1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an

134 408 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHPHẠM THỊ MAI HIÊN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA HẤU TRONG VỤ XUÂN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ MAI HIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA HẤU TRONG VỤ XUÂN HÈ 2015 TRỒNG TẠI

XÃ NGHI LIÊN – TP VINH – TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ MAI HIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA HẤU TRONG VỤ XUÂN HÈ 2015 TRỒNG TẠI

XÃ NGHI LIÊN – TP VINH – TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Phổ

Trang 3

NGHỆ AN, 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trựctiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Quang Phổ Số liệu vàkết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố và sửdụng trong một luận văn nào trong và ngoài nước

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốtnghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đượcchỉ rõ nguồn gốc

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Nghệ An, tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai Hiên

Trang 4

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn

PGS.TS Nguyễn Quang Phổ người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã độngviên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng song với kiến thức và kinh nghiệmcòn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót

Kính mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy, cô và các bạn đểkhóa luận tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 9 năm 2015

Học viên

Phạm Thị Mai Hiên

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO Food and Agriculture Organization

(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)K

LSD

KaliLeast significant difference (Chênh lệch nhỏ nhất)

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

NXB

NXB NN

Nhà xuất bản Nhà xuất bản Nông nghiệpP

Đô la Mỹ

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1 Số lá và tuổi thọ lá của giống dưa hấu 7Bảng 1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới (FAO, 2014) 22Bảng 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu ở các địa phương năm 2012 23Bảng 2.1 Nguồn gốc các giống dưa hấu tham gia thí nghiệm 25Bảng 2.2 Diễn biến một số yếu tố khí hậu tại Tp Vinh 27Bảng 3.1 Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống dưa hấu 36Bảng 3.2 Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 của các giống dưa hấu ở các mức phân bón 38Bảng 3.3 Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống dưa hấu ở các mức phân bón 43Bảng 3.4 Động thái tăng trưởng số lá trên cây của các giống dưa hấu ở các mứcphân bón 46Bảng 3.5 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá xanh còn lại trên cây khithu hoạch của các giống dưa hấu 50Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến tỷ lệ hoa cái trên câycủa các giống dưa hấu 53Bảng 3.7 Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống dưa hấu ở các mứcphân bón 56Bảng 3.8 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số sâuhại chính của các giống dưa hấu 61Bảng 3.9 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một sốbệnh hại chính của các giống dưa hấu 64Bảng 3.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa hấu

ở các mức phân bón 66Bảng 3.11 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chất lượng quả của các giốngdưa hấu 71Bảng 3.12 Chất lượng cảm quan của các giống dưa hấu ở các mức phân bón .77Bảng 3.13 Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón trên các giống dưa hấu 78

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 của các giống dưa hấu ở các mức phân bón 41Hình 3.2 Động thái tăng trưởng số lá trên cây của các giống dưa hấu ở các mứcphân bón 49Hình 3.3 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá xanh còn lại trên cây khithu hoạch của các giống dưa hấu 51Hình 3.4 Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến tỷ lệ hoa cái trên câycủa các giống dưa hấu 54Hình 3.5 Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống dưa hấu ở các mứcphân bón 59Hình 3.6 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số sâuhại chính của các giống dưa hấu 63Hình 3.7 Năng suất của các giống dưa hấu ở các mức phân bón 69Hình 3.8 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến kích thước quả của các giống dưa hấu 74Hình 3.9 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chất lượng quả của các giống dưa hấu 76Hình 3.10 Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón trên các giống dưa hấu 79

Trang 8

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iii

Danh mục các bảng số liệu iv

Danh mục các hình v

Mục lục vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

3.1 Ý nghĩa khoa học 3

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

1.1 Nguồn gốc và phân loại cây dưa hấu 4

1.1.1 Nguồn gốc của cây dưa hấu 4

1.1.2 Phân loại dưa hấu 5

1.2 Đặc điểm thực vật học 6

1.2.1 Rễ 6

1.2.2 Thân 7

1.2.3 Lá 7

1.2.4 Hoa 7

1.2.5 Quả và hạt 8

1.3 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây dưa hấu 8

1.3.1 Yêu cầu về nhiệt độ 8

1.3.2 Yêu cầu về ẩm độ 9

1.3.3 Yêu cầu về ánh sang 9

1.3.4 Yêu cầu về đất đai 10

1.3.5 Yêu cầu về dinh dưỡng 10

Trang 9

1.4 Giá trị cây dưa hấu 11

1.5 Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý 12

1.5.1 Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý 12

1.5.2 Vai trò của việc bón phân cân đối và hợp lý 14

1.6 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam 15

1.6.1 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới 15

1.6.2 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam 17

1.7 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới và ở Việt Nam 21

1.7.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới 21

1.7.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa ở Việt Nam 23

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Nội dung nghiên cứu 25

2.2 Phạm vi nghiên cứu 25

2.3 Vật liệu nghiên cứu 25

2.3.1 Giống dưa hấu 25

2.3.2 Phân bón 26

2.3.3 Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian thí nghiệm 26

2.4 Phương pháp thực nghiệm 28

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 28

2.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 30

2.4.3 Quy trình kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất hiện nay 32

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 35

2.6 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 35

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

3.1 Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống dưa hấu 36

3.2 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chiều dài cành cấp 1 của một số giống dưa hấu 36

3.3 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến đường kính thân của một số giống dưa hấu 41

Trang 10

3.4 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sự phát triển của số lá trên cành cấp 1

của các giống dưa hấu 45

3.5 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá xanh còn lại trên cây khi thu hoạch của các giống dưa hấu 49

3.6 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến tỷ lệ hoa cái trên cây của một số giống dưa hấu 51

3.7 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thời gian sinh trưởng phát triển của các giống dưa hấu 55

3.8 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính của các giống dưa hấu 59

3.9 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa hấu 65

3.10 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chất lượng quả của một số giống dưa hấu 70

3.11 Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón trên các giống Dưa hấu 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

KẾT LUẬN 80

KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dưa hấu (Citrulls lanatus) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), có nguồn gốc

từ miền Nam châu Phi và là loại cây cho hiệu quả kinh tế cao được trồng phổbiến nhất trong họ Bầu bí hiện nay

Dưa hấu chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau quả ở nhiều nước trênthế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây dưa hấu tham gia tíchcực vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đang và sẽ là cây cho hiệu quả kinh tế cao,xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người nông dân

Dưa hấu có tính hàn có thể làm thức ăn giải nhiệt trong ngày hè nóng nực,quả dưa hấu có chứa nhiều lycopene - chất chống oxi hóa, bên cạnh đó dưa hấu

là một trong các loại thực phẩm hiếm hoi cung cấp chất citrulin - một loại axitamin có tác dụng làm mát cơ thể Ngoài ra dưa hấu còn cung cấp năng lượng vàmột số chất khác Khi nghiên cứu người ta thấy rằng: Trong 100g phần quả ănđược cho ta 15 kcals; 1,2g protein; 780 microgam vitamin A; 7mg vitamin C

Việt Nam là một nước có vị trí địa lý nằm trong vành đai nhiệt đới đồngthời có một diện tích đất cát rất lớn thích hợp cho việc trồng cây dưa hấu, nên từlâu cây dưa hấu đã trở thành một loại cây trồng quen thuộc với người nông dân ởnhiều vùng trong nước Tuy nhiên, từ trước tới nay người nông dân Việt Namtrồng dưa hấu chủ yếu là để cung cấp cho thị trường trong nước, với mục đíchchính là ăn tươi vào mùa hè hoặc là thờ cúng vào ngày tết, do đó mà nhu cầu tiêuthụ không lớn Trong những năm gần đây khi cây dưa hấu không còn đơn thuầnphục vụ cho nhu cầu ăn tươi hay thờ tết mà nó còn được sử dụng cho ngành côngnghiệp chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm như nước giải khát, bánh kẹo… thì nhucầu tiêu thụ dưa hấu ngày càng được mở rộng không những trong nước mà còn

có thể xuất khẩu ra nước ngoài Chính vì lý do trên mà những năm gần đây diệntích trồng dưa hấu trong nước nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng ngàycàng được mở rộng Nhưng một vấn đề bất cập đang đặt ra cho những nhà kỹthuật nông nghiệp cũng như người trồng dưa hấu là làm sao tìm ra được những

Trang 12

giống dưa hấu có năng suất cao, phẩm chất tốt thay thế cho những giống dưa hấuđịa phương có năng suất thấp, phẩm chất kém đang được sử dụng trong nướchiện nay.

Bên cạnh đó cũng như các loại cây trồng khác, muốn nâng cao năng suất,chất lượng, khả năng chống chịu,…thì phải tạo mọi điều kiện thích hợp cho câytrồng sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất Trong quá trình sản xuất nông

nghiệp, ông cha ta đã đúc rút kinh nghiệm "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ

giống" Trong điều kiện hiện nay khi đã có đầy đủ thuận lợi về hệ thống tưới tiêu,

điều kiện chăm sóc, …thì công tác phân bón cho cây trồng là rất quan trọng.Phân bón làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tuy nhiên việc sử dụng mộtlượng phân bón lớn không chỉ gây ra lãng phí trong sản xuất mà ở một chừngmực nào đó cũng có thể làm thay đổi tình trạng dinh dưỡng cũng như độ phì đấttheo chiều hướng không có lợi Nếu bón quá nhiều sẽ gây dư thừa, làm tăng khảnăng phát triển thân lá, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển gây hại Nếu bónquá ít thì sẽ không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, cây còi cọc ảnh hưởngđến khả năng sinh trưởng phát triển, không phát huy được tiềm năng về năng suất

và phẩm chất của giống

Để có một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, cần phải chuyển từ nềnnông nghiệp truyền thống chủ yếu “dựa vào đất” sang một nền nông nghiệp thâmcanh “dựa vào phân bón” Tuy nhiên, để nâng cao hiệu lực phân bón thì bón phâncân đối giữ vai trò quan trọng Bón phân cân đối và hợp lý không thể tách rờinhững hiểu biết cụ thể về điều kiện đất đai, khí hậu, cơ cấu cây trồng và chủngloại cây trồng

Trong khi đó, cũng như nhiều đơn vị sản xuất nông nghiệp trên địa bàntỉnh Nghệ An, quy trình bón phân cho dưa hấu hiện đang được các cơ quanchuyên môn hướng dẫn cho người dân là quy trình chung của huyện, được xâydựng trên cơ sở quy trình kỹ thuật sản xuất dưa hấu của Bộ NN & PTNT Chođến nay, số các nghiên cứu về phân bón cho dưa hấu trong điều kiện cụ thể vềđất đai, trình độ sản xuất của người dân lại còn rất khiêm tốn về số lượng

Trang 13

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ Xuân Hè 2015 trồng tại xã Nghi Liên – Tp Vinh – tỉnh Nghệ An”, nhằm góp phần làm cơ sở cho việc xác định

mức phân bón hợp lý cho dưa hấu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quảdưa hấu, nâng cao hiệu quả kinh tế của chúng tại địa phương

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng,phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ Xuân

Hè trên đất cát pha xã Nghi Liên – Tp Vinh để xác định mức phân bón phù hợpvới điều kiện sản xuất dưa hấu ở vùng này Thông qua thực nghiệm sử dụng cácmức phân bón khác nhau cho một số giống dưa hấu có triển vọng ở địa phương

để xác định mức phân bón hợp lý cho hiệu quả kinh tế lớn nhất có thể áp dụngtrong sản xuất tại địa phương

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

- Trên cơ sở khoa học, xác định được mức phân bón phù hợp với sinhtrưởng, phát triển của các giống dưa hấu trồng vụ Xuân Hè tại địa phương nhằmđạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho cáccông trình nghiên cứu về chế độ bón phân hợp lý đối với cây dưa hấu, góp phầnhoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế củachúng

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở thực tế cho việc

sử dụng mức phân bón hợp lý đối với một số giống dưa hấu để thử nghiệm ởvùng đất địa phương

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Nguồn gốc và phân loại cây dưa hấu

1.1.1 Nguồn gốc của cây dưa hấu

Dưa hấu - Citrullus lanatus (Thumb.) Mansf thuộc nhóm cây hai lá mầm,

họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loại cây trồng ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, có

thể tham gia trong nhiều công thức luân canh khác nhau [2], [6]

Theo một số tài liệu nghiên cứu của Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An,Nghiêm Thị Bích Hà, nguồn gốc của dưa hấu được xác định là khu vực nhiệt

đới Trung Phi, một phần phía Bắc sa mạc Sahara [7] Lanatus là một trong 3 loài của giống Citrullus [30], chúng có mặt ở lưu vực sông Nile từ 2.000 năm trướcCông nguyên Dưới các triều đại vua Ai Cập, dưa hấu được coi là một biểu tượng

về phương thức sinh sống, thường đặt trong các lăng mộ của các Phraon sau khichết (Sauer J.D., 2004) Nhà truyền giáo David Livingstone (1857) đã phát hiệnthấy cả 2 loài dưa Melon đắng và ngọt hoang dại sinh trưởng ở châu Phi Ông để

ý thấy người địa phương dùng chúng như nguồn nước trong mùa khô Vì vậychâu Phi được xác định là trung tâm nguồn gốc của dưa hấu, ở vùng cận nhiệtđới châu Phi vẫn còn những vùng dưa hấu rộng lớn tồn tại cho tới ngày nay [9]

Dưa hấu có mặt tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và khu vực Nam Mỹkhoảng năm 1.600 sau Công nguyên Các thương gia châu Phi đã mang hạt dưahấu đến bán ở nhiều vùng của châu Mỹ, những năm 1640 dưa hấu được trồngrộng rãi ở Mỹ và xuất hiện tại Hawaii vào cuối thế kỷ 18 [31], giống tốt đã đượcsản xuất tại Mỹ đó là Alabama sweet (1850), Peerless (1960) và 2 giống Phinneyearly và Gerogia Rattlenake (1870), sau đó là giống Charleston Gray (1954) vàCrim sweet, Jubibe (1964), [9]

Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đớinóng và khô của châu Phi và được canh tác rộng rãi trong vùng Địa TrungHải cách đây hơn 3.000 năm Theo Ito Iziko (1994) dưa hấu có nguồn gốc Namchâu Phi và được đưa vào Trung Quốc và miền Đông Liên Xô từ thế kỷ thứ 10,

đến Anh vào năm 1600 Theo Therese N (2005) [32], dưa hấu hoang phân bố

Trang 15

rộng rãi ở châu Phi và châu Á, nhưng nó được bắt nguồn từ phía Nam châuPhi, Namibia, Boswana, Zimbabwe, Mozambique, Zambia và Malawi [32]…

Theo Robertson H (2005) [31], các giống dưa hấu hoang dại rất phổ biến

ở châu Phi, châu Á và được ghi nhận từ ít nhất 2.000 năm trước Công nguyên.Vào năm 800 sau công nguyên dưa hấu được trồng ở Ấn Độ và trở thành trungtâm dưa hấu lớn thứ 2 trên thế giới Dưa hấu du nhập vào Đ ông Nam Ákhoảng thế kỷ 15 và đưa vào Trung Quốc khoảng năm 1600 [8], [9], [13]….Thế kỷ 13, những người Morocco (Ma-rốc) trong cuộc xâm chiếm đã đưa câydưa hấu đến với châu Âu, chúng xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào năm

1615 Dưa hấu được người châu Âu trồng phổ biến từ thế kỷ VI [2] Dưa hấuphát triển tốt ở những nơi có mùa hè nóng và kéo dài, chính vì vậy mà ở Bắc Âuđiều kiện trồng dưa hấu không phù hợp Việc trồng dưa hấu ở châu Âu đã khôngphát triển so với các vùng của châu Mỹ [30], [31]…

Carol Miles, Ph.D (2005) [20] cho rằng cây dưa hấu có nguồn gốc từchâu Phi, bằng chứng về sự canh tác dưa hấu được tìm thấy trong các thư tịch cổtại Ai-Cập và Ấn Độ từ 2500 năm trước Công nguyên Dưa hấu có mặt tại châu

Mỹ khoảng năm 1600, được trồng đầu tiên tại Massachusetts vào năm 1629 vàđến giữa thế kỷ 17 chúng được trồng ở Florida [20] Cho đến những năm 1980,dưa hấu vẫn được coi là một loại trái cây theo mùa, nhưng hiện nay, nhờ sự đadạng về nguồn nhập khẩu và sản xuất nội địa, nên sản phẩm này luôn sẵn cóquanh năm

Ở Việt Nam, lịch sử về cây dưa hấu gắn liền với câu chuyện Mai AnTiêm trong truyền thuyết về các Vua Hùng Với các tỉnh Nam Bộ, từ lâu dưahấu được xem là loại trái cây không thể thiếu trên mâm Ngũ quả trong ngày tết

cổ truyền của dân tộc [5]

1.1.2 Phân loại dưa hấu

Trong nhiều năm quả dưa hấu vẫn được phân loại là Citrullus

vulgarisschrrad Nhưng đến năm 1963, thieret đã đặt tên chính xác là Citrullus lanatus (thumb.) Mansf.

Trang 16

Coginiaux và Harms (1923) đã trích dẫn tài liệu của Shimotsuma cho rằng

có 4 loài Citrullus, Viz C vulgaris Schrrad Bây giờ gọi là:

Citrullus lanatus (thumb.) Mansf

Citrullus colocynthis (L.) schrad

Citrullus ecirrhosus cogn

Citrullus naudinianus (sond.) Hook

Shimotsuma đã mô tả các loài đó như sau:

- C.lanatus (thunb.) Mansf là cây hàng năm, nguồn gốc ở miền Nam châuPhi Loài này được cung cấp rộng rãi ở Ai Cập và miền Nam, miền Tây và Trung

Á Lá lớn và xanh, chia thùy sâu từ 3 – 5 cánh, đôi khi thùy đơn giản Hoa trungbình, đơn tính cùng gốc Quả từ trung bình đến lớn, vỏ quả dày, thịt quả chắc cónhiều nước Màu sắc thịt quả có thể đỏ, vàng, trắng [9]

- C.colocynthis là cây lưu niên, có nguồn gốc ở Bắc Phi, loài này khác vớiC.vulgaris chủ yếu hình thái các bộ phận trên cây Lá nhỏ,thùy lá hẹp, lông phủtrên thân lá màu xám Hoa đơn tính cùng gốc Hạt nhỏ, màu hạt nâu [9]

- C.naudinianus và C.ecirrhosus cogn Cả 2 đều có nguồn gốc ở vùng samạc Nam Phi và Tây Phi Đặc điểm sinh trưởng dinh dưỡng của C.naudinianuskhác với các loài trên ở lá hình chân vịt, xẻ thùy sâu, phủ đầy lông Tua cuốn đơngiản, kéo dài hoặc mảnh mai [9]

Hoa đơn tính cùng gốc, ra hoa ở năm thứ 2

Tất cả 4 loài có thể thụ phấn chéo lẫn với nhau, hạt nảy mầm tốt, F1 sinhtrưởng tốt

1.2 Đặc điểm thực vật học

1.2.1 Rễ

Theo các tác giả (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà) Dưahấu thuộc họ bầu bí xuất xứ ở miền Nam châu Phi, nên hệ rễ của chúng có thể ănsâu như bí ngô Khi gặp điều kiện thời tiết khô hạn rễ chính có thể ăn sâu tới 40

cm và chiều rộng 0,7 – 1,2 cm Vì vậy chúng có thể sinh trưởng và phát triển ởvùng bán sa mạc và thảo nguyên Rễ nhánh, rễ phụ phát triển theo điều kiện đấtđai Hệ rễ phân bố ở tầng đất 0 – 30 cm, chủ yếu tập trung ở tầng đất 15 – 20 cm [9]

Trang 17

1.2.2 Thân

Theo một số tài liệu đã nghiên cứu của một số tác giả (Tạ Thu Cúc, HồHữu An, Nghiêm Thị Bích Hà) cây dưa hấu thuộc loại cây thân thảo có đặc tính

là bò lan, sống hàng năm Thân phủ nhiều lông dài, các đốt thân có tua cuốn chẻ

2 - 3 nhánh [5], [16] Thân thường dài từ 2 - 6m, có nhiều mắt, mỗi mắt mangmột lá, chồi nách và vòi bám Chồi nách phát triển thành dây nhánh như thânchính, các chồi gần gốc phát triển mạnh hơn chồi gần ngọn [14] Ở thời kỳđầu thân chính sinh trưởng là chủ yếu, sau khi thân dài khoảng 1m thì cànhcấp 1 mới sinh trưởng mạnh và duy trì trong thời gian tiếp theo [8]

1.2.3 Lá

Dưa hấu thuộc loại 2 lá mầm, hai lá mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau quađỉnh sinh trưởng, lá mầm nhỏ Lá mầm hình ovan có tác dụng nuôi cây trong giaiđoạn đầu nhưng tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Láthật đơn, mọc xen, lá có hình tim, xẻ thùy nông hay sâu tùy thuộc từng giống

Lá đầu tiên chẻ thùy nông [14] Lá dưa hấu có cuống dài, ngắn tuỳ theo giống,cuống lá có lông mềm Phiến lá có màu xanh nhạt, kích thước 8 - 30cm, rộng

5 - 15cm, phiến lá chẻ 3 - 5 thuỳ lông chim, 2 mặt lá đều có lông ngắn [5] cótác dụng bảo vệ và chống thoát nước Người trồng dưa quan tâm tới độ lớn, sựcân đối và thời gian duy trì lá mầm trên cây dài hay ngắn Những yếu tố ảnhhưởng tới chất lượng 2 lá mầm là dinh dưỡng, khối lượng hạt giống to hay nhỏ,

độ ẩm đất, nhiệt độ, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm lá bị co rút lại

Quá trình nghiên cứu số lá, tuổi thọ lá của các tác giả (Tạ Thu Cúc, HồHữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2000) đã cho kết quả như bảng sau [9]

Bảng 1.1 Số lá và tuổi thọ lá của giống dưa hấu

Tổng số lá trên cây thân chính Tuổi thọ trung bình của 1 lá (ngày)

Trang 18

cứ 5 - 7 hoa đực thì có một hoa cái [16] Hoa cái và hoa lưỡng tính thườngxuất hiện ở nách lá thứ 7 và vẫn có một số lớn hoa tự thụ phấn xảy ra mộtcách bình thường [8].

1.2.5 Quả và hạt

Dưa hấu có quả rất phong phú và đa dạng về trọng lượng, kích cỡ, hìnhdạng và màu sắc Quả to chứa nhiều nước, thịt quả mọng, trọng lượng thay đổinhiều tuỳ theo giống và chế độ canh tác, có thể từ 1 -2 kg đến 5 – 10 kg nhưngphổ biến từ 2 - 5kg Quả có dạng hình cầu, hình trứng hay thuôn dài tuỳgiống Vỏ ngoài quả có màu lục đen hoặc xanh, nhiều khi có sọc vằn Bề mặt

vỏ quả nhẵn, bóng, giòn và dễ vỡ Lớp cùi phía trong vỏ quả có màu trắng, độdày mỏng khác nhau tùy đặc tính từng giống Thịt quả có màu đỏ chứa nhiềunước, khi chín hạt đen nhánh, dẹt Màu đỏ của thịt quả, độ đường chứa trongquả và số hạt trong quả nhiều hay ít tuỳ thuộc từng giống và chế độ canh tác.Ngoài ra hiện nay nhờ kết quả lai tạo đã có những giống dưa hấu ruột vàng hoặcdưa hấu vỏ vàng [5], [8]

1.3 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây dưa hấu

1.3.1 Yêu cầu về nhiệt độ

Là cây có nguồn gốc nhiệt đới và thuộc nhóm cây ngắn ngày nên cây dưahấu ưa nhiệt độ cao trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, nhiệt độ thíchhợp để cây sinh trưởng là 20 – 30oC, dưới 18oC cây sinh trưởng không bìnhthường Nhiệt độ dưới 15oC cây ngừng sinh trưởng và phát triển, tỷ lệ đậu tráithấp và trái lớn rất chậm làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất [2] TheoPurseglove (1974) dưa hấu phát triển tốt ở vùng khô nóng với sự dồi dào về ánhsáng

Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình nảy mầm của hạt là 28 – 30oC Thời

kỳ cây con thích hợp nhất là 28 – 30oC vào ban ngày và 20oC vào ban đêm Thời

kỳ nở hoa là 25oC, nếu nắng nóng quá sẽ cản trở quá trình thụ phấn Quả pháttriển thuận lợi ở nhiệt độ 28 – 30oC, nếu nhiệt độ thấp quả sẽ phát triển chậm,màu quả nhợt nhạt, chất lượng kém, năng suất thấp [9], [14]

1.3.2 Yêu cầu về ẩm độ

Trang 19

Dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, khô, nên cây có khả năng chịuhạn Khí hậu khô ráo là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt, mặt đất khôcũng thuận lợi cho dưa sinh trưởng Mưa nhiều làm mặt đất ẩm ướt, cây sẽ ranhiều rễ bất định trên thân và hấp thụ nhiều dinh dưỡng làm dây lá phát triểnmạnh, sum xuê và ảnh hưởng đến sự đậu quả Nếu ẩm độ không khí cao, lá vàquả thường dễ mắc bệnh thán thư, thân dễ bị bệnh chảy gôm và nứt thân [6].

Do trong quả có chứa nhiều nước nên giai đoạn quả phát triển sẽ cầnnhiều nước, tuy nhiên khi quả gần chín cần giảm lượng nước để quả tích lũyđường, giai đoạn này cần cung cấp nước đều đặn vì nếu gặp khô hạn khi tưới

sẽ dễ gây nứt quả, nứt thân [14] Hạt dưa hấu yêu cầu độ ẩm đất cao để nảy mầmKhi nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt Thời kỳ sinh trưởngphát triển mạnh đến ra hoa cái yêu cầu độ ẩm đạt 70-80%, thời kỳ quả rộ, quảphát triển yêu cầu độ ẩm cao hơn 80% Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng,phát triển của dưa hấu là 70 - 80%, dưa hấu là cây không chịu úng [8] Dưa hấuthuộc nhóm cây chịu hạn, bộ rễ lúc phát triển nhất đạt 3 - 4 m chiều sâu và 5 - 8

m đường kính Tuy vậy, hệ số thoát nước lớn nên nhu cầu giữ ẩm đất cho câythường xuyên là cần thiết, nhất là thời điểm đầu [2]

1.3.3 Yêu cầu về ánh sáng

Dưa hấu là cây ưa sáng nên cần khoảng cách rộng để sinh trưởng vàphát triển, cây ưa cường độ ánh sáng mạnh để thúc đẩy quá trình trao đổi chất,làm quả nhanh lớn, chín sớm, năng suất cao Nếu thiếu ánh sáng, thân bò dài,quả non dễ bị rụng Độ dài ngày có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng củacây, số giờ chiếu sáng trong ngày 8 - 10 giờ sẽ làm cây ra hoa sớm hơn và lượnghoa cái sẽ nhiều hơn [2] Số giờ chiếu sáng tối thiểu cần thiết cho dưa hấu là

600 giờ/vụ [6], [14]

Ở thời kỳ cây con nếu thiếu ánh sáng, trời âm u, có mưa phùn sẽ làmxuất hiện nhiều bệnh hại, vì vậy nhân dân ta có câu “nắng được dưa, mưa đượclúa” [8]

Trang 20

1.3.4 Yêu cầu về đất đai

Dưa hấu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến đất sétnặng, thích hợp nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tầng canh tác dày, không chua(pH = 6 - 7 là thích hợp) Các chân đất ven sông, đất bãi đều thích hợp cho dưahấu phát triển, nếu đất trũng cần lên luống cao để thoát nước tránh gây thối rễcho dưa

Tuy dưa hấu sinh trưởng trên đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình nhưng cầntăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo đất, so với các cây trong nhóm dưa hấuchịu được độ pH lớn hơn 1 chút Tuy nhiên ở độ pH đất thấp (đất chua) dưa hấu

dễ bị bệnh hại

1.3.5 Yêu cầu về dinh dưỡng

Cũng như những cây trồng khác, dưa hấu cần có đầy đủ các nguyên tốdinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng và vi lượng Theo Trần Khắc Thi [13] và

Tạ Thu Cúc [9] thì sự cân bằng 3 yếu tố N, P, K là yêu cầu quan trọng đối với

sự tăng trưởng, sản lượng và chất lượng trái dưa hấu, thời kỳ đầu sinh trưởngcần N và P Cuối thời kỳ sinh trưởng cần kali và lân, 2 yếu tố này góp phần cảithiện chất lượng thịt quả Dưa hấu hầu như không tỏ ra bất cứ mọi sự phản ứngđặc biệt nào với sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong đất

Theo Trần Khắc Thi và cộng sự [14], vai trò của một số nguyên tố dinhdưỡng chính đối với cây dưa hấu như sau:

Đạm: Giúp cây con tăng trưởng nhanh, quả nhanh lớn Cần bón khi câybắt đầu ngả ngọn và sau khi đậu quả Nếu thiếu đạm, cây phát triển chậm, đốtngắn, lá nhỏ, quả nhỏ Ngược lại nếu thừa đạm cây sẽ sinh trưởng thân lámạnh, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh kém, quảnon dễ rụng, chín chậm, nhiều nước, vị nhạt, khó bảo quản và mau thối quả

Lân: Làm hệ rễ phát triển mạnh ở giai đoạn đầu, giúp cây nhanh ra hoa,

dễ đậu quả, thịt quả chắc Khi thiếu lân tốc độ sinh trưởng của cây giảm, ítnhánh, lá mỏng, năng suất thấp

Trang 21

Kali: Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu, thúc đẩy quá trìnhchuyển hóa đường trong giai đoạn quả chín, làm cho thịt quả chắc, vỏ cứng dễvận chuyển, bảo quản Bón kali lúc sắp thu hoạch sẽ làm tăng chất lượng quả.

Các nguyên tố trung lượng và vi lượng: Các nguyên tố này cũng có vai tròquan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất dưa hấu

1.4 Giá trị cây dưa hấu

Giá trị của quả dưa hấu đã được dân gian đúc kết qua câu: "Nhiệt thiênlưỡng khảm qua, dược vật bất dụng qua" (Trời nóng ăn hai quả dưa thì khôngcần phải uống thuốc) và coi dưa hấu là "Hạ quý thủy quả chi vương" (Vua củatrái cây mùa hè) Các y thư cổ như Bản thảo phùng nguyên, Tùy tức cư ẩm thựcphổ, Nhật dụng bản thảo đều cho rằng dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giảithử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa nhiều chứng bệnhnhư mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do viêm thận, tiểu đường, cao huyết áp,

lỵ, say nắng, nóng, giải độc rượu Thậm chí còn coi dưa hấu có tác dụng thanhnhiệt tả hỏa tựa như “cổ phương trứ danh Bạch hổ thang” Vỏ quả dưa hấu cótính mát, sắc uống có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nếu đốt thành than, tánnhỏ để ngậm khỏi lở loét miệng Hạt dưa hấu có tính lạnh, ăn bùi, khi sao vàngsắc uống có tác dụng chữa đau lưng [41]

Quả dưa hấu non được gọi là dưa hồng, có thể dùng để xào, nấu canh

và muối chua Thịt quả dưa hấu khi chín có vị ngọt, mát và chứa nhiều nướcdùng để ăn tươi hoặc chế biến nước giải khát Thành phần ruột quả có 90% lànước, 9% các hợp chất Hydratcarbon [24], [28] Dưa hấu chứa nhiều chấtdinh dưỡng khác nhau như Protein (0,7%), Lipid (0,1%), các Vitamin A, C vàcác chất trung lượng, vi lượng như Canxi, Magiê, Sắt … [5]

Dưa hấu là loại thực phẩm được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới,với cách sử dụng rất phong phú ña dạng, hầu hết dùng để ăn tươi, giải kháthoặc như người dân Nga còn dùng để sản xuất bia, siro…[9]

Về giá trị y dược, các nhà khoa học còn nhận định: Những miếng dưahấu mát lạnh trong ngày hè oi bức không những làm cho chúng ta thỏa cơnkhát mà còn có nhiều công dụng hữu ích như:

Trang 22

Khoẻ hơn: Dưa hấu chứa nhiều lycopene - chất chống ôxy hoá có tác dụngchống lại các bệnh tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt Cà chua cũng vốn là loạiquả có chứa lượng chất lycopene, nhưng nó chỉ được “phát huy” khi nấu chínvới một ít dầu ăn Dưa hấu không cần phải nấu và ngoài ra lượng lycopene

có trong dưa hấu nhiều hơn 40% so với lượng lycopene trong cà chua

Cung cấp vitamin C: Một miếng dưa hấu to (tương đương với 2 cốcnước ép) cung cấp một nửa lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày

Chống nhiễm trùng: Hai cốc nước ép dưa hấu cũng cung cấp cho cơ thể ¼lượng α- carotin cần thiết hàng ngày Cơ thể sử dụng chất này để tạo ra vitamin

A Cơ thể thiếu α - carotin dễ bị virus xâm nhập, dễ bị nhiễm trùng và thị lực bị

ảnh hưởng

Lành vết thương nhanh chóng: Dưa hấu là một trong những loại thựcphẩm hiếm hoi cung cấp chất citrulin, một loại chất axit amin có tác dụng làmlành vết thương Chất này có nhiều hơn ở phần vỏ của dưa nhưng mọi ngườithường hay bỏ đi

Giảm stress: Dưa hấu là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp kiểm soáthuyết áp của cơ thể Trong những buổi sum họp gia đình, dưa hấu là thức ănhợp lý khiến mọi người thư giãn, không căng thẳng

Thoả cơn khát: Chỉ có khoảng 96 calo trong 2 cốc nước ép dưa hấu, cònlại là hàm lượng chất lỏng cao giúp bạn thoả cơn khát Vì thế hãy coi dưa hấu làmột giải pháp tuyệt vời khi cổ họng bạn đang khát khô [36]

1.5 Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý

1.5.1 Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý

Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến,thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sảnxuất nông nghiệp

"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất" [35].

Trang 23

Các tác giả Nguyễn Văn Bộ (1999), Bùi Đình Dinh (1998), Võ Minh Kha(1996), Vũ Hữu Yêm (1995) cho biết: Khái niệm bón phân cân đối là một kháiniệm cụ thể và luôn biến động Đó là cân đối về nhu cầu và lượng hút của câytrồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau,cân đối giữa các điều kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực phân bón như nước,ánh sáng v.v cũng như cân đối trong mối quan hệ với từng loại cây trồng trongmột hệ thống luân canh Do vậy, để có các công thức khuyến cáo phân bón ngàycàng gắn với điều kiện cụ thể thì một hệ thống nghiên cứu hiệu lực phân bón theovùng sinh thái cần được thiết lập ổn định.

Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sinhtrưởng và phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các câytrồng nông nghiệp [28] Tuy nhiên, tác dụng tích cực của phân bón đến năng suất

và phẩm chất của cây trồng cũng như môi trường đất và nước chỉ thể hiện khiđược sử dụng một cách cân đối và hợp lý [19], [27]

Kết quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy bón phânkhông cân đối có thể làm giảm năng suất tới 20 - 50 % [21]

Xuất phát từ lý do nêu trên, để có một nền nông nghiệp phát triển bềnvững, bắt buộc phải chuyển từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu “dựa vào đất”,sang một nền nông nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón” với giống mới, năngsuất và chất lượng cao kết hợp với phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng [4]

Theo Bùi Huy Hiền (1997) thì trong 20 năm qua việc sử dụng phân bóntrong thâm canh cây trồng ở nước ta diễn ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa N,

P và K Tỷ lệ sử dụng kali thấp hơn nhiều so với đạm và lân Cũng theo tác giảnày thì việc sử dụng phân bón không cân đối đã hạn chế đáng kể năng suất câytrồng, giảm hiệu lực sử dụng phân bón và gây lãng phí Nguyên nhân là bón phânkhông cân đối làm cho lượng dinh dưỡng trong đất biến động mất cân đối dẫnđến giảm năng suất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của một

số loại bệnh hại [1]

Trang 24

1.5.2 Vai trò của việc bón phân cân đối và hợp lý

Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhấtđịnh với những tỷ lệ nhất định giữa các chất Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó,cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡngkhác ở mức thừa thải

Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn cóảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau

Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đốicác yếu tố dinh dưỡng Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phânbón được sử dụng Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau

ở các loại đất khác nhau Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ

sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại phân khác

Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốtcủa các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốtđối với năng suất cây trồng và đối với môi trường Bón phân cân đối có các tácdụng tốt là:

* Ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất:

Bón phân cân đối có thể làm ổn định và nâng cao độ phì nhiêu cho đất docây trồng không phải khai thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng mà ta không cungcấp cho nó Bón phân cân đối không chỉ bù đắp lượng dinh dưỡng cây trồng lấy

đi mà còn làm cho đất tốt lên nhờ lượng thực vật còn lại sau mỗi vụ thu hoạchtăng lên

* Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất:

Việc tăng vụ, sử dụng các giống mới chỉ có hiệu quả nếu biết áp dụngbón phân cân đối Bón phân cân đối cho phép phát huy cao tiềm năng năng suấtcủa tất cả các loại cây trồng

* Tăng phẩm chất nông sản:

Bón phân cân đối làm tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc, tăng hàmlượng các vitamin trong rau và hoa quả, tăng hàm lượng đường trong mía, giảm tíchlũy nitrat trong rau, làm hình dáng màu sắc nông sản hấp dẫn hơn…

Trang 25

* Bảo vệ nguồn nước:

Phân hóa học nếu được sử dụng đúng chủng loại, cân đối về tỷ lệ, phù hợpvới nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng thì khả năng mất dinhdưỡng sẽ rất thấp do cây trồng hấp thu gần hết Trong khi đó, đối với phân hữu

cơ nhiều khi cây trồng đã thu hoạch, phân hữu cơ vẫn tiếp tục giải phóng chấtdinh dưỡng và do vậy nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước là khó tránh khỏi Bónphân cân đối sẽ ngăn ngừa quá trình trên

* Hạn chế khí thải độc hại làm ảnh hưởng môi trường:

Phân đạm khi bón vào đất đều phải chịu ảnh hưởng của các quá trình biếnđổi, trong đó có quá trình hình thành khí amoniac (NH3) Nếu bón đạm khôngđúng lúc, không đúng phương pháp (bón vãi trên mặt đất chẳng hạn), bón quánhiều và không cân đối với lân và kali nên cây trồng không sử dụng được hết sẽdẫn đến lượng khí NH3 tăng lên ảnh hưởng xấu đến tầng ôzôn và là nguyên nhângây ra mưa axit Ngoài ra, bón phân cân đối sẽ làm cây trồng sinh trưởng tốt hơnnên khả năng đồng hóa khí cacbonic cao hơn, thải ra oxy nhiều hơn và làmkhông khí trong lành hơn

Vì vậy, bón phân cân đối và hợp lý là bón phân dựa trên đặc điểm sinh lý

và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, tính chất của từng loại đất và điều kiệnmùa vụ cụ thể, tức là sử dụng phân bón theo 4 đúng: đúng chủng loại, đúng liềulượng, đúng tỷ lệ và đúng lúc, nhằm đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa câytrồng, đất, phân bón

1.6 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam

1.6.1 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới

Ở các nước trên thế giới, vai trò của phân bón trong việc tăng năng suất,phẩm chất cây trồng và tăng độ phì của đất đã được xác nhận

Nhà bác học Rumani Davideson (5/1957) trong hội nghị quốc tế đã nói:

“Cơ sở nông nghiệp là độ phì nhiêu của đất và cơ sở của độ phì nhiêu của đất làphân bón Nhờ có phân bón mà diện tích nhỏ cho năng suất cao”, với 26 nămkinh nghiệm nghiên cứu tại viện khoa học, ông đã chứng minh rằng không cócách nào hiệu quả hơn là nâng cao năng suất bằng cách sử dụng phân bón, ông

Trang 26

nêu lên vai trò của phân bón trong việc nâng cao năng suất và chất lượng nôngsản khi diện tích đất đai ngày càng thu hẹp dần Năm 1989, toàn thế giới đã sửdụng 147 triệu tấn phân hóa học Song việc bón phân vô cơ về lâu dài như ở ViệtNam làm đất chua (PH cao), tỷ lệ mùn giảm, đất chai cứng, gây ô nhiễm môitrường, dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản giảm, đồng thời trong nông sảnthường tích tụ nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe của con người, vì vậy bón phân

vô cơ không phải là phương án tối ưu khi sản xuất về lâu dài [41]

Phân hữu cơ tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng(thành phần kim loại nặng, hàm lượng NO3- đều rất thấp), thành phần dinh dưỡngtrong rau cao, phân hữu cơ còn làm tăng độ tơi xốp cho đất, làm cho đất không bịchai cứng và bạc màu Hiện nay ở các nước trên thế giới đang quan tâm đến việc

sử dụng các loại phân bón hữu cơ (phân bón sinh học ) và các chế phẩm sinh họcbao gồm các loại phân chuồng, phân ủ, phân xanh các loại, phân vi sinh Ở Ấn

Độ, hàng năm sản xuất ra khoảng 265 triệu tấn phân ủ, lượng bón bình quân 2 tạ/ha/năm, tương đương với 3,5-4 triệu tấn NPK và 6,7 triệu ha cây phân xanh, mỗi

ha thu được 40-50 kg đạm, ước tính thu được khoảng 0,3 triệu tấn đạm [41]

Đặc biệt Trung Quốc là nước sử dụng phân bón hữu cơ rất lớn nhất làphân chuồng, phân xanh rơm rạ, tương đương với 9,8 tấn NPK nguyên chất, và

sử dụng nhiều loại phân sinh học trên đồng ruộng Phân sinh học sử dụng cho 1

ha tương đương với 65 kg (N+ P2O5 +K2O )

Bón các loại phân hữu cơ vào trong đất, có tác dụng làm cho đất về lâu dài

có điều kiện để tích lũy thêm được mùn do đó tăng độ phì của đất

Việc bón phân hữu cơ có khả năng cải thiện tính chất lý, hóa sinh của đất

rõ rệt và trong điều kiện đất nhiệt đới của nước ta, điều đáng chú ý hơn hết làviệc tăng thêm dung tích hấp thu cho đất, nhờ đó mà khả năng hấp thu và dự trữdinh dưỡng cho cây

Tác dụng của bùn ao khô dầu cũng được nêu lên từ thế kỷ 13 trong cuốn

“Nông trang tạp yếu” của Phương Nguyên, đời Nguyên.Than bùn chứa đầy đủcác hợp chất hữu cơ, vô cơ cũng như các loại phân hữu cơ khác,trong đó chất

Trang 27

hữu cơ chiếm từ 39,5 – 60,5 % trong chất hữu cơ thường tỷ lệ axit humic khácao.

Axit humic có dung tích hấp thụ và khả năng giữ ẩm cao Tác dụng sinh

lý, hóa nông của axit humic là kích thước tác dụng có bộ rễ làm cho cây sinhtrưởng mạnh Chính vì vậy ở Liên Xô, ngoài việc dùng than bùn độn chuồng, chếbiến các loại phân khác, than bùn còn dùng để điều chế các loại phân kích thíchnhư: Humat natri, Humophot [41]

Từ hàng năm nay, rong biển cũng như một loại phân hữu cơ, được dùngtrong nông nghiệp để cải tạo những loại đất có môi trường hóa học bất thuận chocây trồng và để làm phân bón Rong bón vào đất giải phóng chất hữu cơ và chấtkhoáng vi lượng giúp ích cho cấu trúc đất thêm tơi xốp và tăng độ màu mỡ Ở

Mỹ, Canada và một số nước phát triển, các loại phân bón sinh học mới sử dụngtrong nông nghiệp đều cho nông sản đạt giá trị hữu cơ, cà chua trồng trong nhàkính đạt tới 740 tấn/ha/năm, dưa chuột đạt 1000 tấn/ ha/năm Ở Thái Lan việc sửdụng các chế phẩm sinh học hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã làm chi giá trịnông sản của nước này có vị thế rất cao trên thị trường thế giới [41]

Thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng Atonik do hãng hóa chất Nhật Bản sản xuất Asahi là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng thế hệ mới.Cũng như các vitamin, làm tăng khả năng sinh trưởng, bảo vệ cây trồng tránhkhỏi những ảnh hưởng xấu của điều kiện sinh trưởng không thuận lợi gây ra.Asahi có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, tăng năng suất và chất lượng nông sản[18], [41]

1.6.2 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam

Mỗi năm nông dân Việt Nam sử dụng khoảng 5 triệu tấn phân bón vô cơquy chuẩn, không phân hữu cơ và các phân khác do các cơ sở tư nhân và công tyTNHH sản xuất, cung ứng [40]

Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ trung bình 7,2%/ năm, phân lân tăng13,9%/năm, riêng kali có mức tăng cao nhất là 23,9%/năm Tổng sử dụng N+P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0 %/ năm và trong thời gian tới

có xu hướng tăng 10%/ năm Trong 15 năm qua, ở các giai đoạn: 1985-1990;

Trang 28

1991 – 1995; 1996 – 2001 lượng tiêu thụ phân kali ở Việt Nam tăng rất nhanh vàliên tục Ở các giai đoạn: 1985 – 1990; 1991 – 1995; 1996 – 2001 mức tiêu thụphân đạm tăng hàng năm là 10,3 %; 16,7%; 8,2% tương ứng Như vậy trong 5năm trở lại đây mức tiêu thụ phân đạm đã giảm dần Ở 3 giai đoạn trên, mức tiêuthụ phân lân là 13,4 %; 26,8%; 21,1% tương ứng và cũng có xu hướng giảm mứctăng như phân đạm Theo kết quả điều tra tại vùng sản xuất rau ở xã Tú Sơn –Kiến Thụy – Hải Phòng, người trồng rau tại đây sử dụng chủ yếu là đạm, lân, vàphân tươi tưới cho rau.[40]

Hiện nay ngành sản xuất phân hóa học ở nước ta mới đáp ứng được 45%nhu cầu của nông nghiệp còn lại phải nhập khẩu hầu như toàn bộ phân đạm ure,kali và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn NPK với tổng số 3 triệu tấn /nămriêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập khẩu hoàn toàn nên tiêu thụ kali ởnước ta bị phụ thuộc thị trường nước ngoài.[40]

Trước những năm 70 ở Miền Bắc Việt Nam, nông nghiệp sử dụng phânhữu cơ là chủ yếu Phân bón chủ yếu là phân compot, phân rác phân xanh cácloại Từ khi bắt đầu cuộc “Cách Mạng Xanh” đến nay, với các cơ cấu cây trồngmới, giống mới (đặc biệt là các giống lai), hệ thống tưới tiêu được cải thiện, khảnăng cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tăng cường Đặc biệt saukhi một số điều trong luật đất đai được sửa đổi (12/1998), sản xuất nông nghiệpnước ta đã đi theo hướng thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất, chất lượng nôngsản với yêu cầu của thị trường

Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ởViệt Nam, lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt về đạm, kali, lân Đâycũng là các chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và sẽ chiphối hướng sử dụng phân bón Mặt khác, khi bón phân người ta cũng bắt đầu tínhđến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí cho từng giống cụ thể,trong các vụ gieo trồng trên từng loại đất riêng Vì vậy trong việc bố trí cơ cấusản phẩm phân bón, vấn đề quan trọng là phải nắm được cơ cấu ding dưỡng câytrồng trong vụ đồng thời có tính đến đặc điểm của các loại cây trồng vụ trước

Trang 29

Thực tế cũng chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là một loại phân bón bổsung chứ không thể thây thế hoàn toàn phân vô cơ (phân khoáng) Do vậy, đểđảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững, phải tăng cường sử dụngphân bón trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, trong cácloại phân bón được sử dụng không những cân đối về tỷ lệ mà phải cân đối vớilượng hấp thụ để bù lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất.

Vì vậy nông nghiệp nước ta nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng khôngthể chấp nhận được nguyên lý “tuyệt đối không sử dụng phân hóa học và thuốctrừ sâu hóa học” đặc biệt trong điều kiện chúng ta ngày càng trồng nhiều giốngcây trồng có năng suất cao Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững đangđặt ra yêu cầu sử dụng phân bón hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế Trướchết phải tăng cường sử dụng phân hữu cơ cùng với các biện pháp kỹ thuật khácnhư: cày vặn rạ, cày vùi các loại phụ phẩm cây trồng (đặc biệt là các loại cây họđậu) hoặc trồng xen loại cây họ đậu lớn cây bóng mát ở vườn cà phê hay vườncây ăn quả Trên cơ sở đó dùng một loại phân bón hóa học hợp lý bón cân đốicho mỗi loại cây trồng trong hệ thống cơ cấu cây trồng trên từng loại đất

Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón ở Viện thổ nhưỡng – nônghóa và các Viện, trường Đại Học Nông Nghiệp từ năm 1995 đến nay cho thấymột số hạn chế về việc sử dụng phân bón ở nước ta như sau [18]

- Việc bón phân mới chỉ chú trọng ở đồng bằng nơi có một số cây trồng cólượng nông sản hàng hóa tương đối lớn như: lúa, ngô, lạc, khoai tây, rau vụđông ở đất đồi núi, người ta chỉ chú trọng bón phân cho các vùng chuyên canhnhư chè, mía Trong 10 năm qua, tỷ lệ bón phân N, P, K đã cân đối hơn (tỷ lệ N:P: K của các năm 1990, 1995, và 2000 là 1: 0,12 : 0,05; 1: 0,46 : 0,12;1:0,44 :0,37 tương ứng Tuy nhiên, tỷ lệ bón phân NPK vẫn còn mất cân đối, đặcbiệt đối với cây trồng trên đất dốc (tỷ lệ kali còn rất thấp so với tỷ lệ đạm, lân)

Do công tác khuyến nông về kỹ thuật bón phân cân đối chưa được làm tốt và tâm

lý ưa chuộng phân đạm của nông dân nên việc tăng bón đạm đã trầm trọng thêm

sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất làm hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón chưacao [10]

Trang 30

Lượng phân bón trên một ha tuy đã được tăng lên (ở các năm 1990

-1995 - 2000 tổng lượng bón N +P2O5 +K2O (kg /ha) là 58,7 : 117,7 : 170,8 tươngứng, chủ yếu trên đất đồng bằng và so với các nước phát triển thì mức phát triểntrên vẫn còn thấp (ở Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản tổng lượng NPK tiêu thụkhoảng 240 - 400 kg/ha) Trên đất đồi núi của nước ta, mức sử dụng phân bóncòn thấp hơn nhiều, đặc biệt phân kali được bón quá ít như đã nêu ở trên [10]

- Sử dụng phân bón không đồng đều giữa các vùng sinh thái và các thửaruộng ở các tiểu vùng Vì vậy trồng trọt ở các vùng đồng bằng đã chia cho các hộgia đình, nên lượng phân bón cho nhu cầu của mỗi loại cây trồng cũng rất khácnhau, phụ thuộc vào khả năng chăn nuôi và tiềm lực kinh tế của mỗi hộ Mặtkhác, diện tích đất trồng trọt của mỗi hộ gia đình ở vùng đồng bằng là rất thấp,trung bình là 0,3 ha/ hộ, hơn nữa lại chia ra rất nhiều thửa ruộng ở các tiểu địahình trong xã (trung bình mỗi hộ có từ 4-5 thửa, nhiêu nơi mỗi hộ có tới 10-12thửa ruộng) nên để tạo tâm lý cho nông dân không muốn bón phân đầy đủ chocây trồng ở mỗi thửa của mình Trên đất đồi núi, việc đầu tư cho phân bón lại rấtthấp, đặc biệt đối với cây công nghiệp, cây thực phẩm lâu năm, cây ăn quả, câyrừng đồng cỏ Người ta rất ít chú trọng đến bón phân cho các vùng trồng rừngtrong kế hoạch phủ xanh đất trống, đồi trọc

- Sử dụng phân bón còn gây nguy cơ ô nhiễm môi trường Sử dụng phânchuồng và phân rác không hợp vệ sinh gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, tiêuhóa ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng Phân vô cơ thuộc nhón chua sinh lý(ure, SA, K2SO4, KCL, supe lân còn dư lượng axit) đã làm chua hóa đất nên đãlàm nghèo kiệt các ion bazo và làm xuất hiện nhiều nguyên tố độc hại mà chủyếu là Al3+, Fe3+, Mn2+ di động có hại cho cây trồng, làm giảm hoạt tings sinh họccủa đất Ngoài ra, việc bón nhiều và bón muộn phân đạm cho rau đã làm tăng lênđáng kể hàm lượng nitrat trong sản phẩm rau

- Chất và lượng các nguyên tố dinh dưỡng của nhiều loại phân bón khôngđảm bảo nân khi sử dụng đã ảnh hưởng xấu đến cây trồng Bón các loại phân nàykhông những không tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản mà còn gâythiệt hại kinh tế cho các hộ nông dân Các loại phân này chủ yếu thuộc các nhóm:

Trang 31

Phân trộn (phân hỗn hợp), phân hữu vơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu khoáng, phân bón lá do các đơn vị tư nhân sản xuất bằng các phương thức lạchậu hoặc cố ý lừa đảo Các loại phân đó không đạt tiêu chuẩn Việt Nam về liềulượng, tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng và hàm lượng các nguyên tố độc hại, khibón sẽ gây ô nhiễm môi trường.

cơ Ở nước ta việc sản xuất và mở rộng diện tích rau an toàn đã được triểnkhai ở hầu hết các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, LâmĐồng, Đà Lạt Diện tích trồng rau an toàn tăng dần qua các năm từ 162 ha năm

2005 đến năm 2010 đạt 1082,5 ha đưa sản lượng rau an toàn từ 259 tấn đến 14nghìn tấn rau an toàn mỗi năm (theo số liệu sở nông nghiệp và phát triển nôngthôn - Hà Nội)

1.7 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu trên thế giới và ở Việt Nam

1.7.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu trên thế giới

Thị trường hoa quả trên thế giới thì rất lớn chiếm khoảng 100 tỷ USD/năm Nếu đem so với thị trường gạo thì cao gấp 10 lần Năm 2006 trái cây ViệtNam tham gia vào thị trường thế giới khoảng 200 triệu USD chiếm khoảng 0,2%.Thị trường hoa quả thế giới hàng năm tăng thêm khoảng 3,6% mà lực cung toàncầu chỉ đáp ứng tăng khoảng hơn 2%/ năm Như vậy nhu cầu trái cây thế giới rấtcao [37]

Đa số các cây ăn quả là cây lâu năm, thời gian từ trồng đến khi cho quả làdài, ít nhất là mất một năm Thời gian cho quả hiệu quả trung bình từ 3 - 5 năm,

có những cây phải mất 9 - 10 năm mới cho quả

Trái lại dưa hấu là cây ngắn ngày, có thể trồng nhiều vụ và cung cấp quảquanh năm cho thị trường Dưa hấu là cây trồng quan trọng của nhiều nước trênthế giới

Theo Carol Miles, Ph.D (2005), trên thế giới có khoảng 1.200 giống dưahấu, có 200- 300 giống được trồng ở Mỹ và Mexico Đông Nam châu Á là khuvực có diện tích trồng dưa hấu lớn nhất Thế giới (chiếm trên 50%) Trong đóTrung Quốc đứng đầu Thế giới về sản xuất dưa hấu (đạt 126.832 triệu pounds,tương đương 57,07 triệu tấn vào năm 2012) Mỹ đứng thứ tư trong các nước sản

Trang 32

xuất dưa hấu (đạt 3.920 triệu pounds, tương đương 1,76 triệu tấn vào năm 2012).Tại Mỹ, trong năm 2013, những bang trồng nhiều dưa hấu nhất là Texas, Florida,California, Georgia và Indiana, riêng bang Texas đã thu hoạch 770 triệu poundstrên diện tích 35.000 acres (tương đương 346,5 ngàn tấn trên diện tích 14 ngànha) Hầu hết lượng dưa hấu sản xuất tại Mỹ được tiêu thụ tươi, mức tiêu thụ dưahấu bình quân tại Mỹ là 13,7 pounds/người (tương đương 6,17kg/người) [20].

Sản lượng dưa hấu hằng năm trên thế giới khoảng 30 triệu tấn với diệntích khoảng 2 triệu hecta Trong đó, 50% diện tích sản xuất thuộc vùng ĐôngNam châu Á (Phạm Hồng Cúc, 2002) Ở Việt Nam, từ 2005 - 2013 diện tíchtrồng dưa hấu tăng 8,1% tương ứng năng suất tăng 25,7% và sản lượng tăng36,5% Còn trên thế giới thì từ 2005 - 2013 diện tích trồng dưa hấu tăng 4,2%,năng suất tăng 25,6% và sản lượng tăng 9,9% Nhìn chung, tốc độ tăng về diệntích canh tác, năng suất và sản lượng dưa hấu của Việt Nam cao hơn mức chung

của toàn Thế giới (FAO, 2014).

Bảng 1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới (FAO, 2014) [41]

Trang 33

1.7.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa phần người dân tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nên điều kiện về kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn Hiện nay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngành công nghiệp và dịch vụ, là nguồn thu nhập chính của người dân nông thôn, nguồn thu ngoại tệ lớn của quốc gia và đảm bảo được an ninh lương thực Do vậy Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến nông nghiệp, luôn đặt ra những chính sách ưu tiên và khuyến khích nông nghiệp phát triển, chính điều này đã thúc đẩy năngsuất và sản lượng tăng cao qua các năm, góp phần vào việc phát triển nôngnghiệp, nông thôn, tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào sự nghiệp pháttriển kinh tế chung của đất nước

Với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây dưa hấu, nên diện tích không ngừng tăng lên qua các năm và được canh tác

ở nhiều địa phương trong cả nước Dưa hấu là một loại cây trồng ngắn ngày,việc xác định cơ cấu thời vụ là thuận lợi, hiện nay một số khu vực ở phía Nam cóthể chia thành bốn vụ và thực hiện việc canh tác quanh năm Trong những điềukiện thuận lợi đó, Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích người dân chuyển đổicác loại cây trồng không hiệu quả sang cây dưa hấu, thực tế hiện nay dưa hấu làloại cây trồng đem lại giá trị kinh tế khá cao

Bảng 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu ở các địa phương năm 2012

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2013)

Hiện nay theo ước tính diện tích trồng dưa hấu của cả nước lên tới vàichục ngàn ha Dưa hấu là loại cây trồng khá phổ biến ở nước ta, tuy nhiên dođiều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, thị trường rộng lớn, do đặc điểm thực vật họcnên cây dưa hấu được trồng chủ yếu ở miền Nam Ở miền Bắc do có mùa đông

Trang 34

lạnh, giá rét, mùa hè lại có mưa bão nên trồng dưa hấu thường cho năng suất,chất lượng thấp Diện tích dưa hấu của Việt Nam không ngừng tăng lên qua cácnăm nhưng đây là cây trồng có độ rủi ro cao, chủ yếu do mất ổn định về giá cónăm được mùa nhưng mất giá khiến người sản xuất thua lỗ Do đó cần phải xâydựng được công tác dự báo thị trường cho người nông dân, đặc biệt phải tìmkiếm được các đơn đặt hàng trong nước đảm bảo đầu ra cho người sản xuất.

Các vùng trồng dưa hấu truyền thống ở nước ta như Hải Dương, HảiHưng, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Long An, thườngcung cấp lượng hàng lớn để tiêu dùng nội địa [2] Riêng ở đồng bằng sông CửuLong trong vài năm trở lại đây dưa hấu được trồng quanh năm Dưa hấumùa mưa trồng nhiều nhất ở Tiền Giang, Long An chiếm hàng ngàn hecta.Nơi có truyền thống trồng dưa hấu Tết, dưa hấu Xuân Hè là Đồng Tháp, CầnThơ

Ngày nay trong quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thìnăng suất của một số giống dưa hấu cũng tăng dần Tại Hải Phòng năm 2012 dưahấu đạt 285 tạ/ha tăng 9%, sản lượng đạt 4.845 tấn tăng 1.012 tấn Năm 2013,sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá nhanh Diện tích cây dưa hấu tăng15,19%

Trước hết, cần phải nói rằng, chúng ta trồng dưa hấu vẫn nhằm tiêu thụtrong nước là chủ yếu Hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng hơn 1,5 triệu tấndưa hấu, trong đó, chủ yếu là tiêu thụ trong nước, còn xuất khẩu khoảng 20%.Theo thống kê, năm 2014, chúng ta có khoảng hơn 1 triệu tấn dưa hấu thì700.000 tấn là tiêu thụ trong nước, còn lại mới bán sang Trung Quốc, chủ yếuqua các cửa khẩu ở Lạng Sơn (nhiều nhất là tại Tân Thanh)

Trang 35

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiêncứu một số vấn đề sau:

1) Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển, khảnăng cho năng suất và chất lượng của một số giống Dưa hấu trên đất cát pha xãNghi Liên – Tp Vinh – tỉnh Nghệ An

2) Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí trên đất cát pha tại xã Nghi Liên – Tp Vinh tỉnh Nghệ An trong niên vụ 2015

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03/2015 đến tháng 05/2015

2.3 Vật liệu nghiên cứu

2.3.1 Giống Dưa hấu

Các giống Dưa hấu: Hắc Mỹ Nhân G8 - 01, Phù Đổng và Super HoànChâu được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu

- Nguồn gốc:

Bảng 2.1 Ngu n g c các gi ng D a h u tham gia thí nghi mồn gốc các giống Dưa hấu tham gia thí nghiệm ốc các giống Dưa hấu tham gia thí nghiệm ốc các giống Dưa hấu tham gia thí nghiệm ưa hấu tham gia thí nghiệm ấu tham gia thí nghiệm ệm

1 Phù Đổng Công ty Syngenta (Thụy Sỹ) sản xuất tại

Trang 36

+ Hắc Mỹ Nhân G8 – 01: Thời gian sinh trưởng ngắn từ 55 – 60 ngày, tráidài mập nặng trung bình 3 – 5kg, năng suất đạt 28 – 30 tấn/ha, vỏ màu xanh đen,sọc mờ, vỏ mỏng dai, ruột màu đỏ son, ăn rất ngon, độ đường cao từ 12 – 14 độBrix, có thể trồng được quanh năm (miền Nam).

+ Super Hoàn Châu: Thời gian sinh trưởng từ 55 – 65 ngày (tùy theo mùavụ), trái nặng trung bình 4 – 5kg, năng suất đạt 30 – 35 tấn/ha, màu sắc vỏ đẹp(sọc da ếch), vỏ mỏng, dai thích hợp tồn trữ hoặc vận chuyển đi xa (đi Hà Nội,xuất khẩu Trung Quốc, …), ruột trái màu đỏ son rất đẹp, giòn, ngọt (từ 12 – 14

độ Brix), dễ lấy trái, khả năng thích nghi rộng có thể trồng được quanh năm

2.3.2 Phân bón

- Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón sau:

+ Phân chuồng đã được ủ hoai mục

+ Phân đạm: urê 46% N

+ Phân lân: super lân 17% P2O5

+ Phân kali: kaliclorua 60% K2O

+ Vôi: Dạng vôi tôi được nung từ vỏ sò, vỏ hến…

2.3.3 Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian thí nghiệm (năm 2015)

Quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây dưa hấunói riêng chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố ngoại cảnh trong đó thời tiết đóngvai trò quan trọng có tính quyết định đến sinh trưởng phát triển và năng suất củacây trồng Trong sản xuất khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì quá trình canhtác diễn ra dễ dàng cây trồng sinh trưởng khoẻ, sâu bệnh hạn chế và cho năngsuất cao, ngược lại gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng rất lớn đếnnăng suất và hiệu quả kinh tế của người trồng trọt Trong quá trình thực hiện đềtài nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng pháttriển, năng suất và chất lượng của một số giống dưa hấu trồng trên đất cát pha vụXuân Hè năm 2015 chúng tôi đã tổng hợp được diễn biến thời tiết từ tháng 3 –5/2015 và kết quả được thể hiện trong bảng 2.2

Trang 37

Bảng 2.2 Diễn biến một số yếu tố khí hậu tại Tp Vinh

Tháng

Nhiệt độ (oC)

Số giờ nắng(giờ/tháng)

Độ ẩmkhôngkhí (%)

Lượngmưa(mm)

Tốicao

Tốithấp

Trungbình

(Nguồn: Đài khí tượng, thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ từ tháng 3-5/2015)

Qua số liệu ở bảng 2.2 cho thấy diễn biến thời tiết tháng 3 đến tháng 5

năm 2015 như sau:

- Về nhiệt độ: kết quả trong bảng 2.3 cho thấy nhiệt độ trung bình thángcao nhất là tháng 5 (31,70C), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 3(22,20C) Tháng 5 cũng là tháng có nhiệt độ tối cao cao nhất đạt 40,70C và tháng

4 là tháng có nhiệt độ tối thấp thấp nhất trong các tháng là 16,30C với nền nhiệt

độ này cũng có ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình vận chuyển, tích luỹ vật chấtkhô và sự phát triển quả dưa hấu

Ở tháng 3/2015 nhiệt độ trung bình là 22,20C rất thuận lợi cho sự nảymầm và sinh trưởng thân lá của nhiều loại cây trồng

Sang tháng 4, tháng 5 nhiệt độ đều tăng đáng kể so với tháng 3 nhưngcũng chưa phải là nhiệt độ tối cao so với khả năng thích nghi của cây dưa hấu vìcây dưa hấu có khả năng chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém Ở nền nhiệt độ nàythuận lợi cho quá trình tích lũy đường về quả, làm tăng độ ngọt và tăng chấtlượng quả dưa hấu

- Về độ ẩm: Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy độ ẩm không khí ở các thángtương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây dưa hấu Độ ẩmkhông khí trong tháng 3 (94%) rất thích hợp cho sự nảy mầm của hạt cũng như

sự phát triển của cây con Tháng 4, tháng 5 độ ẩm giảm đáng kể nên thuận lợicho quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cây vì độ ẩm không khí thấp làm tăng tốc

độ thoát hơi nước ở lá do đó quá trình hút khoáng diễn ra nhanh Ở độ ẩm nàycũng thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh của quả

Trang 38

- Về lượng mưa: số liệu ở bảng 2.3 cho thấy lượng mưa lớn nhất là vàotháng 5 (119,8 mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3/2015 lượng mưachỉ đạt (33,6 mm) Với lượng mưa này không ảnh hưởng đến quá trình sinhtrưởng phát triển, năng suất và chất lượng Dưa hấu.

- Về số giờ chiếu sáng: Cây dưa hấu là cây có nguồn gốc nhiệt đới do đó

ưa cường độ ánh sáng mạnh, thời gian chiếu sáng dài do vậy cường độ ánh sáng,

số giờ nắng nhiều hay ít có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cũng như năngsuất, chất lượng của dưa hấu Trong điều kiên thời tiết không có nắng, âm u kéodài vào giai đoạn cây con và sinh trưởng thân lá có thể làm cho lá bé, cây sinhtrưởng chậm, ra nhánh và ra hoa ít ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả Giai đoạn quảphình to thiếu ánh sáng bộ lá của cây không đạt hiệu suất quang hợp tốt nhất,không tổng hợp được nhiều dinh dưỡng cho cây để nuôi quả do đó ảnh hưởngđến năng suất và chất lượng quả Mặt khác, thiếu ánh sáng bộ lá của cây khôngkhoẻ, các tế bào liên kết lỏng lẻo không vững chắc nên ánh sáng cũng là mộtnguyên nhân phát sinh nhiều sâu, bệnh hại Năm 2015 do điều kiện thời tiết nắngnóng sớm nên số giờ nắng tương đối cao, cao nhất là ở tháng 5 (286,0 giờ) Nóichung điều kiện thời tiết từ tháng 3 đến tháng 5/2015 ở khu vực Bắc Trung Bộtương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển ra hoa đậu quả, năngsuất, chất lượng của cây dưa hấu

2.4 Phương pháp thực nghiệm

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm gồm 15 công thức (gồm 5 công thức phân bón x 3 giống dưahấu), 3 lần nhắc lại, được bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (Split – plot design)

+ Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 4m x 5m = 20 m2

+ Số ô thí nghiệm: 5 mức phân bón x 3 giống dưa hấu x 3 lần nhắc lại = 45 ô+ Diện tích toàn bộ thí nghiệm: 45 ô  20 m2 = 900 m2

+ Diện tích bảo vệ và khoảng cách giữa các lần nhắc lại: 100 m2

+ Tổng diện tích cả ruộng thí nghiệm: 1.000 m2

Trang 39

- Các giống dưa hấu thí nghiệm (gồm 3 giống):

G1: Giống Phù Đổng

G2: Hắc Mỹ Nhân G8 – 01

G3: Super Hoàn Châu (Đ/C)

- Các công thức thí nghiệm phân bón (gồm 5 công thức):

P1: 15 tấn phân chuồng + 90 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha (Đ/C)P2: 15 tấn phân chuồng + 120 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha

P3: 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha P4: 15 tấn phân chuồng + 180 kg N + 120 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha P5: 15 tấn phân chuồng + 210 kg N + 140 kg P2O5 + 210 kg K2O/ha

Ghi chú: I, II, III: lần lượt là các lần nhắc lại

- Các yếu tố phi thí nghiệm (phương pháp bón phân, thời gian bón, mật độtrồng, diện tích ô thí nghiệm, thời vụ trồng, chăm sóc, ) của các công thức thínghiệm đều như nhau

Trang 40

2.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (Áp dụng theo Quy phạm khảo

nghiệm giống Dưa hấu của Bộ Nông nghiệp & PTNT)

1) Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của 1 số giống Dưa hấu

Định cây theo dõi khi cây bắt đầu bò Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây theodõi hoặc 5 điểm theo dõi (tùy theo chỉ tiêu nghiên cứu) theo nguyên tắc 2 đườngchéo góc, cố định cây bằng cọc và theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triểncủa cây Dưa hấu

a Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển

* Thời gian sinh trưởng và phát triển:

- Từ gieo - mọc: Ngày có khoảng 80% số cây mọc

- Từ gieo - ra hoa: Ngày có khoảng 80% số cây có hoa đầu/ô

- Từ gieo - thu quả đầu

- Từ gieo - thu xong quả

* Một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- Chiều dài cành cấp 1: Theo dõi ở 3 thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, cố định qủa,

thu hoạch Cách đo: Đo từ nách lá đến đỉnh sinh trưởng của cành cấp 1

- Tốc độ ra lá: Theo dõi ở 3 thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, cố định qủa, thuhoạch

- Đường kính cành cấp 1: Đo bằng thước Palmer Theo dõi ở 3 thời kỳ:Bắt đầu ra hoa, cố định qủa, thu hoạch

- Số hoa: Theo dõi khi trên cây bắt đầu ra hoa cho đến khi chọn quả, bấmngọn Xác định số hoa cái/cây và tổng số hoa/cây

b Chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại

- Đối với các loại sâu hại:

Ngày đăng: 22/01/2016, 19:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi (1996), Giáo trình rau và trồng rau, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình rau và trồng rau
Tác giả: Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1996
3. Đỗ Ánh (2002), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng
Tác giả: Đỗ Ánh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2002
4. Nguyễn Văn Bộ (1999), “Quan điểm về quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 229 – 235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm về quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở Việt Nam”, "Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng
Tác giả: Nguyễn Văn Bộ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
5. Nguyễn Mạnh Chinh, Trần Đăng Nghĩa (2006), Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây dưa hấu, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây dưa hấu
Tác giả: Nguyễn Mạnh Chinh, Trần Đăng Nghĩa
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2006
6. Phạm Hồng Cúc (1999), Kỹ thuật trồng dưa hấu, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng dưa hấu
Tác giả: Phạm Hồng Cúc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
7. Tạ Thu Cúc (2000 ), Giáo trình cây rau, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây rau
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
8. Tạ Thu Cúc (2006), Giáo trình Kỹ thuật trồng rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ thuật trồng rau
Tác giả: Tạ Thu Cúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2006
9. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình Cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Cây rau
Tác giả: Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
10. Nguyễn Như Hà (2006), Giáo trình phân bón cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân bón cho cây trồng
Tác giả: Nguyễn Như Hà
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
11. Nguyễn Đức Khiêm (2005), Giáo trình côn trùng nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình côn trùng nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đức Khiêm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2005
12. Lê Xuân Thành (1995), Năng suất và chất lượng sản phẩm rau sạch ở Việt Nam, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất và chất lượng sản phẩm rau sạch ở Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Thành
Nhà XB: NXB Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 1995
13. Trần Khắc Thi (1999), Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch
Tác giả: Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
14. Trần Khắc Thi (2009), Rau ăn quả (trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao), NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rau ăn quả (trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao)
Tác giả: Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ
Năm: 2009
15. Vũ Triệu, Lê Lương Tề (2004), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây nông nghiệp
Tác giả: Vũ Triệu, Lê Lương Tề
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2004
16. Nguyễn Văn Trương, Trịnh Văn Thịnh (1991), Từ điển bách khoa Nông nghiệp, Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Trương, Trịnh Văn Thịnh
Năm: 1991
17. Lê Văn Viên (1998), Một số giải pháp thúc đẩy thị trường xuất khẩu rau quả, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp thúc đẩy thị trường xuất khẩu rau quả
Tác giả: Lê Văn Viên
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp
Năm: 1998
18. Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo Trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông Nghiệp.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình phân bón và cách bón phân
Tác giả: Vũ Hữu Yêm
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp.Tài liệu tiếng Anh
Năm: 1995
19. Bo.N.V and Bien.P.V (2000), “Balanced fertilization for better crop in Vietnam”, In Interpretive summaries, PPI/PPIC/FAR Sách, tạp chí
Tiêu đề: Balanced fertilization for better crop in Vietnam”, "In Interpretive summaries
Tác giả: Bo.N.V and Bien.P.V
Năm: 2000
20. Carol Miles, Ph.D. (2005), Icebox Watermelons, No. 21: pp 3-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Icebox Watermelons
Tác giả: Carol Miles, Ph.D
Năm: 2005
21. Dibble J.E. (1994), Curcubits pest management Guideline. IPM Education and publications, University of California. No. 27: pp 1-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Curcubits pest management Guideline. IPM Education and publications
Tác giả: Dibble J.E
Năm: 1994

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w