Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun ki mở gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 42)

4. Những đóng góp mới của đề tài

3.1.3.Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun ki mở gà

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám - Tỷ lệ nhiễmH. meleagridistrong số gà nhiễm giun kim - Tỷ lệ nhiễmH. meleagridistrong số gà không nhiễm giun kim

2.3.2. Nghiên cu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở

- Triệu chứng của gà mắc bệnh đầu đen

- Bệnh tích đại thể và vi thể do đơn bàoH. meleagridisgây ra ở gà

2.3.3. Nghiên cứu phác đồ điều trbệnh đầu đen cho gà

2.3.3.1. Xác định hiệu lực và độan toàn của 2phác đồ điều trịbệnh đầu đen cho gà 2.3.3.2. Đềxuất quy trình phòng chống bệnh đầu đen cho gà

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dch tbệnh đầu đen do H. meleagridisgây ragà nuôi ti Thái Nguyên gây ragà nuôi ti Thái Nguyên

2.4.1.1. Phương pháp điều tra công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung, bệnh đầu đen nói riêng cho gà nuôi tại Thái Nguyên

- Phỏng vấn và phát phiếu điều tra

2.4.1.2. Bố trí thu thập gà để mổ khám và phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm H. meleagridisởgà nuôi tại Thái Nguyên

a) Phương pháp thu thập mẫu

Thu thập gà mổ khám theo phương pháp lấy mẫu phân tầng.

Chọn 4 huyện (thành, thị) của tỉnh Thái Nguyên, mỗi huyện (thành, thị) chọn 3 xã (phường, thị trấn), mỗi xã (phường, thị trấn) mổ khám ngẫu nhiên 70 gà.

* Sốgà mổ khám theo các địa phương nghiên cứu

- Phú Bình - Phổ Yên - Võ Nhai - Định Hóa * Sốgà mổkhám theo tuổi gà ≤ 1 tháng > 1 - 3 tháng > 3 - 5 tháng > 5 tháng

*Sốgà mổ khám theo phương thức chăn nuôi

- Chăn thả hoàn toàn - Bán chăn thả

- Nuôi nhốt hoàn toàn

*Sốgà mổkhám theo tình trạng vệsinh thú y (VSTY)

Tình trạng VSTY được phân ra ba mức như sau: Đánh giá tình trạng vệ sinh theo 3 mức:

- VSTY tốt: chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, thu gom phân và chất độn chuồng để ủ, định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh.

- VSTY trung bình: không thường xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, chuồng nuôi không được làm khô ráo, còn có những vũng nước đọng; không thường xuyên tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và phát quang cây cỏ; không thường xuyên khơi thông cống rãnh ở gần khu vực chăn nuôi.

- VSTY kém: chuồng gà làm ở chỗ đất trũng, trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng rất ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng, có nhiều cỏ cây um tùm, không tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, không khơi thông cống rãnh.

Số gà mổ khám theo tình trạng vệ sinh thú y như sau: - Tình trạng VSTY tốt

- Tình trạng VSTY trung bình - Tình trạng VSTY kém

b) Phương pháp xác định đơn bào vàtỷ lệ nhiễm H. meleagridis ởgà tại các địa phương

Phát hiện đơn bàoH. meleagridisở gà bằng sự kết hợp các phương pháp sau: * Quan sát triệu chứng lâm sàng

* Xét nghiệm phân

* Mổ khám kiểm tra bệnh tích

* Soi tươi chất chứa và niêm dịch ở manh tràng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin manh tràng và gan gà bệnh.

Những gà phát hiện thấy đơn bào được xác định là nhiễmH. meleagridis.

Các phương pháp cụ thể như sau:

* Quan sát triệu chứng lâm sàng: Trước khi mổ khám gà tại các địa phương, sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh cơ bản như quan sát, sờ nắn, đo thân nhiệt (Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006) [6]) để xác định những biến đổi lâm sàng của gà bệnh: triệu chứng toàn thân, mào tích, thể trạng, vận động, da vùng đầu và mép, phân (màu sắc và trạng thái phân).

* Mổ khám bệnh tích

- Trước khi mổ khám, ghi nhật ký thí nghiệm các thông tin: chủ hộ, địa chỉ, ngày lấy mẫu, giống gà, tuổi gà, phương thức chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, kiểu nền chuồng, tính biệt, trạng thái và màu sắc phân, các biểu hiện lâm sàng khác (nếu có).

- Phương pháp mổ khám gà: mổ khám gà theo phương pháp mổ khám toàn diện của Skrjabin K. I. (1928), quan sát bằng mắt thường và kính lúp các nội quan như thận, lách, tim, phổi, đặc biệt là gan và manh tràng để xác định những biến đổi đại thể, chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình.

* Phương pháp soi tươi chất chứa và niêm dịch ở manh tràng

Tiến hành mổ khám cơ quan tiêu hoá gà. Dùng dao pisturi nạo nhẹ niêm mạc manh tràng, lấy một ít niêm dịch và chất chứa trong manh tràng cho lên phiến kính đã có sẵn 1 giọt nước cất; dùng đũa thủy tinh khuấy đều rồi đậy lamen lên để dàn thành một lớp mỏng; sau đó soi dưới kính hiển vi (10 x 20 hoặc 10 x 40) để phát hiện H. meleagridis qua sự di chuyển của đơn bào nhờ sự vận động của roi (giai đoạn xâm lấn) hoặc đơn bào ở thể lưới (giai đoạn di hành gây bệnh cho các cơ quan phủ tạng khác).

* Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin.

Các bước tiến hành:

+ Mẫu bệnh phẩm là toàn bộ cơ quan nội tạng của gà, cắt phần bệnh phẩm có nhiều tổn thương.

+ Cố định bệnh phẩm bằng dung dịch formaldehyt 10 %.

+ Rửa nước 12 - 24 giờ (dưới dòng nước chảy nhẹ) để trôi hết formaldehyt. + Khử nước: dùng cồn tuyệt đối để rút nước từ trong bệnh phẩm ra.

+ Làm trong bệnh phẩm: ngâm bệnh phẩm qua hệ thống xylen để làm trong bệnh phẩm.

+ Tẩm parafin: ngâm bệnh phẩm đã làm trong vào các cốc đựng paraffin nóng chảy, để ở tủ ấm nhiệt độ 56oC.

+ Đổ Block: rót parafin nóng chảy vào khuôn giấy rồi đặt miếng tổ chức (bệnh phẩm) đã tẩm parafin vào. Khi parafin đông đặc hoàn toàn thì bóc khuôn. Sửa lại Block cho vuông vắn.

+ Cắt và dán mảnh: cắt bệnh phẩm trên máy cắt Microtom, độ dày mảnh cắt khoảng 3 - 4 µm. Dán mảnh cắt lên phiến kính bằng dung dịch Mayer (lòng trắng trứng 1 phần, glyxerin 1 phần; 1 ml hỗn hợp trên pha trong 19 ml nước cất).

+ Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxilin - Eosin.

+ Gắn lamen bằng Baume canada, dán nhãn và đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 150 - 600 lần.

2.4.1.3. Phương pháp nghiên cứu sựliên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim

ởgà

a)Phương pháp xác định tỷlệ và cường độnhiễm giun kim gà qua mổkhám *Phương pháp mổkhám, thu thập giun kim

- Mổ khám gà theo phương pháp mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hoá. Lấy toàn bộ chất chứa trong manh tràng và ruột già để xét nghiệm bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943), thu thập toàn bộ số giun kim có trong mỗi gà. Những mẫu có giun kim được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm. * Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun kim: Cường độ nhiễm được xác định bằng đếm số lượng giun kim ký sinh/gà.

≤ 300 giun kim/gà : nhiễm nhẹ +

300 - 500 giun kim/gà : nhiễm trung bình ++

500 giun kim/gà : nhiễm nặng +++

b)Phương pháp xác định tỷlệnhiễm H. meleagridis ởnhững gà nhiễm giun kim và

gà không bịnhiễm giun kim

Kết hợp quan sát triệu chứng lâm sàng, soi tươi manh tràng, làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộmHematoxilin - Eosinmanh tràng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gan của gà mổ khám (những gà này đã xác định được là nhiễm hoặc không nhiễm giun kim). Những gà có H. meleagridis được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà

* Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gà mắc bệnh đầu đen

- Xác định triệu chứng lâm sàng: Trước khi mổ khám gà tại các địa phương, sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh cơ bản như quan sát, sờ nắn, đo thân nhiệt để xác định những biến đổi lâm sàng của gà (mào, yếm, thể trạng, phân, ăn uống, vận động...).

Ghi lại các biểu hiện lâm sàng và các thông tin khác của gà mổ khám.

- Xác định bệnh tích đại thể: Mổ khám gà bị bệnh đầu đen, quan sát bằng mắt thường và kính lúp các khí quan trong cơ thể, chụp ảnh những vùng có bệnh tích điển hình.

- Xác định bệnh tích vi thể bằng phương pháp cắt cúp tổ chức, làm tiêu bản vi thể, nhuộmHematoxilin–Eosin.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu bin pháp phòng trbệnh đầu đen cho gà

2.4.3.1. Xác định hiệu lực và độan toàn của thuốc điều trịbệnh đầu đen cho gà

- Để xác định hiệu lực của phác đồ điều trị, chúng tôi bố trí các thử nghiệm ở gà mắc bệnh đầu đen ngoài thực địa trên diện hẹp (mỗi phác đồ điều trị cho 15 gà được chẩn đoán là mắc bệnh đầu đen, mỗi phác đồ điều trị cho 2 đàn) và trên diện rộng (điều trị cho 50 gà/ 1 đàn). Đánh giá độ an toàn của từng phác đồ. Sau đó lựa chọn 01 phác đồ tốt nhất để điều trị bệnh đầu đen cho gà ở các địa phương.

- Xây dựng 02 phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà, mỗi phác đồ gồm có: + Thuốc diệt đơn bào

+ Thuốc điều trị triệu chứng

Phác đồ I: Thuốc

điều trị Tên thuốc Hãng sản xuất Thành phần chính

Liều

lượng Tác dụng

Thuốc diệt

đơn bào TD Damiton

Cty thuốc thú y

Thăng Long Sunfamonomethoxin

1g/3 lit nước uống Diệt đơn bào Histomonas Thuốc điều trị triệu chứng Paravet Cty CP Greenlab Việt Nam Paracetamol 1g/1lít nước uống Hạ sốt Hepatol Sorbitol Atiso 1ml/1lít nước uống Bổ gan, lợi mật Hancillin-50 Cty CP Dược và vật tư thú y Hanvet Amoxycillin 1g/20kg thể trọng Chống bội nhiễm Thuốc nâng cao sức đề kháng Hanlyte vit C Cty CP Dược và vật tư thú y Hanvet Điện giải và vitamin 1g/1 lít nước uống Cân bằng điện giải, tăng sức đề kháng Liệu trình điều trị:

TD Daminton: Dùng 1 – 3 – 5 ngày, ngày 2 lần, pha 1gam/3 lit nước uống

Hancillin-50: Dùng 2 – 4 – 6 ngày, ngày 2 lần, pha 1gam/20kg thể trọng

Paravet: pha vào nước cho gà uống liên tục trong 3 ngày

Hepatol: pha vào nước cho gà uống liên tục trong quá trình điều trị

Hanlyte vit C: pha vào nước cho gà uống liên tục trong quá trình điều trị Mỗi loại thuốc trên dùng riêng, không pha lẫn. Thuốc khi đã pha nước, cho gà uống hết trong 1 - 2 giờ.

Tùy theo tiên lượng bệnh có thể dùng thuốc diệt đơn bào trước hay sau các loại thuốc khác. Nếu đàn gà mắc bệnh nặng thì nên dùng thuốc hạ sốt và thuốc trợ sức, trợ lực trước khi dùng thuốc diệt đơn bào.

Phác đồ II: Thuốc

điều trị Tên thuốc Hãng sản xuất Thành phần chính

Liều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượng Tác dụng

Thuốc diệt

đơn bào T. coryzin

Cty thuốc thú y

Thăng Long Sunfamonomethoxin

1g/3 lit nước uống Diệt đơn bào Histomonas Thuốc điều trị triệu chứng Paravet Cty CP Greenlab Việt Nam Paracetamol 1ml/1lít nước uống Hạ sốt Hepatol Sorbitol Atiso 1ml/1lít nước uống Bổ gan, lợi mật Norfacoli Cty CP Dược và vật tư thú y Hanvet Norfloxacin 1g/5 kg thể trọng Chống bội nhiễm Thuốc nâng cao sức đề kháng Hanlyte vit C Cty CP Dược và vật tư thú y Hanvet Điện giải và vitamin 1g/1 lít nước uống Cân bằng điện giải, tăng sức đề kháng

Liệu trình điều trị như phác đồ I.

2.4.3.2. Đềxuất biện pháp phòng chống bệnh đầu đen

Biện pháp tổng hợp phòng chống bệnh đầu đen cho gà được đề ra dựa vào những cơ sở khoa học sau:

- Kết quả xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen ở gà.

- Kết quả nghiên cứu về sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim gà. - Kết quả nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh đầu đen gà.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008 [11]), trên phần mềm Excel 2003.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh do đơn bàoH. meleagridisgây ra ở gà tại Thái Nguyên

3.1.1. Kết quả điều tra thc trng phòng chng bnh ký sinh trùng nói chung cho tnh Thái Nguyên

Công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất sự phát sinh và phát triển của dịch bệnh. Được sự giới thiệu của Trạm thú y các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Võ Nhai, Định Hóa, chúng tôi đã đến khảo sát, phỏng vấn và phát phiếu điều tra các hộ gia đình tại 3 xã/huyện có quy mô chăn nuôi gà khác nhau. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng cho gà ở tỉnh Thái Nguyên Biện pháp sử dụng Số hộ điều tra Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại

480

306 63,75

Định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực

chăn thả gà 157 32,71

Tẩy giun, sán định kỳ cho gà 238 49,58

Sử dụng vắc xin và thuốc phòng bệnh 130 27,08

Cả 4 biện pháp trên 52 10,83

Kết quả bảng 3.1 cho thấy:

Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh cho gà với các biện pháp khác nhau của các hộ gia đình tại 4 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên ở mức độ trung bình. Tỷ lệ hộ gia đình áp dụng các biện pháp vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại chiếm 63,75 %, tỷ lệ số hộ chăn nuôi thực hiện việc sát trùng chuồng trại định kỳ và khu vực chăn thả gà chỉ đạt 32,71 %. Tẩy giun, sán định kỳ cho gà

được thực hiện ở mức 49,58 % trong tổng số hộ gia đình, các hộ sử dụng vắc xin và thuốc phòng bệnh cho gà cũng chỉ đạt 27,08 %. Số hộ thực hiện đồng bộ cả 4 biện pháp phòng bệnh cho gà chỉ chiếm 10,83 %.

Kết quả chúng tôi điều tra được cho thấy, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, chưa trang bị đầy đủ các kỹ thuật chăn nuôi an toàn và hiệu quả. Nguyên nhân một phần là do tập quán chăn nuôi tại địa phương chủ yếu là chăn nuôi theo kiểu truyền thống, ít có sự tác động của khoa học kỹ thuật, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, số con nuôi/lứa thấp, người chăn nuôi chưa được tham gia các lớp hướng dẫn kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm một cách bài bản... Qua quá trình tiếp cận với thực tiễn ở cơ sở, chúng tôi nhận thấy rằng, rất nhiều hộ gia đình có môi trường chăn nuôi không đảm bảo: có nhiều cây cối um tùm, nhiều vũng nước lầy bẩn, phân và chất thải nằm trong khu chăn nuôi không được xử lý, sân vườn không được phun thuốc sát trùng, tiêu độc, không khơi thông cống rãnh… Những điều kiện này là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh ký sinh trùng và các ký chủ trung gian truyền bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sự an toàn dịch bệnh của vật nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Tình hình nhim H. meleagridisgà ti tnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Tỷlệnhiễm H. meleagridisở gà theo địa phươngnghiên cứu

Tỷ lệ nhiễm đơn bàoH. meleagridistheo mỗi địa phương là một chỉ tiêu đánh giá cụ thể tình hình nhiễm Histomonosiscủa đàn gà ở mỗi địa phương. Từ đó giúp người chăn nuôi có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả cho đàn gà nuôi tại địa phương đó.

Để nghiên cứu tỷ lệ nhiễm bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridisgây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành mổ khám ngẫu nhiên 840 gà thả vườn nuôi tại 4 huyện: Phú Bình, Phổ Yên, Võ Nhai và Định Hóa. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Gà ở các địa phương nghiên cứu đều nhiễm H. meleagridis.Tuy nhiên, tỷ lệ gà nhiễm ở mỗi huyện trong tỉnh khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 42)