬN. gà 24 3.3.2. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do H. meleagridis gây nên ở gà nuôi

Ngày đăng: 20/07/2015, 01:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan