Ảnh hưởng của các mức phân bón đến đường kính thân của một số giống

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 51)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến đường kính thân của một số giống

295,85 cm. Giữa 2 giống dưa hấu này có sự sai khác về chiều dài cành cấp 1 ở mức ý nghĩa 95%.

Xét tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy các công thức thí nghiệm có chiều dài cành cấp 1 dao động từ 253,37 – 366,43 cm. Trong đó ở công thức P4G1 (mức phân bón P4 và giống dưa hấu G1) vẫn là công thức có chiều dài cành cấp 1 lớn nhất 366,43 cm và thấp nhất là công thức đối chứng (mức phân bón P1 và giống dưa hấu G3) có chiều dài cành cấp 1 đạt 253,37 cm. Giữa 2 công thức này có sự sai khác về mặt thống kê.

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 của các giống dưa hấu

ở các mức phân bón

3.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến đường kính thân của một số giống dưa hấu giống dưa hấu

Lượng chất hữu cơ do bộ lá tổng hợp nên một phần được sử dụng để nuôi bộ lá, rễ và hình thành các lá mới còn một phần lớn được cây dự trữ vào thân. Nếu lượng chất hữu cơ được vận chuyển về dự trữ trong thân lớn thì thân cây sẽ

sinh trưởng mạnh, đường kính thân sẽ lớn thể hiện được đặc trưng hình thái của giống cũng như thể hiện khả năng sinh trưởng phát triển của cây trong điều kiện cụ thể. Do đó, đường kính thân là một trong những chỉ tiêu để đánh giá tốc độ sinh trưởng của cây trồng, nó phản ánh một cách khá chính xác khả năng tổng hợp chất hữu cơ của bộ lá, khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng, vật chất khô vào các bộ phận của cây trồng, tạo năng suất và chất lượng quả. Đường kính thân cây lớn chứng tỏ cây tổng hợp và tích lũy được nhiều vật chất khô, cây sinh trưởng khỏe mạnh là tiền đề nâng cao năng suất quả. Ngược lại, nếu đường kính thân quá nhỏ chứng tỏ cây sinh trưởng kém vật chất khô dự trữ trong thân không lớn, cây còi cọc, năng suất quả sẽ thấp. Vì thế, trong quá trình trồng và chăm sóc các loại cây trồng cần có một chế độ cah tác hợp lý để mang lại hiệu quả cao.

Qua quá trình theo dõi chỉ tiêu đường kính thân ở các công thức chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.3.

+ Ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa:

Đường kính thân của các mức phân bón dao động từ 0,93 – 1,00 cm. Trong đó ở mức phân bón P4, P5 có đường kính thân cao nhất đều đạt 1,00 cm. Và 2 mức phân bón này đều có sự sai khác về đường kính thân so với mức phân bón đối chứng ở mức ý nghĩa 95%, các mức phân bón còn lại không có sự sai khác về mặt thống kê so với mức phân bón đối chứng.

Trên cùng 1 mức phân bón, G1 là giống dưa hấu có đường kính thân lớn nhất đạt 1,02 cm, và cao hơn so với giống dưa hấu đối chứng ở mức ý nghĩa 95%; tiếp đến là giống dưa hấu G2 có đường kính thân đạt 0,96 cm nhưng không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 so với giống dưa hấu đối chứng.

Xét sự tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy ở thời kỳ này cây dưa hấu mới bắt đầu vươn ngọn nên đường kính thân ở các công thức thí nghiệm đều đạt rất thấp, dao động từ 0,89 – 1,06 cm. Trong đó cao nhất là công thức P5G1 (mức phân bón P5, giống dưa hấu G1) và công thức P4G1 (mức phân bón P4, giống dưa hấu G1) có đường kính thân lần lượt là 1,06 cm và 1,05 cm. Chỉ có 2 công thức này có sự sai khác về đường kính so với công thức

đối chứng ở mức ý nghĩa 95%, các công thức còn lại không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 so với công thức đối chứng.

Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống dưa hấu

ở các mức phân bón

ĐVT: cm

Mức phân

bón Giống dưa hấu

Động thái tăng trưởng đường kính thân ở các giai đoạn

Bắt đầu ra

hoa Cố định quả Thu hoạch P1 G1G2 0,970,91abb 1,061,00abcbc 1,071,02abcbc G3 0,90b 0,97c 0,98c P2 G1G2 0,990,93abab 1,081,01abcbc 1,101,02abcbc G3 0,89b 0,98bc 0,99bc P3 G1G2 1,010,96abab 1,051,11abcab 1,071,12abcab G3 0,90b 1,00bc 1,02bc P4 G1G2 0,991,05aba 1,091,16abca 1,111,18abca G3 0,96ab 1,05abc 1,07abc P5 G1G2 1,011,06aba 1,091,17abca 1,101,19abca G3 0,95ab 1,06abc 1,07abc Trung bình (giống) G1 1,02a 1,12a 1,13a G2 0,96ab 1,05b 1,06b G3 0,92b 1,01b 1,03b Trung bình (phân bón) P1 0,93b 1,01b 1,02b P2 0,94ab 1,02b 1,04b P3 0,96ab 1,05ab 1,07ab P4 1,00a 1,10a 1,12a P5 1,00a 1,11a 1,12a LSD0,05 (giống) 0,06 0,06 0,06 LSD0,05 (mức phân bón) 0,07 0,06 0,07 LSD0,05(giống*mức phân bón) 0,13 0,13 0,14 CV% 8,84 7,87 7,66

+ Ở thời kỳ cây cố định quả:

Đường kính thân của các giống dưa hấu trong thí nghiệm đều tăng lên đáng kể khi tăng mức phân bón. P5 là mức phân bón có đường kính thân lớn nhất

ở tất cả các giống dưa hấu, trung bình đạt 1,11 cm và cao hơn so với mức phân bón P1 (Đ/C) 0,1 cm; tiếp đến là mức phân bón P4 có đường kính thân đạt 1,1 cm. Cả 2 mức phân bón này đều có sự sai khác về đường kính thân so với mức phân bón đối chứng ở mức ý nghĩa 95%.

Ở thời kỳ này đường kính thân của các giống dưa hấu thí nghiệm đều đã tăng lên, dao động từ 1,01 – 1,12 cm. Trong đó, G1 là giống dưa hấu có đường kính thân lớn nhất và có sự sai khác với 2 giống dưa hấu còn lại ở mức ý nghĩa 95%.

Xét tương quan giữa 2 nhân tố phân bón và giống dưa hấu ta thấy đường kính thân của các công thức thí nghiệm dao động từ 0,97 – 1,17 cm. Trong đó ở công thức P5G1 (mức phân bón P5 và giống dưa hấu G1) có đường kính thân đạt cao nhất (1,17 cm) và cao hơn so với công thức đối chứng (mức phân bón P1 và giống G3) 0,2 cm; tiếp đến là công thức P4G1 (mức phân bón P4, giống dưa hấu G1) và công thức P3G1 (mức phân bón P3, giống dưa hấu G1) có đường kính thân lần lượt đạt 1,16 cm và 1,11 cm. Chỉ có 3 công thức này có sự sai khác về đường kính so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95%, các công thức còn lại không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 so với công thức đối chứng.

+ Ở thời kỳ thu hoạch:

Đường kính thân của các giống dưa hấu ở các mức phân bón gần như đã đạt tối đa và không tăng lên nữa.

Các giống dưa hấu có đường kính thân đều đạt cao nhất ở mức phân bón P4 và P5 (trung bình đều đạt 1,12 cm). Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy chỉ có mức phân bón P4, P5 có sự sai khác về đường kính thân so với mức phân bón đối chứng ở mức ý nghĩa 95%.

Theo dõi đường kính thân của các giống dưa hấu ở thời kỳ này, chúng tôi thấy, cũng có sự khác nhau giữa các giống dưa hấu trong cùng mức phân bón. Đường kính thân trung bình giữa các giống dưa hấu dao động trong khoảng 1,03 – 1,13 cm. Đạt cao nhất vẫn là giống dưa hấu G1 với đường kính thân trung bình đạt 1,13 cm và có sự sai khác về đường kính thân với 2 giống dưa hấu còn lại ở mức ý nghĩa 95%.

Xét tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy các công thức thí nghiệm có đường kính thân dao động từ 0,98 – 1,19 cm. Trong đó công thức P5G1 (mức phân bón P5 và giống dưa hấu G1) có đường kính thân đạt cao nhất (1,19 cm); tiếp đến là công thức P4G1 (mức phân bón P4, giống dưa hấu G1) và công thức P3G1 (mức phân bón P3, giống dưa hấu G1) có đường kính thân lần lượt đạt 1,18 cm và 1,12 cm. Chỉ có 3 công thức này có sự sai khác về đường kính so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95%, các công thức còn lại không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 so với công thức đối chứng.

3.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sự phát triển số lá trên cây của một số giống dưa hấu

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp tổng hợp vật chất hữu cơ để nuôi cây. Nếu cây có bộ lá phát triển tốt thì có khả năng tổng hợp được nhiều chất hữu cơ để nuôi cây và thúc đẩy quá trình tạo năng suất cho cây trồng. Nếu bộ lá kém phát triển sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển, làm giảm năng suất cây trồng. Các lá sau thời kỳ ra hoa có nhiệm vụ chủ yếu là tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho quá trình hình thành và phát triển quả, vì thế để giữ được bộ lá xanh là rất quan trọng. Sự phát triển của bộ lá phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó giống và phân bón đóng một vai trò quan trọng. Theo dõi ảnh hưởng của các mức phân bón đến động thái ra lá của các giống dưa hấu chúng tôi có được kết quả trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng số lá của các giống dưa hấu

ở các mức phân bón

ĐVT: lá

Mức phân

bón Giống dưa hấu Động thái tăng trưởng số lá ở các giai đoạn Bắt đầu ra

hoa Cố định quả Thu hoạch

P1 G1 9,00bcd 18,20defg 44,60de G2 8,33cd 16,33g 43,13e G3 8,07d 16,53g 43,00e P2 G1 9,33bcd 19,47cdef 45,87abcde G2 8,73bcd 17,87efg 44,47de G3 8,27cd 17,60fg 44,67cde

P3 G1 10,07abcd 20,60bcde 46,47abcde

G2 9,40bcd 18,73cdefg 45,33bcde

G3 9,13bcd 18,33cdefg 45,27bcde

P4 G1 11,53a 22,80ab 49,20a

G2 10,53ab 20,47bcde 47,33abcd

G3 10,40ab 20,80bcd 48,80ab

P5 G1G2 10,1311,87abca 21,0723,60abca 47,0749,40abcda

G3 10,53ab 21,07abc 48,40abc Trung bình (giống) G1 10,36a 20,93a 47,11a G2 9,43ab 18,89b 45,47a G3 (Đ/C) 9,28b 18,87b 46,03a Trung bình (phân bón) P1 (Đ/C) 8,47c 17,02c 43,58c P2 8,78c 18,31bc 45,00bc P3 9,53b 19,22b 45,69b P4 10,82a 21,36a 48,44a P5 10,84a 21,91a 48,29a LSD0,05 (giống) 1,02 1,33 1,82 LSD0,05 (mức phân bón) 0,70 1,31 1,77 LSD0,05(giống*mức phân bón) 2,00 2,77 3,76 CV% 13,90 8,99 5,18

+ Ở thời kỳ bắt đầu ra hoa:

Các giống dưa hấu khác nhau có số lá/cây khác nhau. Trong thí nghiệm này ta thấy giống dưa hấu G1 có số lá/cây đạt cao nhất (10,36 lá), tiếp đến là giống dưa hấu G2 có số lá/cây đạt 9,43 lá và thấp nhất là giống dưa hấu G3 (đối chứng) có số lá/cây chỉ đạt 9,28 lá. Chỉ có giống dưa hấu G1 có sự sai khác về số lá/cây so với giống dưa hấu G3 ở mức ý nghĩa 95%.

Số lá/cây của các mức phân bón dao động từ 8,47 – 10,84 lá. Trong đó số lá/cây của mức phân bón P5 đạt cao nhất (10,84 lá) và cao hơn so với mức phân bón P1 (đối chứng) 2,37 lá. Thấp nhất là mức phân bón P1 có số lá/cây chỉ đạt 8,47 lá. Mức phân bón P2 không có sự sai khác về số lá/cây so với mức phân bón P1 ở mức ý nghĩa 95%, các mức phân bón còn lại đều có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê so với mức phân bón đối chứng.

Xét sự tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy các công thức thí nghiệm (sử dụng các mức phân bón và các giống dưa hấu) có số lá/cây dao động từ 8,07 – 11,87 lá. Trong đó cao nhất là công thức P5G1 (mức phân bón P5 và giống dưa hấu G1) có số lá/cây cao nhất đạt 11,87 lá; tiếp đến là công thức P4G1 (mức phân bón P4 và giống dưa hấu G1) có số lá/cây đạt 11,53 lá và thấp nhất là công thức đối chứng (mức phân bón P1, giống dưa hấu G3) có số lá/cây chỉ đạt 8,07 lá. Các giống dưa hấu ở mức phân bón P4 và P5 đều có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng về số lá/cây.

+ Ở thời kỳ cố định quả:

Giống dưa hấu G1 có số lá/cây nhiều nhất đạt 20,93 lá và có sự sai khác ở mức ý nghĩa 95% so với giống dưa hấu đối chứng. Các giống dưa hấu G2 và G3 có số lá/cây gần tương đương nhau, lần lượt đạt 18,89 lá và 18,87 lá. Giữa 2 giống dưa hấu này không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê về số lá/cây.

Khi tăng mức phân bón lên thì số lá/cây của các giống dưa hấu ở các mức phân bón thí nghiệm đều cao hơn so với mức phân bón đối chứng từ 1,29 – 4,89 lá, trong đó cao nhất là mức phân bón P5 có số lá/cây đạt 21,91 lá. Mức phân bón P2 không có sự sai khác về số lá/cây so với mức phân bón P1 ở mức ý nghĩa 95%, các mức phân bón còn lại đều có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê so với mức phân bón đối chứng.

Xét sự tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy số lá/cây các công thức thí nghiệm (sử dụng các mức phân bón và các giống dưa hấu) có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 16,33 – 23,60 lá. Trong đó thấp nhất là công thức P1G2 (mức phân bón P1 và giống dưa hấu G2) có số lá/cây chỉ đạt 16,33 lá; công thức P5G1 (mức phân bón P5 và giống dưa hấu G1) vẫn là công

thức có số lá/cây đạt cao nhất (23,60 lá), tiếp đến là công thức P4G1 (mức phân bón P4 và giống dưa hấu G1) có số lá/cây đạt 22,80 lá và cả 2 công thức này đều có sự sai khác về số lá/cây so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95%.

+ Ở thời kỳ thu hoạch:

G1 vẫn là giống dưa hấu có số lá/cây đạt cao nhất 47,11 lá và cao hơn so với giống dưa hấu đối chứng 1,08 lá. Ở thời kỳ này G2 lại là giống dưa hấu có số lá/cây thấp nhất chỉ đạt 45,47 lá và thấp hơn so với giống dưa hấu đối chứng 0,56 lá. Không có sự sai khác về số lá/cây ở thời kỳ này giữa các giống dưa hấu mang ý nghĩa thống kê.

Khi tăng mức phân bón từ P1 lên P4 thì số lá/cây của các giống dưa hấu đều tăng lên và đạt cao nhất ở mức phân bón P4, trung bình đạt 48,40 lá, nhưng nếu tiếp tục tăng mức phân bón lên P5 thì số lá/cây của các giống dưa hấu lại bắt đầu giảm xuống. Chỉ có mức phân bón P2 không có sự sai khác về số lá/cây so với mức phân bón P1 ở mức ý nghĩa 95%, các mức phân bón còn lại đều có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê so với mức phân bón đối chứng.

Xét sự tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy ở thời kỳ này số lá/cây của các công thức thí nghiệm đều đã đạt số lá tối đa và dao động từ 43,00 – 49,40 lá. Trông đó cao nhất là công thức P5G1 (mức phân bón P5 và giống dưa hấu G1) có số lá/cây đạt 49,40 lá và thấp nhất là công thức đối chứng có số lá/cây chỉ đạt 43,0 lá. Các giống dưa hấu ở mức phân bón P4 và P5 đều có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng về số lá/cây.

Hình 3.2. Động thái tăng trưởng số lá của các giống dưa hấu

ở các mức phân bón

3.5. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá xanh còn lại trên cây sau khi thu hoạch của các giống dưa hấu

Số lá xanh còn lại trên cành cấp 1 khi thu hoạch là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tuổi thọ của lá, nó đánh giá khả năng tích lũy vật chất khô vào quả, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả dưa hấu. Số lá xanh trên cây ít thì khả năng tổng hợp chất hữu cơ sẽ giảm do đó nó ảnh hưởng không tốt đến năng suất và chất lượng quả. Tuy nhiên, nếu số lá xanh còn lại trên cây quá nhiều sẽ làm tiêu hao một phần dinh dưỡng để tập trung nuôi thân lá vì thế sẽ hạn chế năng suất và cho chất lượng quả sẽ kém. Ngoài ra, số lá xanh còn lại sau thu hoạch còn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại.

Qua theo dõi số lá xanh còn lại trên cành cấp 1 khi thu hoạch chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá xanh còn lại trên

cây khi thu hoạch của các giống dưa hấu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w