Tình hình sử dụng phân bó nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 27)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.6.2.Tình hình sử dụng phân bó nở Việt Nam

Mỗi năm nông dân Việt Nam sử dụng khoảng 5 triệu tấn phân bón vô cơ quy chuẩn, không phân hữu cơ và các phân khác do các cơ sở tư nhân và công ty TNHH sản xuất, cung ứng [40].

Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ trung bình 7,2%/ năm, phân lân tăng 13,9%/năm, riêng kali có mức tăng cao nhất là 23,9%/năm. Tổng sử dụng N+ P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0 %/ năm và trong thời gian tới có xu hướng tăng 10%/ năm. Trong 15 năm qua, ở các giai đoạn: 1985-1990;

1991 – 1995; 1996 – 2001 lượng tiêu thụ phân kali ở Việt Nam tăng rất nhanh và liên tục. Ở các giai đoạn: 1985 – 1990; 1991 – 1995; 1996 – 2001 mức tiêu thụ phân đạm tăng hàng năm là 10,3 %; 16,7%; 8,2% tương ứng. Như vậy trong 5 năm trở lại đây mức tiêu thụ phân đạm đã giảm dần. Ở 3 giai đoạn trên, mức tiêu thụ phân lân là 13,4 %; 26,8%; 21,1% tương ứng và cũng có xu hướng giảm mức tăng như phân đạm. Theo kết quả điều tra tại vùng sản xuất rau ở xã Tú Sơn – Kiến Thụy – Hải Phòng, người trồng rau tại đây sử dụng chủ yếu là đạm, lân, và phân tươi tưới cho rau.[40]

Hiện nay ngành sản xuất phân hóa học ở nước ta mới đáp ứng được 45% nhu cầu của nông nghiệp còn lại phải nhập khẩu hầu như toàn bộ phân đạm ure, kali và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn NPK với tổng số 3 triệu tấn /năm riêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập khẩu hoàn toàn nên tiêu thụ kali ở nước ta bị phụ thuộc thị trường nước ngoài.[40]

Trước những năm 70 ở Miền Bắc Việt Nam, nông nghiệp sử dụng phân hữu cơ là chủ yếu. Phân bón chủ yếu là phân compot, phân rác phân xanh các loại...Từ khi bắt đầu cuộc “Cách Mạng Xanh” đến nay, với các cơ cấu cây trồng mới, giống mới (đặc biệt là các giống lai), hệ thống tưới tiêu được cải thiện, khả năng cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tăng cường. Đặc biệt sau khi một số điều trong luật đất đai được sửa đổi (12/1998), sản xuất nông nghiệp nước ta đã đi theo hướng thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất, chất lượng nông sản với yêu cầu của thị trường.

Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ở Việt Nam, lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt về đạm, kali, lân. Đây cũng là các chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và sẽ chi phối hướng sử dụng phân bón. Mặt khác, khi bón phân người ta cũng bắt đầu tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí cho từng giống cụ thể, trong các vụ gieo trồng trên từng loại đất riêng. Vì vậy trong việc bố trí cơ cấu sản phẩm phân bón, vấn đề quan trọng là phải nắm được cơ cấu ding dưỡng cây trồng trong vụ đồng thời có tính đến đặc điểm của các loại cây trồng vụ trước.

Thực tế cũng chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là một loại phân bón bổ sung chứ không thể thây thế hoàn toàn phân vô cơ (phân khoáng). Do vậy, để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững, phải tăng cường sử dụng phân bón trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, trong các loại phân bón được sử dụng không những cân đối về tỷ lệ mà phải cân đối với lượng hấp thụ để bù lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất.

Vì vậy nông nghiệp nước ta nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng không thể chấp nhận được nguyên lý “tuyệt đối không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu hóa học” đặc biệt trong điều kiện chúng ta ngày càng trồng nhiều giống cây trồng có năng suất cao. Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững đang đặt ra yêu cầu sử dụng phân bón hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế. Trước hết phải tăng cường sử dụng phân hữu cơ cùng với các biện pháp kỹ thuật khác như: cày vặn rạ, cày vùi các loại phụ phẩm cây trồng (đặc biệt là các loại cây họ đậu) hoặc trồng xen loại cây họ đậu lớn cây bóng mát ở vườn cà phê hay vườn cây ăn quả... Trên cơ sở đó dùng một loại phân bón hóa học hợp lý bón cân đối cho mỗi loại cây trồng trong hệ thống cơ cấu cây trồng trên từng loại đất.

Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón ở Viện thổ nhưỡng – nông hóa và các Viện, trường Đại Học Nông Nghiệp từ năm 1995 đến nay cho thấy một số hạn chế về việc sử dụng phân bón ở nước ta như sau [18].

- Việc bón phân mới chỉ chú trọng ở đồng bằng nơi có một số cây trồng có lượng nông sản hàng hóa tương đối lớn như: lúa, ngô, lạc, khoai tây, rau vụ đông... ở đất đồi núi, người ta chỉ chú trọng bón phân cho các vùng chuyên canh như chè, mía. Trong 10 năm qua, tỷ lệ bón phân N, P, K đã cân đối hơn (tỷ lệ N: P: K của các năm 1990, 1995, và 2000 là 1: 0,12 : 0,05; 1: 0,46 : 0,12; 1:0,44 : 0,37 tương ứng. Tuy nhiên, tỷ lệ bón phân NPK vẫn còn mất cân đối, đặc biệt đối với cây trồng trên đất dốc (tỷ lệ kali còn rất thấp so với tỷ lệ đạm, lân). Do công tác khuyến nông về kỹ thuật bón phân cân đối chưa được làm tốt và tâm lý ưa chuộng phân đạm của nông dân nên việc tăng bón đạm đã trầm trọng thêm sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất làm hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón chưa cao [10].

- Lượng phân bón trên một ha tuy đã được tăng lên (ở các năm 1990 - 1995 - 2000 tổng lượng bón N +P2O5 +K2O (kg /ha) là 58,7 : 117,7 : 170,8 tương ứng, chủ yếu trên đất đồng bằng và so với các nước phát triển thì mức phát triển trên vẫn còn thấp (ở Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản tổng lượng NPK tiêu thụ khoảng 240 - 400 kg/ha). Trên đất đồi núi của nước ta, mức sử dụng phân bón còn thấp hơn nhiều, đặc biệt phân kali được bón quá ít như đã nêu ở trên [10].

- Sử dụng phân bón không đồng đều giữa các vùng sinh thái và các thửa ruộng ở các tiểu vùng. Vì vậy trồng trọt ở các vùng đồng bằng đã chia cho các hộ gia đình, nên lượng phân bón cho nhu cầu của mỗi loại cây trồng cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào khả năng chăn nuôi và tiềm lực kinh tế của mỗi hộ. Mặt khác, diện tích đất trồng trọt của mỗi hộ gia đình ở vùng đồng bằng là rất thấp, trung bình là 0,3 ha/ hộ, hơn nữa lại chia ra rất nhiều thửa ruộng ở các tiểu địa hình trong xã (trung bình mỗi hộ có từ 4-5 thửa, nhiêu nơi mỗi hộ có tới 10-12 thửa ruộng) nên để tạo tâm lý cho nông dân không muốn bón phân đầy đủ cho cây trồng ở mỗi thửa của mình. Trên đất đồi núi, việc đầu tư cho phân bón lại rất thấp, đặc biệt đối với cây công nghiệp, cây thực phẩm lâu năm, cây ăn quả, cây rừng đồng cỏ. Người ta rất ít chú trọng đến bón phân cho các vùng trồng rừng trong kế hoạch phủ xanh đất trống, đồi trọc.

- Sử dụng phân bón còn gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Sử dụng phân chuồng và phân rác không hợp vệ sinh gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa...ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Phân vô cơ thuộc nhón chua sinh lý (ure, SA, K2SO4, KCL, supe lân còn dư lượng axit) đã làm chua hóa đất nên đã làm nghèo kiệt các ion bazo và làm xuất hiện nhiều nguyên tố độc hại mà chủ yếu là Al3+, Fe3+, Mn2+ di động có hại cho cây trồng, làm giảm hoạt tings sinh học của đất. Ngoài ra, việc bón nhiều và bón muộn phân đạm cho rau đã làm tăng lên đáng kể hàm lượng nitrat trong sản phẩm rau.

- Chất và lượng các nguyên tố dinh dưỡng của nhiều loại phân bón không đảm bảo nân khi sử dụng đã ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Bón các loại phân này không những không tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản mà còn gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nông dân. Các loại phân này chủ yếu thuộc các nhóm:

Phân trộn (phân hỗn hợp), phân hữu vơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ- khoáng, phân bón lá do các đơn vị tư nhân sản xuất bằng các phương thức lạc hậu hoặc cố ý lừa đảo. Các loại phân đó không đạt tiêu chuẩn Việt Nam về liều lượng, tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng và hàm lượng các nguyên tố độc hại, khi bón sẽ gây ô nhiễm môi trường.

- Ở nước ta việc sản xuất và mở rộng diện tích rau an toàn đã được triển khai ở hầu hết các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đà Lạt...Diện tích trồng rau an toàn tăng dần qua các năm từ 162 ha năm 2005 đến năm 2010 đạt 1082,5 ha đưa sản lượng rau an toàn từ 259 tấn đến 14 nghìn tấn rau an toàn mỗi năm (theo số liệu sở nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hà Nội).

1.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu trên thế giới và ở Việt Nam

1.7.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu trên thế giới

Thị trường hoa quả trên thế giới thì rất lớn chiếm khoảng 100 tỷ USD/ năm. Nếu đem so với thị trường gạo thì cao gấp 10 lần. Năm 2006 trái cây Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới khoảng 200 triệu USD chiếm khoảng 0,2%. Thị trường hoa quả thế giới hàng năm tăng thêm khoảng 3,6% mà lực cung toàn cầu chỉ đáp ứng tăng khoảng hơn 2%/ năm. Như vậy nhu cầu trái cây thế giới rất cao [37].

Đa số các cây ăn quả là cây lâu năm, thời gian từ trồng đến khi cho quả là dài, ít nhất là mất một năm. Thời gian cho quả hiệu quả trung bình từ 3 - 5 năm, có những cây phải mất 9 - 10 năm mới cho quả.

Trái lại dưa hấu là cây ngắn ngày, có thể trồng nhiều vụ và cung cấp quả quanh năm cho thị trường. Dưa hấu là cây trồng quan trọng của nhiều nước trên thế giới.

Theo Carol Miles, Ph.D. (2005), trên thế giới có khoảng 1.200 giống dưa hấu, có 200- 300 giống được trồng ở Mỹ và Mexico. Đông Nam châu Á là khu vực có diện tích trồng dưa hấu lớn nhất Thế giới (chiếm trên 50%). Trong đó Trung Quốc đứng đầu Thế giới về sản xuất dưa hấu (đạt 126.832 triệu pounds, tương đương 57,07 triệu tấn vào năm 2012). Mỹ đứng thứ tư trong các nước sản

xuất dưa hấu (đạt 3.920 triệu pounds, tương đương 1,76 triệu tấn vào năm 2012). Tại Mỹ, trong năm 2013, những bang trồng nhiều dưa hấu nhất là Texas, Florida, California, Georgia và Indiana, riêng bang Texas đã thu hoạch 770 triệu pounds trên diện tích 35.000 acres (tương đương 346,5 ngàn tấn trên diện tích 14 ngàn ha). Hầu hết lượng dưa hấu sản xuất tại Mỹ được tiêu thụ tươi, mức tiêu thụ dưa hấu bình quân tại Mỹ là 13,7 pounds/người (tương đương 6,17kg/người) [20].

Sản lượng dưa hấu hằng năm trên thế giới khoảng 30 triệu tấn với diện tích khoảng 2 triệu hecta. Trong đó, 50% diện tích sản xuất thuộc vùng Đông Nam châu Á (Phạm Hồng Cúc, 2002). Ở Việt Nam, từ 2005 - 2013 diện tích trồng dưa hấu tăng 8,1% tương ứng năng suất tăng 25,7% và sản lượng tăng 36,5%. Còn trên thế giới thì từ 2005 - 2013 diện tích trồng dưa hấu tăng 4,2%, năng suất tăng 25,6% và sản lượng tăng 9,9%. Nhìn chung, tốc độ tăng về diện tích canh tác, năng suất và sản lượng dưa hấu của Việt Nam cao hơn mức chung của toàn Thế giới (FAO, 2014).

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới (FAO, 2014) [41]

Chỉ tiêu Quốc gia 2000 2006 2013

Diện tích Châu Á 761.249 781.896 780.158

Trung Quốc 434.369 453.191 0

Nhật 23.400 20.200 19.000

Thái Lan 23.282 27.000 24.000

Năng suất Châu Á 13,15 15,43 17,14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung Quốc 12,82 14,79 0 Nhật 144,14 46,09 45,55 Thái Lan 7,85 7,62 8,95 Sản lượng Châu Á 133.528 154.352 171.402 Trung Quốc 5.569.780 6.787.810 0 Nhật 1.033.000 931.100 865.500 Thái Lan 206.483 206.000 215.000

1.7.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa phần người dân tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nên điều kiện về kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngành công nghiệp và dịch vụ, là nguồn thu nhập chính của người dân nông thôn, nguồn thu ngoại tệ lớn của quốc gia và đảm bảo được an ninh lương thực. Do vậy Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến nông nghiệp, luôn đặt ra những chính sách ưu tiên và khuyến khích nông nghiệp phát triển, chính điều này đã thúc đẩy năng suất và sản lượng tăng cao qua các năm, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước.

Với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây dưa hấu, nên diện tích không ngừng tăng lên qua các năm và được canh tác ở nhiều địa phương trong cả nước. Dưa hấu là một loại cây trồng ngắn ngày, việc xác định cơ cấu thời vụ là thuận lợi, hiện nay một số khu vực ở phía Nam có thể chia thành bốn vụ và thực hiện việc canh tác quanh năm. Trong những điều kiện thuận lợi đó, Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích người dân chuyển đổi các loại cây trồng không hiệu quả sang cây dưa hấu, thực tế hiện nay dưa hấu là loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế khá cao.

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu ở các địa phương năm 2012

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

Hải Dương 3.000 26 78.000 Trà Vinh 2.400 28 67.200 Tiền Giang 1.600 25 40.000 Quảng Nam 1.200 24 28.800 Quảng Trị 200 17 3.400 Nghệ An 60 20 1.200

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2013)

Hiện nay theo ước tính diện tích trồng dưa hấu của cả nước lên tới vài chục ngàn ha. Dưa hấu là loại cây trồng khá phổ biến ở nước ta, tuy nhiên do điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, thị trường rộng lớn, do đặc điểm thực vật học nên cây dưa hấu được trồng chủ yếu ở miền Nam. Ở miền Bắc do có mùa đông

lạnh, giá rét, mùa hè lại có mưa bão nên trồng dưa hấu thường cho năng suất, chất lượng thấp. Diện tích dưa hấu của Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm nhưng đây là cây trồng có độ rủi ro cao, chủ yếu do mất ổn định về giá có năm được mùa nhưng mất giá khiến người sản xuất thua lỗ. Do đó cần phải xây dựng được công tác dự báo thị trường cho người nông dân, đặc biệt phải tìm kiếm được các đơn đặt hàng trong nước đảm bảo đầu ra cho người sản xuất.

Các vùng trồng dưa hấu truyền thống ở nước ta như Hải Dương, Hải Hưng, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Long An,... thường cung cấp lượng hàng lớn để tiêu dùng nội địa [2]. Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long trong vài năm trở lại đây dưa hấu được trồng quanh năm. Dưa hấu mùa mưa trồng nhiều nhất ở Tiền Giang, Long An chiếm hàng ngàn hecta. Nơi có truyền thống trồng dưa hấu Tết, dưa hấu Xuân Hè là Đồng Tháp, Cần Thơ.

Ngày nay trong quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì năng suất của một số giống dưa hấu cũng tăng dần. Tại Hải Phòng năm 2012 dưa hấu đạt 285 tạ/ha tăng 9%, sản lượng đạt 4.845 tấn tăng 1.012 tấn. Năm 2013, sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá nhanh. Diện tích cây dưa hấu tăng 15,19%.

Trước hết, cần phải nói rằng, chúng ta trồng dưa hấu vẫn nhằm tiêu thụ trong nước là chủ yếu. Hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng hơn 1,5 triệu tấn dưa hấu, trong đó, chủ yếu là tiêu thụ trong nước, còn xuất khẩu khoảng 20%. Theo thống kê, năm 2014, chúng ta có khoảng hơn 1 triệu tấn dưa hấu thì

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 27)