3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.8. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh
bệnh hại chính của các giống dưa hấu
Trong hệ thống cây trồng nói chung và cây Dưa hấu nói riêng sâu bệnh là một trong những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Sâu bệnh hại làm ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất Dưa hấu. Theo thống kê của FAO năm 1980, hàng năm sản lượng trồng trọt trên thế giới giảm 14% do sâu hại và 12% do bệnh hại. Đối với cây Dưa hấu – là một trong số những loại cây trồng
mẫn cảm với nhiều loại sâu bệnh hại như: sâu vẽ bùa, sâu xanh ăn lá, sâu khoang đục vỏ quả, bệnh lỡ cổ rễ, bệnh thán thư, bệnh sương mai,… làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng quả.
Ngoài đặc tính di truyền của giống, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc,… trong đó có yếu tố phân bón là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh. Vì vậy, theo dõi tình hình sâu bệnh và phản ứng của các giống Dưa hấu ở các mức phân bón khác nhau để nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn được giống Dưa hấu và mức phân bón thích hợp với điều kiện đất đai, điều kiện thời tiết cụ thể nhằm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng tính chống chịu đối với sâu bệnh hại là một biện pháp canh tác có ý nghĩa thiết thực. Qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các giống Dưa hấu ở các mức phân bón khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8 và bảng 3.9.
* Sâu vẽ bùa (Liriomyza triofoli)
Sâu vẽ bùa (Ruồi đục lá) gây hại trên cây Dưa hấu chủ yếu ở giai đoạn cây mọc mầm cho đến khi cây ra hoa. Trong điều kiện thời tiết khô thì cây bị hại nhiều hơn điều kiện trời mưa ẩm.
Sâu trưởng thành là loài ruồi nhỏ dài 1,5 – 2,0 mm có màu đen. Sâu non còn gọi là con dòi, dài khoảng 2mm, màu vàng nhạt, mình dẹt không chân. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, đẻ trứng trong mô biểu bì mặt trên lá. Vòng đời trung bình 15 – 20 ngày, thời gian sâu non phá hại 10 – 12 ngày. Dòi nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng có màu trắng, ta có thể nhìn thấy con dòi dưới đường đục. Trên một lá có thể bị nhiều con dòi đục phá hại, nhiều vết đục làm cho lá cháy khô, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, làm cây sinh trưởng kém.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số
sâu hại chính của các giống dưa hấu
P1 G1G2 22,8727,67cdefab 7,208,13abcda
G3 28,13a 7,67ab
P2 G1G2 26,4022,20abcdef 6,737,53abcdeab
G3 26,47abc 7,27abc P3 G1 21,53ef 5,53bcde G2 24,20bcde 5,80abcde G3 25,27abcd 5,60bcde P4 G1G2 22,0719,40deff 5,074,73cdee G3 21,73def 5,07cde P5 G1 20,07f 4,80e G2 22,27def 4,87de G3 21,60def 4,93cde Trung bình (giống) G1 21,21b 5,80a G2 24,52a 6,28a G3 24,64a 6,11a Trung bình (phân bón) P1 26,22a 7,67a P2 25,02a 7,18a P3 23,67ab 5,64b P4 21,07b 4,96b P5 21,31b 4,87b LSD0,05 (giống) 1,44 1,03 LSD0,05 (mức phân bón) 2,90 1,46 LSD0,05(giống*mức phân bón) 3,92 2,38 CV% 8,11 22,41
Qua theo dõi tình hình sâu hại ở bảng 3.8 ta thấy:
Khi tăng mức phân bón từ P1 lên P5 thì số lá bị sâu vẽ bùa gây hại giảm xuống. Mức phân bón P4 có số lá bị sâu vẽ bùa gây hại thấp nhất chỉ có 21,07 lá/m2 ; tiếp đến là mức phân bón P5 có số lá bị sâu vẽ bùa gây hại là 21,31 lá/m2. Cả 2 mức phân bón này đều có sự sai khác về số lá bị sâu vẽ bùa gây hại so với mức phân bón đối chứng ở mức ý nghĩa 95%, các mức phân bón còn lại không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê so với mức phân bón đối chứng.
Giống dưa hấu G1 có số lá bị sâu vẽ bùa gây hại thấp nhất (21,21 lá/m2) và có sự sai khác ở mức ý nghĩa 95% so với 2 giống dưa hấu còn lại. Hai giống dưa hấu còn lại không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05.
Xét tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy số lá bị sâu vẽ bùa gây hại ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 19,40 – 28,13 lá/m2. Trong đó ở công thức đối chứng (mức phân bón P1 và giống dưa G3) có số lá bị sâu vẽ bùa gây hại nhiều nhất (28,13 lá/m2), công thức P4G1 (mức phân bón P4 và giống dưa G1) có số lá bị sâu vẽ bùa gây hại thấp nhất (19,40 lá/m2), tiếp đến là công thức P5G1 (mức phân bón P5 và giống dưa G1) có số lá bị sâu vẽ bùa gây hại là 20,07 lá/m2. Cả 2 công thức này đều có sự sai khác về số lá bị sâu vẽ bùa gây hại so với mức phân bón đối chứng ở mức ý nghĩa 95%.
* Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica)
Tại thời điểm cây bắt đầu vươn ngọn thì thấy sự xuất hiện của sâu xanh ăn lá phá hại cây, sâu xuất hiện nhiều sẽ gây ra một đợt dịch sâu ăn lá, vì thế phần nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Sâu xanh xuất hiện từ khi cây còn nhỏ cho tới khi cây ra hoa và có trái non. Sâu trưởng thành là loài bướm tương đối nhỏ, thân dài khoảng 10mm, sải cánh rộng 10 – 15mm, hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm. Sâu non dài khoảng 10 – 12mm có màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có 2 sọc chạy dọc cơ thể rất rõ. Sâu non sống ở đọt và mặt dưới lá non, nhả tơ cuốn lá non lại ở trong đó cắn phá đọt và lá làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.
Qua theo dõi tình hình sâu xanh ăn lá chúng tôi thấy rằng:
Các mức phân bón có mật độ sâu xanh/m2 dao động từ 4,87 – 7,67 con/m2. Trong đó mức phân bón P1 (đối chứng) có mật độ sâu xanh/m2 cao nhất (7,67 con/m2), tiếp đến là mức phân bón P2 có mật độ sâu xanh/m2 là 7,18 con/m2. Giữa 2 mức phân bón này không có sự sai khác về mật độ sâu xanh/m2 ở mức ý nghĩa 95%, nhưng chúng đều có sự sai khác với các công thức còn lại ở mức ý nghĩa 0,05.
Giống dưa hấu G2 có mật độ sâu xanh/m2 cao nhất (6,28 con/m2), tiếp đến là giống dưa hấu G3 có mật độ sâu xanh/m2 là 6,11 con/m2 và thấp nhất là giống dưa hấu G1 có mật độ sâu xanh/m2 là 5,80 con/m2. Giữa các giống dưa hấu thí nghiệm không có sự sai khác về mật độ sâu xanh/m2 ở mức ý nghĩa 95%.
Xét sự tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy ở công thức P4G1 (mức phân bón P4, giống dưa hấu G1) có mật độ sâu xanh/m2
thấp nhất (4,73 con/m2), tiếp đến là công thức P5G1 (mức phân bón P5, giống dưa hấu G1) có mật độ sâu xanh/m2 là 4,80 con/m2. Cả 2 công thức này đều có sự sai khác về mật độ sâu xanh/m2 so với công thức đối chứng (8,13 con/m2) ở mức ý nghĩa 0,05.
Hình 3.6. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số sâu
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số
bệnh hại chính của các giống dưa hấu
Mức phân bón Giống dưa hấu Bệnh thán thư Bệnh sương mai
P1 G1G2 11 12 G3 1 2 P2 G1G2 11 12 G3 1 2 P3 G1G2 11 12 G3 1 2 P4 G1G2 11 12 G3 1 2 P5 G1G2 11 12 G3 1 2
* Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium)
Bệnh thán thư hại Dưa hấu do tác nhân là nấm Colletotrichum lagenarium
gây hại. Bệnh hại chủ yếu trên lá, ngoài ra còn hại trên thân và trái. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều từ khi cây dưa hấu đã lớn cho tới khi thu hoạch. Trên lá, vết bệnh lúc đầu hình tròn nhỏ, màu xanh xám, sau lớn lên có màu nâu đậm và các đường tròn đồng tâm xung quanh có đường viền màu nâu vàng, vết bệnh khô và rách. Trên thân, bệnh tạo thành vết bệnh màu nâu xám, hơi lõm. Trên trái, vết bệnh hình tròn, màu nâu vàng, lõm vào trái, về sau vết bệnh chuyển màu nâu đen, giữa vết bệnh nứt ra sinh lớp phấn màu hồng – đó là các ổ bào tử.
Qua theo dõi và đánh giá bệnh thán thư ở thí nghiệm này chúng tôi nhận thấy giữa các giống dưa hấu, các mức phân bón cũng như sự tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu đều không bị nhiễm bệnh thán thư (điểm 1).
* Bệnh sương mai hay bệnh đốm phấn (Pseudoperonospora cubensia)
Tác nhân gây bệnh sương mai đó là nấm Pseudoperonospora cubensia, bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, mùa khô
ban đêm có nhiều sương, nhiệt độ thấp, bệnh phát sinh từ khi cây dưa hấu đã lớn, ra hoa, tạo quả cho tới khi thu hoạch.
Vết bệnh điển hình có màu nâu vàng, hình đa giác, có góc cạnh rõ. Vào buổi sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá chỗ vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng. Vết bệnh về già rất giòn và dễ vỡ. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở các lá phía dưới, sau đó lan dần lên các lá phía trên. Trên một lá thường có rất nhiều vết bệnh, làm cho lá khô vàng và rụng, trái ít và nhỏ, làm ảnh hưởng tới năng suất của cây dưa hấu sau này.
Qua kết quả ở bảng 3.9 ta thấy:
Các mức phân bón khác nhau đều không ảnh hưởng đến mức độ nhiễm bệnh sương mai của các giống dưa hấu, chỉ có các giống dưa hấu khác nhau thì có mức độ nhiễm bệnh sương mai khác nhau. Trong thí nghiệm này ta thấy giống dưa hấu G1 không bị nhiễm bệnh sương mai, còn 2 giống dưa hấu G2 và G3 đều bị nhiễm bệnh sương mai ở mức độ nhẹ.
Xét tương tác giữa các mức phân bón và các giống dưa hấu ta thấy giống dưa hấu G1 không bị nhiễm bệnh sương mai ở tất cả các mức phân bón khác nhau (điểm 1), còn giống dưa hấu G2 và G3 đều bị nhiễm bệnh sương mai mức độ nhẹ ở tất cả các mức phân bón (điểm 2).