Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

4. Những đóng góp mới của đề tài

1.2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

* Những nghiên cứu về đơn bào histomonas meleagridis

Hess M. và cs. (2006) [34] đã chế tạo thành công môi trường nuôi cấy cho dòng sinh sản vô tính của Histomonas meleagridis, Tetratrichomonas gallinarum và Blastocystis sp. Nhờ đó, một trong các sinh vật này sau khi tách từ hỗn hợp vi sinh trong manh tràng gà bệnh sẽ được nhân giống và duy trì trong ống nghiệm. Như vậy, chế tạo thành công môi trường nuôi cấy cho sinh sản vô tính các đơn bào sẽ hữu ích để phục vụ các nghiên cứu sâu, chi tiết hơn về cấu trúc cũng như bệnh do chúng gây ra.

Mielewczik M. và cs. (2008) [52] đã quan sát hình thái đơn bào H. meleagridistrong môi trường nuôi cấy dưới kính hiển vi điện tử. Tác giả mô tả,H. meleagridislà sinh vật đơn bào, kích thước 10 - 20 µm, có 1 roi duy nhất, một hệ thống vi ống phát sinh từ căn cứ của roi, hydrogenosomes, hạt nhân, trục chính và các bào quan tự dưỡng củaH. meleagridis.

Zaragatzki E. và cs. (2010) [68] cho biết, đơn bào H. meleagridis có sức để kháng yếu với nhiệt độ thấp và độ axit cao.

Hauck R. và cs. (2010) [32], đã thử nghiệm nuôi cấy đơn bào H. meleagridis trong các môi trường khác nhau. Kết quả, H. meleagridis phát triển

tốt nhất trong môi trường nuôi cấy của Dwyer, bao gồm: M 199, phôi gà, huyết thanh và bột gạo. Số lượng đơn bào tăng khoảng 5 x 105 trong 3 - 4 ngày nuôi cấy, sau đó giảm nhanh chóng.

Popp C. và cs. (2011) [53] đã lấy mẫu từ những đàn gà, gà tây bịhistomonosis

nuôi tại miền Nam nước Đức từ năm 2005 – 2008 để nghiên cứu về chủng H. meleagridisgây bệnh. Kết quả, có ít nhất 2 chủng H. meleagridis gây bệnh cho gà và gà tây.

Theo Ganas P. và cs., (2012) [23], sự phát triển của đơn bào H. meleagridis

phụ thuộc vào các vi khuẩn, đặc biệt là quá trình chuyển hóa năng lượng của vi khuẩn. Escherichia coli được xác định là hỗ trợ cho sự phát triển của đơn bào. Vi khuẩn đóng vai trò như một nguồn cung cấp thức ăn cho các đơn bào

Lotfi A. R. và cs. (2012) [44] đã nghiên cứu thời gian tồn tại của đơn bào H. meleagridis ngoài môi trường. Kết quả, ở nhiệt độ 22 ± 20 C đơn bào H. meleagridissống được 1 giờ trên vật liệu gỗ, cao su, kim loại; 3 giờ trên hộp khay trứng, vỏ trứng và gạch; 6 giờ trên rơm rạ, lông gà tây và thức ăn chăn nuôi; 9 giờ trong nước lọc và phân.

* Những nghiên cứu vềbệnh do đơn bào histomonas meleagridis gây ra ởgia cầm

- Nghiên cứu phương thức truyền lây củaHistomonas meleagridis

H. meleagridissinh sản bằng hình thức phân đôi (trực phân), lây truyền bằng 2 con đường: bệnh truyền trực tiếp và bệnh truyền gián tiếp.

Graybill và cs. (1920) [25] cho rằng, tác nhân gây bệnh đầu đen có liên quan tới trứng giun kimHeterakis gallinarum. Trứng giun kim có phôi khi nhiễm vào gà là cần thiết để lây truyền và phát bệnh đầu đen ở gà.

Huber K. và cs. (2007) [38] cho biết, khi trứng giun kim ở trong cơ thể gà nhiễm bệnh đầu đen thải ra ngoài môi trường. Giun đất ăn phải, ấu trùngHeterakis

được giải phóng trong đường tiêu hóa của giun đất. Sau đó, ấu trùng Heterakis

mang theo đơn bàoH. meleagridisxâm nhập vào các xoang và mô trong cơ thể giun đất. Gà ăn phải giun đất này sẽ bị mắc đồng thời 2 bệnh giun kim và đầu đen.

Ngoài giun đất thì một số động vật không xương sống khác như: châu chấu, ruồi, dế, cũng có vai trò làm truyền lây bệnh do đơn bàoH. meleagridis. Tuy nhiên, mức độ lây lan qua các động vật này ít hơn so với giun đất.

Hu J. và cs. (2003) [36], đã làm thí nghiệm gây nhiễm bệnh cho gà tây 2 tuần tuổi. Ông tiến hành đưa vào lỗ huyệt mỗi gà đơn bào H. meleagridis nuôi cấy với liều 200.000H. meleagridis/gà. Kết quả, tất cả gà tây gây nhiễm đã chết ở ngày 10 – 18, tiến hành mổ khám gà chết thấy gan và manh trang xuất hiện tổn thương điển hình củahistomonosis.

Tác giả tiếp tục thí nghiệm gây nhiễm bệnh cho gà tây 2 tuần tuổi bằng cách đưa vào lỗ huyệt mỗi gà 200.000 H. meleagridis. Những gà tây nhiễm bệnh được phân làm 2 lô thí nghiệm, cụ thể:

Lô 1: gồm 10% gà bệnh cho tiếp xúc trực tiếp với 90% gà khỏe Lô 2: gồm 25% gà bệnh cho tiếp xúc trực tiếp với 75% gà khỏe

Kết quả thu được như sau: những gà tây tiếp xúc với 25% gà tây bệnh bắt đầu chết ở ngày thứ 16 và tất cả đều chết ở ngày 23 sau tiếp xúc. Những gà tây tiếp xúc với 10% gà tây bị bệnh, bắt đầu chết ở ngày thứ 19, ngày 31 mổ khám những gà còn sống đều thấy tổn thương gan nặng, manh tràng bị đóng kén điển hình của

histomonosis.

Như vậy, sử dụng đơn bào H. meleagridistrong môi trường nuôi cấy đưa vào lỗ huyệt gà tây, gà tây sẽ mắc histomonosis với tỷ lệ cao trong khoảng thời gian ngắn và histomonosis dễ dàng truyền từ con bệnh sang con khỏe qua tiếp xúc trực tiếp không cần sự có mặt của trung gian truyền bệnh.

Hu J. và cs. (2004) [37] đã gây nhiễmH. meleagridis cho gà tây 2 tuần tuổi, liều 105H. meleagridis/gà theo các đường khác nhau. Kết quả, không gà tây nào bị bệnh sau khi gây nhiễm qua đường miệng. Ngược lại, gà gây nhiễm qua lỗ huyệt phát bệnh nặng sau 12 ngày.

McDougald L. R. và cs. (2005) [49] nghiên cứu đường truyền lây bệnh do đơn bào H. meleagridis trên ga tây. Tác giả gây bệnh Histomonosis cho 9 gà tây khỏe mạnh ở 2 tuần tuổi bằng cách tiêm vào lỗ huyệt 20.000 đơn bào H.

meleagridis/, sau đó nuôi chung chuồng với gà tây khỏe. Kết quả, 100 % gà tây gây nhiễm qua lỗ huyệt chết ở 7 – 13 ngày sau gây nhiễm, gà tây nhốt chung chuồng tỷ lệ chết là 87,5 % trong khoảng 14 - 21 ngày tiếp xúc. Tất cả gà chết mổ khám kiểm tra thấy bệnh tích điển hình củaHistomonosis, manh tràng không thấy xuất hiệnHeterakis gallinarum.

Trong một thí nghiệm khác, gây nhiễm bệnh Histomonosis cho gà 2 tuần tuổi, sau đó cho gà bệnh vào 4 chuồng (2 gà/chuồng) nuôi chung với gà khỏe 1, 2 , 3, 4 ngày. Kết quả, 16,67% gà có tổn thương nhỏ manh tràng sau khi tiếp xúc với gà bệnh 1 ngày, 87,5% - 100% gà bị nhiễm sau tiếp xúc với gà bệnh trong khoảng 2 - 4 ngày.

Như vậy, bệnh do đơn bào H. meleagridis có thể truyền từ gà bệnh sang gà khỏe qua tiếp xúc trực tiếp, với sự vắng mặt củaHeterakis gallinarum. Trong đó, số gà lây bệnh tỷ lệ thuận với thời gian tiếp xúc.

Nhiều tác giả đã nghiên cứu và rút ra kết luận: Tỷ lệ nhiễm histomonosis sẽ khác nhau khi gây nhiễm qua lỗ huyệt đơn bàoH. meleagridischo gà ở các lứa tuổi khác nhau với các liều khác nhau, thật vậy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ tử vong lên đến 80% đã được báo cáo bởi Landman và cs. (2004) [40] khi tác giả gây nhiễm đơn bàoH. meleagridisqua lỗ huyệt cho gà tây ở 15 ngày tuổi, liều 200.000H. meleagridis/ gà.

Hauck và cs. (2005) [30], gây nhiễm bệnh cho gà tây 3 tuần tuổi với liều 150.000

H. meleagridis/gà. Theo dõi kết quả sau gây nhiễm cho thấy, tỷ lệ tử vong ở gà tây thấp hơn 50%.

Một nghiên cứu khác về khả năng truyền bệnh trực tiếp ở gà tây cũng được mô tả bởi Hess M và cs. ( 2006) [34]: ông cũng tiến hành gây nhiễm thông qua lỗ huyệt cho gà tây ở 14 ngày tuổi với liều 380.000 đơn bào H. meleagridis/ gà. Kết quả gà được gây nhiễm bài tiết mầm bệnh ngay sau khi gây nhiễm 2 ngày. Sau 14 ngày gây nhiễm, mổ khám tất cả những gà sống sót, kiểm tra thấy manh tràng và gan xuất hiện tổn thương nặng của bệnh đầu đen. Ngoài ra túi Fabricius cũng bị phá hủy nặng nề.

Hess M. và cs. (2006) [34] cho biết, bệnh do đơn bào H. meleagridis truyền trực tiếp qua tiếp xúc giữa các đàn gà tây xảy ra nhanh và dễ dàng hơn so với các loài gia cầm khác.

Liebhart D. E. và cs. (2008) [42], đã gây nhiễm trực tiếp qua lỗ huyệt cho gà ở 8 tuần tuổi với liều từ 10.000 – 1.000.000 H. meleagridis/ gà. Kết quả, khi gây nhiễm với liều thấp hầu như gà không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Ngược lại, ở liều 1.000.000H. meleagridis/ gà, tất cả gà đều mắc bênh và chết từ 11 – 21 ngày sau gây nhiễm. Mổ khám gà chết, kiểm tra có bệnh tích điển hình củaHistomonas.

Liebhart D. và cs. (2009) [41] đã gây nhiễm đơn bào H. meleagridis qua đường miệng cho 8 gà tây một ngày tuổi. Kết quả, có 6/8 gà tây mắc bệnh và chết (75 %). Tác giả cho rằng, gà một ngày tuổi lượng axit tiết ra ở đường tiêu hóa trên của gà ít nên dễ mắc bệnh khi gây nhiễm qua đường miệng.

Jana Choutková (2010) [69], đã gây nhiễm đơn bàoH. meleagridis cho gà tây bằng cả 2 đường miệng và lỗ huyệt. Kết quả, gây nhiễm qua đường miệng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong thấp hơn so với gây nhiễm qua lỗ huyệt. Cụ thể, gây nhiễm qua đường miệng tỷ lệ mắc bệnh dưới 20%, tỷ lệ chết khoảng 2%, trong khi gây nhiễm qua lỗ huyệt tỷ lệ mắc bệnh lớn hơn 65%, tỷ lệ chết khoảng 45%.

Armstrong P. L. và Mc Dougald L. R. (2011) [13] đã tiến hành nuôi nhốt gà chung với những gà đã mắc bệnh đầu đen. Sau 14 ngày theo dõi, tiến hành mổ khám và thấy có 11/36 gà mắc bệnh có bệnh tích điển hình ở gan và manh tràng (30,5 %).

Hauck R., Hafe H. M. (2013) [29] cho biết, trong 10 năm qua phương pháp gây nhiễm qua lỗ huyệt được tiến hành một cách phổ biến nhất và đạt độ tin cậy cao. Trong hầu hết các nghiên cứu liều gây nhiễm thường từ 10.0000 - 1000.000 đơn bào Histomonas được sử dụng, tỷ lệ chết ở gà gây nhiễm khoảng hơn 70%. Trong đó gà chết sớm nhất ở ngày thứ 6, muộn nhất từ 13 – 15 ngày sau gây nhiễm. Mổ khám có thể quan sát được tổn thương ở manh tràng sau 3 – 4 ngày, tổn thương nặng sau 3 tuần, gan ở giai đoạn đầu không thấy xuất hiện tổn thương hoặc một số ít có các tổn thương nhẹ.

-Nghiên cứu về dịch tễ bệnh đầu đen ở gia cầm

Schulze (1975) [56] báo cáo, ở miền Bắc nước Đức giữa năm 1971 và 1973 đã xuất hiện Histomonosis trên gà, gà mắc bệnh chủ yếu ở 3 - 9 tuần tuổi. Tỷ lệ chết trong đàn không được điều trị là 10%.

Ở Hoa Kỳ và các nước khác, bệnh đầu đen ở gà đã tăng đáng kể trong những năm qua (Banerjee P. S. và Yadav C. L., 2002 [14]).

Theo McDougald L. R. (2005) [49], cũng giống như gà tây, gà dễ nhiễm bệnh nhưng khả năng gây bệnh cho gà thấp hơn so cho gà tây. Tỷ lệ tử vong ở gà khoảng 10% trong khi con số này ở gà tây có thể đạt 80 đến 100%.

Theo Callait và cs., (2007) [16], gia cầm mắc bệnh do đơn bàoH. meleagridis

ở tất cả các tháng trong năm nhưng nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 3 năm 2005, ở Pháp xuất hiện 113 ổ dịch Histomonosis trên gà tây, trong đó 15 ổ dịch là các trang trại gà giống (Callait và cs., 2007 [16]). Năm 2009 có sự bùng nổ của dịch Histomonsis ở gà tây 9 đến 11 tuần tuổi với tỷ lệ tử vong 24 - 68% (Senties Cue và cs., (2009) [57]).

Alkhalaf và Mahmoud, (2009) [12] cho biết,histomonosisđã nổ ra ở một đàn vịt nuôi tại Saudi Arabia. Vịt nhiễm bệnh có triệu chứng gầy yếu, lười vận động, uống nhiều nước và tiêu chảy ra máu.

Potts, (2009) [54] cho biết, từ 1912 - 2003 tác giả đã mổ khám 12056 gia cầm chết ở Anh, chủ yếu là gia cầm hoang dã trong đó có gà lôi. Kết quả mổ khám cho thấy một mối tương quan mạnh mẽ giữa sự xuất hiện củaHeterakisvà sự xuất hiện củaHistomonosis.

Histomonosis là một bệnh nguy hiểm cho gia cầm gây ra bởi Histomonas meleagridis. Gà thường hồi phục trong khi tỷ lệ tử vong ở gà tây là cao. Các đáp ứng miễn dịch vớiH. meleagridiscủa gà mạnh hơn gà tây. Khi mắc bệnh, đơn bào di cư vào gan gà tây với số lượng lớn hơn so với gà (Powell F. L. và cs., 2009 [55]). Ở Đức, Hauck R. và cs. (2010) [32] cho biết, Histomonosis là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi ký sinh trùng đơn bàoHistomonas meleagridis, có thể dẫn đến tổn thất cao trong chăn nuôi gà tây. Báo cáo này mô tả sự tái diễn của

năm 2005 ở gà 17 tuần tuổi. Ổ dịch thứ 2 xảy ra năm 2009 ở gà 8 tuần tuổi. Tỷ lệ tử vong tăng đến 26 - 65 % trong vòng vài ngày, mặc dù điều trị với các hóa dược khác nhau. Trong cả hai trường hợp, Histomonas meleagridis thuộc kiểu gen A đã được phát hiện, nhưng chưa phát hiện nguồn lây nhiễm rõ ràng.

Gregory V. Và Lamann (2010) [26] cho biết, tất cả các giống gà đều dễ bị nhiễm đơn bàoH. meleagridis.Gà bị bệnh gan tổn thương ít nên tỷ lệ chết thấp hơn so với gà tây.

Theo Windisch M. và Hess M. (2010) [66], gà mắc bệnh, tổn thương manh tràng đã được tìm thấy lúc 7 và 14 ngày sau nhiễm. Xét nghiệm các mẫu mô manh tràng tổn thương cho thấy các phản ứng miễn dịch rất mạnh ở manh tràng với sự xuất hiện của kháng thể IgM, IgG ở mức cao và tăng liên tục của kháng thể IgA.

Theo Zahoor M. A. và cs. (2011) [67], tính mẫn cảm với đơn bào H. meleagridiskhác nhau giữa các giống gà.

Hauck R. and Hafez M. (2012) [28] đã làm thí nghiệm và cho biết, chim bồ câu dễ nhiễm bệnh do đơn bào H. meleagridis khi gây nhiễm qua lỗ huyệt nhưng bệnh không lây truyền từ chim ốm sang chim khỏe khi tiếp xúc.

- Nghiên cứu về triệu chứng và bệnh tích bệnh đầu đen ở gia cầm

Lund E. E. (1967a) [47] cho biết, một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh do đơn bào H. meleagridislà tiêu chảy phân màu lưu huỳnh, trong đó có thể lẫn một ít máu. Triệu chứng này quan sát thấy trong giai đoạn cuối của bệnh, do rối loạn tiết mật và do chức năng của gan, thận bị suy yếu. Ở gà các triệu chứng của bệnh tiến triển chậm, ngược lại ở gà tây các triệu chứng trên có thể xuất hiện sau khi nhiễm mầm bệnh ít ngày.

Singh A. và cs. (2008) [58] cho biết, gia cầm nhiễm đơn bào H. meleagridis

bệnh tích tập trung chủ yếu ở gan và manh tràng. Nhưng từ manh tràng và gan đơn bào có thể theo dòng máu đến ký sinh ở các cơ quan khác như thận, lá lách, tuyến tụy, tuyến ức, tim, não, tủy xương, và phổi, tuy nhiên bệnh tích ở các cơ quan này thường nhẹ

Sentíes-Cué G. và cs. (2009) [57] cho biết, ở gà tây mắc bệnh do đơn bàoH. meleagridisthì ống dẫn mật bị viêm, thành ống dẫn mật có nhiều tế bào hạt và đơn

bào H. meleagridis. Ở gà và gà tây bị nhiễm histomonosis tự nhiên hoặc do gây nhiễm đều thấy hiện tượng viêm ổ nhớp. Kiểm tra mô bệnh học thấy, nhu mô hoại tử, có sự thâm nhiễm một số lượng lớn bạch cầu hạt heterophil, tế bào lympho, tế bào huyết tương, đại thực bào, tế bào khổng lồ, fibrin và H. meleagridis. Tác giả cũng cho biết, thận của gà tây bị bệnh cũng xuất hiện số lượng lớn các đại thực bào, tế bào khổng lồ, một số tế bào plasma và một số không bào lớn thường có chứaH. meleagridis.Trong các ổ viêm ở phổi, tụy và niêm mạc dạ dày tuyến thấy xuất hiện đơn bàoH. meleagridis. Ngoài ra, ở miền tủy của lá lách quan sát thấy bạch cầu hạt heterophilic, đại thực bào và các tế bào huyết tương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biến đổi máu trongHistomonosis

Venkataratnam và Clarkson (1963) [64] đã nghiên cứu ảnh hưởng của

Histomonosis tới các tế bào máu của gà sáu tuần tuổi, kết quả thấy số lượng bạch cầu trong máu tăng ngay sau khi nhiễm bệnh một ngày và đạt tối đa 70.000/ mm3 máu sau khi nhiễm 10 ngày. Sự gia tăng bạch cầu bao gồm bạch cầu đơn nhân và bạch cầu ái toan. Số lượng các tế bào lympho, bạch cầu ái kiềm và hồng cầu không thay đổi.

Khi nghiên cứu sự thay đổi công thức máu của gà 3 tuần tuổi nhiễm bệnh,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)