Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và sử dụng thuốc điều trị (Trang 47 - 52)

4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây

4.1.3. Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà

Ký chủ trung gian (giun kim) giữ một vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh cũng như phát tán mầm bệnh (đơn bào H. meleagridis). Để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà, chúng tôi đã mổ khám và kiểm tra gà trên địa bàn 4 xã của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám Địa

phương (xã)

Số gà mổ khám

(con)

Số gà nhiễm

(con)

Tỷ lệ nhiễm

(%)

Cường độ nhiễm (Số giun kim/gà)

< 100 > 100 - 500 > 500

n % n % n %

Quý Sơn 75 18 24,00 3 16,67 10 55,56 5 27,78 Trù Hựu 75 8 10,67 3 37,50 5 62,50 0 0,00 Nghĩa Hồ 75 11 14,67 3 27,27 7 63,63 1 9,09 Hồng Giang 75 13 17,33 4 30,77 6 46,15 3 23,08 Tính chung 300 50 16,67 13 26,00 28 56,00 9 18,00

Bảng 4.7 cho thấy

- Về tỷ lệ nhiễm giun kim: có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun kim ở các xã, trong 300 gà mổ khám phát hiện 50 con bị nhiễm giun kim chiếm tỷ lệ 16,67%. Trong đó: Xã Quý Sơn chiếm tỷ lệ cao nhất là 24,00%, xã Hồng

Giang chiếm 17,33%, xã Nghĩa Hồ chiếm tỷ lệ 14,67% và thấp nhất là xã Trù Hựu chiếm 10,67%.

- Về cường độ nhiễm: nhìn chung gà bị nhiễm giun kim ở cường độ từ nhẹ đến nặng. Tính chung, trong tổng số 50 con gà bị nhiễm giun kim, có 9 con gà nhiễm ở cường độ nặng (chiếm 18,00%), 28 gà bị nhiễm ở cường độ trung bình (chiếm 56,00%), 13 con nhiễm ở cường độ nhẹ chiếm (26,00%).

Trong đó:

+ Xã Quý Sơn: trong tổng số 75 con gà được mổ khám, có 18 con bị nhiễm giun kim. Trong đó: cường độ nhẹ là 3 con (chiếm 16,67%), nhiễm trung bình là 10 con (chiếm 55,56%), cường độ nặng có 5 con (chiếm 27,78%).

+ Xã Trù Hựu: trong 75 con gà được mổ khám có 8 con bị nhiễm giun kim. Trong đó: cường độ nhẹ là 3 con (chiếm 37,50%), nhiễm trung bình là 5 con (chiếm 62,50%), số gà bị nhiễm ở cường độ nặng là 0 con (chiếm 0,00%).

+ Xã Nghĩa Hồ: có 75 con gà được mổ khám có 11 con bị nhiễm giun kim. Trong đó: cường độ nhẹ là 3 con (chiếm 27,27%), nhiễm trung bình là 7 con (chiếm 63,63%), số gà bị nhiễm ở cường độ nặng là 1 con (chiếm 9,09%)

+ Xã Hồng Giang: trong tổng số 75 con gà được mổ khám, có 13 con phát hiện ra bị nhiễm giun kim, cường độ nhẹ là 4 con (chiếm 30,77%), nhiễm trung bình là 6 con (chiếm 46,15%), cường độ nặng có 3 con (chiếm 23,08%).

Sở dĩ cường độ nhiễm giun kim ở mức trung bình là các xã cùng thuộc huyện Lục Ngạn nên có địa hình là chủ yếu là trung du và đồi núi, khí hậu nóng, độ ẩm trung bình, một số trang trại còn trồng nhiều cây cối tạo bóng mát trong khu vực chăn thả gà khiến lá cây rụng xuống không thường xuyên quét dọn nên chúng phân huỷ tạo mùn, làm cho đất tăng thêm dinh dưỡng thuận lợi cho giun nói chung phát triển.

4.1.3.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim

Trong quá trình mổ khám gà, chúng tôi phát hiện ra trong số gà mổ khám có 50 con bị nhiễm giun kim. Từ những số gà trên, chúng tôi đã tiến hành các biện pháp kiểm tra để xác định tỷ lệ nhiễm H. meleagridis. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.8: Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim Địa phương

(xã, phường)

Số gà nhiễm giun kim (con)

Số gà nhiễm H. meleagridis (con)

Tỷ lệ (%)

Quý Sơn 18 8 44,44

Trù Hựu 8 2 25,00

Nghĩa Hồ 11 3 27,27

Hồng Giang 13 5 38,46

Tính chung 50 18 36,00

Từ kết quả bảng 4.8 cho thấy: Trong số 50 gà nhiễm giun kim thì có 18 gà nhiễm đơn bào H.meleagridis, chiếm tỷ lệ 36,00%. Số lượng gà bị nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim qua mổ khám có sự khác nhau giữa các xã. Cụ thể, xã Quý Sơn có tỷ lệ nhiễm H. meleagridis cao nhất trong số gà nhiễm giun kim, tỷ lệ nhiễm 44,44%, tiếp đến là xã Hồng Giang (38,46%), xã Nghĩa Hồ (27,27%) và thấp nhất là xã Trù Hựu, tỷ lệ nhiễm 25,00%.

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy số gà bị nhiễm H. meleagridis tỷ lệ thuận với số gà bị nhiễm giun kim. Nguyên nhân là do giun kim đóng vai trò là vật chủ trung gian truyền bệnh, làm cho dịch bệnh lưu hành và khó có thể tiêu diệt được hết nguồn bệnh.

Do đó, một biện pháp quan trọng để phòng bệnh đầu đen xảy ra trên đàn gà là tiêu diệt triệt để KCTG truyền bệnh (giun kim), đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thật tốt.

4.1.3.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim

Kết quả đánh giá tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim được thể hiện ở qua bảng sau:

Bảng 4.9: Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim Địa phương

(xã)

Số gà không nhiễm giun kim (con)

Số gà nhiễm H. meleagridis (con)

Tỷ lệ (%)

Quý Sơn 57 5 8,77

Trù Hựu 67 2 2,86

Nghĩa Hồ 64 3 4,69

Hồng Giang 62 3 4,84

Tính chung 250 13 5,20

Kết quả bảng 4.9 cho thấy trong số 250 gà không bị nhiễm giun kim, có 13 gà bị nhiễm H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 5,20%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là xã Quý Sơn (8,77%), tiếp đến là xã Hồng Giang (4,84%), xã Nghĩa Hồ (4,69%), và thấp nhất là xã Trù Hựu (2,86%).

Điều này cho thấy ngoài sự lây truyền bệnh gián tiếp qua giun kim, gà cũng có thể bị nhiễm đơn bào H. meleagridis từ những gà bệnh. Khi gà bị nhiễm đơn bào H. meleagridis sẽ thải trừ mầm bệnh ra ngoại cảnh, làm cho gà khỏe bị nhiễm bệnh, bệnh đầu đen có thể truyền từ gà bệnh sang gà khỏe qua đường tiêu hóa (khi gà khỏe ăn phân và các cơ quan bị tổn thương của gà bệnh thì có khả năng bị nhiễm bệnh) hoặc bệnh đầu đen có thể truyền lây khi lỗ huyệt của gà khỏe tiếp xúc với phân tươi của gà bệnh (đơn bào H. meleagridis có trong phân tươi của gà bệnh sẽ di chuyển ngược theo nhu động ruột vào ký sinh ở manh tràng ngay, phát triển và gây bệnh).

Vì vậy công tác vệ sinh thú y phải luôn được chú trọng để đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ, gà sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời cần chăm sóc tốt, phát hiện kịp thời gà bệnh để có biện pháp cách ly, điều trị tránh lây lan bệnh sang gà khỏe hạn chế thấp nhất những thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra.

4.1.3.4. Sự ô nhiễm trứng giun kim ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà

Giun kim hay trứng của chúng được biết đến là yếu tố lưu trữ và truyền bệnh quan trọng, do đó để có những kết luận cụ thể về mối quan hệ giữa sự ô nhiễm trứng giun kim ở ngoại cảnh với sự lây lan dịch bệnh và đưa ra ý kiến đóng góp cho người chăn nuôi gà tại địa phương. Chúng tôi tiến hành xét nghiệm mẫu cặn nền chồng, đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi và đất ở vườn chăn thả. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.10.

Bảng 4.10: Sự ô nhiễm trứng giun kim ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà

Địa phương (xã, phường)

Nền chuồng Xung quanh

chuồng nuôi Vườn chăn thả gà Số

mẫu kiểm tra (mẫu)

Số mẫu nhiễm (mẫu)

Tỷ lệ (%)

Số mẫu kiểm tra (mẫu)

Số mẫu nhiễm (mẫu)

Tỷ lệ (%)

Số mẫu kiểm tra (mẫu)

Số mẫu nhiễm

(mẫu)

Tỷ lệ (%)

Quý Sơn 20 9 45,00 20 6 30,00 20 4 20,00

Trù Hựu 15 4 26,67 15 2 13,33 15 1 6,67

Nghĩa Hồ 17 6 35,29 17 4 23,53 17 2 11,76

Hồng Giang 18 5 27,78 18 4 22,22 18 3 16,67 Tính chung 70 24 34,29 70 16 22,86 70 10 14,29

Qua bảng 4.10 cho thấy:

- Mẫu nền chuồng nuôi: Tính chung trong tổng số 70 mẫu xét nghiệm có 24 mẫu nhiễm giun kim, chiếm tỷ lệ 34,29%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là xã Quý Sơn (45,00%), sau đó là xã Nghĩa Hồ (35,29%), xã Hồng Giang (27,78%) và thấp nhất là xã Trù Hựu (26,67%).

- Mẫu xung quanh chuồng nuôi: Tính chung trong tổng số 70 mẫu xét nghiệm có 16 mẫu nhiễm giun kim, chiếm tỷ lệ 22,86%. Trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất là xã Quý Sơn (30,00%), sau đó là xã Nghĩa Hồ (23,53%), xã Hồng Giang (22,22%) và thấp nhất là xã Trù Hựu 13,33%).

- Mẫu vườn chăn thả: Xét nghiệm 70 mẫu có 10 mẫu nhiễm giun kim, tỷ lệ nhiễm 14,29%. Trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất là xã Quý Sơn (20,00%), tiếp đó là xã Hồng Giang (16,67%), xã Nghĩa Hồ (11,76%) và thấp nhất là xã Trù Hựu (6,67%).

Từ kết quả trên chúng tôi thấy: tỷ lệ dương tính mẫu nền chuồng, xung quanh chuồng nuôi và mẫu đất bề mặt vườn thả gà đối với trứng giun kim là tương đối cao (14,29% - 34,29%).

Thực tế điều tra chúng tôi thấy: sở dĩ các khu vực này bị ô nhiễm trứng giun kim là do chuồng nuôi tạm bợ, nền đất là chủ yếu. Mặt khác, công tác vệ sinh thú y ở khu vực vườn thả còn ít được chú ý, phần nền chuồng chưa được thu gom để ủ, việc tẩy uế, khử trùng chưa được thực hiện tốt.

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [2], tỷ lệ nhiễm cao là do trứng giun có sức đề kháng mạnh với bên ngoài, phạm vi kí chủ rộng, ngoài gia cầm, các loại chim trời cũng nhiễm nên có thể truyền bệnh trực tiếp hay gián tiếp cho nhau. Đó là nguyên nhân làm trứng giun kim lưu cữu và phát tán rộng ra ngoại cảnh, dẫn tới tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tăng.

Như vậy, để giảm tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà, người chăn nuôi cần thực hiện công tác vệ sinh thú y thường xuyên để ngăn ngừa mầm bệnh phát tán.

Đây là biện pháp có tính khả thi hiệu quả nhất trong việc khống chế mầm bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên gà nuôi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và sử dụng thuốc điều trị (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)