4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây
4.1.2. Tình hình nhiễm H. meleagridis gây ra ở gà tại huyện Lục Ngạn
Trong thời gian thực tập tại địa phương, tôi theo dõi trực tiếp tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà bằng phương pháp quan sát triệu chứng lâm sàng, mổ khám kiểm tra bệnh tích, soi tươi manh tràng, làm tiêu bản tổ chức học manh tràng và gan theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin.
Để có kết quả về tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis, chúng tôi đã tiến hành mổ khám ngẫu nhiên 300 gà tại 4 xã của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang gồm: Quý Sơn, Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, kết quả mổ khám thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà theo địa phương Địa phương
(xã)
Số gà mổ khám (con)
Số gà nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Quý Sơn 75 13 17,33
Trù Hựu 75 4 5,33
Nghĩa Hồ 75 6 8,00
Hồng Giang 75 8 10,67
Tính chung 300 31 10,33
Kết quả bảng 4.2. cho thấy: trong tổng số 300 gà mổ khám, xét nghiệm mẫu bệnh thấy có 31 gà bị nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 10,33%
(dao động từ 5,33% - 17,33%). Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis khác nhau giữa các xã: cao nhất ở xã Quý Sơn (17,33%), tiếp đến là xã Hồng Giang (10,67%), xã Nghĩa Hồ (8,00%) và thấp nhất là xã Trù Hựu (5,33%).
Qua thực tế điều tra chúng tôi thấy:
Xã Quý Sơn có tỷ lệ nhiễm H. meleagridis cao nhất (17,33%) là do địa phương này đại đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa chú ý đến vệ sinh thú y, quét dọn, thu gom xử lý phân, khử trùng chuồng trại và khu vực vườn thả gà chưa tốt, đặc biệt là khâu tẩy giun cho gà còn kém. Do đó mầm bệnh còn tồn tại và tích tụ lại, lâu ngày khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển mạnh và gây bệnh cho đàn gà.
Xã Trù Hựu có tỷ lệ nhiễm H. meleagridis thấp nhất (5,33%) là do các hộ dân trên địa bàn xã rất chú trọng tới chăn nuôi, họ coi chăn nuôi là hướng phát triển kinh tế chính. Các hộ chăn nuôi ở đây thường xuyên được nâng cao kiến thức, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi thông qua các buổi tập huấn, hội thảo. Ngoài ra, người dân của xã cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi với nhau, giúp đỡ nhau trong công tác chăn nuôi, thực hiện tốt công tác phòng bệnh.
Qua thực tế điều tra, để giảm tỷ lệ gà mắc bệnh nói chung và bệnh do H. meleagridis gây ra trên gà nói riêng, chúng tôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau, nên tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật do phòng nông nghiệp và các công ty thuốc tổ chức để nâng cao kiến thức chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh từ đó thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
4.1.2.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo tuổi gà
Để đánh giá được tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo tuổi gà, chúng tôi tiến hành mổ khám và kiểm tra 300 gà ở các lứa tuổi khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tuổi Tuổi gà
(tháng)
Số gà mổ khám (con)
Số gà nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
≤ 1 70 4 5,71
> 1 - 3 81 14 17,28
> 3- 5 79 10 12,66
> 5 70 3 4,28
Tính chung 300 31 10,33
Kết quả bảng 4.3 cho thấy, gà ở tất cả các tháng tuổi đều bị nhiễm đơn bào H. meleagridis với tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở gà > 1 - 3 tháng tuổi (17,28%); thấp nhất ở gà > 5 tháng tuổi (4,28%).
- Gà ≤ 1 tháng tuổi, mổ khám và kiểm tra 70 con, thấy có 4 con bị nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 5,71%.
- Gà > 1 - 3 tháng tuổi, mổ khám và kiểm tra 81 con thì có 14 con bị nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 17,28%.
- Gà > 3 - 5 tháng tuổi, mổ khám và kiểm tra 79 gà, số gà bị nhiễm H. meleagridis là 10 con, chiếm tỷ lệ 12,66%.
- Gà > 5 tháng tuổi, mổ khám và kiểm tra 70 con, phát hiện có 3 con nhiễm H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 4,28%.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Gà ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm H. meleagridis, nhưng ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis giảm dần theo tuổi của gà.
Theo Hu J. và cs (2004) [23], Lê Văn Năm và cs (2012) [8]: gà từ 2 - 3 tuần tuổi đến 3 - 4 tháng tuổi dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh. Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis có chiều hướng giảm dần theo tuổi gà. Như vậy kết quả nghiên cứu của cúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả.
Nguyên nhân đẫn đến tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis biến động theo tuổi gà, theo chúng tôi là do:
Giai đoạn ≤ 1 tháng tuổi: gà còn nhỏ, lúc này gà được nuôi dưỡng và chăm sóc cẩn thận, vệ sinh chuồng trại được đảm bảo hơn, chưa được thả ra ngoài vườn đồi, ít tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh nên hạn chế việc tiếp xúc với ký chủ trung gian truyền bệnh như giun kim, giun đất. Vì vậy, gà ở giai đoạn này nhiễm bệnh đầu đen với tỷ lệ thấp.
Giai đoạn 1 - 5 tháng tuổi: lúc này gà từ môi trường nuôi úm đã được thả ra vườn, đồi gà bắt đầu tiếp với môi trường bãi chăn. Do thay đổi môi trường sống, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, phương thức nuôi thay đổi, môi trường sống của gà thay đổi hoàn toàn, đồng thời gà thường xuyên tiếp xúc với ký chủ trung gian mang mầm bệnh, cùng với tập tính bới đất tìm kiếm
sâu bọ, côn trùng, giun kim, giun đất... để ăn nên gà có tỷ lệ nhiễm H. meleagridis cao nhất ở giai đoạn này.
Giai đoạn > 5 tháng tuổi: gà phát triển cả về thể chất lẫn hệ thống miễn dịch, bản thân cơ thể gà có khả năng chống đỡ lại sự tấn công của đơn bào.
Do vậy, tỷ lệ nhiễm H. meleagridis giảm dần.
Từ kết quả trên chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa đến việc tẩy giun sán cho gà, vệ sinh thú y trong chăn nuôi, chăm sóc đàn gà thả vườn đặc biệt ở giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi để nâng cao sức đề kháng, giảm khả năng mắc bệnh cho đàn gà, từ đó tăng năng suất chăn nuôi.
4.1.2.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo phương thức chăn nuôi gà
Để xác định sự ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi đến tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà, chúng tôi tiến hành mổ khám 300 con gà nuôi theo các phương thức chăn nuôi khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi Phương thức chăn
nuôi
Số gà mổ khám
(con)
Số gà nhiễm
(con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Chăn thả hoàn toàn 120 17 14,17
Bán chăn thả 115 12 10,43
Nuôi nhốt 65 2 3,07
Tính chung 300 31 10,33
Kết quả bảng 4.4. cho thấy: Gà được nuôi theo các phương thức chăn nuôi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis cũng khác nhau.
Với 3 phương thức chăn nuôi: chăn thả hoàn toàn, bán chăn thả và nuôi nhốt thì tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis có sự khác nhau rõ dệt. Cụ thể như sau: Gà được nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn có tỷ lệ nhiễm H. meleagridis cao nhất (14,17%), cao hơn 3,74% so với phương thức bán chăn thả (10,43%), thấp nhất là gà được nuôi theo phương thức nuôi nhốt (3,07%), thấp hơn 11,10% so với phương thức chăn thả hoàn toàn.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do các phương thức chăn nuôi khác nhau tác động đến gà khác nhau. Ở phương thức chăn thả hoàn toàn gà được thả tự do, môi trường nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đồng thời gà tự kiếm thức ăn ở môi trường bên ngoài (giun đất, côn trùng…). Đó là điều kiện thuận lợi cho bệnh xảy ra do gia cầm thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh và ký chủ trung gian truyền bệnh, do đó tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở phương thức này chiếm tỷ lệ khá cao.
Ngược lại, với phương thức nuôi nhốt gà được quan tâm chăn sóc nhiều hơn, điều kiện vệ sinh thú y tốt hơn, công tác tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt các loại côn trùng ở chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi đã ít nhiều
được thực hiện. Khi gà ít tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh hơn, ít có điều kiện tiếp xúc với ký chủ trung gian truyền bệnh. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis thấp hơn.
Như vậy, phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi khuyến cáo: các hộ chăn nuôi nên nuôi gà theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn để hạn chế bệnh đầu đen. Nếu nuôi theo phương thức bán chăn thả hoặc chăn thả hoàn toàn nên có khu chăn thả rộng rãi và chăn thả luân phiên từng khu. Trong quá trình chăn nuôi nên phun thuốc sát trùng định kỳ khu vực chuồng trại và bãi chăn thả gà, cần thu gom lá cây, rác trong khu vực chăn thả để đốt, cuốc xới vườn và khu vực xung quanh chuồng nuôi sau đó rắc vôi bột sau mỗi lứa gà xuất bán.
4.1.2.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo kiểu nền chuồng nuôi gà
Để xác định kiểu nền chuồng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis hay không, chúng tôi đã nghiên cứu về tình hình nhiễm H. meleagridis theo kiểu nền chuồng nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà theo kiểu nền chuồng nuôi gà
Kiểu nền chuồng Số gà mổ khám (con)
Số gà nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Nền đất 172 23 13,37
Nền xi măng hoặc lát gạch 128 8 6,25
Tính chung 300 31 10,33
Qua bảng 4.5 cho thấy:
Kiểu nền chuồng nuôi gà khác nhau thì tỷ lệ gà bị nhiễm đơn bào H. meleagridis khác nhau: mổ khám 172 gà nuôi trên nền đất, có 23 gà nhiễm đơn bào H. meleagridis, tỷ lệ nhiễm 13,37%. Với nền xi măng hoặc lát gạch, mổ khám 128 gà có 8 nhiễm đơn bào H. meleagridis, tỷ lệ nhiễm 6,25%.
Sỡ dĩ có sự chênh lệch đó theo chúng tôi là do công tác vệ sinh chuồng trại có liên quan mật thiết đến chất liệu làm nền chuồng. Đối với nền chuồng kiểu nền xi măng hoặc lát gạch có điều kiện thu gom phân, vệ sinh chuồng dễ dàng, phun thuốc sát trùng chuồng trại có hiệu quả hơn, đồng thời nuôi dưỡng và chăm sóc gà ở kiểu nền chuồng này đem lại kết quả cao hơn.
Còn đối với nền đất thì việc quét dọn chuồng nuôi khó khăn hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh cư trú. Những hộ chăn nuôi gà ở nền đất ảnh hưởng lớn đến khả năng cảm nhiễm bệnh Histomonas. Bởi vì, nuôi gà ở nền đất, ngoài khâu vệ sinh chuồng trại cho gà gặp khó khăn, còn khó kiểm soát được sự ô nhiễm của nền chuồng tới vật nuôi. Đặc biệt, nếu nuôi lâu năm, hoặc đất đã bị nhiễm trứng giun kim thì gà dễ dàng bị nhiễm giun kim, làm cho gà gầy yếu sinh trưởng kém, hay bị mắc bệnh đầu đen hay các bệnh kế phát khác như: Leucocytozoon, Newcastle, Marek...
Như vậy: kiểu nền chuồng cũng ảnh hưởng tới khả năng và mức độ lây nhiễm H. meleagridis.
4.1.2.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y
Điều kiện vệ sinh thú y có vai trò rất quan trọng đối với chăn nuôi nói chung và an toàn dịch bệnh nói riêng. Để xác định mối quan hệ giữa điều kiện vệ sinh thú y với tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà, chúng tôi tiến hành mổ khám và kiểm tra 300 con gà nuôi ở 3 tình trạng vệ sinh thú y khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6
Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y Tình trạng
VSTY
Số gà mổ khám (con)
Số gà nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Tốt 88 2 2,27
Trung bình 103 10 9,71
Kém 109 19 17,43
Tính chung 300 31 10,33
Bảng 4.6 cho thấy: tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis có sự chênh lệch rõ rệt ở các điều kiện VSTY khác nhau. Chiếm tỷ lệ cao nhất là 17,43% ở tình trạng VSTY kém, 9,71% ở tình trạng VSTY trung bình (thấp hơn 7,72% so với tình trạng VSTY kém) và thấp nhất là ở tình trạng VSTY tốt chiếm 2,27%.
Như vậy, gà được nuôi trong điều kiện vệ sinh thú y tốt có tỷ lệ nhiễm thấp hơn rất nhiều so với gà được nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém.
Do đó, một trong nhưng phương pháp để hạn chế tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà là người chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề vệ sinh thú y trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng, cụ thể là: về chuồng trại nên xây cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên quét dọn, định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi. Đối với khu vực xung quanh chuồng nuôi:
định kỳ tiêu độc, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh nhằm tạo điều kiện bất lợi cho sự phát triển ký chủ trung gian truyền bệnh. Đồng thời chú trọng đến vệ sinh ăn uống: thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh thú y, dụng cụ cho ăn, uống cần được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên.