Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. (Trang 38)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Để tăng năng suất chăn nuôi và giảm tiêu tốn thức ăn đồng thời nhằm cải tạo giống nội thì biện pháp lai kinh tế giữa lợn đực ngoại và nái nội có ý nghĩa quan trọng .Từ năm 1960 đến nay,đàn lợn ngoại được nhập vào nước ta tăng dần về số lượng và chất lượng .Trong đó hai giống lợn Landrace và Pidu gần như là những giống nhập vào nước ta sớm nhất.

Là giống lợn nuôi hướng nạc được nuôi ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Giống lợn Landrace được nhập vào nước ta từ Cu Ba năm 1977 để nuôi thích nghi và sử dụng trong công tác giống Đinh Hồng Luận và cs (1988) [14] kết quả nuôi thích nghi cho thấy lợn Landrace có khả năng thích nghi kém hơn so với các giống khác (Phạm Hữu Doanh và cs, 1984) [7].

Lợn Pidu

- Đây là giống lợn lai 2 máu ngoại giữa 2 giống lợn Duroc và Pietrain. Giống lợn Pidu có tỷ lệ máu lai 50% giống Duroc, 50% Pietrain được chọn lọc qua nhiều thế hệ thừa hưởng được các ưu điểm của hai giống lợn trên về khả năng tăng trọng, chất lượng thịt và tỷ lệ nạc cao.

- Màu lông nâu nhạt, đỏ thẫm, tai cúp về phía trước, mõm thẳng, thân hình dài, mông vai phát triển, tăng trọng nhanh.

Tình hình nghiên cứu về thụ tinh nhân tạo trong nước

Ở Việt Nam, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo được áp dụng từ năm 1958, chủ yếu là đối với lợn. Từ năm 1960, do yêu cầu của sản xuất và sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô(cũ), công tác truyền giống nhân tạo được nghiên cứu một cách hệ thống và mạnh mẽ hơn. Các cơ sở thụ tinh nhân tạo được thành lập ở một số vùng: Gia Lâm ,Văn Điển, Thụy Phương (Nguyễn Đức Hùng và cs, 2003) [11].

* Một số kết quả nghiên cứu về chất lượng tinh dịch trong nước:

- Đinh Hồng Luận và cs (1988) [14] cho biết phẩm chất tinh dịch của lợn Đại Bạch nuôi tại An Khánh như sau: V = 241 ml, A = 0,74, C = 229 triệu/ml, VAC = 32,58 tỷ/ lần xuất tinh.

- Nguyễn Thiện và cs (1993) [18] đã nghiên cứu và thu được kết quả như sau: Thể tích tinh dịch lợn nội hậu bị từ 50 – 80 ml, trưởng thành là 100 ml. Đực giống ngoại hậu bị là từ 80 – 100 ml và trưởng thành là 250 - 400 ml.

- Trần Thế Thông và cs (1979) [21] đã công bố thể tích tinh dịch một lần xuất tinh của một số giống lợn lai như sau: Đại Bạch là 230-250 ml, Becsai là 150-270, Landrace là 130-230 ml, F1(Đại Bạch +Ỉ) là 75-176 ml.

- Bên cạnh đó còn nhiều tác giả như Lê Quang Long (1976) [13]; Nguyễn Quốc Đạt và cs (1995) [9] cũng đã đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu của tinh trùng lợn và các môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

- Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về 2 giống lợn và chỉ tiêu về tinh dịch lợn.

- Từ năm 1930, Liên Xô là nước đầu tiên nghiên cứu thụ tinh nhân tạo cho lợn.

- Mokonzie (1931 – 1937) lần đầu kiểm tra chất lượng tinh dịch lợn - Milovanop (1932), Rodin (1933), Phillips (1939), đã nghiên cứu về sinh lý, sinh hoá tinh dịch lợn.

- Theo Rodolfo (1932) thì nồng độ tinh trùng bình quân từ 300 - 333 triệu/ml.

- C. Polge (1956), Suidelis (Nam Tư) (1957), Amdal (Na Uy) đã nghiên cứu về phẩm chất tinh dịch lợn và dùng âm đạo giả để lấy tinh dịch lợn.

- Trong năm 1970, Milovanov và các nhà nghiên cứu thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Liên Xô đã dẫn tinh cho 1.500.000 con lợn nái có kết quả bằng thụ tinh nhân tạo.

- Theo Hammond (1975) [24] thể tích tinh dịch có phạm vi biến đổi rất lớn đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới. Cũng theo ông thì các giống lợn ngoại (Landrace, Yorkshire, Duroc, Đại bạch…) được nuôi tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ đều cho hoạt lực rất tốt và thay đổi không nhiều A = 0,8 - 0,9.

∗ Tình hình nghiên cứu về thụ tinh nhân tạo trên thế giới

- Thụ tinh nhân tạo ở gia súc từ lâu đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu .

- Năm 1980, Repiquet (Pháp) đã thụ tinh nhân tạo thành công trên ngựa, trong khi đó ở Đức, Hoffman đã mô tả chi tiết dụng cụ cần thiết và kỹ thuật thụ tinh nhân tạo ở động vật (Nguyễn Đức Hùng và cs, 2003) [11]

- Ivannop (1907) [30] đã thụ tinh nhân tạo thành công trên nhiều gia súc và chính ông đã đưa ra cơ sở lý luận đặt nền móng cho ngành khoa học thụ tinh nhân tạo. Ông cho rằng:

∗ Quá trình thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Ông bác bỏ quan niệm phải có quá trình phản xạ mới có quá trình thụ tinh.

∗ Không cần chất tiết của sinh dục phụ, tinh trùng vẫn có khả năng thụ thai(nếu tinh trùng thành thục).

Sau năm1945, các nước trên thế giới đã áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên nhiều loài gia súc khác nhau. Những nước áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên nhiều loài lợn phải kể đến: Nhật Bản, Na Uy, Thụy Sỹ, Bỉ...(Nguyễn Đức Hùng và cs,2003) [11]

∗ Một số kết quả nghiên cứu về chất lượng tinh dịch:

Từ năm 1932 Rodolfo và Timojev đã thông báo thể tích tinh dịch bình quân mỗi lần xuất tinh của lợn là 255ml. Đánh giá về pH của tinh dịch thì từ năm 1932, Mc Kenzi, Miller và Baugues đã cho biết pH tinh dịch lợn là 7,3- 7,8 (Asdell S.A, 1946) [27].

Một phần của tài liệu Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. (Trang 38)