Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu

Một phần của tài liệu Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. (Trang 50)

Qua thời gian khai thác và theo dõi, chúng tôi nhận thấy tinh dịch bình quân của lợn Landrace và Pidu nuôi tại trạm truyền giống gia súc như sau:

Bảng 2.4: Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu

Đơn vị tính: ml Tháng theo dõi Landrace Pidu n X± mx Cv(%) n X± mx Cv(%) 2 42 285,6 ± 2,42 5,50 42 268,02 ± 1,65 3,99 3 59 280,27 ± 2,66 7,30 59 268,36 ± 1,27 3,65 4 59 279,37 ± 2,39 6,60 59 266,03 ± 1,48 4,28 5 56 282,14 ± 2,39 6,33 56 266,41 ± 1,48 4,16 Tính chung 216 281,55 ± 1,25 6,52 216 267,15 ± 0,73 4,02

Qua bảng 2.4 chúng tôi thấy giữa các tháng theo dõi thì kết quả không như nhau.

Ở lợn Landrace thể tích của tháng 3, 4 có thấp hơn tháng 2, 5. Cụ thể là tháng 2 thể tích là 285,6 ml còn các tháng 3 thể tích là 280,27 ml và tháng 4 là 279,37 ml những tháng theo dõi trên của giống lợn Landrace thể tích tinh dịch có sự chênh lệch nhẹ. Thể hiện mức độ sản xuất của ở lợn Landrace là tương đối ổn định.

Còn ở lợn Pidu thì thể tích tinh dịch lại giảm dần từ tháng 2 đến tháng 5 ở mức độ rất nhỏ không đáng kể. Ta thấy phần nhiệt độ và độ ẩm ở trên cũng tăng từ tháng 2 đến tháng 5 điều này đã ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch của giống lợn này giảm.

Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [18], chỉ tiêu thể tích tinh dịch của lợn nội là trên 100 ml, lợn ngoại 250 – 400 ml thì so với kết quả của chúng tôi không có sự sai khác.

Kết quả trên cho thấy lượng tinh sản xuất ra của 2 giống lợn Landrace và Pidu nuôi tại trạm Truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn đạt tiêu chuẩn cấp nhà nước ở mức độ khá.

2.4.5. Kết quả kiểm tra hoạt lực tinh trùng (A)

Hoạt lực tinh trùng là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá phẩm chất tinh dịch. Chỉ tiêu này nói lên sức sống và khả năng vận động của tinh trùng sau khi ra khỏi cơ thể. Hoạt lực tinh trùng càng cao thì tỷ lệ thụ thai càng cao.

Qua bảng 2.5 chúng tôi nhận xét:

Trên cả hai giống lợn Landrace và Pidu, hoạt lực tinh trùng không có sự biến động lớn và giữa các tháng có sự sai khác không đáng kể. Điều đó cho thấy sự biến động nhiệt độ ít ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.

Bảng 2.5: Hoạt lực tinh trùng Đơn vị tính: 0 ≤A ≤1 Tháng theo dõi Landrace Pidu n X ± mx Cv(%) n X ± mx Cv(%) 2 42 0,76 ± 0,004 3,17 42 0,77 ± 0,004 3,64 3 59 0,73 ± 0,002 2,44 59 0,75 ± 0,003 2,92 4 59 0,74 ± 0,002 2,17 59 0,77 ± 0,004 3,77 5 56 0,75 ± 0,003 3,05 56 0,77 ± 0,003 2,83 Tính chung 216 0,74 ± 0,001 3,13 216 0,76 ± 0,001 3,45

Xét về hệ số biến động, chúng tôi thấy chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng có mức biến dị thấp và giữa các tháng trong năm chỉ tiêu này không tuân theo quy luật biến thiên của nhiệt độ.

Như bảng trên ta thấy hoạt lực tinh trùng lợn Pidu là từ (0,75 ± 0,003) – (0,77 ± 0,004) cao hơn so với giống lợn Landrace (0,73 ± 0,002) – (0,76 ± 0,004) một chút.

Trong những tháng 3 và 4 là những tháng có độ ẩm cao trung bình từ 84- 85% điều này không phù hợp cho sự sản xuất tinh của lợn đực hơn thế trời nồm ẩm ướt không có ánh nắng cũng là một phần ảnh hưởng đến hoạt lực tinh trùng chúng tôi đã thể hiện rõ trên hình 2.1.

Theo Nguyễn Tấn Anh (1984) [2] thì lợn Landrace có A= 0,685 ± 0,05, Lương Tất Nhợ và cs (1980) [16] một số giống lợn ngoại nuôi ở nước ta có hoạt lực trung bình 70% (0,7) so với kết quả của chúng tôi thì hoạt lực tinh trùng có cao hơn. Như vậy kết quả của chúng tôi chứng tỏ rằng chất lượng của hai giống lợn trên đã được nâng lên thông qua chọn lọc và cải tiến giống.

2.4.6. Kết quả kiểm tra nồng độ tinh trùng

Nồng độ tinh trùng là một chỉ tiêu quan trọng để xác định phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất của lợn đực giống. Vì nồng độ tinh trùng là một chỉ tiêu cơ bản quyết định hệ số pha loãng trong thụ tinh nhân tạo lợn cũng như các gia súc khác.

Số liệu ở bảng 2.6 thể hiện sự thay đổi nồng độ tinh trùng qua 4 tháng.

Bảng 2.6: Nồng độ tinh trùng Đơn vị tính: triệu/ml Tháng theo dõi Landrace Pidu n X ± mx Cv(%) n X ± mx Cv(%) 2 42 214,86 ± 0,94 2,85 42 221,26 ± 0,85 2,48 3 59 207,61 ± 0,73 2,69 59 221,66 ± 0,69 2,38 4 59 207,42 ± 0,65 2,42 59 222,25 ± 0,73 2,51 5 56 208,84 ± 0,73 2,61 56 225,57 ± 1,36 4,53 Tính chung 216 209,29 ± 0,41 2,94 216 222,76 ± 0,48 3,21

Nồng độ tinh trùng thể hiện phẩm chất tinh dịch, nồng độ tinh trùng càng cao thì phẩm chất tinh dịch càng tốt.

Qua bảng 2.6 ta thấy hai giống lợn trên có sự khác biệt nhau về nồng độ không xa lắm cụ thể ở các tháng 2 lợn Landrace là (214,86 ± 0,94) còn ở lợn Pidu là (221,26 ± 0,85) hệ số biến dị tương ứng là 2,85 và 2,48. Ở các tháng sau của năm thì giữa hai giống lợn cũng có sự chênh lệch nhưng không nhiều.

So sánh nồng độ của hai giống Landrace và Pidu thì nồng độ của giống Pidu cao hơn giống Landrace như vậy có sự tương quan nghịch giữa hai loài.

Theo Đinh Hồng Luận và Tăng Văn Lĩnh, (1988) [14] cho biết rằng nồng độ tinh trùng của lợn Landrace đạt 224,6 triệu so với kết quả này thì kết quả của chúng tôi có thấp hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. (Trang 50)