3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.7. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thời gian sinh trưởng phát triển của
3.7. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thời gian sinh trưởng phát triển của các giống dưa hấu của các giống dưa hấu
Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây dưa hấu nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng - đó là cơ sở để bố trí thời vụ hợp lí, tránh những điều kiện bất thuận của tự nhiên.
Thời gian sinh trưởng của cây dưa hấu được tính từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch (trên 85% số quả đạt độ chín) và có thể chia làm 4 thời kỳ: mọc mầm, ra hoa, thu quả đầu, thu xong quả. Sự biến động về thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn và tổng thời gian sinh trưởng là do đặc tính di truyền của giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, các biện pháp kỹ thuật, đất đai, phân bón.... Các giống dưa hấu khác nhau thường có thời gian sinh trưởng khác nhau khi gieo trồng chúng trong cùng điều kiện như nhau. Cùng một giống khi gieo trồng ở những vùng sinh thái, mùa vụ, mật độ, …khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng không giống nhau. Phân bón cũng quy định một phần thời gian sinh trưởng, có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian sinh trưởng.
Người ta dựa vào thời gian sinh trưởng qua từng giai đoạn để tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp, giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhằm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Theo dõi thời gian sinh trưởng phát triển của các giống dưa hấu tham gia thí nghiệm ở các mức phân bón khác nhau, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống dưa hấu
ở các mức phân bón.
ĐVT: Ngày
Mức phân bón Giống dưa hấu Thời gian từ gieo đến …… Mọc
Ra hoa
đầu Thu quả đầu xong quảThu
P1 G1 3,67b 28,67c 70,67e 73,00c G2 5,00a 30,67b 73,33c 75,00ab G3 5,67a 31,00b 73,33c 75,00ab P2 G1 3,67b 28,67c 70,67e 73,00c G2 5,00a 30,67b 73,33c 75,00ab G3 5,67a 30,67b 73,67bc 75,00ab P3 G1 3,67b 29,00c 71,67de 74,00bc G2 5,00a 31,00b 74,00abc 76,00a G3 5,67a 31,33b 74,67ab 76,00a P4 G1 3,67b 29,00c 72,00d 74,00bc G2 5,00a 31,33b 74,67ab 76,00a G3 5,67a 31,67b 75,00a 76,00a P5 G1G2 3,675,00ba 31,3333,67ba 72,0075,00ad 74,0076,00bca G3 5,67a 33,67a 75,00a 76,00a Trung bình (giống) G1 3,67c 29,33b 71,40b 73,60b G2 5,00b 31,47a 74,07a 75,60a G3 5,67a 31,67a 74,33a 75,60a Trung bình (phân bón) P1 4,78a 30,11c 72,44b 74,33b P2 4,78a 30,00c 72,56b 74,33b P3 4,78a 30,44bc 73,44a 75,33a P4 4,78a 30,67b 73,89a 75,33a P5 4,78a 32,89a 74,00a 75,33a LSD0,05 (giống) 0,59 0,65 0,49 0,43 LSD0,05 (mức phân bón) 0,16 0,55 0,82 0,68 LSD0,05(giống*mức phân bón) 1,08 1,31 1,22 1,05 CV% 16,36 2,78 0,89 0,77
+ Thời gian sinh trưởng từ gieo – mọc mầm
Thời gian mọc mầm nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây dưa hấu ở giai đoạn sau, do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây dưa hấu. Giống mọc mầm càng muộn thì chất lượng, sức sống của mầm càng giảm [2].
Ở thời kỳ mọc mầm cây dưa hấu sử dụng chất dinh dưỡng từ hạt giống nên việc thay đổi mức phân bón không ảnh hưởng đến thời gian mọc mầm của các giống dưa hấu (4,78 ngày).
Thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến mọc mầm của các giống dưa hấu trong thí nghiệm dao động từ 3,00 – 5,67 ngày. Trong đó giống dưa hấu G1 có thời gian sinh trưởng từ gieo đến mọc mầm ngắn nhất (chỉ 3 ngày), giống dưa hấu G3 có thời gian sinh trưởng từ gieo đến mọc mầm dài nhất (5,67 ngày). Có sự sai khác giữa các giống dưa hấu về thời gian sinh trưởng từ gieo đến mọc mầm ở mức ý nghĩa 0,05.
Xét tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy các công thức thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ gieo đến mọc mầm dao động từ 3,67 – 5,67 ngày. Chỉ có giống dưa hấu G1 ở tất cả các mức phân bón có sự sai khác về thời gian sinh trưởng từ gieo đến mọc mầm so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.
+ Thời gian sinh trưởng từ gieo – ra hoa đầu:
Thời gian sinh trưởng từ gieo – ra hoa đầu của các mức phân bón dao động từ 30,0- 32,89 ngày. Trong đó ở mức phân bón P5 các giống dưa hấu có thời gian sinh trưởng từ gieo – ra hoa đầu dài nhất (32,89 ngày), tiếp đến là mức phân bón P4 có thời gian sinh trưởng từ gieo – ra hoa đầu là 30,67 ngày. Chỉ có 2 mức phân bón này có sự sai khác về thời gian sinh trưởng từ gieo – ra hoa đầu so với mức phân bón đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.
Các giống dưa hấu ở thời kỳ này có sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng từ gieo – ra hoa đầu không đáng kể, dao động từ 29,33 – 31,67 ngày. Trong đó giống dưa hấu G1 có thời gian sinh trưởng từ gieo – ra hoa đầu ngắn nhất (29,33 ngày) và có sự sai khác với 2 giống dưa hấu còn lại ở mức ý nghĩa 95%.
Xét tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy các công thức thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ gieo – ra hoa đầu dao động từ 28,67 – 33,67 ngày. Qua xử lý thống kê chỉ có giống dưa hấu G1 ở các mức phân bón P1, P2, P3, P4 và giống dưa hấu G2, G3 ở mức phân bón P5 không có sự sai
khác về thời gian sinh trưởng từ gieo – ra hoa đầu so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.
+ Thời gian sinh trưởng từ gieo – thu quả đầu:
Thời gian sinh trưởng từ gieo – thu quả đầu của các mức phân bón dao động từ 72,44 – 74,00 ngày. Trong đó ở mức phân bón P1 các giống dưa hấu có thời gian sinh trưởng từ gieo – thu quả đầu ngắn nhất (72,44 ngày), tiếp đến là mức phân bón P2 có thời gian sinh trưởng từ gieo – thu quả đầu là 72,56 ngày và không có sự sai khác về thời gian sinh trưởng từ gieo – thu quả đầu giữa mức phân bón P1 và P2 ở mức ý nghĩa 95%, các mức phân bón còn lại có sự sai khác so với mức phân bón P1 ở mức ý nghĩa 0,05.
Các giống dưa hấu ở thời kỳ này có sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng từ gieo – thu quả đầu không đáng kể, dao động từ 71,40 – 74,33 ngày. Trong đó giống dưa hấu G1 có thời gian sinh trưởng từ gieo – thu quả đầu ngắn nhất (71,40 ngày) và có sự sai khác với 2 giống dưa hấu còn lại ở mức ý nghĩa 95%.
Xét tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy các công thức thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ gieo – thu quả đầu dao động từ 70,67 – 75,00 ngày. Qua xử lý thống kê chỉ có giống dưa hấu G2 ở các mức phân bón P1, P2, P3 và giống dưa hấu G3 ở mức phân bón P2 không có sự sai khác về thời gian sinh trưởng từ gieo – thu quả đầu so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.
+ Thời gian sinh trưởng từ gieo – thu xong quả:
Thời gian sinh trưởng từ gieo – thu xong quả của các mức phân bón dao động từ 74,33 – 75,33 ngày. Trong đó ở mức phân bón P1, P2 các giống dưa hấu có thời gian sinh trưởng từ gieo – thu xong quả ngắn nhất (74,33 ngày), và không có sự sai khác về thời gian sinh trưởng từ gieo – thu xong quả giữa 2 mức phân bón này ở mức ý nghĩa 95%, các mức phân bón còn lại có sự sai khác so với mức phân bón P1 ở mức ý nghĩa 0,05.
Các giống dưa hấu ở thời kỳ này có sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng từ gieo – thu xong quả không đáng kể, dao động từ 73,60 – 75,60 ngày. Trong đó
giống dưa hấu G2, G3 có thời gian sinh trưởng từ gieo – thu xong quả dài nhất (75,60 ngày) và có sự sai khác so với giống dưa hấu G1 ở mức ý nghĩa 95%.
Xét tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy các công thức thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ gieo – thu xong quả dao động từ 73,0 – 76,0 ngày. Trong đó công thức P1G1 (mức phân bón P1, giống dưa hấu G1) và P2G1 (mức phân bón P2, giống dưa hấu G1) có thời gian sinh trưởng từ gieo – thu xong quả ngắn nhất (73,0 ngày) và đều có sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95%, các công thức còn lại không có sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.
Hình 3.5. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống dưa hấu
ở các mức phân bón.