1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình

150 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

1.Lý do chọn đề tài Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới và cải cách nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Từ một quốc gia kém phát triển trở thành quốc gia đang phát triển, vị thế đất nước dần được khẳng định và ngày càng được nâng cao trên chính trường quốc tế. Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn cho rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, bởi: an ninh chính trị được đảm bảo, tỷ lệ công dân trong độ tuổi lao động rất cao, chi phí nhân công thấp, kinh tế tăng trưởng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt và đặc biệt là tỷ lệ người dân biết chữ cao, trình độ giáo dục trung học, cao đẳng và đại học phát triển cao hơn nhiều so với các nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) tương đương. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt kể từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam lại càng trở nên có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “… Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho sự phát triển kinh tế tri thức…” Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển độ ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Để đạt được mục tiêu này, (Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra) công tác giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng trong tiến trình xây dựng, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người – yếu tố cơ bản để tăng trưởng kinh tế, xã hội nhanh chóng và bền vững”. Như vậy, nền kinh tế - xã hội tăng trưởng và phát triển bền vững thì việc giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức tốt, có tri thức vững vàng và kỹ năng lao động thành thạo là tính tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển. Đồng thời thông qua sự phát triển chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ tạo lên khả năng chiến thắng cao hơn trong việc cạnh tranh thị trường lao động quốc tế. Vì thế, để phát huy vai trò to lớn của giáo dục – đào tạo và quản lý công tác giáo dục, đào tạo có hiệu quả, các ngành, các cấp phải đổi mới tư duy phát triển giáo dục, đổi mới công tác quản lý nhằm tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp giáo dục, trong đó hoạt động Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) và giáo dục nghề phổ thông (GDNPT) là một nhiệm vụ quan trọng, là thành tố cấu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều 27 chương III Luật Giáo dục 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) đã đưa ra mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông (THPT): “Giáo dục THPT nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động"[31]. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nhận định khái quát: “Công tác hướng nghiệp ở bậc phổ thông chưa được chú ý đúng mức"và khẳng định: “Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học ở trường trung học, nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh"[16]. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục được đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội. Trong chương trình THPT, mục tiêu chung của “Giáo dục hướng nghiệp và giáo dục nghề phổ thông"là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề. Thông qua GDNPT, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực. Hiện nay, một trong những bức xúc của nền giáo dục phổ thông nước ta là vấn đề phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và THPT. Hàng năm, ở nước ta có hơn 2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS và hơn 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THPT ra trường, tạo cho đất nước một nguồn lao động dự trữ có học vấn phổ thông và một nguồn tuyển sinh lớn. Mục tiêu của GDNPT là giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn để lập nghiệp sau khi học xong phổ thông. Tuy nhiên, do việc GDNPT cho học sinh ở các trường phổ thông chưa tốt, tình trạng thừa thầy thiếu thợ, mất cân đối trong cán cân nhân lực xã hội, các trường đào tạo tràn lan mà ra trường không có việc làm, hoặc làm trái ngành nghề được đào tạo diễn ra khá phổ biến, gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Khâu hướng nghiệp và giáo dục nghề phổ thông trong nhà trường chưa hoàn thành "trách nhiệm"nên khi ra trường các em chưa được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi vào lao động sản xuất, đáp ứng yêu cầu phân công lao động cho xã hội của từng địa phương và cả nước. Hơn nữa, hiện nay nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO – World Trade Organization), vấn đề hội nhập kinh thế toàn cầu và thị trường lao động không biên giới, đòi hỏi thanh niên và học sinh phải biết nắm bắt cơ hội, trên cơ sở hiểu rõ năng lực của bản thân để chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội, đồng thời có khả năng thích ứng và thay đổi nghề nghiệp. Xuất phát từ thực trạng Giáo dục nghề phổ thông của học sinh và việc quản lý Giáo dục nghề phổ thông, của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình chưa đạt kết quả mong muốn. Tác giả mạnh dạn chọn đề tài: Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Với đề tài này, tác giả đề xuất biện pháp quản lý Giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình những mong muốn chất lượng Giáo dục nghề phổ thông của trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình ngày càng tốt hơn.

B GIO DC V O TO HC VIN QUN Lí GIO DC _____________ ______________ PHM VN VNG BIệN PHáP QUảN Lý GIáO DụC NGHề PHổ THÔNG CủA HIệU TRƯởNG TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG PHụ DựC HUYệN QUỳNH PHụ TỉNH THáI BìNH CHUYấN NGNH: QUN Lí GIO DC M S: 60 14 01 01 LUN VN THC S QUN Lí GIO DC Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. H TH TRUYN HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Văn Vương LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn Học Viện Quản Lý giáo dục, cảm ơn, các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Hà Thế Truyền, đã tận tình hướng dẫn tác giả nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình, các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình, các đồng chí lãnh đạo, giáo viên, nhân viên, hội cha mẹ học sinh, các em học sinh trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Cuối cùng tác giả xin dành lời cảm ơn chân thành tới người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành đề tài của mình. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý kiến, chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm tới luận văn này. Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Văn Vương BẢNG KÍ HIỆU CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CĐ Cao đẳng 2 CMHS Cha mẹ học sinh 3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 CSVC Cơ sở vật chất 5 ĐH Đại học 6 ĐKDT Đăng ký dự thi 7 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 8 GDNPT Giáo dục nghề phổ thông 9 GDLĐ Giáo dục lao động 10 GDPT Giáo dục phổ thông 11 GDTX Giáo dục thường xuyên 12 GV Giáo viên 13 GVBM Giáo viên bộ môn 14 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 15 HĐ Hoạt động 16 HĐNK Hoạt động ngoại khóa 17 HS Học sinh 18 KHCN Khoa học công nghệ 19 KTTH Kỹ thuật tổng hợp 20 KT – XH Kinh tế - xã hội 21 NPT Nghề phổ thông 22 QLGD Quản lý giáo dục 23 QLNT Quản lý nhà trường 24 PGD.TS Phó giáo sư. Tiến sĩ 25 SHHN Sinh hoạt hướng nghiệp 26 SL/TS Số lượng/ Tổng số 27 TB Trung bình 28 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 29 TCN Trung cấp nghề 30 THCS Trung học cơ sở 31 THPT Trung học phổ thông 32 TL Tỉ lệ 33 TN Tốt nghiệp 34 TNCS Thanh niên cộng sản 35 TS Tiến sĩ 36 TVHN Tư vấn hướng nghiệp 37 UBND Ủy ban nhân dan 38 WTO Tổ chức thương mại thế giới (World – Trade – Organization) MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG KÍ HIỆU CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các hướng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT Error: Reference source not found Sơ đồ 1.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa NPT và nghề được đào tạo Error: Reference source not found Sơ đồ 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục nghề phổ thông Error: Reference source not found Sơ đồ 1.4. Quá trình phát triển việc làm Error: Reference source not found Sơ đồ 1.5. Quá trình giáo dục nghề Error: Reference source not found Sơ đồ 3.1. Cách tìm hiểu nghề phù hợp Error: Reference source not found Sơ đồ 3.2. Phân loại nghề theo đối tượng lao động Error: Reference source not found Sơ đồ 3.3. Phân loại các ngành nghề theo các loại hình kỹ thuật – công nghệ và lao động nghề nghiệp đặc thù 85 Sơ đồ 3.4. Quản lý việc tăng cường CSVC phục vụ GDNPT Error: Reference source not found Sơ đồ 3.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý GDNPT Error: Reference source not found BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Học sinh tìm hiểu về nghề nghiệp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2. Đánh giá của học sinh về hình thức giáo dục NPT trong nhà trường Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3. Thống kê ý kiến giáo viên và học sinh về nơi có thể tìm thấy tài liệu GDNPT Error: Reference source not found Biểu đồ 2.4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí GDNPT ở trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình Error: Reference source not found Biểu đồ 3.1. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp Error: Reference source not found MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới và cải cách nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Từ một quốc gia kém phát triển trở thành quốc gia đang phát triển, vị thế đất nước dần được khẳng định và ngày càng được nâng cao trên chính trường quốc tế. Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn cho rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, bởi: an ninh chính trị được đảm bảo, tỷ lệ công dân trong độ tuổi lao động rất cao, chi phí nhân công thấp, kinh tế tăng trưởng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt và đặc biệt là tỷ lệ người dân biết chữ cao, trình độ giáo dục trung học, cao đẳng và đại học phát triển cao hơn nhiều so với các nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) tương đương. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt kể từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam lại càng trở nên có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “… Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện 1 [...]... Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 5 Với đề tài này, tác giả đề xuất biện pháp quản lý Giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình những mong muốn chất lượng Giáo dục nghề phổ thông của trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình ngày càng tốt hơn 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục nghề phổ thông trong trường. .. một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT 6.2 Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục nghề phổ thông ở trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 6.3 Đề xuất môt số biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 6.4 Khảo sát ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất... phổ thông trong trường phổ thông và thực trạng quản lý Giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình tác giả đề xuất biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình cho phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện học sinh đáp ứng nhu cầu phát phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất... ngành nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội, đồng thời có khả năng thích ứng và thay đổi nghề nghiệp Xuất phát từ thực trạng Giáo dục nghề phổ thông của học sinh và việc quản lý Giáo dục nghề phổ thông, của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình chưa đạt kết quả mong muốn Tác giả mạnh dạn chọn đề tài: Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. .. cứu Giáo dục nghề phổ thông cho học sinh ở trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông. .. thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình Giới hạn khách thể điều tra: Tổng số 350 người (80 cán bộ, giáo viên; 150 học sinh và 120 phụ huynh) 4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 6 5 Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. .. Phương pháp quan sát Quan sát giáo dục nghề phổ thông; quan sát thực trạng công tác quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình Quan sát việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đối với giáo dục nghề phổ thông 7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Thu thập ý kiến của các... quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng Trao đổi với giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh nhà trường về giáo dục nghề phổ thông 8 7.2.4 Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục và quản lý nhà trường THPT về công tác quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trong nhà trường; tham khảo về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục. .. trả lời của khách thể điều tra Dựa trên điểm trung bình, chúng tôi sẽ phân loại sự đánh giá theo các mức độ nhất định 8 Đóng góp của luận văn 8.1 Về mặt lý luận Hệ thống các cơ sở lý luận và pháp lý về giáo dục nghề phổ thông và quản lý giáo dục nghề phổ thông 8.2 Về mặt thực tiễn Một số biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 9... trong trường phổ thông được thực hiện qua các hình thức: - Giáo dục nghề phổ thông qua dạy nghề phổ thông - Giáo dục nghề phổ thông qua dạy học các môn văn hóa - Giáo dục nghề phổ thông qua dạy môn công nghệ - Giáo dục nghề phổ thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp - Giáo dục nghề phổ thông qua các hoạt động ngoại khóa (HĐNK) 1.3.3 Ý nghĩa giáo dục nghề phổ thông ở trường phổ thông 1.3.3.1 Ý nghĩa giáo . tài: Biện pháp quản lý giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. 4 Với đề tài này, tác giả đề xuất biện pháp quản lý Giáo dục nghề. nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục nghề phổ thông trong trường phổ thông và thực trạng quản lý Giáo dục nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình tác. nghề phổ thông của Hiệu trưởng trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình những mong muốn chất lượng Giáo dục nghề phổ thông của trường THPT Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình

Ngày đăng: 24/07/2015, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Danh Ánh (2005), "Tư vấn chọn nghề phổ thông cho học sinh phổ thông”, Tạp chí giáo dục số 121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư vấn chọn nghề phổ thông cho học sinh phổ thông
Tác giả: Đặng Danh Ánh
Năm: 2005
2. Đặng Danh Ánh (2006) "Những điểm mới trong chương trình giáo dục hướng nghiệp thí điểm hiện nay”, Tạp chí giáo dục số 132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới trong chương trình giáo dục hướng nghiệp thí điểm hiện nay
3. Đặng Quốc Bảo (1997), “Một số khái niệm về quản lý giáo dục”, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục”
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
4. Đặng Quốc Bảo (2006), "Nghề thầy, người thầy trong bối cảnh mới và việc quản lý người thầy, đội ngũ người thầy”, Tập tài liệu phát cho học viên lớp cao học nữ CBQL khóa 15, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề thầy, người thầy trong bối cảnh mới và việc quản lý người thầy, đội ngũ người thầy
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2006
5. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Quang Kính – Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý Nhà trường, NXB CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý Nhà trường, NXB CTQG
Tác giả: Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Quang Kính – Phạm Đỗ Nhật Tiến
Nhà XB: NXB CTQG
Năm: 2007
6. Nguyễn Trọng Bảo (1985), "Giáo dục lao động – Kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông”, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục lao động – Kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Trọng Bảo
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1985
7. Charles Handy (2006), "Tư duy lại tương lai”, NXB trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy lại tương lai
Tác giả: Charles Handy
Nhà XB: NXB trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2006
8. Bộ GD&ĐT (1981), “Thông tư số 33/TT ngày 17 tháng 01 năm 1981 của Bộ Giáo Dục”, Hướng dẫn thực hiện Quyết định 126/CP của Hội đồng Chính Phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 33/TT ngày 17 tháng 01 năm 1981 của Bộ Giáo Dục”
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 1981
9. Bộ GD&ĐT (2003), “Chỉ thị số 33/CT – Bộ GD&ĐT"ký ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 33/CT – Bộ GD&ĐT
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2003
10. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.(Ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT – Bộ GD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2011
11. Bộ GD&ĐT(2013) “Chỉ thị số 3004/CT – BGD&ĐT"về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyển nghiệp năm học 2013 – 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 3004/CT – BGD&ĐT"về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyển nghiệp năm học 2013 – 2014
12. Chính phủ (1981), "Quyết định 126/CP của Hội đồng Chính phủ”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 126/CP của Hội đồng Chính phủ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1981
13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2020(Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ – TT ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2020(
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2012
14. Nguyễn Phúc Châu (2006), Quản lý nhà trường. Tài liệu bài giảng dành cho học viên lớp cao học, học viện QLGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Năm: 2006
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương (
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
19. Phạm Tất Dong. Giáo dục lao động và hướng nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 6, 1996, tr 2, 5, 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục lao động và hướng nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước." Tạp chí "Nghiên cứu giáo dục
20.Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Trần Mai Thu (2006), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (sách giáo viên lớp 10), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (
Tác giả: Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Trần Mai Thu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w