1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

66 343 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢN TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG GIA SÚC HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG” Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Lớp: : 42 - CNTY Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Thăng Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành xong khóa luận của mình. Có được kết quả này là nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y và Ban lãnh đạo trạm Truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y, anh chị ở trạm Truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Trần Văn Thăng đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập này. Em xin kính chúc toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y cùng Ban lãnh đạo, các anh chị trong trạm Truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Huyền LỜI MỞ ĐẦU Thời gian thực tập tốt nghiệp chính là cơ hội cho sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học. Đồng thời cũng giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, đúc rút kinh nghiệm qua sản xuất để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, bồi dưỡng lòng hăng say nghề nghiệp. Thực tập tốt nghiệp không những tạo điều kiện để sinh viên áp dụng những kiến thức khoa học vào sản xuất mà còn tạo tính năng động, sáng tạo để sau này rời ghế nhà trường trở thành những kỹ sư chăn nuôi thú y có năng lực tốt, có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu của xã hội. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự đồng ý của nhà trường, Khoa Chăn nuôi Thú y, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang”. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế không nhiều nên khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. MỤC LỤC Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 2 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 3 1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển trạm 5 1.1.5. Đánh giá chung 7 1.2.Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất 8 1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 8 1.2.2. Phương pháp tiến hành 8 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 9 1.3. Kết luận và đề nghị 17 1.3.1.Kết luận 17 1.3.2. Tồn tại 17 1.3.3. Đề nghị 17 Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 18 2.1. Đặt vấn đề 18 2.2. Tổng quan tài liệu 19 2.2.1. Cơ sở khoa học 19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 30 2.3. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 33 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33 2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 33 2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 33 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 34 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 40 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40 2.4.1.Đặc điểm khí hậu huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang 40 2.4.2. Một số chỉ tiêu lý học của tinh dịch lơn ngoại 41 2.4.3. Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu. 42 2.4.5. Kết quả kiểm tra hoạt lực tinh trùng (A) 43 2.4.6. Kết quả kiểm tra nồng độ tinh trùng 45 2.4.7. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu tổng hợp VAC 46 2.4.8. Kết quả kiểm tra sức kháng của tinh trùng. 46 2.4.9. Kết quả kiểm tra tỷ lệ kỳ hình (K%) 47 2.4.10. Kết quả kiểm tra độ pH 48 2.4.11. Tỷ lệ thụ thai của lợn nái phối tinh của hai giống lợn Landrace và Pidu. 49 2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 51 2.5.1. Kết luận 51 2.5.2. Tồn tại 51 2.5.3. Đề nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs : cộng sự G : gam ha : héc ta Kst : kí sinh trùng LY : Landrace × Yorkshire LMLM : lở mồm long móng Nxb : Nhà xuất bản TT : Thể trọng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu đàn lợn của trạm 6 Bảng 1.2: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn của trại 12 Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16 Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng 35 Bảng 2.2: Thang điểm đánh giá nồng độ tinh trùng dựa vào độ vẩn tinh dịch 39 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu lý học của tinh dịch lợn ngoại 42 Bảng 2.4: Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu 42 Bảng 2.5: Hoạt lực tinh trùng 44 Bảng 2.6: Nồng độ tinh trùng 45 Bảng 2.7: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh 46 Bảng 2.8: Sức kháng của tinh trùng (R) 47 Bảng 2.9: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (k) 48 Bảng 2.10: Độ pH của tinh dịch 49 Bảng 2.11: Tỷ lệ thụ thai của hai giống lợn 50 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1.Biểu đồ biểu diễn ẩm độ và nhiệt độ huyện Lục Ngạn 41 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện sự thụ thai của hai giống lợn 50 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Trạm Truyền giống huyện Lục Ngạn thuộc Công ty cổ phần giống gia súc Bắc Giang, nằm trên địa bàn xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, ngay cạnh vườn quả Bác Hồ, cách trung tâm huyện 3 km về hướng Đông. - Phía Đông giáp thị trấn Chũ, xã Trù Hựu. - Phía Tây giáp huyện Lục Nam. - Phía Nam giáp xã Phượng Sơn và thị trấn Chũ. - Phía Bắc giáp xã Kiên Lao. 1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn Lục Ngạn nằm trọn trong vùng Đông Bắc, Việt Nam nên chịu ảnh hưởng vùng nhiệt đới gió mùa, trong đó có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng vùng miền núi. - Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,5 o C, vào tháng 6 cao nhất là 27,8 o C, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất là 18,8 o C. - Độ ẩm không khí trung bình là 81%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 72%. - Gió bão: là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vào mùa Đông tốc độ gió bình quân 2,2 m/s, mùa Hạ có gió mùa Đông Nam, là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão. Đánh giá chung về điều kiện khí hậu thời tiết có thể thấy Lục Ngạn là vùng có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, ẩm độ không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, so với các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang, Lục Ngạn thường có lượng mưa thấp hơn. 2 1.1.1.3. Điều kiện đất đai Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.223,72 ha. Theo kết quả điều tra bổ sung gần đây nhất cho thấy đất Lục Ngạn có 3 nhóm đất chính sau: Nhóm đất phù sa sông suối, nhóm đất bùn lầy, nhóm đất feralit. 1.1.1.4.Điều kiện giao thông Lục Ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục đường Quốc lộ 31. Trạm được lợi thế giao thông thuận tiện sát ngay cạnh đường quốc lộ 31 là trục đường chính chạy qua huyện Lạng Giang - Lục Nam - Lục Ngạn - Sơn Động, thuận lợi cho các phương tiện xe cơ giới, giao lưu buôn bán giữa trạm và nhân dân quanh vùng. 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Tình hình kinh tế Huyện Lục Ngạn có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp, nông – lâm nghiệp, dịch vụ, tạo mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong đó ngành nông nghiệp vẫn chiếm 60%, bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi. 1.1.2.2. Tình hình xã hội - Dân cư: Năm 2013, dân số trung bình của huyện là 204.041 người. Mật độ dân số bình quân 202 người/km 2 , dân số nông thôn chiếm 96,63% và dân số thành thị 3,37%, điều đó chứng tỏ mức đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Lục Ngạn còn ở mức rất thấp. - Y tế: Trên địa bàn của huyện có bệnh viện đa khoa huyện Lục Ngạn, các xã thì gồm có các trạm y tế xã, hệ thống y tế cơ sở hoạt động khá hiệu quả. Các bác sỹ và cán bộ y tế luôn tận tụy với công việc, thường xuyên quan tâm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân. Mọi trẻ em dưới 6 tuổi đều được tiêm phòng vaccine đầy đủ. [...]... đực giống Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ” * Mục đích của đề tài - Đánh giá được một số chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu - Xác định tỷ lệ thụ thai của lợn nái khi được phối giống bằng tinh dịch lợn của hai giống lợn. .. sản xuất, nâng cao chất lượng tinh trùng Xây dựng khu vực cách ly lợn bệnh, lợn hậu bị mới nhập về Cải thiện chất lượng nguồn nước 18 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang” 2.1 Đặt vấn đề Ở nước ta, nghề chăn nuôi lợn đã có truyền thống lâu đời và hiện nay, con lợn vẫn được nuôi... ta thường bỏ phần tinh thanh 2.2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch • Lượng tinh (ký hiệu: V, đơn vị: ml) Lượng tinh là thể tích tinh dịch bài xuất tối đa trong một lần xuất tinh Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống qua đó đánh giá chế độ dinh dưỡng, chế độ khai thác, sử dụng lợn đực giống Thể tích tinh dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tuổi, điệu... hưởng của khí hậu tới phẩm chất tinh dịch lợn - Phát hiện được một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại trạm - Trên cơ sở các đánh giá để áp dụng các biện pháp kỹ thuật đúng nhằm phát triển chăn nuôi lợn đực giống và thụ tinh nhân tạo 2.2 Tổng quan tài liệu 2.2.1 Cơ sở khoa học 2.2.1.1 Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục lợn đực Cơ quan sinh dục lợn bao gồm: Dịch hoàn, bao dịch. .. lượng tinh dịch trung bình của lợn đực nội: 200 - 300 ml, lợn đực ngoại: 300 - 500 ml Ngoài ra, Cao Đắc Đạm và cs (1993) [8] cũng thông báo về thể tích tinh dịch lợn nội và lợn ngoại nuôi tại Việt Nam • Hoạt lực tinh trùng (0 ≤ A ≤ 1) Hoạt lực tinh tùng thể hiện chất lượng tinh dịch, được tính bằng tổng số tinh trùng còn khả năng vận động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong tinh dịch Tinh. .. quân của tinh trùng lợn 221,62 triệu/ml Đối với các loài khác nhau thì nồng độ tinh trùng khác nhau • Chỉ tiêu tổng hợp V.A.C (tỷ/lần) V.A.C là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh Đây là chỉ tiêu đánh giá khái quát chất lượng tinh dịch và năng lực sản xuất tinh trùng của một lợn đực giống Chỉ tiêu này là tích số V, A, C Tích số này càng cao thì sức sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh. .. dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi lợn cho người dân Ngoài ra, trạm còn cung cấp số lượng lớn lợn thịt ra thị trường 1.1.4.2 Tình hình sản xuất của trạm Hiện nay cơ cấu đàn lợn của trạm đa dạng và được trình bày qua bảng sau: Bảng 1.1: Cơ cấu đàn lợn của trạm TT 1 Loại lợn Lợn đực giống Giống lợn Số lượng (con) Ngoại ( Landrace, Pidu, LY, Duroc) 60 Nội (Móng Cái) 2 2 Lợn nái giống Ngoại... khoa học để đánh giá sức đề kháng của tinh trùng là độ bền màng lipoprotein của tinh trùng dưới tác động của dung dịch NaCl 1% Sức kháng của tinh trùng được thể hiện bằng số lượng dung dịch NaCl 1% cần thiết để pha loãng một đơn vị thể tích tinh dịch đến lúc tinh trùng ngừng hoạt động Theo Nguyễn Thiện và cs 1993 [18] thì sức kháng của tinh trùng lợn nội là 1365, lợn ngoại là 3000 • Tỷ lệ tinh trùng... tần số khai thác sử dụng, mà kết quả là dẫn tới sự thay đổi lớn của chất lượng tinh dịch • Giống: Là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn đực giống Các chỉ tiêu đánh giá như V, A, C, R, K đều phụ thuộc vào yếu tố giống Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [18] thì các giống lợn khác nhau thì lượng tinh và nồng độ tinh trùng cũng khác nhau Các giống lợn chưa cải tiến thì số lượng, chất lượng tinh. .. xuất ra tinh trùng Giá trị sinh học của protein ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch và sức sống của tinh trùng Cung cấp đầy đủ protein có giá trị sinh vật học cao góp phần tăng số lượng, chất lượng tinh dịch Cụ thể lợn đực giống nội cần 120g protein tiêu hoá /một đơn vị thức ăn Lợn đực giống ngoại cần 140 - 160g protein tiêu hoá /một đơn vị thức ăn Các vitamin A, C, E, D là đặc biệt cần đối với đực giống . NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢN TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG GIA SÚC HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên. huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang 40 2.4.2. Một số chỉ tiêu lý học của tinh dịch lơn ngoại 41 2.4.3. Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu. 42 2.4.5. Kết quả kiểm tra hoạt lực tinh. cầu của xã hội. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự đồng ý của nhà trường, Khoa Chăn nuôi Thú y, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w