Đặc điểm dịch tễ bệnh do đơn bào H.meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 50)

4. Những đóng góp mới của đề tài

3.1.Đặc điểm dịch tễ bệnh do đơn bào H.meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên

3.1.1. Kết quả điều tra thc trng phòng chng bnh ký sinh trùng nói chung cho tnh Thái Nguyên

Công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất sự phát sinh và phát triển của dịch bệnh. Được sự giới thiệu của Trạm thú y các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Võ Nhai, Định Hóa, chúng tôi đã đến khảo sát, phỏng vấn và phát phiếu điều tra các hộ gia đình tại 3 xã/huyện có quy mô chăn nuôi gà khác nhau. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng cho gà ở tỉnh Thái Nguyên Biện pháp sử dụng Số hộ điều tra Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại

480

306 63,75

Định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực

chăn thả gà 157 32,71

Tẩy giun, sán định kỳ cho gà 238 49,58

Sử dụng vắc xin và thuốc phòng bệnh 130 27,08

Cả 4 biện pháp trên 52 10,83

Kết quả bảng 3.1 cho thấy:

Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh cho gà với các biện pháp khác nhau của các hộ gia đình tại 4 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên ở mức độ trung bình. Tỷ lệ hộ gia đình áp dụng các biện pháp vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại chiếm 63,75 %, tỷ lệ số hộ chăn nuôi thực hiện việc sát trùng chuồng trại định kỳ và khu vực chăn thả gà chỉ đạt 32,71 %. Tẩy giun, sán định kỳ cho gà

được thực hiện ở mức 49,58 % trong tổng số hộ gia đình, các hộ sử dụng vắc xin và thuốc phòng bệnh cho gà cũng chỉ đạt 27,08 %. Số hộ thực hiện đồng bộ cả 4 biện pháp phòng bệnh cho gà chỉ chiếm 10,83 %.

Kết quả chúng tôi điều tra được cho thấy, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, chưa trang bị đầy đủ các kỹ thuật chăn nuôi an toàn và hiệu quả. Nguyên nhân một phần là do tập quán chăn nuôi tại địa phương chủ yếu là chăn nuôi theo kiểu truyền thống, ít có sự tác động của khoa học kỹ thuật, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, số con nuôi/lứa thấp, người chăn nuôi chưa được tham gia các lớp hướng dẫn kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm một cách bài bản... Qua quá trình tiếp cận với thực tiễn ở cơ sở, chúng tôi nhận thấy rằng, rất nhiều hộ gia đình có môi trường chăn nuôi không đảm bảo: có nhiều cây cối um tùm, nhiều vũng nước lầy bẩn, phân và chất thải nằm trong khu chăn nuôi không được xử lý, sân vườn không được phun thuốc sát trùng, tiêu độc, không khơi thông cống rãnh… Những điều kiện này là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh ký sinh trùng và các ký chủ trung gian truyền bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sự an toàn dịch bệnh của vật nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 50)