Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 28)

4. Những đóng góp mới của đề tài

1.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Phạm Sĩ Lăng và Tô Long Thành (2006) [6], gà, gà tây và gà sao thường bị bệnh đầu đen dưới 12 tuần tuổi, gà trưởng thành bị bệnh nhẹ hơn, đôi khi bên

ngoài không thấy rõ các triệu chứng đặc trưng, chỉ gầy yếu dần, ở gà mái thì lượng trứng giảm rõ rệt, đây chính là nguồn tàng trữ và gieo rắt mầm bệnh trong đàn gà.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [4], Histomononas meleagridis sống ký sinh trong trứng loài giun kimHeterakis gallinae.CảHistomononas meleagridis

Heterakis gallinarum đều sống ký sinh trong ruột gà, gà tây và cả hai đều gây bệnh cho gà.

Giun Heterakis gallinarum kích thích niêm mạc ruột gây tụ huyết, ngoài ra còn chiếm đoạt dinh dưỡng của gà làm con vật gầy yếu, gà con chậm lớn. Trong quá trình ký sinh, chúng tiết độc tố và sản vật khác nên gà bị trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan, ruột do loại đơn bàoH. meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà ăn phải trứng này thì mắc bệnh (Phạm Văn Khuê và cs., 1996 [2]).

Trong chăn nuôi, bệnh lây lan chủ yếu do gà khỏe ăn phải thức ăn hoặc nước uống phải nước có chứa Histomonas meleagridis. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng có những đàn gà mắc Histomonosis nhưng không nhiễm giun kim (Heterakis gallinae), trong trường hợp này giun đất đóng vai trò như một vật trung gian môi giới truyền bệnh. Đặc biệt là trứng của giun kim thải ra từ gà bệnh có mang mầm bệnh nhưng trứng của gà bệnh lại không mang mầm bệnh (Phạm Sĩ Lăng và cs. 2006 [6]).

Lê Văn Năm và cs. (2010) [9] đã đề cập về căn bệnh này tại một số tỉnh phía Bắc (trong đó có tỉnh Bắc Giang). Tác giả kết luận rằng, nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng chết hàng loạt gà thịt tại thời điểm đó là do sự cảm nhiễm, xâm nhập và nhân lên nhanh chóng của đơn bào Histomonas meleagridis trong cơ thể gà thông qua việc đàn gà đang bị nhiễm nặng giun kim và trứng giun kim có chứa đơn bào gây bệnh. Tác giả cho biết, H. meleagridis là một loại đơn bào đa hình thái: hình trùng roi (4 roi), hình amip và hình lưới hợp bào, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển để có hình dạng tương ứng phù hợp,…H. meleagridis với hình amip có kích thước 8 - 30 μm, với hình roi thì có kích thước 20 - 30 μm, kích thước nhỏ nhất khi

H. meleagridis ở thể lưới: 5 - 10 μm, nhưng ở thể hợp bào (bao gồm nhiều H. meleagridisthể hình lưới) thì chúng có kích thước cực đại (60 - 80 μm). Trong các

dạng hình thái thì hình roi là phổ biến nhất và dễ nhận biết nhất bởi chúng có 2 nhân (1 nhân to và 1 nhân nhỏ), từ nhân to mọc ra 4 roi,H. meleagridisvận động theo hai phương thức: xoắn hoặc theo kiểu làn sóng. Theo tác giả, ở miền Bắc Việt Nam, bệnh thường thấy ở gà tây từ 2 tuần đến 2 - 3 tháng tuổi, nhưng gà ta thì chậm hơn một chút: từ 3 tuần đến 3 - 4 tháng tuổi, gà lớn tuổi hơn vẫn có thể mắc.

Theo Lê Văn Năm (2011) [10], đơn bào H. meleagridis có sức đề kháng kém. Sau khi theo phân ra ngoài môi trường, ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể gia cầm, đơn bào này chỉ sống được vài phút hoặc vài giờ tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Trong đó, thời gian sống lâu nhất không vượt quá 24 giờ. NhưngH. meleagridiscó thể tồn tại hàng năm trong trứng của giun kim - Heterakis gallinae, mà vẫn có khả năng gây bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 28)