Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. (Trang 48)

2.4.1.Đặc điểm khí hậu huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ theo dõi được trong 4 tháng là: tháng 2, 3, 4, 5.

Căn cứ vào trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang chúng tôi thể hiện biểu đồ khí hậu huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang qua 4 tháng ở hình 2.1.

100 (%)= × X S C x v

Qua các tài liệu tham khảo tôi thấy các tác giả đưa ra nhiệt độ thích hợp cho lơn đực giống là 17-18oC. Như vậy qua hình 2.1 chúng tôi thấy nhiệt độ trung bình qua các tháng trong thời gian theo dõi không nằm trong phạm vi thích hợp.

Độ ẩm thích hợp đối với lợn đực là 76-80%. Như vậy qua hình 2.1 ta thấy độ ẩm cũng không nằm trong phạm vi thích hợp.

Chúng tôi cho rằng yếu tố khí hậu của huyện cũng góp phần là yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất của lợn giốngđực và chất lượng tinh dịch.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 20.4 23 26.9 31.4 82 84 85 82 nhiệt độ độ ẩm

Hình 2.1.Biểu đồ biểu diễn ẩm độ và nhiệt độ huyện Lục Ngạn 2.4.2. Một số chỉ tiêu lý học của tinh dịch lơn ngoại

Qua 4 tháng theo dõi lợn đực giống tại trạm chúng tôi nhận thấy cả về màu sắc, mùi, độ vẩn của tinh trùng đều phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thiện và cs (1993) [18]. Có mùi hăng tanh đặc trưng, màu trắng sữa, độ vẩn đạt mức yêu cầu (+++) trở lên.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu lý học của tinh dịch lợn ngoại

Chỉ tiêu theo dõi Giống Lợn

Landrace Pidu

Màu sắc Trắng sữa Trắng sữa

Mùi Hăng tanh Hăng tanh

Độ vẩn +++ +++

Qua bảng 2.3 cho thấy qua thời gian kiểm tra màu sắc, mùi và độ vẩn tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu không có sự biến đổi rõ, màu sắc đặc trưng là màu trắng sữa, mùi hăng tanh, độ vẩn (+++).

Điều đó cho thấy trạm có chế độ chăm sóc và quản lý đàn giống hợp lý.

2.4.3. Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu.

Qua thời gian khai thác và theo dõi, chúng tôi nhận thấy tinh dịch bình quân của lợn Landrace và Pidu nuôi tại trạm truyền giống gia súc như sau:

Bảng 2.4: Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu

Đơn vị tính: ml Tháng theo dõi Landrace Pidu n X± mx Cv(%) n X± mx Cv(%) 2 42 285,6 ± 2,42 5,50 42 268,02 ± 1,65 3,99 3 59 280,27 ± 2,66 7,30 59 268,36 ± 1,27 3,65 4 59 279,37 ± 2,39 6,60 59 266,03 ± 1,48 4,28 5 56 282,14 ± 2,39 6,33 56 266,41 ± 1,48 4,16 Tính chung 216 281,55 ± 1,25 6,52 216 267,15 ± 0,73 4,02

Qua bảng 2.4 chúng tôi thấy giữa các tháng theo dõi thì kết quả không như nhau.

Ở lợn Landrace thể tích của tháng 3, 4 có thấp hơn tháng 2, 5. Cụ thể là tháng 2 thể tích là 285,6 ml còn các tháng 3 thể tích là 280,27 ml và tháng 4 là 279,37 ml những tháng theo dõi trên của giống lợn Landrace thể tích tinh dịch có sự chênh lệch nhẹ. Thể hiện mức độ sản xuất của ở lợn Landrace là tương đối ổn định.

Còn ở lợn Pidu thì thể tích tinh dịch lại giảm dần từ tháng 2 đến tháng 5 ở mức độ rất nhỏ không đáng kể. Ta thấy phần nhiệt độ và độ ẩm ở trên cũng tăng từ tháng 2 đến tháng 5 điều này đã ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch của giống lợn này giảm.

Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [18], chỉ tiêu thể tích tinh dịch của lợn nội là trên 100 ml, lợn ngoại 250 – 400 ml thì so với kết quả của chúng tôi không có sự sai khác.

Kết quả trên cho thấy lượng tinh sản xuất ra của 2 giống lợn Landrace và Pidu nuôi tại trạm Truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn đạt tiêu chuẩn cấp nhà nước ở mức độ khá.

2.4.5. Kết quả kiểm tra hoạt lực tinh trùng (A)

Hoạt lực tinh trùng là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá phẩm chất tinh dịch. Chỉ tiêu này nói lên sức sống và khả năng vận động của tinh trùng sau khi ra khỏi cơ thể. Hoạt lực tinh trùng càng cao thì tỷ lệ thụ thai càng cao.

Qua bảng 2.5 chúng tôi nhận xét:

Trên cả hai giống lợn Landrace và Pidu, hoạt lực tinh trùng không có sự biến động lớn và giữa các tháng có sự sai khác không đáng kể. Điều đó cho thấy sự biến động nhiệt độ ít ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5: Hoạt lực tinh trùng Đơn vị tính: 0 ≤A ≤1 Tháng theo dõi Landrace Pidu n X ± mx Cv(%) n X ± mx Cv(%) 2 42 0,76 ± 0,004 3,17 42 0,77 ± 0,004 3,64 3 59 0,73 ± 0,002 2,44 59 0,75 ± 0,003 2,92 4 59 0,74 ± 0,002 2,17 59 0,77 ± 0,004 3,77 5 56 0,75 ± 0,003 3,05 56 0,77 ± 0,003 2,83 Tính chung 216 0,74 ± 0,001 3,13 216 0,76 ± 0,001 3,45

Xét về hệ số biến động, chúng tôi thấy chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng có mức biến dị thấp và giữa các tháng trong năm chỉ tiêu này không tuân theo quy luật biến thiên của nhiệt độ.

Như bảng trên ta thấy hoạt lực tinh trùng lợn Pidu là từ (0,75 ± 0,003) – (0,77 ± 0,004) cao hơn so với giống lợn Landrace (0,73 ± 0,002) – (0,76 ± 0,004) một chút.

Trong những tháng 3 và 4 là những tháng có độ ẩm cao trung bình từ 84- 85% điều này không phù hợp cho sự sản xuất tinh của lợn đực hơn thế trời nồm ẩm ướt không có ánh nắng cũng là một phần ảnh hưởng đến hoạt lực tinh trùng chúng tôi đã thể hiện rõ trên hình 2.1.

Theo Nguyễn Tấn Anh (1984) [2] thì lợn Landrace có A= 0,685 ± 0,05, Lương Tất Nhợ và cs (1980) [16] một số giống lợn ngoại nuôi ở nước ta có hoạt lực trung bình 70% (0,7) so với kết quả của chúng tôi thì hoạt lực tinh trùng có cao hơn. Như vậy kết quả của chúng tôi chứng tỏ rằng chất lượng của hai giống lợn trên đã được nâng lên thông qua chọn lọc và cải tiến giống.

2.4.6. Kết quả kiểm tra nồng độ tinh trùng

Nồng độ tinh trùng là một chỉ tiêu quan trọng để xác định phẩm chất tinh dịch và khả năng sản xuất của lợn đực giống. Vì nồng độ tinh trùng là một chỉ tiêu cơ bản quyết định hệ số pha loãng trong thụ tinh nhân tạo lợn cũng như các gia súc khác.

Số liệu ở bảng 2.6 thể hiện sự thay đổi nồng độ tinh trùng qua 4 tháng.

Bảng 2.6: Nồng độ tinh trùng Đơn vị tính: triệu/ml Tháng theo dõi Landrace Pidu n X ± mx Cv(%) n X ± mx Cv(%) 2 42 214,86 ± 0,94 2,85 42 221,26 ± 0,85 2,48 3 59 207,61 ± 0,73 2,69 59 221,66 ± 0,69 2,38 4 59 207,42 ± 0,65 2,42 59 222,25 ± 0,73 2,51 5 56 208,84 ± 0,73 2,61 56 225,57 ± 1,36 4,53 Tính chung 216 209,29 ± 0,41 2,94 216 222,76 ± 0,48 3,21

Nồng độ tinh trùng thể hiện phẩm chất tinh dịch, nồng độ tinh trùng càng cao thì phẩm chất tinh dịch càng tốt.

Qua bảng 2.6 ta thấy hai giống lợn trên có sự khác biệt nhau về nồng độ không xa lắm cụ thể ở các tháng 2 lợn Landrace là (214,86 ± 0,94) còn ở lợn Pidu là (221,26 ± 0,85) hệ số biến dị tương ứng là 2,85 và 2,48. Ở các tháng sau của năm thì giữa hai giống lợn cũng có sự chênh lệch nhưng không nhiều.

So sánh nồng độ của hai giống Landrace và Pidu thì nồng độ của giống Pidu cao hơn giống Landrace như vậy có sự tương quan nghịch giữa hai loài.

Theo Đinh Hồng Luận và Tăng Văn Lĩnh, (1988) [14] cho biết rằng nồng độ tinh trùng của lợn Landrace đạt 224,6 triệu so với kết quả này thì kết quả của chúng tôi có thấp hơn.

2.4.7. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu tổng hợp VAC

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trung bình của một đực giống trong một lần xuất tinh, nó quyết định số liều tinh dịch có thể sản xuất được trong một lần khai thác. Bảng 2.7 dưới đây thể hiện rõ kết quả nghiên cứu của chúng tôi về hai giống lợn Landrace và Pidu.

Bảng 2.7: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh

Đơn vị tính: tỷ Tháng theo dõi Landrace Pidu n X± mx Cv(%) n X ± mx Cv(%) 2 42 46,92 ± 0,57 7,84 42 45,63 ± 0,57 8,06 3 59 42,56 ± 0,44 7,94 59 44,82 ± 0,35 6,07 4 59 42,78 ± 0,37 6,73 59 45,6 ± 0 ,48 8,10 5 56 44,17 ± 0,37 6,28 56 46,58 ± 0,48 7,74 Tính chung 216 44,02 ± 0,29 9,68 216 45,64 ± 0,23 7,59 Qua bảng 2.7 có thể thấy:

Số tinh trùng tiến thẳng của giống lợn Landrace có xu hướng giảm theo tháng 2 đến tháng 5 nhất là ở những tháng 3 và 4 có sự giảm mạnh vì là những tháng có độ ẩm tương đối cao và thời tiết trong tình trạng mưa phùn ẩm ướt ở lợn Pidu cũng có xu hướng tương tự như Landrace. Trong các tháng chỉ tiêu này của hai giống có sự biến động không đáng kể chúng tôi đã thể hiện rất rõ ở bảng trên.

2.4.8. Kết quả kiểm tra sức kháng của tinh trùng.

Tinh dịch có chất lượng tốt thì sức kháng của tinh trùng càng cao. Kết

Bảng 2.8: Sức kháng của tinh trùng (R) Đơn vị tính: lần Tháng theo dõi Landrace Pidu n X± mx Cv(%) n X ± mx Cv(%) 2 42 3491 ± 7,17 1,33 42 3981,2 ± 0,85 0,14 3 59 3483 ± 0,75 0,17 59 3972,3 ± 8,58 1,66 4 59 3487,9 ± 5,00 1,10 59 3981 ± 0,72 0,14 5 56 3482,4 ± 0,75 0,16 56 3980,6 ± 0,79 0,15 Tính chung 216 3485,8 ± 1,97 0,83 216 3978,6 ± 2,37 0,87

Qua bảng trên ta có thể thấy sức kháng của hai giống lợn có sự khác nhau rõ rệt cụ thể như sau ở Landrace sức kháng cao nhất là 3491 thấp nhất là 3482,4 còn ở Pidu cao nhất là 3981,2 thấp nhất là 3972,3, như vậy có thể thấy sức kháng của giống lợn Pidu cao hơn giống lợn Landrace rõ rệt.

Theo Nguyễn Tấn Anh, Lưu Kỷ (1970) [1] nghiên cứu trên lợn Landrace nuôi tại các tỉnh phía Bắc có R ≥ 3000, còn theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [18] thì sức kháng của tinh trùng lợn ngoại là lớn hơn 3000.

So với kết quả nghiên cứu của các tác giả thì lợn tại trại có sức kháng đạt tiêu chuẩn.

2.4.9. Kết quả kiểm tra tỷ lệ kỳ hình (K%)

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình càng cao thì chất lượng tinh dịch càng kém, tỷ

lệ này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Bệnh tật, thức ăn, dinh dưỡng, di truyền, thời tiết… Kiểm tra tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng nhằm mục đích theo dõi tình hình sản xuất, sức khỏe, kiểm tra chất lượng tinh dịch của lợn đực giống để có chế độ chăm sóc hợp lý.

Bảng 2.9: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (k) Đơn vị tính: % Tháng theo dõi Landrace PIDU n X ± mx Cv(%) n X± mx Cv(%) 2 42 3,66 ± 0,03 5,18 42 3,69 ± 0,03 6,11 3 59 3,62 ± 0,03 6,15 59 3,62 ± 0,03 6,08 4 59 3,61 ± 0,02 4,83 59 3,58 ± 0,03 6,22 5 56 3,66 ± 0,02 4,80 56 3,59 ± 0,03 6,30 Tính chung 216 3,97 ± 0,15 6,00 216 3,61 ± 0,01 6,23

Qua bảng 2.9 ta cũng thể thấy rõ yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng rõ tới tỷ lệ kỳ hình của hai giống lợn trong 4 tháng theo dõi thì tháng 2 và 5 có tỷ lệ kỳ hình cao hơn những tháng 3, 4. Còn về cả hai giống thì trung bình tỷ lệ kỳ hình chênh lệch nhau là rất ít điển hình như tháng 2 con Landrace là 3,66 ± 0,03 còn Pidu là 3,69 ± 0,03 hệ số biến dị của hai giống lần lượt là 5,18 và 6,11. Còn ở tháng 3 thì cả hai giống này có tỷ lệ kỳ hình bằng nhau là 3,62 ± 0,03. Ở hai tháng còn lại tỷ lệ chênh lệch nhau cũng không lớn.

Theo Nguyễn Thiện và cs (1976) [17] tỷ lệ kỳ hình của lợn ngoại là 4,6% thì kết quả của chúng tôi thấp hơn chút ít. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.10. Kết quả kiểm tra độ pH

pH của tinh dịch ảnh hưởng rất rõ đến đời sống và hoạt lực của tinh trùng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 2.10 về pH của hai giống lợn nuôi tại trạm.

Bảng 2.10: Độ pH của tinh dịch Tháng theo dõi Landrace Pidu n X ± mx Cv n X ± mx Cv 2 42 7,16 ± 0,01 1,10 42 7,38 ± 0,01 0,90 3 59 7,15 ± 0,01 1,10 59 7,39 ± 0,01 0,96 4 59 7,16 ± 0,01 1,16 59 7,37 ± 0,01 0,86 5 56 7,16 ± 0,01 1,50 56 7,38 ± 0,01 0,88 Tính chung 216 7,15 ± 0,01 1,23 216 7,32 ± 0,03 7,12 Kết quả của chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 2.10. Kết quả bảng 2.10

cho thấy pH của lợn Landrace tương đối ổn định từ 7,15 - 7,16 độ biến dị tương ứng là 1,1 - 1,5 còn ở lợn Pidu pH của tinh dịch cũng khá ổn định trong khoảng 7,37 - 7,39 mức độ biến dị 0,86 - 0,9. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận (1984) [22] pH dao động trong khoảng 7 - 7,42. Nếu so sánh pH của hai giống lợn thì pH của giống lợn Pidu cao hơn giống lợn Landrace.

Như vậy, pH của hai giống lợn đều phù hợp với tiêu chuẩn pH tinh dịch lợn ngoại nuôi tại Việt Nam là 6,8 - 8,1 (TCVN, 1982) [23].

2.4.11. Tỷ lệ thụ thai của lợn náiphối tinh của hai giống lợn Landrace và Pidu.

Tỷ lệ thụ thai cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá phẩm chất tinh dịch. Tinh dịch có phẩm chất tốt thì tỷ lệ thụ thai càng cao. Qua 4 tháng chúng tôi theo dõi tỷ lệ thụ thai của hai giống lợn được đánh giá như sau:

Bảng 2.11: Tỷ lệ thụ thai của hai giống lợn Giống Tháng

theo dõi

Số lợn nái được phối giống (con)

Số lợn nái thụ thai (con) Tỷ lệ thụ thai (%) Landrace 2 257 242 94,16 3 321 297 92,52 4 324 282 87,04 5 338 282 85,21 Pidu 2 315 288 91,43 3 310 276 89,03 4 304 213 70,06 5 286 197 68,88 94.16 91.43 92.5289.03 87.04 70.06 85.21 68.88 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Landrace Pidu

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện sự thụ thai của hai giống lợn

Qua bảng và hình trên chúng tôi nhận thấy cả ở hai giống lợn tỷ lệ thụ thai đều giảm dần từ tháng 2 đến tháng 5. Ở tháng 2 tỷ lệ thụ thai cao nhất của cả hai giống là Landrace 94,16% còn ở Pidu 91,43%. Tháng có tỷ lệ thụ thai thấp nhất là tháng 5 ở cả hai giống Landrace là 85,21% và Pidu là 68,88%.

2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị

2.5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu thu được như đã trình bày ở trên chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

-Màu sắc, mùi vị và độ vẩn tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu không có sự biến đổi rõ, màu sắc đặc trưng là trắng sữa, mùi hăng tanh và độ vẩn là (+++).

-Lượng tinh của Landrace cao hơn của Pidu lần lượt như sau 281,55 ± 1,25 và 267,15 ± 0,73.

-Hoạt lực tinh trùng của giống lợn Landrace là 0,74 ± 0,001 và giống lợn Pidu 0,76 ± 0,001.

-Nồng độ tinh trùng của Pidu cao hơn Landrace lần lượt như sau 222,76 ± 0,48 và 209,29 ± 0,41.

-Sức kháng của tinh trùng của giống lợn Pidu (3978,6) cao hơn rõ rệt so với giống lợn Landrace (3485,8).

- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình càng lớn, thì chất lượng tinh dịch càng giảm. Giống lợn Pidu có tỷ lệ kỳ hình (3,61 ± 0,001) thấp hơn so với giống lợn Landrace (3,79 ± 0,15).

-Qua các tháng theo dõi tỷ lệ thụ thai của hai giống lợn chúng tôi thấy ở cả hai giống đều giảm dần vào các tháng về sau. Nguyên nhân, theo chúng tôi nhận thấy là do thời tiết thay đổi ở các tháng, và do chế độ chăm sóc ở trại không hợp lý với lợn đực giống.

2.5.2. Tồn tại

Do thời gian thực tập có hạn nên thời gian nghiên cứu còn có hạn, thời gian theo dõi từ tháng 2 đến tháng 5 là các tháng nhiệt độ ở mức trung bình do

Một phần của tài liệu Đánh giá phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn tại Trạm truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. (Trang 48)