1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dụcgiữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ của mỗi quốc gia. Giáo dục vạch ra phương hướng, tạo dựng lên những hình mẫu nhân cách phù hợp với các yêu cầu của xã hội hiện tại thông qua nội dung giáo dục, mục tiêu giáo dục của nhà trường và xã hội. Giáo dục cũng truyền thụ các vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, để các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa, bảo tồn và phát triểnnhững giá trị truyền thống tốt đẹp. Giá trị truyền thống được coi là cơ sở, nền tảng để hình thành giá trị nhân cách của con người, giúp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho phù hợp với yêu cầu thời đại. Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.Vấn đề giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ hiện nay chưa được chú trọng và dường như đang bị coi nhẹ.Các hiện tượng “phi văn hoá” trong giao tiếp, ứng xử xã hộixuất hiện ngày càng nhiều không chỉ trong các cơ quan hành chính nhà nước mà còn ở trong các nhà trường. “Văn hoá luôn đi liền với giáo dục, giáo dục đi liền với văn hoá” [29, tr. 7]. Cùng với giáo dục, văn hóa cũng là một hiện tượng riêng có của xã hội loài người. “Xét về bản chất, mỗi nhà trườnglà một tổ chức hành chính - sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hóa nhất định[14, tr.1]. VHNT ấy sẽ tồn tại cùng với sự phát triển của nhà trường, những truyền thống, giá trị nhà trường xây dựng sẽ thẩm thấu và đồng hành cùng với các thế hệ thầy và trò. Nó sẽ được các thế hệ sau bồi đắp, xây dựng và phát huy, phát triển để những giá trị tinh thần lan tỏa và biến thành những hành động cụ thể. Do vậy, việc xây dựng VHNT là một vấn đề rất cần thiết trong mỗi nhà trường và trong giai đoạn hiện nay. “VHNT thể hiện bản sắc tập thể và thông qua đó các thành viên kết nối với nhau để đạt mục tiêu chung, chống lại sự xâm lăng và phê phán từ bên ngoài.Trong quá trình phát triển, nhiều trường học có văn hóa tiêu cực. Thay vì tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của trường học là dạy và học, cán bộ, GV nhà trường mất đoàn kết, giảm lòng tin của học sinh và phụ huynh, hiện tượng tiêu cực trong dạy và học xuất hiện nhiều. Kết quả học tập giảm sút” [24, tr. 15].Vấn đề xây dựng VHNT và đi tìm các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường lành mạnh, an toàn, thân thiện hiện nay đang đặt ra ngày càng bức thiết đối với mỗi nhà trường. Trường THCS Phú Thịnh được thành lập năm 1962, là một mốc son đánh dấu sự đổi mới về giáo dục của địa phương. Trong những năm qua, đội ngũ CBQL, GV, NV và học sinh nhà trường đã luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và Nhà nước giao phó. Tuy nhiên, trước tình hình mới, yêu cầu mới về đổi mới giáo dục thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng một môi trường học tập, làm việc lành mạnh, an toàn, chất lượng tạo dựng uy tín và thương hiệu nhà trường trong ngành giáo dục huyện Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Đó chính là văn hóa nhà trường. Từ những lý do trên, đề tài: “Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” được lựa chọn nghiên cứu.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐĂNG HIẾU BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỊNH, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHẠM THÀNH NGHỊ HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Học viện, Khoa Tâm lý Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ mới. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Phạm Thành Nghị đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành QLGD . Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường THCS Phú Thịnh, đặc biệt là cô Đào Thị Xin phó Hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các thầy, cô giáo và học sinh trường THCS Phú Thịnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi có thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của qúy thầy cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tác giả Nguyễn Đăng Hiếu MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CBQL : Cán bộ quản lý GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên NV : Nhân viên QLGD : Quản lý giáo dục THCS : Trung học cơ sở VHNT : Văn hóa nhà trường 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu giới tính đội ngũ CBQL, GV và NV Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi của cán bộ quản lý, GV và NV Bảng 2.3: Cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ nhân lực nhà trường Bảng 2.4: Quy mô đào tạo từ năm 2011 - 2014 trường THCS Phú Thịnh Bảng 2.5: Chất lượng đào tạo từ năm 2011 - 2014 của nhà trường Bảng 2.6: Đánh giá mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, GV và NV về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển VHNT Bảng 2.7: Thực trạng các biểu hiện ở tầm nhìn của trường THCS Phú Thịnh Bảng 2.8: Thực trạng các biểu hiện ở sứ mệnh của trường THCS Phú Thịnh Bảng 2.9: Thực trạng các biểu hiện ở giá trị của trường THCS Phú Thịnh Bảng 2.10: Thực trạng các biểu hiện ở niềm tin của trường THCS Phú Thịnh Bảng 2.11: Thực trạng các biểu hiện ở chuẩn mực ứng xử của trườngTHCS Phú Thịnh Bảng 2.12: Thực trạng các biểu hiện ở các giá trị văn hóa truyền thống của trườngTHCS Phú Thịnh Bảng 2.13: Thực trạng các biểu hiện ở bầu không khí nhà trường của trường THCS Phú Thịnh Bảng 2.14: Thực trạng các biểu hiện ở môi trường sư phạm của trường THCS Phú Thịnh Bảng 2.15: Thực trạng xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng VHNT Bảng 3.2: Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp xây dựng VHNT 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dụcgiữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ của mỗi quốc gia. Giáo dục vạch ra phương hướng, tạo dựng lên những hình mẫu nhân cách phù hợp với các yêu cầu của xã hội hiện tại thông qua nội dung giáo dục, mục tiêu giáo dục của nhà trường và xã hội. Giáo dục cũng truyền thụ các vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, để các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa, bảo tồn và phát triểnnhững giá trị truyền thống tốt đẹp. Giá trị truyền thống được coi là cơ sở, nền tảng để hình thành giá trị nhân cách của con người, giúp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho phù hợp với yêu cầu thời đại. Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.Vấn đề giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ hiện nay chưa được chú trọng và dường như đang bị coi nhẹ.Các hiện tượng “phi văn hoá” trong giao tiếp, ứng xử xã hộixuất hiện ngày càng nhiều không chỉ trong các cơ quan hành chính nhà nước mà còn ở trong các nhà trường. “Văn hoá luôn đi liền với giáo dục, giáo dục đi liền với văn hoá” [29, tr. 7]. Cùng với giáo dục, văn hóa cũng là một hiện tượng riêng có của xã hội loài người. “Xét về bản chất, mỗi nhà trườnglà một tổ chức hành chính - sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hóa nhất định[14, tr.1]. VHNT ấy sẽ tồn tại cùng với sự phát triển của nhà trường, những truyền thống, giá trị nhà trường xây dựng sẽ thẩm thấu và đồng hành cùng với các thế hệ thầy và trò. Nó sẽ được các thế hệ sau bồi đắp, xây dựng và phát huy, phát triển để những giá trị tinh thần lan tỏa và biến thành những hành động cụ thể. Do vậy, việc xây dựng VHNT là một vấn đề rất cần thiết trong mỗi nhà trường và trong giai đoạn hiện nay. “VHNT thể hiện bản sắc tập thể và thông qua đó các thành viên kết nối với nhau để đạt mục tiêu chung, chống lại sự xâm lăng và phê phán từ bên ngoài.Trong quá trình phát triển, nhiều trường học có văn hóa tiêu cực. Thay vì tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm của trường học là dạy và học, cán bộ, GV nhà trường mất đoàn kết, giảm lòng tin của học sinh và phụ huynh, hiện tượng tiêu cực trong dạy và học xuất hiện nhiều. Kết quả học tập giảm sút” [24, tr. 15].Vấn đề xây dựng VHNT và đi tìm các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường lành mạnh, an toàn, thân thiện hiện nay đang đặt ra ngày càng bức thiết đối với mỗi nhà trường. Trường THCS Phú Thịnh được thành lập năm 1962, là một mốc son đánh dấu sự đổi mới về giáo dục của địa phương. Trong những năm qua, đội ngũ CBQL, GV, NV và học sinh nhà trường đã luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và Nhà nước giao phó. Tuy nhiên, trước tình hình mới, yêu cầu mới về đổi mới giáo dục thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng một môi trường học tập, làm việc lành mạnh, an toàn, chất lượng tạo dựng uy tín và thương hiệu nhà trường trong ngành giáo dục huyện Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Đó chính là văn hóa nhà trường. Từ những lý do trên, đề tài: “Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài VHNT là một khái niệm mới xuất hiện trong vài chục năm gần đây, nhưng nội hàm của nó thì đã được đề cập đến từ lâu rồi. VHNT là nền tảng và định hướng cho sự phát triển tiến bộ của nhà trường, là một động lực quan trọng để thực hiện đổi mới QLGD. Cũng giống như văn hóa, VHNT cũng được nhiều tác giả nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhiều học giả uy tín hàng đầu về phát triển nhà trường như Deal, Peterson, Hargreaves, Harris, Hopkins, Sarason, Berman và Mc Laughlin, Rosenholtz, Stoll và Fink đã nhận định cần phải coi VHNT như là một bộ phận của quá trình thay đổi trong tổ chức. Ở trong nước hiện nay, một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến một số khía cạnh khác nhau của VHNT qua một số sách chuyên khảo, tài liệu và bài báo khoa học: - Trong cuốn Quản lý giáo dục, tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2011), đã nói đến khái niệm về văn hóa quản lý, văn hóa sư phạm - VHNT và nhấn mạnh đến khía cạnh người quản lý nhà trường với việc xây dựng văn hóa quản lý. [12] 7 - Trong cuốn Kỉ yếu Hội thảo Văn hóa học đườngcủa Đại học Sư phạm Hà Nội (2007), có bài viết của tác giả Phạm Quang Huân “Văn hóa tổ chức - hình thái cốt lõi của văn hóa nhà trường” [14] và cuốn Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường trung học phổ thông, Quyển 2 của Học viện QLGD (2012), đã đưa ra một số khái niệm cơ bản như văn hóa, văn hóa tổ chức, VHNT, tầm quan trọng của VHNT và các nội dung xây dựng VHNT. [13] Ở cuốn Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường trung học phổ thông nhấn mạnh thêm các giá trị cốt lõi để xây dựng và phát triển VHNT, vận dụng xây dựng VHNT trường trung học phổ thông và kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng VHNT ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). - Tác giả Trần Kiểm với cuốn Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục(2013) đã lý giải quan niệm về văn hóa tổ chức, các biểu hiện của văn hóa tổ chức trong giáo dục, QLGD và xây dựng văn hóa tổ chức trong giáo dục và QLGD.[17] - Tác giả Phạm Thành Nghị với bài viết Văn hóa trường học: đặc điểm, chức năng và sự phát triểntrên Tạp chí Quản lý giáo dục (số 5, 2009), cũng đã đưa ra khái niệm văn hóa trường học, chức năng của văn hóa trường học, cách phát triển và chuyển đổi văn hóa trường học.[24] - Tác giả Lê Thị Ngọc Thúy với cuốn sách Xây dựng văn hóa nhà trường phổ thông lý thuyết và thực hành(2014), đã giới thiệu một số khái niệm cơ bản như văn hóa, văn hóa tổ chức, VHNT phổ thông và vai trò của nó trong trong quá trình quản lý trường học. Đồng thời tác giả đưa ra các tổng thuật về một số quan niệm trong và ngoài nước về VHNT phổ thông, các quan điểm của lý thuyết quản lý hiện đại để cải tạo và thay đổi VHNT.[30] Nhìn chung, các nghiên cứu trên đây đã đưa ra những vấn đề cơ bản của VHNT, trong đó có nhà trường phổ thông. Trong đề tài này, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trênđể làm cơ sở lý luận về xây dựng VHNT ở trường phổ thông từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng và phát triển VHNT ở trường THCS Phú Thịnh đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mới của nhà trường. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng VHNT, tác giả đề xuấtmột số biện pháp quản lý nhằm xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập. 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng VHNT ở trường phổ thông. - Nghiên cứu thực trạng xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh. - Đề xuất biện pháp xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh lành mạnh, an toàn và thân thiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnhnhằm đề ra một số biện pháp phù hợp để xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh lành mạnh, an toàn, thân thiện và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên tác giả chỉ xin nghiên cứu trong trường THCS Phú Thịnh thông qua những điều tra được tiến hành với 02 CBQL, 19 GV và 03 NV của nhà trường. 5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Phương pháp luận Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ hệ thống những quan điểm, nguyên tắc, chủ trường chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hóa, VHNT của Đảng và Nhà nước từ đó xác định phạm vi, khả năng áp dụng hiệu quả vào công tác xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề lý luận từ các văn bản, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phươngvề xây dựng VHNT. 5.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 9 Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu, thông tin về thực trạng các biểu hiện và các hoạt động ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu cũng như kiểm chứng tính khả thi, cấp thiết của các biện pháp đề xuất trong đề tài. * Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả tiến hành trao đổi trực tiếp với CBQL, GV, NV nhà trường nhằm tìm hiểu kỹ hơn về VHNT, thực trạng xây dựng VHNT. * Phương pháp quan sát Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động giao tiếp, ứng xử của CBQL, GV, NV và học sinh trong trường, quan sát các hoạt động quản lý của Ban Giám hiệu, đặc biệt trong công tác xây dựng VHNT. 5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục, phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra. 5.2.4. Phương pháp chuyên gia Tác giả tiến hành gặp gỡ với CBQL nhà trường, một số giảng viên là chuyên gia quản lý giáo dục nhằm trao đổi, xin ý kiến đóng góp về cơ sở lý luận của đề tài và kiểm chứng mức độ khả thi, cấp thiết và phương hướng thực hiện các biện pháp được đề xuất trong đề tài. Tham khảo một số sách, tài liệu, bài báo khoa học có liên quan của các chuyên gia. 5.3. Giả thuyết khoa học VHNT lành mạnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Xây dựng VHNT là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường mà đứng đầu là hiệu trưởng. Trường THCS Phú Thịnh đã hình thành được VHNT và đạt được một số kết quả nhất định, nhưng so với yêu cầu vẫn còn một số khía cạnh cần phải tiếp tục hoàn thiện và phát triển. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp và khả thi sẽ góp phần xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu để làm sángtỏ cơ sở lý luận về công tác xây dựng VHNT ở nhà trường phổ thông. 10 [...]... của việc xây dựng và phát triển VHNT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS Phú Thịnh 2.2.2 Thực trạng biểu hiện văn hóa nhà trường trường Trung học cơ sở Phú Thịnh * Phương pháp khảo sát thực trạng các biểu hiện văn hóa nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh Để khảo sát thực trạng biểu hiện các biểu hiện văn hóa ở trường THCS Phú Thịnh, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: -... THCS Phú Thịnh) 2.2 Thực trạng văn hóa nhà trường trường Trung học cơ sở Phú Thịnh 2.2.1 Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường * Phương pháp khảo sát thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường ở trường Trung. .. và Richard Hagberg đề xuất Xây dựng VHNT cần một người lãnh đạo có khả năng kiến tạo tổ chức, thiết lập các giá trị, chuẩn mực ứng xử và niềm tin cho đội ngũ cấp dưới VHNT lành mạnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường 27 Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỊNH 2.1 Giới thiệu về trường Trung học cơ sở Phú Thịnh 2.1.1 Khái quát... hoạch Số 216/KHTV trường THCS Phú Thịnh được tái thành lập và được chuyển về học tại xã nhà và chung cơ sở vật chất với trường Tiểu học Phú Thịnh Từ tháng 01 năm 2003 trường THCS Phú Thịnh được tách cơ sở vật chất với trường Tiểu học với diện tích đất 3077m2; có 08 phòng học cấp 4, cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt mức đủ phục vụ cho việc dạy và học hai ca Năm học 2005-2006 nhà trường được chính quyền... Trong giáo dục, biện pháp thường quan niệm là yếu tố hợp thành của các phương pháp phụ thuộc vào phương pháp nhưng trong tình huống cụ thể phương pháp và biện pháp có thể chuyển hóa lẫn nhau 1.3.2 Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường Biện pháp xây dựng VHNT là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những thay đổi về chất lượng công tác xây dựng môi trường văn hóa của tổ chức nhà trường nhằm đáp... Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học cho CBQL đặc biệt là Hiệu trưởng trường THCS Phú Thịnh và các trường phổ thông có điều kiện tương tự 7 Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng VHNT Chương 2: Thực trạng xây dựng VHNT ở trường. .. bầu không khí nhà trường, giá trị văn hóa truyền thống và môi trường sư phạm nhà trường Xây dựng VHNT là một quá trình lâu dài, kiên trì và được xây dựng theo nhiều mô hình khác nhau, có thể áp dụng mô hình xây dựng văn hóa tổ chức vào xây dựng VHNT gồm 11 bước do hai tác giả Julie Heifetz và Richard Hagberg đề xuất Luận văn sẽ thực hiện khảo sát các hoạt động xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh thông... trường đáp ứng những yêu cầu mới của giáo dục huyện Vĩnh Tường nói riêng và giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung 28 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức trường được xây dựng và hoạt động dựa trên cơ sở quy chế trường Trung học do Bộ GD&ĐT ban hành, bao gồm: - Ban Giám hiệu - Hội đồng trường - Hội đồng sư phạm nhà trường - Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh - Các tổ chức đoàn thể:Chi bộ Đảng,... của trường Trung học cơ sở Phú Thịnh Phú Thịnh là một xã nhỏ nằm vùng bãi ven sông Hồng của huyện Vĩnh Tường, diện tích đất tự nhiên là 245,67ha với 3878 nhân khẩu được phân bố ở 4 thôn Phú Thịnh là địa phương có truyền thống khuyến học và hiếu học từ lâu của huyện Vĩnh Tường Trường cấp 1 và cấp 2 Phú Thịnh được thành lập từ năm 1962 đã đánh dấu sự đổi mới về văn hóa giáo dục của địa phương, lúc đó trường. .. đó trường Cấp 1 và Cấp 2 Phú Thịnh được thành lập với cơ sở vật chất gồm 04 phòng học nhà xây, lợp ngói và khu tập thể GV, trường có đầy đủ bàn ghế, phục vụ cho dạy học lúc bấy giờ Từ năm học 1977 - 1993 trường được gọi là trường Phổ thông cơ sở, với số lượng 08 lớp học và khoảng 400 học sinh.Năm học 1992-1996 do yêu cầu giáo dục, nhà trường được chuyển về sát nhập với các trường Cao Đại, Tân cương . HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐĂNG HIẾU BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỊNH, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên. trường. Từ những lý do trên, đề tài: Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được lựa chọn nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên. cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng VHNT ở trường phổ thông. - Nghiên cứu thực trạng xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh. - Đề xuất biện pháp xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh lành