3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4.3. Quy trình kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất hiện nay
* Quy trình bón phân, chăm sóc theo đúng quy trình chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT áp dụng cho cây Dưa hấu.
1) Thời vụ
Thích hợp nhất là vụ Đông Xuân và Xuân Hè
- Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân Hè 2015 - Ngày gieo hạt: 13/03/2015
- Ngày thu hoạch: 27/05/2015
2)Kỹ thuật làm đất và phủ nilon
Đất có độ phì đồng đều, bằng phẳng, thoát nước tốt, tưới nước thuận lợi, có tầng đất mặt dày, loại đất cát pha có chứa nhiều chất hữu cơ. Đất có độ pH: 6,8 là thích hợp nhất. Đất trồng dưa hấu trước đó đã luân canh với cây khác họ là đậu và ngô.
- Đất được cày bừa kỹ, rải vôi nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo được độ tơi xốp, thoáng khí tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt.
- Lên luống: Sau khi làm đất xong tiến hành lên luống và chia ô thí nghiệm. Lên luống đôi rộng 5m, dài 4m, rãnh rộng 30cm, luống cao 30cm. Mặt luống được làm bằng phẳng không lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau
hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước. Sau khi lên luống
xong thì tiến hành bón lót phân và phủ nilon.
- Nilon: Sử dụng nilon có 2 mặt, mặt màu đen và mặt màu mạ bạc. Mặt màu đen có tác dụng ngăn ngừa cỏ dại phát triển, mặt màu bạc có tác dụng phản
chiếu ánh sáng mặt trời làm chói mắt xua đuổi côn trùng. Sau khi đánh luống xong phủ nilon mặt màu đen xuống dưới, mặt bạc hướng lên trên. Đục lổ theo khoảng cách cây đã định. Đường kính lổ đục khoảng 10cm.
3)Kỹ thuật bón phân
Bón vôi 100% cả vụ vào 15 ngày trước khi bón lót. Lượng vôi: 40 kg/sào (500m2).
Lượng phân bón theo các mức phân bón trong thí nghiệm. Bón phân được chia làm 4 đợt
* Bón lót: 100% (Phân chuồng + Vôi + Super Lân) + 1/4 Đạm + 1/3 Kali * Bón thúc: chia làm 3 lần
+ Lần 1: Bón với lượng 1/4 Đạm khi cây ngã ngọn bò 30 cm + Lần 2: Bón 1/4 Đạm + 1/3 Kali khi cây đậu quả xong
+ Lần 3: 1/4 Đạm + 1/3 Kali còn lại dùng bón hoặc tưới lên lá (kết thúc trước thu quả 18 ngày)
4)Kỹ thuật gieo hạt
- Cách ngâm ủ:
+ Ngâm nước ấm 350C (tỷ lệ 2 sôi, 3 lạnh) 8 giờ, vớt hạt ra rửa sạch và chà hạt, dùng khăn lau hạt cho khô và lau sạch nhớt.
+ Ủ hạt trong khăn vải ẩm đã giặt sạch và vắt cho ráo nước. + Nhiệt độ ủ hạt là 280C.
+ Trong quá trình ủ hạt thường xuyên kiểm tra độ ẩm hạt, nếu khô nước thì phải cung cấp đủ ẩm cho hạt nảy mầm.
+ Thời gian hạt nảy mầm 36 giờ sau ủ.
- Lượng hạt cần gieo: Để trồng 500 m2 cần 20g hạt giống
- Đục lổ màng phủ: Dùng lon sữa bò đường kính khoảng 10 cm, cắt hình
răng cưa để đục lỗ gieo hạt. - Mật độ gieo:
+ Đối với luống trồng đôi: Cây - cây: 40cm, hàng - hàng: 5m (lên liếp đôi). - Cách gieo hạt:
+ Gieo thẳng: vì điều kiện thời tiết, độ ẩm thuận lợi, đất bằng phẳng tơi xốp nên gieo hạt đã nảy mầm lên luống trồng. Theo phương pháp gieo thẳng: Hạt đã ủ nảy mầm, nứt nanh dài khoảng 1mm đem gieo thẳng vào lỗ, lỗ sâu 2 cm, dùng đất mịn ẩm để phủ kín hạt. Mỗi hốc gieo 2 hạt, khi cây có 3 lá thì tỉa bớt chỉ để 1 cây. Độ ẩm đất khi gieo 70%. Để dự phòng 15% cây con trong bầu để dặm.
5) Chăm sóc
- Tưới nước:
Dưa hấu chịu hạn, sợ úng, tuy vậy trồng dưa hấu phải tưới nước, việc tiết nước rất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và chất lượng quả. Ở giai đoạn cây cần nhiều nước nhất là lúc ra hoa, kết trái, nuôi trái nên tưới đủ nước (dùng phương pháp tưới thấm). Thời gian trái chín cũng phải giữ cho đất khô ráo, như vậy trái mới đạt chất lượng tốt.
- Tỉa nhánh: Khi cây 4 lá thật bấm ngọn lần đầu. Khoảng 7 ngày sau khi ra nhánh, chọn mỗi cây 2 nhánh khoẻ để lại. Dùng que tre để ghim định hướng cho các nhánh phát triển theo một hướng nhất định. Ghim các ngọn sao cho dây dưa vuông góc với luống dưa.
- Thụ phấn: Khi cây ra hoa cần phải thụ phấn bổ sung. Thụ phấn bằng cách lấy nụ hoa đực ép lên nụ hoa cái. Thời gian thụ phấn tiến hành vào 6h – 9h sáng.
- Chọn để quả: Chọn để quả từ lá thứ 8 đến lá thứ 12, cách gốc khoảng 1,5m. Chọn quả dài đều, lông mướt, cuống to, 4 ngày sau chọn quả thì bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Mỗi dây chỉ để 1 quả.
6) Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên theo dõi tình hình sâu, bệnh trên ruộng thí nghiệm để có
biện pháp phòng trừ kịp thời và có hiệu quả.
Một số đối tượng gây hại chính:
- Sâu vẽ bùa, sâu xanh: sử dụng Delfin, Match, Success, Vertimec,… - Bệnh thán thư, sương mai: sử dụng Daconil50-75WP, Ridomil68-72WP, TopsinM, Poliram 80DF, ThanM, Bavistin50FL…
7) Thu hoạch
Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch, khi dưa đủ ngày, quả căng đều, da láng
bóng, gõ vào kêu cóc cóc là thu hoạch được, cắt cuống theo hình chữ T.