Ảnh hưởng của các mức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 75 - 80)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.9.Ảnh hưởng của các mức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và

và năng suất của các giống dưa hấu

Trong quá trình sản xuất, năng suất là yếu tố được quan tâm nhất và quan trọng nhất. Năng suất phản ánh một cách toàn diện và chính xác quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đây là mục đích cuối cùng của người sản xuất. Năng suất được quyết định bởi các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm: Mật độ, số quả/cây, trọng lượng quả/cây.

Các yếu tố cấu thành năng suất được hình thành trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chịu tác động của các điều kiện khác nhau. Để đạt được năng suất cao thì cần có cơ cấu các yếu tố cấu thành năng suất hợp lý. Cơ cấu này tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể khác nhau trong đó giống và phân bón đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.

Theo dõi ảnh hưỏng của các mức phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa hấu thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống Dưa hấu

ở các mức phân bón Mức phân

bón Giống dưa hấu

Trọng lượng quả bình quân (kg/quả) Số quả/ cây (quả) Mật độ

(cây/ha) (tấn/ha)NSLT (tấn/ha)NSTT P1 G1G2 2,943,00bcdefgbcdef 22 90009000 54,0049,86 31,2833,71dd G3 2,02g 2 9000 36,00 20,23e P2 G1G2 3,133,18abcdeabcd 22 90009000 56,3451,30 34,4833,52cdd G3 2,24efg 2 9000 38,16 20,48e P3 G1G2 3,212,64abcddefg 22 90009000 57,7852,56 34,7534,86cdcd G3 2,23fg 2 9000 39,60 21,62e P4 G1G2 3,493,88abca 22 90009000 69,8462,46 40,8842,37aba G3 2,85cdefg 2 9000 51,12 38,45abc P5 G1G2 3,543,72abcab 22 90009000 66,9663,90 41,2642,13abab G3 2,55defg 2 9000 51,48 38,08bc Trung bình (giống) G1 3,39a - - 60,98a 37,51a G2 3,16a - - 56,02a 36,34a G3 2,38b - - 43,27b 27,77b Trung bình (phân bón) P1 2,65b - - 46,62b 28,41b P2 2,85b - - 48,60b 29,49b P3 2,69b - - 49,98b 30,41b P4 3,40a - - 61,14a 40,57a P5 3,27a - - 60,78a 40,49a LSD0,05 (giống) 0,41 - - 6,90 1,90 LSD0,05 (mức phân bón) 0,36 - - 10,40 2,29 LSD0,05(giống*mức phân bón) 0,84 - - 16,32 4,15 CV% 18,43 - - 16,97 7,38

+ Trọng lượng quả bình quân là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất thực thu của các giống dưa hấu thí nghiệm ở các mức phân bón khác nhau. Trọng lượng quả bình quân ngoài chịu ảnh hưởng bởi đặc tính di truyền của giống thì liều lượng mức phân bón cũng tác động đến nó một cách khá rõ ràng.

Giống dưa hấu G1 có trọng lượng quả bình quân lớn nhất đạt 3,39kg; tiếp đến là giống dưa hấu G2 có trọng lượng quả bình quân đạt 3,16kg và cả 2 giống dưa hấu này đều có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê so với giống dưa hấu đối chứng (2,38kg).

Các mức phân bón có trọng lượng quả bình quân dao động từ 2,65 – 3,40kg. Trong đó mức phân bón P4 có trọng lượng quả bình quân đạt cao nhất (3,40kg), tiếp đến là mức phân bón P5 có trọng lượng quả bình quân đạt 3,27kg và thấp nhất là mức phân bón P1 có trọng lượng quả bình quân đạt 2,65kg. Chỉ có mức phân bón P4 và P5 có sự sai khác về trọng lượng quả bình quân so với mức phân bón đối chứng ở mức ý nghĩa 95%.

Xét sự tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy công thức đối chứng (mức phân bón P1, giống dưa hấu G3) có trọng lượng quả bình quân thấp nhất (2,02kg), công thức P4G1 (mức phân bón P4, giống dưa hấu G1) có trọng lượng quả bình quân đạt cao nhất (3,88kg), tiếp đến là công thức P5G1 (mức phân bón P5 và giống dưa hấu G1) có trọng lượng quả bình quân đạt 3,72kg và cả 2 công thức này đều có sự sai khác về mặt thống kê so với công thức đối chứng.

+ Mật độ cây/ha và số quả/cây:

Mật độ cây/ha là chỉ tiêu có tính chất quyết định và ảnh hưởng đến năng suất nhất trong số các yếu tố cấu thành năng suất của dưa hấu. Mật độ quyết định đến số nhánh trên cây.

Số quả trên cây cũng là một chỉ tiêu đánh giá năng suất cây dưa hấu, nó tỷ lệ thuận với năng suất thực thu. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này chúng tôi đã để số quả/cây là 2 quả, tương đương với mỗi nhánh cấp 1 để nuôi một quả trên dây sau khi đã chọn quả. Do đó, giữa các giống dưa hấu, các mức phân bón khác nhau cũng như sự tương tác giữa các giống và các mức phân bón đều không có sự sai khác về mặt thống kê ở 2 chỉ tiêu này.

+ Năng suất lý thuyết (NSLT) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm năng năng suất của các giống dưa hấu trong từng điều kiện cụ thể về khí hậu, độ ẩm, các biện pháp kỹ thuật áp dụng khác nhau,…

Giữa các giống dưa hấu có sự chênh lệch đáng kể về NSLT, dao động từ 43,27 – 60,98 tấn/ha. Trong đó giống dưa hấu G1 có NSLT cao nhất đạt 60,98 tấn/ha; tiếp theo là giống dưa hấu G2 có NSLT đạt 56,02 tấn/ha và thấp nhất là giống dưa hấu G3 (Đ/C) có NSLT chỉ đạt 43,27 tấn/ha. Cả 2 giống dưa hấu G1, G2 đều có sự sai khác về NSLT so với giống dưa hấu đối chứng mang ý nghĩa thống kê.

Khi tăng mức phân bón từ P1 lên P4 thì NSLT của các giống dưa hấu ở các mức phân bón đều tăng lên, nhưng tiếp tục tăng lên mức phân bón P5 thì NSLT lại bắt đầu giảm xuống. Mức phân bón P4 có NSLT cao nhất đạt 61,14 tấn/ha và cao hơn so với mức phân bón đối chứng 14,52 tấn/ha, tiếp đến là mức phân bón P5 có NSLT đạt 60,78 tấn/ha. Có sự sai khác về NSLT giữa các mức phân bón P4 và P5 so với mức phân bón đối chứng ở mức ý nghĩa 95%.

Xét sự tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy các công thức thí nghiệm có NSLT dao động từ 36,00 – 69,84 tấn/ha. Trong đó cao nhất là công thức P4G1 (mức phân bón P4 và giống dưa hấu G1) có NSLT đạt 69,84 tấn/ha và cao hơn so với công thức đối chứng 33,84 tấn/ha, tiếp đến là công thức P5G1 (mức phân bón P5 và giống dưa hấu G1) có NSLT đạt 66,96 tấn/ha. Cả 2 công thức này đều có sự sai khác về NSLT so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95%.

+ Năng suất thực thu (NSTT) là năng suất thu được từ thực tế sản xuất, đây là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất thể hiện và đánh giá một cách chính xác khả năng cho năng suất của giống dưa hấu trong điều kiện cụ thể khi tác động các biện pháp kỹ thuật.

Các mức phân bón có NSTT dao động từ 28,41 – 40,57 tấn/ha. Trong đó NSTT cao nhất ở mức phân bón P4, tiếp đến là mức phân bón P5 và cao hơn so với mức phân bón đối chứng từ 12,08 – 12,16 tấn/ha. Chỉ có mức phân bón P4 và P5 có sự sai khác về NSTT so với mức phân bón đối chứng ở mức ý nghĩa 95%, các mức phân bón còn lại không có sự sai khác so với mức phân bón đối chứng về mặt thống kê.

Giống dưa hấu G1 có NSTT đạt cao nhất 37,51 tấn/ha và cao hơn so với giống dưa hấu đối chứng 9,74 tấn/ha; tiếp đến là giống dưa hâu G2 có NSTT đạt 36,34 tấn/ha và cao hơn so với giống dưa hấu đối chứng 8,57 tấn/ha. Cả 2 giống dưa hấu này đều có sự sai khác về NSTT ở mức ý nghĩa 95% so với giống dưa hấu đối chứng.

Xét sự tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy NSTT ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 20,23 – 42,37 tấn/ha. Trong đó cao nhất là công thức P4G1 (mức phân bón P4, giống dưa hấu G1) và thấp nhất là công thức đối chứng (mức phân bón P1, giống dưa hấu G3). Chỉ có công thức P2G3 (mức phân bón P2, giống dưa hấu G3) và P3G3 (mức phân bón P3, giống dưa hấu G3) không có sự sai khác về NSTT so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95%, các công thức còn lại đều có sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 75 - 80)