Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 40 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.2.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

nghiệm giống Dưa hấu của Bộ Nông nghiệp & PTNT)

1) Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của 1 số giống Dưa hấu.

Định cây theo dõi khi cây bắt đầu bò. Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây theo dõi hoặc 5 điểm theo dõi (tùy theo chỉ tiêu nghiên cứu) theo nguyên tắc 2 đường chéo góc, cố định cây bằng cọc và theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Dưa hấu.

a. Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển

* Thời gian sinh trưởng và phát triển:

- Từ gieo - mọc: Ngày có khoảng 80% số cây mọc.

- Từ gieo - ra hoa: Ngày có khoảng 80% số cây có hoa đầu/ô - Từ gieo - thu quả đầu.

- Từ gieo - thu xong quả.

* Một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

Số hạt nảy mầm - Tỷ lệ nảy mầm (%)= x 100 Tổng số hạt đem ủ Số hạt mọc mầm - Tỷ lệ mọc mầm (%) = x 100 Tổng số hạt gieo

- Chiều dài cành cấp 1: Theo dõi ở 3 thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, cố định qủa, thu hoạch. Cách đo: Đo từ nách lá đến đỉnh sinh trưởng của cành cấp 1.

- Tốc độ ra lá: Theo dõi ở 3 thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, cố định qủa, thu hoạch.

- Đường kính cành cấp 1: Đo bằng thước Palmer. Theo dõi ở 3 thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, cố định qủa, thu hoạch.

- Số hoa: Theo dõi khi trên cây bắt đầu ra hoa cho đến khi chọn quả, bấm ngọn. Xác định số hoa cái/cây và tổng số hoa/cây.

b. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại

+ Sâu vẽ bùa: Tính số lá bị hại/m2. + Sâu xanh ăn lá: mật độ con/m2 - Đối với bệnh hại:

+ Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenaricum): Đánh giá lúc thu hoạch, mỗi ô chọn lấy 5 cây bất kỳ theo cấp bệnh như sau:

1: Không nhiễm.

2: Nhiễm nhẹ , <20% diện tích lá, bề mặt quả nhiễm bệnh.

3: Nhiễm trung bình, 20-40% diện tích lá, bề mặt quả nhiễm bệnh. 4: Nhiễm nặng, > 40% diện tích lá, bề mặt quả nhiễm bệnh.

+ Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis): Đánh giá như với bệnh thán thư.

+ Bệnh lở cổ rễ: Đếm số cây bị bệnh trên ô. Tính tỷ lệ cây bị bệnh trên ô.

c. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Trọng lượng quả/cây: P (kg/quả) - Năng suất lý thuyết

NSLT = Số cây/đơn vị diện tích x số quả/cây x P quả/cây (tấn/ha)

- Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân năng suất của ba lần nhắc lại, tính trung bình rồi quy ra năng suất/ha

d. Chỉ tiêu về chất lượng

- Thử nếm và đánh giá: vị ngọt, mức độ cát và màu của ruột quả (sau thu hoạch không quá 7 ngày), có ít nhất 5 người tham gia thử, cho điểm 1-5 như sau:

Vị ngọt 1: rất ngọt 2: ngọt 3: trung bình 4: ít ngọt 5: không ngọt Mức độ cát 1: Nhiều cát 2: cát 3. trung bình 4: ít cát 5: không cát

Màu ruột quả 1: rất đỏ/rất vàng 2: đỏ/vàng

3: đỏ/vàng trung bình 4: hồng/vàng nhạt 5: trắng hoặc màu khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chiều dài quả bình quân (cm), đường kính quả (cm), độ dày cùi (là phần trắng nằm giữa vỏ quả và thịt quả) (cm), độ dày thịt quả (cm): Mỗi giống lấy 5 quả để đo đếm các chỉ tiêu này.

- Độ Brix: đo bằng máy chuyên dụng

- Tỷ lệ chất khô (%): sấy khô tuyệt đối qua tủ sấy tại phòng thí nghiệm

2) Hiệu quả kinh tế:

- Lãi/ha = tổng thu – tổng chi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 40 - 42)