1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp xây dựng Văn hóa Nhà Trường ở các trường tiểu học huyện Thanh Trì HN

75 5,2K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 843 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tàiGiáo dục không phải là việc làm đầy 1 cái thùng rỗng mà đó là việc thắp sáng lên 1 ngọn lửa. – William Butter Yeats. Bất cứ trường học nào cũng có một nền văn hóa với cá tính độc đáo của riêng mìnhMọi thứ đều bắt đầu từ GD. GD là quốc sách hàng đầu, là nền tảng của sự phát triển. Nhân dân ta có câu: “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Trước hết là phải dạy HS biết làm người, nghĩa là học văn hóa, sau đó mới học tri thức khoa học. Việc GD văn hóa cho thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước là vấn đề quan trọng hàng đầu trong công tác GD. “ Sự học tập trong Nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước mình” (HCM). Hơn nữa, “ Văn hóa thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi”( Donahoe_ 1997). Vì thế, để có thể đạt được mục tiêu GD, việc xây dựng văn hóa lành mạnh trong các nhà trường mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với GV, VHNT khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các GV; Tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập.Đối với HS, VHNT tạo nên một môi trường học tập thân thiện và có lợi nhất cho HS, giúp HS đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung sống. Hơn nữa, Tiểu học là bậc học nền tảng, nên việc bước đầu hình thành cho HS một lối sống, một nhân cách, hiểu và thực hiện những hành vi văn hóa là vô cùng quan trọng.Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này. Chỉ thị 06CTTW ngày 7112006 của Bộ Chính trị về việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”, Chỉ thị 332006CTTTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong GD gắn với cuộc vận động “ Hai không”; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Chỉ thị số 402008CT_ BGDĐT ngày 2272008 của Bộ trưởng BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ XD trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gắn với cuộc vân động “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”.Nghiên cứu của GS, Peter Smith( ĐH Sunderlans) cũng cho thấy VHNT có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của Nhà trường. Làm thế nào để hòa nhập mà không hòa tan? Đó là bài toán khó đòi hỏi sự tham gia không chỉ của các nhà quản lý GD, các chuyên gia đầu ngành, mà của toàn Đảng, toàn Dân, toàn XH. Qua đợt thực tập ở phòng GD huyện Thanh Trì HN, được tìm hiểu cụ thể môi trường GD nơi đây, em thấy nổi bật lên vấn đề văn hóa trong các nhà trường với phong trào nhà trường thân thiện và học sinh tích cực. Thiết nghĩ đây cũng là vấn đề toàn XH đang quan tâm, nhất là trong giai đoạn xã hội chuyển mình như hiện nay. QL VHNT là một vấn đề rất phức tạp nhưng có giá trị rất lớn và bền vững đối với sự phát triển của nhà trường. Do đó, em mạnh dạn chọn đề tài “ Biện pháp xây dựng VHNT ở các trường tiểu học huyện Thanh Trì HN” để nghiên cứu,tìm hiểu và thực nghiệm.

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOA QUẢN LÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP " BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH TRÌ- HÀ NỘI " CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người thực hiện : Nguyễn Thị Nga Lớp : QLGD- K2B Hà Nội, tháng 3 năm 2012 HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOA QUẢN LÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP " BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH TRÌ- HÀ NỘI " CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người thực hiện : Nguyễn Thị Nga Lớp : QLGD- K2B Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thành Vinh Hà Nội, tháng 3 năm 2012 Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục LỜI CẢM ƠN Khóa luận này là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện tại trường Học viện quản lý giáo dục. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Nguyễn Thành Vinh cùng toàn thể thầy, cô giáo trong khoa Quản lý trường Học viện quản lý giáo dục đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường, cũng như trong thời gian hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo- chuyên viên phòng GD – ĐT huyện Thanh Trì – Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực nghiệm đề tài khóa luận này. Do khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của em còn hạn chế, nên khóa luận còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được nhiều đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thị Nga Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 1 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QL QLGD VHNT HT TH GD CB- GV- HS LĐ GD- ĐT NT XH BGD- ĐT Sở GD- ĐT ND NXB XD CBQL Quản lý Quản lý giáo dục Văn hóa nhà trường Hiệu trưởng Tiểu học Giáo dục Cán bộ- giáo viên- học sinh Lãnh đạo Giáo dục- đào tạo Nhà trường Xã hội Bộ giáo dục- đào tạo Sở giáo dục- đào tạo Nội dung Nhà xuất bản Xây dựng Cán bộ quản lý I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục không phải là việc làm đầy 1 cái thùng rỗng mà đó là việc thắp sáng lên 1 ngọn lửa. – William Butter Yeats. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 2 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Bất cứ trường học nào cũng có một nền văn hóa với cá tính độc đáo của riêng mình! Mọi thứ đều bắt đầu từ GD. GD là quốc sách hàng đầu, là nền tảng của sự phát triển. Nhân dân ta có câu: “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Trước hết là phải dạy HS biết làm người, nghĩa là học văn hóa, sau đó mới học tri thức khoa học. Việc GD văn hóa cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước là vấn đề quan trọng hàng đầu trong công tác GD. “ Sự học tập trong Nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước mình” (HCM). Hơn nữa, “ Văn hóa thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi”( Donahoe_ 1997). Vì thế, để có thể đạt được mục tiêu GD, việc xây dựng văn hóa lành mạnh trong các nhà trường mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với GV, VHNT khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các GV; Tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập. Đối với HS, VHNT tạo nên một môi trường học tập thân thiện và có lợi nhất cho HS, giúp HS đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung sống. Hơn nữa, Tiểu học là bậc học nền tảng, nên việc bước đầu hình thành cho HS một lối sống, một nhân cách, hiểu và thực hiện những hành vi văn hóa là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này. Chỉ thị 06/CT-TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”, Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong GD gắn với cuộc vận động “ Hai không”; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Chỉ thị số 40/2008/CT_ BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ XD trường học thân thiện, học Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 3 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục sinh tích cực”, gắn với cuộc vân động “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”. Nghiên cứu của GS, Peter Smith( ĐH Sunderlans) cũng cho thấy VHNT có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của Nhà trường. Làm thế nào để hòa nhập mà không hòa tan? Đó là bài toán khó đòi hỏi sự tham gia không chỉ của các nhà quản lý GD, các chuyên gia đầu ngành, mà của toàn Đảng, toàn Dân, toàn XH. Qua đợt thực tập ở phòng GD huyện Thanh Trì - HN, được tìm hiểu cụ thể môi trường GD nơi đây, em thấy nổi bật lên vấn đề văn hóa trong các nhà trường với phong trào nhà trường thân thiện và học sinh tích cực. Thiết nghĩ đây cũng là vấn đề toàn XH đang quan tâm, nhất là trong giai đoạn xã hội chuyển mình như hiện nay. QL VHNT là một vấn đề rất phức tạp nhưng có giá trị rất lớn và bền vững đối với sự phát triển của nhà trường. Do đó, em mạnh dạn chọn đề tài “ Biện pháp xây dựng VHNT ở các trường tiểu học huyện Thanh Trì HN” để nghiên cứu,tìm hiểu và thực nghiệm. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất 1 số biện pháp xây dựng VHNT lành mạnh mang tính khả thi, hiệu quả, hệ thống, phù hợp với thực tế dạy và học ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì - HN, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và chất lượng GD toàn diện nhân cách cho HS trong điều kiện phát triển nhà trường hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác xây dựng VHNT ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì - HN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp xây dựng VHNT ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì - HN trong điều kiện phát triển nhá trường hiện nay. 3.3. Khách thể điều tra - Cán bộ quản lý nhà trường - Giáo viên Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 4 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài Nghiên cứu thực trạng môi trường văn hóa và thực trạng công tác xây dựng VHNT ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì - HN. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì - HN. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp nhằm xây dựng VHNT lành mạnh của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Thanh Trì - HN nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD, trên cơ sở 9 đặc điểm của VHNT lành mạnh. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 6.1.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những tài liệu, sách báo, tạp chí, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, hệ thống hóa thành cơ sở lý luận về VH, VH tổ chức, VHNT, VHNT tiểu học. 6.1.2. Nội dung Tổng hợp một số văn bản của Đảng và Nhà nước: Điều lệ trường Tiểu học, luật phổ cập, Chỉ thị 06/CT - TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”, Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong GD gắn với cuộc vận động “ Hai không”; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ XD trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gắn với cuộc vân động “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”, Luật Giáo dục. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 5 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Tổng hợp và phân tích một số văn bản của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì. 6.1.3. Cách tiến hành Thu thập tài liệu, văn bản, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và sắp xếp thành một hệ thống lý luận. 6.2. Phương pháp điều tra 6.2.1. Mục đích Thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu để nắm bắt, tổng hợp và đánh giá thực trạng công tác nhận thức, xây dựng VHNT. Tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của thực trạng đó. 6.2.2. Nội dung Điều tra về nhận thức tầm quan trọng của VHNT đối với công tác dạy và học trong các nhà trường. Điều tra về thực trạng công tác quản lý, xây dựng VHNT của các hiệu trưởng trường tiểu học huyện Thanh Trì. 6.2.3. Cách tiến hành Xây dựng các phiếu hỏi lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ QL, GV để tổng hợp kết quả, đánh giá thực trạng. 6.3. Phương pháp phỏng vấn 6.3.1. Mục đích Sử dụng các câu hỏi ngắn nhằm thu thập ý kiến của các CB- GV – NV về 1 số nội dung liên quan đến VHNT. Từ đó đưa ra 1 số biện pháp cụ thể để xây dựng VHNT lành mạnh ở các trường Tiểu học hiện nay. 6.3.2. Nội dung Lấy ý kiến đánh giá về sự cảm nhận của CB- GV về môi trường mình đang công tác và làm việc. 6.3.3. Cách tiến hành Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 6 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Hỏi ý kiến các thầy cô 1 cách trực tiếp. Sau đó ghi chép, tổng hợp kết quả, phân tích, làm cơ sở đưa ra các biện pháp cần thiết và khả thi. 6.4. Phương pháp thống kê 6.4.1. Mục đích Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau giúp cho việc nghiên cứu đạt kết quả. 6.4.2. Nội dung Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu do Phòng GD& ĐT huyện Thanh Trì cung cấp. Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu thu được từ phiếu điều tra. 6.4.3. Cách tiến hành Dùng phương pháp thống kê để tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, từ đó đưa ra nhận xét, kết luận. Tổng kết kinh nghiệm . 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm 3 phần: Chương 1: Cở sở lý luận của vấn đề xây dựng VHNT Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì – HN. Chương 3: Biện pháp xây dựng VHNT ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì – HN. II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 7 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục VH là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào. Có không ít người đã khẳng định: nó quyết định trường tồn của một tổ chức. Nhà trường là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị VH của nhân loại, nơi đào tạo ra những con người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hóa cho tương lai. Do đó, VHNT là một yêu cầu căn bản cần có của NT, nếu ngôi trường đó thực sự thực hiện đúng sứ mạng GD của mình. Từ đó, VHNT trở thành một nội dung quan trọng của QL và LĐ nhà trường. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. ở nước ta, chủ yếu nghiên cứu ở 1 số khía cạnh đơn lẻ như VH học đường, VH ứng xử, VH giao tiếp… trong nhà trường. Nhưng VHNT với tính chất trọn vẹn như VH của 1 tổ chức chỉ được đề cập đến trong các nghiên cứu gần đây về QL, QLGD, QL nhà trường. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong tài liệu về QL VHNT của mình đã hệ thống lại các vấn đề cơ bản của VH tổ chức cũng như VHNT , từ đó đưa ra những gợi ý và những hướng vận dụng trong xây dựng VHNT các nhà trường ở VN. Tác giả Lê Thị Ngoãn trong đề tài luận văn “ Biện pháp xây dựng VHNT ở trường CĐ CN Nam Định” cũng bước đầu tổng hợp các nghiên cứu của nước ngoài và trong nước về VHNT, đồng thời nghiên cứu thực trạng xây dựng VHNT ở 1 CS GD cụ thể, từ đó đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT. Tác giả : Nguyễn Thị Minh Nguyệt trong đề tài “ Biện pháp xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng GD của hiệu trưởng các trường Tiểu học thành phố HN” cũng đã cho ta thấy phần nào những nét cơ bản, biểu hiện của VHNT ở cấp học cơ sở. Và rất nhiều những bài viết in trên các tạp chí GD, KHGD, QLGD cũng thể hiện sự quan tâm của các cá nhân và xã hội cho 1 nền VHNT lành mạnh. Qua những nghiên cứu kể trên có thể thấy, VHNT là 1 phần vô cùng quan trọng của nhà trường, là diện mạo riêng của trường này so với trường khác, là Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 8 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng GD. Do đó cần xây dựng VHNT như 1 nhiệm vụ cấp bách, nhất là trong giai đoạn xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ như hiện nay. 1.2. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 1.2.1. Quản lý Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Khoa học QL là vấn đề cơ bản, then chốt của đời sống. Theo nghĩa rộng QL là hoạt động có mục đích của con người. Cho đến nay, về cơ bản mọi người đều cho rằng : QL chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được hiệu quả nếu 1 người làm đơn độc thì không thể thu được. C.Mác trong thời đại máy hơi nước đã nói về vai trò của QL như người chỉ huy dàn nhạc, “ Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung thực hiện trên quy mô tương đối lớn ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến QL”. Ngày nay, thuật ngữ quản lý trở nên phổ biến và có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau,. Tuy vậy, các định nghĩa đưa ra đều có những điểm chung, thống nhất ở một mức độ nhất định. Thuật ngữ QL gồm hai quá trình tích hợp nhau : Qúa trình “ Quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định; quá trình “ lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế phát triển. Theo quan điểm của Mary Parker Follett cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác”. [12 ; tr3] Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”. [12 ; tr3] Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản lý được James Stoner và Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 9 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra”. [12 ; tr3] Hiện nay, QL được định nghĩa rõ ràng hơn : “ QL là quá trình đạt tới mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng : Kế hoạch – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra”. Khi phân tích kĩ nội dung của các khái niệm trên thì có thể thấy rằng: Quản lý là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. 1.2.2. Quản lý giáo dục Có nhiều nhà khoa học đưa ra định nghĩa : - Theo nhà lý luận M.M.Mechini Zade : « QLGD dùng tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính, … nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống GD, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. » [19] - Quản lý GD là một bộ phận thuộc QL nhà nước, chịu sự chi phối bởi mục tiêu QL nhà nước. QLGD thực chất là tác động một cách khoa học đến nhà trường làm cho nó tổ chức được tối ưu quá trình dạy học, GD thể chất, theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, quán triệt được những tính chất trường trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới. Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống GD tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. 1.2.3. Quản lý nhà trường Nhà trường là 1 thiết chế tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức XH, thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 10 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục của XH. Nhà trường là cơ sở GD, là nơi tổ chức thực hiện mục tiêu GD. Đó là tổ chức cơ sở quan trọng nhất của các cấp QLGD, cho nên QL trường học là nội dung quan trọng nhất của QLGD. Nói cách khác vấn đề cơ bản của quản lý GD là quản lý nhà trường. QL nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng GD khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao chất lượng GD, đào tạo trong nhà trường. G.S Phạm Minh Hạc : “Quản lý NT là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh”. 1.3. Văn hóa và văn hóa tổ chức 1.3.1. Văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Từ trước đến nay có hơn 400 định nghĩa về văn hóa nhưng tựu chung lại có thể hiểu văn hóa theo cách tiếp cận sau: Theo tiếng Hán : “ văn” có nghĩa là vẻ đẹp, hóa là giao hóa . văn hóa nghĩa là cái đẹp. Tiếng Anh: Culture( vun trồng) ; culture Agri “( vun trồng cây cối); cultute Animi ( trồng trọt tinh thần/ nuôi dưỡng tâm hồn con người). Theo phương Đông, VH là cái đẹp, hình thức đẹp đẽ biểu hiện trước hết ở lễ, nhạc cách lãnh đạo, quản lý… đặc biệt trong ngôn ngữ cách ứng xử lịch sự. Nó biểu hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, giá trị ứng xử được mọi người chấp nhận và xem là đẹp đẽ. Định nghĩa văn hóa của HCM : “ Ví lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức. pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 11 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục hàng ngày về mặt ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó gọi là văn hóa”. UNESCO định nghĩa: VH theo nghĩa rộng “ là một phức thể, tổng hợp các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tính chất khắc họa lên bản sắc của 1 cộng đồng gia đình, xóm làng, xã hội … Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những giá trị truyền thống tín ngưỡng”. Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp là “ một tổng thể những hệ thống biểu trưng ( ký hiệu ) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng … Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng ( đẹp hay xấu, có đạo đức hay vô đạo đức, phải hay trái, đúng hay sai…) theo cộng đồng ấy. KentD. Pterson and Terrence E.Deal coi: “ văn hóa là dòng chảy của các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, các truyền thống, nghi lễ. Văn hóa được hình thành qua thời gian khi mọi người cùng làm việc, cùng giải quyết các vấn đề, cùng đương đầu với thử thách. Còn theo Kotter và Heskett: Văn hóa tượng trưng cho 1 hệ thống độc lập bao gồm các giá trị và cách ứng xử chung trong 1 cộng đồng và có khuynh hướng được duy trì trong một thời gian dài. Chức năng của văn hóa : - Thứ nhất, tạo cho mỗi người một lối sống, một nhân cách - Thứ hai, duy trì các hệ thống xã hội - Thứ ba, tạo nên những bản sắc khác nhau của các xã hội. 1.3.2. Văn hóa tổ chức Greert Hofstede định nghĩa: “ là 1 tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của 1 tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 12 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Văn hóa tổ chức bao gồm sự chia sẻ niềm tin, sự mong đợi ( kết quả), giá trị, quy tắc và các công việc hàng ngày đó là sự ảnh hưởng của các thành viên trong 1 tổ chức quan hệ đến cái khác và làm việc cùng nhau để đạt đến mục tiêu của tổ chức. Tunstall định nghĩa: VH tổ chức có thể được mô tả như một tập hợp chung các tín ngưỡng, thông lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách kinh doanh riêng của từng tổ chức . những mặt trên sẽ quy định mô hình hoạt động riêng của tổ chức và cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Thực chất của văn hóa tổ chức phản ánh cách thức mà các thành viên của tổ chức này thực hiện những công việc của họ và trong những công việc khác trong và ngoài tổ chức. Khi các thành viên của tổ chức này không có niềm tin và quy tắc làm việc thì tổ chức này được coi là yếu. văn hóa tổ chức này càng mạnh thì cá tính của tổ chức đó càng lớn vì nó ảnh hưởng tới cách thức mà các thành viên hành động . 1.4. Văn hóa nhà trường 1.4.1. Khái niệm “ văn hóa nhà trường” ? Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hóa nhất định. Nói cách khác, Nhà trường là một tổ chức xã hội, vì vậy văn hóa nhà trường( school culture) nằm trong khái niệm văn hóa tổ chức, là một dạng của văn hóa tổ chức ( organization culture) . Tuy vậy, VHNT cũng có những đặc trưng riêng. Tác giả Pam Robbins Harvey B. Alvy cho rằng, VHNT phản ánh thành viên tổ chức. Văn hóa là ý thức mà cá nhân hình thành trong thế giới công việc của mình. Như vậy, VHNT được biểu hiện thông qua nhận thức, hành vi, và thái Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 13 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục độ đối với học sinh, với đồng nghiệp, với các bên liên quan( cấp trên, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, các trường bạn …) và các liên quan. Hay “ VHNT là hệ thống các giá trị niềm tin , chuẩn mực, thói quen, truyền thống, phương tiện và các mẫu hành vi quy định cách thức mà cán bộ GV, NV và HS trong 1 nhà trường tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình, và vào thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nói chung”. Như vây, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác nhau về VHNT, song tựu chung lại có thể hiểu: VHNT là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử … đặc trưng của một trường học tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác. VHNT liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý… bầu không khí tâm lý. Tất cả những cái đó thể hiện thành một thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử… được xem là tốt đẹp được mỗi người trong nhà trường chấp nhận và làm theo. 1.4.2. Nội dung của VHNT VHNT bao gồm tất cả những vấn đề liên quan đến việc quyết định chất lượng dạy và học của trường đó. Nó thể hiện ở: - Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường. - Các chuẩn mực, giá trị, niềm tin trong nhà trường - Các truyền thống, nghi thức, nghi lễ của nhà trường - Lịch sử và những câu chuyện được lưu truyền của nhà trường - Con người và các mối quan hệ trong nhà trường - Kiến trúc, hiện vật và các biểu tượng của nhà trường ( KentD. Pterson and Terrence E.Deal) Theo mô hình tảng băng , ta có thể thấy VHNT được biểu hiện bởi 2 tầng bậc: + Các yếu tố bề nổi: Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 14 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Các yếu tố ngoại cảnh của nhà trường như: tranh, ảnh, khẩu hiệu, cây cảnh, cây xanh, nơi trưng sản phẩm của học sinh, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt tập thể của GV, phòng sinh hoạt tập thể của HS. - Sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường - Logo, phù hiệu, biểu trưng, bài hát truyền thống của nhà trường - Các truyền thống, nghi thức, nghi lễ của nhà trường - Không khí lớp học - Kỷ luật, nền nếp của GV - Hoạt động của GV trong nhà trường - Hoạt động tập thể của GV trong nhà trường - Những giao tiếp không chính thức giữa các nhóm người trong nhà trường - Thái độ, hành động liên quan đến quyền lợi cá nhân, trách nhiệm của CB, GV. + Các yếu tố bề sâu: Là những yếu tố không trực tiếp quan sát được mà phải trực tiếp trải nghiệm ở trong nhà trường. Nó bao gồm: - Mong muốn cá nhân của các thành viên trong nhà trường - Nhu cầu cá nhân của các thành viên trong nhà trường - Cảm xúc các thành viên khi đến trường - Sự phân bổ nguồn lực trong nhà trường - Các giá trị được coi trọng trong nhà trường: sự sáng tạo đổi mới, sự hợp tác… - Các giá trị trong mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường: sự thân mật, sự cởi mở, sự tôn trọng, tin tưởng… Như vậy, VHNT được biểu hiện cụ thể ở phần nổi có thể nhìn thấy như khung cảnh trường học, cách bài trí lớp học, logo, khẩu hiệu, biểu tượng, đồng phục, nghi lễ … Và phần chìm như các giá trị, nhu cầu, cảm xúc mong muốn cá nhân các giả định ngầm được coi là những quy ước có tính bất thành văn, có Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 15 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục tính đương nhiên, tạo nên một mạch ngầm kết nối các thành viên trong nhà trường làm nền tảng cho các giá trị và các suy nghĩ hành động của họ. Như vậy, các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường có thể hiểu là: • Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy • Biểu tượng. Các giá trị và truyền thống của nhà trường • Niềm tin. Các loại thái độ. Cảm xúc và ước muốn cá nhân • Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên • Nghi thức và hành vi. Đồng phục. 1.4.3. Vai trò, cách thức xây dựng VHNT lành mạnh của HT 1.4.3.1. Vai trò của VHNT VHNT tác động đến mọi hoạt động của nhà trường. VHNT tạo nên động lực phát triển của nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh và giáo viên, nâng cao vị thế của nhà trường trong cộng đồng của địa phương. 1990 Leslie J. Fyans và Martin L. Maehr đã tiến hành cuộc khảo sát ảnh hưởng của VHNT với thành tích học tập của học sinh, so sánh thành tích học tập của học sinh, công nhận thành tích học tập của cộng đồng và nhận thức về mục tiêu học tập trên 16.000 HS ở Mỹ và cho thấy rằng: HS có thành tích cao và nhiều nỗ lực phấn đấu học tập ở trường có VHNT phát triển mạnh mẽ . Bởi sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường VH xã hội nơi các em sinh sống và lớn lên, môi trường VH học thuận lợi sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội để phát triển, môi trường này không thuận lợi sẽ làm thui chột sự phát triển .VHNT lành mạnh sẽ : + Tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho HS: - HS cảm thấy thoải mái, vui vẻ và ham học - HS được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị - HS tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với GV và nhóm bạn Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 16 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - HS nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất + Tạo ra môi trường thân thiện cho HS: - Đó là một môi trường an toàn, cởi mở và tôn trọng HS - Cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của HS - Khuyến khích HS phát triển/ bày tỏ quan điểm cá nhân - Xây dựng mối quan hệ ứng xử quan trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò VHNT cũng ảnh tới thái độ của GV- NV với công việc của họ, trong 1 nghiên cứu của mình Yin Cheong Cheng(1993) tìm thấy VHNT tốt có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của GV – NV làm cho chất lượng và hiệu quả công việc của họ được nâng cao, chất lượng GD được cải thiện đáng kể. Như vậy, VHNT tích cực ảnh hưởng mạnh mẽ đến GV: + Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau của các GV: - GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải - GV sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cho đồng nghiệp. - GV tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy cho nhau - GV quan âm đến công việc của nhau - GV cùng hợp tác với lãnh đạo NT để thực hiện mục tiêu GD đã đề ra. + Tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập: - Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học. - Cải thiện thành tích giảng dạy và học tập . Tóm lại, cấu trúc tổ chức là xương sống của nhà trường thì VNHT là “ linh hồn” của nhà trường , định ra các đòn bẩy vô hình cho NT. VHNT tạo nên đời Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 17 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục sống tâm lý, tinh thần của tập thể nhà trường, nó có tác động tiêu cực hoặc tích cực tới tinh thần và thái độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường nói chung, tác động tới chất lượng của NT. 1.4.3.2. Vai trò của HT trong việc xây dựng và phát triển VHNT Lãnh đạo và quản lý là các yếu tố tiền đề để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của 1 tổ chức nói chung và 1 trường học nói riêng. Quản lý nhà trường Tiểu học của người Hiệu trưởng được thực hiện theo quy định của Luật GD và điều lệ trường Tiểu học. HT là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng GD của nhà trường. Đó là hoạt động mang tính toàn diện, quán xuyến tất cả các phương diện của một NT: từ kế hoạch, chiến lược phát triển NT, đội ngũ CB- GV-NV- HS, hoạt động dạy- học, GD, cho đến CSVC, trang thiết bị dạy học, mối quan hệ giữa NT với cộng đồng. VHNT cũng là một nội dung QL quan trọng của người HT. Để xây dựng VHNT, HT vừa thực hiện vai trò của một nhà QL, vừa thực hiện vai trò của một nhà lãnh đạo. Trong đó vai trò lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, với vai trò này HT chính là người định hướng VHNT, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong nhà trường. HT cần tác động vào suy nghĩ, hành vi của CB, GV, NV, HS để họ hoạt động theo những mục tiêu chung của nhà trường. LĐ là say mê tạo ra sự khác biệt đối với người khác. VHNT chính là sự khác biệt của trường này với trường khác. Hiệu trưởng có vai trò quyết định/chi phối sự phát triển VHNT : - Triết lý giáo dục của HT ảnh hưởng đến VHNT - HT có vai trò quyết định trong việc hình thành các chuẩn mực, niềm tin - Sự quan tâm, chú ý của HT đến cái gì…sẽ ảnh hưởng chi phối VHNT - HT xác định, tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trường - HT xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn 1.4.3.3. VHNT lành mạnh: Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 18 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông, "lành mạnh là không có những mặt, những biểu hiện xấu" (Từ điển Tiếng Việt phổ thông - Viện Ngôn ngữ học NXB TP Hồ Chí Minh 2002, trang 483). Văn hóa nhà trường lành mạnh là nền văn hóa tồn tại việc - Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ; - Mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học - Coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người; - Sáng tạo và đổi mới; Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới; - Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; - Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm; - Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; - Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; Chia sẻ tầm nhìn - Nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của GD. Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh của VHNT: - Sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do dân chủ của cá nhân, - Bộ máy NT quan liêu, hoạt động nguyên tắc 1 cách máy móc - Trách mắng học sinh vì các em không có sự tiến bộ - Thiếu sự động viên khuyến khích lần nhau - Giữa các thành viên trong NT thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy, - GV- NV- HS thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau - Mâu thuẫn xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời. Cách thức phát triển VHNT lành mạnh của HT: Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 19 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; - Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc; - Mỗi CBQL, GV, NV trong trường đều có bản mô tả công việc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ; - HT tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với GV đứng lớp về cách dạy và học; - Làm cho HS biết là chúng được yêu thương, được quan tâm chăm sóc; - Đảm bảo HS có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của cha mẹ chúng; - HT chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho GV (đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của GV). - HT thể hiện sự nhiệt tâm, trách nhiệm và đầy tình yêu thương học trò. - HT thường xuyên có mặt trong trường và tham dự những sinh hoạt của HS nhiều như có thể. - HT thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe . - Khuyến khích PH tham gia vào các hoạt động GD của trường và làm cho PH hiểu rõ vai trò của họ. - HT luôn suy nghĩ để học hỏi, để đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong nhà trường. 1.5. Trường Tiểu học và VH nhà trường Tiểu học Tại Điều 2, Chương I, Điều lệ trường Tiểu học qui định về vị trí của trường TH: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng” Tại Điều 4, Chương I, Điều lệ trường Tiểu học qui định về trường tiểu học, lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt, cơ Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 20 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học: “1. Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình : công lập và tư thục. a) Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; b) Trường tiểu học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước. 2. Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt, gồm : a) Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học; b) Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú; c) Lớp tiểu học trong trường dành cho trẻ em tàn tật, khuyết tật; d) Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng; trung tâm học tập cộng đồng và trường, lớp tiểu học thực hành trong trường sư phạm. 3. Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, gồm : lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật.” + Mục tiêu của GD tiểu học: Theo điểu 2, 3 luật phổ cập GD tiểu học thì mục tiêu của GD tiểu học là: Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.( điều 2) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nắm vững các kỹ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, các em Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 21 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục nhỏ; yêu lao động, có kỷ luật; có nếp sống văn hoá; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh; yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình.( điều 3). + Vị trí, tầm quan trọng của GD tiểu học - Trong hệ thống GDQD, GD phổ thông( gồm bậc học tiểu học và THCS) là nền tảng văn hóa của đất nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc, đặt cơ sở quan trọng cho sự phát triển toàn diện nhân cách của con người VN. GD tiểu học cho trẻ em từ 6 đến trước tuổi 15 là để hình thành cho trẻ em ở độ tuổi này những cơ sở ban đầu của nhân cách con người VN hiện đại, để các em có thể sống bình thường và tiếp tục phát triển toàn diện, dù được tiếp tục học trung học hay phải vào đời ngay sau khi học hết tiểu học, đều có thể góp phần tích cực vào sự phát triển của XH. Chúng ta xác định những vấn đề đó với những lý do chính sau đây: - HS Tiểu học được trang bị những hiểu biết cơ bản về thiên nhiên, xã hội và con người, có được kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, làm tính toán, về phương pháp suy nghĩ và làm việc khoa học. - HS tiểu học phát triển lòng nhân ái, tính tự tin, tính kỷ luật, yêu lao động, yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước. - HS tiểu học được GD về nếp sống vệ sinh, văn minh, được rèn luyện để phát triển về SK, được GD về sử dụng và bảo vệ môi trường sống. - Vì những lý do đó nên chúng ta có thể khẳng định GD tiểu học giữ vị trí là bậc học nề tảng của Hệ thống GDQD. + Một số nét đặc trưng của VHNT Tiểu học Do những đặc trưng riêng của trường Tiểu học về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhà trường, nội dung chương trình, đối tượng người học … VHNT Tiểu học có những đặc trưng riêng biệt so với VHNT ở các bậc học khác. Cụ thể đó là: - Về kiến trúc không gian: cần được xây dựng, tổ chức để đáp ứng được nhu cầu của trẻ: nhu cầu vui chơi, tham gia các hoạt động vận động. Không gian Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 22 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục – cảnh quan xanh - sạch - đẹp, không gian lớp học được sắp xếp hợp lý, trang trí màu sắc vui tươi, thuận lợi cho trẻ tham gia các hoạt động học tập. - Hiện vật, các biểu tượng của nhà trường: Trong trường Tiểu học, hiện vật thường phong phú, đa dạng, màu sắc bắt mắt, ý nghĩa tương đối rõ ràng dễ hiểu để phù hợp với HS tiểu học - Hệ thống các chuẩn mực: thường được cụ thể hóa thành những cụm từ dễ nhớ, dễ hiểu và được thể hiện thông qua bảng nội quy, tranh ảnh, khẩu hiệu, băng rôn trong nhà trường. Các chuẩn mực được thể hiện cụ thể qua hành vi, ngôn ngữ, cách ứng xử của các thành viên trong nhà trường như một khuôn mẫu để trẻ theo. - Lịch sử - truyền thống: được thể hiện sinh động dưới hình thức các câu chuyện, tranh ảnh, phòng truyền thống. - Các nghi thức, nghi lễ của nhà trường: vừa mang tính trang trọng, chuẩn mực đồng thời cũng phải thu hút sự tham gia của các HS nhờ sự vui vẻ, sôi nổi, hài hước, phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS tiểu học. - Con người và các mối quan hệ trong nhà trường: trong trường Tiểu học , mối quan hê giữa GV- GV, GV- HS, HS- HS cần được xây dựng trên những chuẩn mực và tuyệt đối tuân theo những chuẩn mực đó. HS tiểu học thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động từ bên ngoài, từ những điều các em nhìn thấy, được nghe, được xem, được chứng kiến. Vì vậy, các mối quan hệ trong môi trường nhà trường cần được xây dựng để trở thành một khuôn mẫu cho các em học theo. Mặt khác: các mối quan hệ trong nhà trường tiểu học được xây dựng gần với các mối quan hệ trong gia đình để tạo cho các HS có cảm giác thân thiện, yêu thương, tự tin. Có thể hiểu các nhóm tiêu chí đánh giá VHNT tiểu học theo hệ thống các tiêu chí sau: + Nhóm tiêu chí về văn hóa QL - Tiêu chí 1: Lãnh đạo nhà trường biết QL chuyên môn và học thuật trong nhà trường một cách hiệu quả. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 23 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Tiêu chí 2: LĐ nhà trường QL tốt các mối quan hệ trong NT và cộng đồng XH - Tiêu chí 3: LĐ nhà trường quản lý tốt các thông tin của nhà trường . - Tiêu chí 4: LĐ nhà trường có phong cách lãnh đạo của 1 nhà giáo - Tiêu chí 5: QL tốt môi trường sư phạm trong nhà trường - Tiêu chí 6: Người LĐ có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với cấp trên, với đồng nghiệp, cấp dưới và học sinh. - Tiêu chí 7: Nâng cao trình độ học vấn và nghiệp vụ QL của Hiệu Trưởng đáp ứng được với điều kiện phát triển của XH. - Tiêu chí 8: LĐ biết xây dựng, kiểm soát các giá trị và GD tốt kỹ năng sống cho các thành viên của Nhà trường. - Tiêu chí 9: LĐ nhà trường cần phải giúp cho các thành viên hình thành được năng lực VH cần thiết để thích ứng và hòa nhập với môi trường đa văn hóa trong nhà trường. - Tiêu chí 10: LĐ nhà trường chú trọng vào việc QL tốt các hoạt động có ý nghĩa truyền thống của nhà trường. + Nhóm tiêu chí của văn hóa giảng dạy: - Tiêu chí 11: GV phải có tính chuyên nghiệp trong nghề nghiệp - Tiêu chí 12: GV phải có phong cách giảng dạy chuẩn mực cho GV tiểu học - Tiêu chí 13: GV có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhằm tăng hiệu quả và chất lượng giảng dạy . - Tiêu chí 14: GV phải phát triển một số năng lực nghề nghiệp như: năng lực dạy học, năng lực về tìm hiểu học sinh, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động xã hội, năng lực tự học và tự nghiên cứu khoa học. - Tiêu chí 15: GV phải có thái độ, tình cảm, đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo . + Nhóm tiêu chí văn hóa học tập: - Tiêu chí 16: Những mục tiêu học tập của học sinh phải phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 24 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Tiêu chí 17: HS tích cực chủ động vận dụng linh hoạt các phương pháp học tập để đạt kết quả cao. - Tiêu chí 18: HS có tác phong học tập nghiêm túc, chủ động và sáng tạo. - Tiêu chí 19: HS phải tự chủ trong việc lĩnh hội tri thức trong quá trình học tập - Tiêu chí 20: HS cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và trình bày rõ ràng về 1 vấn đề học thuật trước mọi người. Tiểu kết chương 1 Mục tiêu GD là đào tạo con người phát triển toàn diện. Muốn vậy phải đặc biệt chú trọng đến VNHT. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần đưa GD VN đạt tới mục tiêu của mình. VHNT được hình thành và phát triển trong quá Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 25 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, không thể tự nhiên là có ngay, mà phải qua một thời gian. Sự phong phú, sâu sắc và bền vững của VHNT sẽ được nhân lên theo cùng với sự trưởng thành của nhà trường. Có thể nói VHNT luôn chi phối trực tiếp đến sự phát triển tiến bộ của nhà trường. VHNT là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi, ứng xử …làm nên những nét đặc trưng riêng biệt, khiến nhà trường khác với các tổ chức khác và giữa trường này với trương khác . VHNT liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý… bầu không khí tâm lý. Tất cả những cái đó thể hiện thành một thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử… được xem là tốt đẹp được mỗi người trong nhà trường chấp nhận và làm theo. VHNT là một nội dung quan trọng trong QL và LĐ nhà trường. Một văn hóa nhà trường tích cực sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng GD, một nhà trường có VHNT tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến kết kết quả GD trong nhà trường. Do đó, HT cần phải quan tâm đến VHNT, xây dựng nó thành một VHNT điển hình, tạo động lực cho việc GD của nhà trường đạt đến mục tiêu đề ra. Để xây dựng VHNT hiệu trưởng cần phải đánh giá được vai trò, thực trạng của nó để từ đó đề ra biện pháp cụ thể xây dựng VHNT một cách hiệu quả dựa trên nguồn lực vốn có của nhà trường . VHNT là một nội dung rất rộng, em chỉ xin được nghiên cứu phần VHNT lành mạnh dựa trên 9 đặc điểm cụ thể nhằm giúp nhà trường đạt mục tiêu GD. Để xây dựng VHNT, cần sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường. tuy nhiên trách nhiệm chính thuộc về cán bộ lãnh đạo, quản lý – những người đứng đầu một tổ chức, một trường học. Trong đó hiệu trưởng vẫn là người quyết định, chi phối sự phát triển VHNT. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 26 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản để em tiến hành điểu tra, nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT lành mạnh nhằm đạt các mục tiêu GD đề ra. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH TRÌ - HÀ NỘI 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 27 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT- XH- VH huyện Thanh Trì Thực hiện nghị quyết 15/2008/CP của Chính Phủ về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố HN, Thanh Trì từ tháng 8/2008 trở thành huyện trung tâm của thành phố. Là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ vào thủ đô, có đường thủy sông Hồng, đường Quốc lộ số 1, đường cao tốc 1B, đường sắt Bắc_ Nam chạy qua. Phía Bắc tiếp giáp với quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân; phía Đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng; phía Tây giáp quận Hà Đông, phía Nam giáp huyện Thường Tín. Diện tích đất tự nhiên 6.292,7138ha, dân số 198 389 người( số liệu cuối năm 2010 ), trong đó số dân trong khu vực nông thôn là 182 076 người. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã: 15 xã và 1 thị trấn với 71 thôn, 106 tổ dân phố, khu tập thể, một số cơ quan đơn vị trung ương và thành phố đóng trên địa bàn, 1 số khu công nghiệp tập trung. Tốc độ tăng trưởng KT bình quân 5 năm (2006- 2010) đạt 17,1%, thu nhập bình quân đầu người 13,3 triệu đồng. Xây dựng nhiều thương hiệu sản phẩm truyền thống bánh chưng tại xã Duyên Hà, thương hiệu mây tre đan Vạn Phúc. Hệ thống chính trị vững vàng, kinh tế đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng với gần 10.000 đơn vị cá nhân được Đảng, Nhà Nước tặng thưởng huân huy chương và bằng khen các loại. Với đặc điểm tự nhiên, KT_CT_XH như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho GD Thanh Trì có nhiều bước phát triển. Hệ thống trường học đầy đủ, đồng bộ từ Mầm non đến Tiều học, THCS ở mỗi địa bàn xã, thị trấn. Người dân hiếu học, Đảng và chính quyền huyện cũng như địa phương hết sức quan tâm phát triển sự nghiệp GD. Bên cạnh đó huyện cũng gặp một số khó khăn như: địa bàn trải dài, đời sống nhân dân không đồng đều ở các điạ phương. Là 1 huyện thuộc vùng trũng Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 28 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, ô nhiễm môi trương còn nặng nề do nghĩa trang Văn Điển và dòng Kim Ngưu tạo ra, không thu hút được nhiều đầu tư, gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của huyện trong sự phát triển chung của thủ đô và đất nước. 2.1.2. Tình hình phát triển GD: Hiện nay, huyện Thanh Trì có 65 trường học, gồm: 26 trường Mầm non ( 23 trường công lập, 3 trường tư thục); 18 trường Tiểu học; 16 trường THCS; 02 trung tâm GDTX; 02 trường THPT và 01 trường dạy trẻ khuyết tật. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 2143 người ( trong đó: cán bộ quản lý: 122 người; giáo viên: 1541 người, nhân viên: 298 người ). 100% cán bộ quản lý, giáo viên của huyện đều đạt trình độ từ chuẩn trở lên. Trong đó, trình độ trên chuẩn của bậc học Mầm non là 32.7%, của cấp Tiểu học là 96% và cấp THCS là 72.3%. Toàn ngành có 610 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên chiếm tỉ lệ 34.7%. Huyện Thanh Trì được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học, chống mù chữ năm 1991 và hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 1999, tiếp tục duy trì và giữ vững kết quả phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, giáo dục THCS theo tiêu chuẩn mới và tích cực triển khai có hiệu quả công tác phổ cập giáo dục bậc Trung học giai đoạn 2005- 2009. Năm 2009, huyện được thành phố công nhận đạt chuẩn trình độ phổ cập bậc trung học. Các trung tâm GDTX, trung tâm dạy nghề thu hút số học sinh ngày càng cao; 16/16 trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả. Công tác khuyến học, khuyến tài và công tác xã hội hóa giáo dục từ huyện đến các xã, thị trấn hoạt động đạt hiệu quả cao. Đảng bộ và chính quyền huyện rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Năm 2009, huyện đã xây dựng và triển khai 4 đề án về phát triển giáo dục và đào tạo. Hàng năm huyện đều giành phần ngân sách lớn để đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa trường học và mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học. Tính đến 15/8/2011 toàn huyện có 29 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 50,9 %, trong đó: Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 29 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học TT 1 2 3 TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục TÔNG SỐ SỐ TRƯỜNG ĐẠT ( trường công lập) CHUẨN Mầm non Tiểu học Trung học cơ sở 23 18 16 SL 8 12 9 % 34,8 63,2 56,3 Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng trường đạt chuẩn quốc gia huyện Thanh Trì tính đến 8/2011 Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia của huyện Thanh Trì luôn được Thành phố đánh giá cao. Để đảm bảo cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, 100% các trường học của huyện được trang bị từ 1 đến 2 phòng máy tính có nối mạng Internet phục vụ cho học sinh học tập. Các trường học trong huyện đều được trang bị các phần mềm và được sử dụng rất có hiệu quả trong quản lý và giảng dạy. Đội ngũ giáo viên được chăm lo và bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp huyện và tỷ lệ học sinh giỏi các cấp mỗi năm một tăng. Công tác tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi của huyện hàng năm đều được Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội tặng giấy khen có thành tích xuất sắc. Với những thành tích như vậy, ngành GD- ĐT Thanh Trì đã vinh dự 4 lần được UBND TP Hà Nội tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu khối ngoại thành về GD- ĐT đó là các năm học: 2003-2004, 2004 – 2005, 2008 – 2009, 2010-2011, được Chính phủ tặng Bằng khen vào năm học 2008 – 2009 và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba vào năm 2011. Như vậy : Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 30 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm học 2010-2011, ngành GDĐT Thanh Trì đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm theo đúng chỉ thị của Bộ Giáo dục – Đào tạo và hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội, đặc biệt có một số mặt thực hiện rất tốt như: Việc quy hoạch và mở rộng mạng lưới trường lớp được đặc biệt chú trọng, phân tuyến tuyển sinh phù hợp với thực tế của từng nhà trường và các địa phương, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp đặc biệt ở bậc học mầm non, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện. Đảm bảo đầu tư trang thiết bị, công nghệ theo hướng tiên tiến, hiện đại, xây mới và nâng cấp cơ sở vật chất các trường học theo hướng đầu tư đảm bảo chuẩn quốc gia, cảnh quan các nhà trường được chú trọng, đảm bảo xanh, sạch, đẹp và an toàn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, ngành học được duy trì giữ vững và từng bước được nâng cao. Phong trào thi giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi được chú trọng, có sự đầu tư và đạt hiệu quả cao. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đã huy động được những nguồn lực to lớn của nhân dân trong huyện phục vụ sự nghiệp giáo dục. Nhân dân trong huyện có niềm tin vào sự nghiệp giáo dục và sẵn lòng vì sự phát triển của giáo dục huyện nhà. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được chú trọng, đã có những chính sách động viên giáo viên đi học nâng cao trình độ và có hình thức khen thưởng, động viên giáo viên kịp thời vì vậy chất lượng đội ngũ giáo viên nhìn chung ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Kết thúc năm học 2010-2011, ngành GD huyện Thanh Trì được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá 12 chỉ tiêu xếp loại tốt, trong đó có 6 chỉ tiêu xuất sắc dẫn đầu thành phố là: Giáo dục Mầm non; Giáo dục Tiểu học; Công tác ứng dụng CNTT, Thư viện trường học, hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 31 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục nghiệm; Công tác Tổ chức cán bộ; Công tác Phát triển đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; Công tác thống kê, kế hoạch, quản lý tài chính và huy động các nguồn lực xã hội. Phòng GD & ĐT huyện, Trường Tiểu học Hữu Hòa và Trường THCS Liên Ninh được UBND Thành phố cờ thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu ; Trường Mầm non B Thị trấn được UBND thành phố tặng Bằng khen, 17 đơn vị được UBND Thành phố tặng danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc ”; 28 đơn vị được UBND huyện tặng danh hiệu “ Tập thể tiên tiến”. Bảng 2.2: Kết quả tổng hợp xếp loại GD HS Tiểu học năm học 2011- 2012 Tổng số Chia ra Lớp 1 Số lượng Tỉ lệ Lớp 2 Số lượng Tỉ lệ Lớp 3 Số lượng Tỉ lệ Lớp 4 Số lượng Tỉ lệ Lớp 5 Số lượng Tỉ lệ 3288 100 3445 100 2466 100 2393 100 2481 100 I. Xếp loại hạnh kiểm Số lượng Tổng số 14073 - Thực hiện đầy đủ 14073 100 3288 100 3445 100 2466 100 2393 100 2481 100 - Chưa thực hiện đầy đủ 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - Tỉ lệ II. Xếp loại học lực 1. Tiếng Việt 14073 3288 3445 - Giỏi 9666 68.7 2376 72.3 2455 71.3 1679 68.1 1550 64.8 1606 64.7 - Khá 3439 24.4 719 21.9 777 22.6 607 24.6 636 26.6 700 28.2 - Trung bình 911 6.47 160 4.87 201 5.8 172 6.97 205 8.57 173 7.0 - Yếu 57 0.41 33 1 12 0.3 8 0.32 2 0.08 2 0.1 2. Toán 14073 - Giỏi 11142 79.2 2598 79 2776 80.6 2045 82.9 1716 71.7 2007 80.9 - Khá 2116 15 491 14.9 548 15.9 317 12.9 416 17.4 344 13.9 - Trung bình 757 5.38 168 5.11 111 3.2 95 3.85 255 10.7 128 5.2 - Yếu 58 0.41 31 0.94 10 0.3 9 0.36 6 0.25 2 0.1 3. Khoa học 4874 - Giỏi 4084 83.8 1933 80.8 2151 86.7 - Khá 628 12.9 359 15 269 10.8 - Trung bình 160 3.28 101 4.22 59 2.4 - Yếu 2 0.04 0 - 2 0.1 4. Lịch sử & Địa lí 4874 - Giỏi 3972 81.5 1890 79 2082 83.9 - Khá 716 14.7 397 16.6 319 12.9 - Trung bình 184 3.78 106 4.43 78 3.1 - Yếu 2 0.04 0 - 2 0.1 3288 2466 3445 2393 2466 2481 2393 2481 2393 2481 2393 Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 32 2481 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 5. Tiếng nước ngoài 7340 2466 2393 - Giỏi 3273 44.6 1122 45.5 1043 43.6 1108 44.7 - Khá 2377 32.4 833 33.8 693 29 851 34.3 - Trung bình 1622 22.1 480 19.5 633 26.5 509 20.5 - Yếu 68 0.93 31 1.26 24 1.0 13 0.5 6. Tin học 7340 - Giỏi 3690 50.3 1294 52.5 1197 50 1199 48.3 - Khá 2918 39.8 968 39.3 935 39.1 1015 40.9 - Trung bình 699 9.52 199 8.07 238 9.95 262 10.6 - Yếu 33 0.45 5 0.2 23 0.96 5 0.2 7. Tiếng dân tộc 0 - Giỏi 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - - Khá 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - - Trung bình 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - - Yếu 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - 8. Đạo đức 14073 - Hoàn thành tốt 7553 53.7 1732 52.7 1907 55.4 1230 49.9 1312 54.8 1372 55.3 - Hoàn thành 6516 46.3 1556 47.3 1537 44.6 1235 50.1 1081 45.2 1107 44.6 - Chưa hoàn thành 4 0.03 0 - 1 0.0 1 0.04 0 - 2 0.1 9. Tự nhiên xã hội 9199 - Hoàn thành tốt 4520 49.1 1591 48.4 1756 51.0 1173 47.6 - Hoàn thành 4677 50.8 1697 51.6 1688 49.0 1292 52.4 - Chưa hoàn thành 2 0.02 0 - 1 0 1 0.04 10. Âm nhạc 14073 - Hoàn thành tốt 3960 28.1 869 26.4 1053 30.6 674 27.3 672 28.1 692 27.9 - Hoàn thành 10109 71.8 2419 73.6 2391 69.4 1791 72.6 1721 71.9 1787 72.0 - Chưa hoàn thành 4 0.03 0 - 1 0 1 0.04 0 - 2 0.1 11. Mĩ thuật 14073 - Hoàn thành tốt 3756 26.7 836 25.4 962 27.9 663 26.9 650 27.2 645 26.0 - Hoàn thành 10313 73.3 2452 74.6 2482 72.0 1802 73.1 1743 72.8 1834 73.9 - Chưa hoàn thành 4 0.03 0 - 1 0.0 1 0.04 0 - 2 0.1 12. Thủ công, kĩ thuật 14073 - Hoàn thành tốt 6430 45.7 1375 41.8 1647 47.8 1160 47 1062 44.4 1186 47.8 - Hoàn thành 7639 54.3 1913 58.2 1797 52.2 1305 52.9 1331 55.6 1293 52.1 - Chưa hoàn thành 4 0.03 0 - 1 0.03 1 0.04 0 - 2 0.1 13. Thể dục 14073 - Hoàn thành tốt 4104 29.2 928 28.2 1027 29.8 722 29.3 692 28.9 735 29.6 - Hoàn thành 9965 70.8 2360 71.8 2417 70.2 1743 70.7 1701 71.1 1744 70.3 - Chưa hoàn thành 4 0.03 0 - 1 0.03 1 0.04 0 - 2 0.1 Xếp loại giáo dục 14073 100 3288 100 3445 100 2466 100 2393 100 2481 100 - Giỏi 9129 64.9 2261 68.8 2301 66.8 1620 65.7 1415 59.1 1532 61.7 - Khá 3573 25.4 778 23.7 878 25.5 633 25.7 612 25.6 672 27.1 - Trung bình 1302 9.25 209 6.36 252 7.3 204 8.27 360 15 277 11.2 2466 0 0 3288 3288 Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 2481 2393 2466 3445 33 2481 2393 2466 3445 3288 2393 2466 3445 3288 0 2466 3445 3288 2481 0 2466 3445 3288 2393 0 3445 2481 2481 2393 2466 2481 2393 2481 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Yếu 69 0.49 40 1.22 14 0.4 9 0.36 6 0.25 0 - Lên lớp 14001 99.5 3248 98.8 3431 99.6 2456 99.6 2387 99.7 2479 99.9 Rèn luyện trong hè 69 0.49 40 1.22 14 0.4 9 0.36 6 0.25 0 - Bỏ học 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - Học sinh khuyết tật 92 0.65 30 0.91 19 0.6 22 0.89 7 0.29 14 0.6 Hoà nhập 58 63 15 50 10 52.63 12 54.5 7 100 14 100 - Trên trung bình 54 58.7 11 36.7 10 52.63 12 54.5 7 100 14 100 - Dưới trung bình 4 4.35 4 13.3 0 - Chuyên biệt 34 37 15 50 9 47.37 10 45.5 - Trên trung bình 34 100 15 100 9 100 10 100 - - - Dưới trung bình 0 - - - - - - - 0 - 0 ( Nguồn phòng GD- ĐT huyện Thanh Trì- HN) 2.2. Thực trạng công tác xây dựng VHNT ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì- HN 2.2.1. Nhận thức của CB- GV của các trường tiểu học về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT Khảo sát 200 CB- GV của 4 trường Tiểu học Tả Thanh Oai, Yên Sở, Tứ Hiệp, thị trấn A Văn Điển, cho thấy: STT Vai trò của VHNT đối với chất lượng GD SL 1 Rất quan trọng 134 2 Quan trọng 66 3 Khồng quan trọng 0 Bảng 2.3: Vai trò của VHNT đối với chất lượng GD % 67 33 0 Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, phần lớn CB- GV ở các trường tiểu học đều đánh giá vai trò của VHNT là rất quan trọng ( 67%), 1 số ít đánh giá là quan trọng (33%). Không có ai cho là không quan trọng. Như vậy, chứng tỏ VHNT có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường. Để phát triển nhà trường thì cần phải xây dựng VHNT lành mạnh . 2.2.2. Đánh giá mức độ cần thiết của CB- GV về các nội dung xây dựng VHNT lành mạnh ở trường mình: Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 34 Lớp: QLGD- K2B - Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Với việc đưa ra 9 nội dung của VHNT lành mạnh, tác giả khảo sát 120 GV của 4 trường TH nói trên về mức độ cần thiết và tình hiệu quả của 9 ND trên, tổng hợp ta có bảng số liệu: MỨC ĐỘ CẦN THIẾT Rất cần ĐẶC ĐIỂM 1. Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ; 2. Mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết thiết Không Cần thiết cần thiết Thứ bậc SL % SL % SL % SL 108 90 12 12 0 0 1 96 80 20 0 0 3 0 0 4 24 % định dạy và học. 3. Coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành 92 76,5 23,5 24,1 công của mỗi người; 4. Sáng tạo và đổi mới; Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn 78 65 42 35 0 0 6 99 82,5 21 16,5 0 0 2 71 59 49 41 0 0 8 87 72,5 13 27,5 0 0 5 74 61,5 46 38,5 0 0 7 tới; 5. Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; 6. Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm; 7. Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; 8. Chia sẻ quyền lực, trao Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 35 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; Chia sẻ tầm nhìn 9. Nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng 52 43,5 68 56.5 0 0 9 cùng tham gia giải quyết những vấn đề của GD. Bảng 2.4: Mức độ đánh giá của CB- GV về mức độ cần thiết của các nội dung xây dựng VHNT lành mạnh: Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy về mức độ nhận thức về tính cần thiết của các nội dung VHNT lành mạnh, ta thấy : + Nội dung 1 “Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ” đạt vị trí thứ nhất, cho thấy tầm quan trọng của không khí làm việc, tinh thần dân chủ luôn luôn cần thiết trong bất cứ môi trường nào. Nhất là trong XHCN Việt Nam, tinh thần dân chủ càng cần thiết hơn bao giờ hết. Việc hâm nóng bầu không khí chung bằng nụ cười, câu chào hỏi cởi mở cũng làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc trong NT. Do đó ND này được đánh giá rất quan trọng khá cao(90%). + ND 2 và ND5 : “Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học” và “Mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học”, là nội dung được đánh giá cao, bởi vì đây là 2 ND liên quan trực tiếp đến đối tượng điều tra. GV với việc giảng dạy là chính, việc chất lượng dạy và học là yếu tố tồn tại trong NT. + ND3 và ND 7: Là 2 ND được đánh giá tương đối cao, bởi Coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 36 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục mỗi người; Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn cũng là những nhân tố thúc đẩy việc xây dựng môi trường VHNT lành mạnh. Đối với trường Tiểu học việc trao đổi chuyên môn để dạy cho HS những bài khó là cách hiệu quả để chia sẻ cả về việc dạy cúng như các hoạt động khác. + ND6 và ND9 : 2 ND này ở mức độ rất cần thiết đạt tỷ lệ thấp nhất, tuy nhiên, không ai cho rằng nó là không quan trọng. Đây cũng là đặc điểm phù hợp, vì nước ta vẫn mang tính khép kín, ngại trao đổi và giao tiếp. Do đó, việc hợp tác, trao đổi nhóm, liên kết giữa GĐ- XH – NT còn nhiều hạn chế. Từ đó, BGD- ĐT đưa ra những giải pháp về GD kỹ năng sống, về xã hội hóa GD. 2.2.3. Đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện của CB- GV về các nội dung xây dựng VHNT lành mạnh ở trường mình: Với mức độ cần thiết như trên, tác giả lại thu được về tính hiệu quả của việc thực hiện 9 ND trên như sau: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRUNG ĐẶC ĐIỂM TỐT KHÁ BÌNH YẾU SL % SL % SL % SL % 19 16 42 35 37 31 22 18 39 32,5 57 47,5 14 11,5 10 8,5 67 56 42 35 11 9 0 0 mỗi người; 4. Sáng tạo và đổi mới; Nhà 37 31 48 40 35 0 0 1. Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ; 2. Mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học. 3. Coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 37 29 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới; 5. Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất 62 52 50 42 8 6 0 0 27 22,5 40 33 42 35 11 9,5 38 32 58 48 24 20 0 0 khuyến khích tính tự chịu trách 10 8 28 23 72 60 10 9 52 42 11 9 5 4 lượng dạy và học; 6. Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm; 7. Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; 8. Chia sẻ quyền lực, trao quyền, nhiệm; Chia sẻ tầm nhìn 9. Nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia 62 35 giải quyết những vấn đề của GD. Bảng 2.5: Mức độ đánh giá của CB- GV về mức độ thực hiện hiệu quả của các nội dung xây dựng VHNT lành mạnh Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu thu thập được ta thấy: - ND3 : “Coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người” đạt tỷ lệ cao nhất (56%) điều này cũng phản ánh đúng với thực chất, bởi vì mỗi nhà trường muốn lớn mạnh, cần phát triển đội ngũ của mình. Con người quyết định tất cả, việc tạo điều kiện cho GVHS học tập và làm việc, khen thưởng cho những cá nhân, tập thể có thành tích bằng nhiều hình thức được chú trọng. lứa tuổi học sinh tiểu học rất thích được khen thưởng, do đó, càng có tác dụng trong việc khuyến khích sự học tập của các cháu. Công việc này được HT các trường rất quan tâm. - ND5 cũng được các HT rất chú trọng và thực hiện khá tốt( 52%). Việc “Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học” Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 38 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục là một yêu cầu bức thiết, là 1 trong những giải pháp hàng đầu nhằm đạt mục tiêu GD. Do đó, nội dung này được HT các trường quán triệt bằng việc yêu cầu về sáng kiến kinh ngiệm, tăng cường dự giờ thăm lớp, làm đồ dùng dạy học. - Thứ 3 là “Nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của GD”(52%). GD Tiểu học yêu cầu rất lớn đến gia đình và xã hội, bởi vì đây là lứa tuổi đang học theo và bắt chước rất nhiều và rất nhanh. Do đó việc hợp tác chặt chẽ với GD, địa phương GD các cháu là vô cùng quan trọng. - Cái hạn chế nhất theo số liệu thu thập được là: “Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; Chia sẻ tầm nhìn”. (8% tốt) và “Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ”(16% tốt) Có hệ quả này là do HT đang quá ôm đồm vào công việc và chưa thật sự tin tưởng vào nhân viên của mình. Trong GD nói chung, việc tự chủ và trao quyền lực đang còn nhiều hạn chế. - Nội dung “ khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm”. “ Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn.” Cũng có đánh giá còn nhiều ở mức độ khá( 22,5% và 32%). Hai ND này đã được chú trọng nhưng do cách làm và tính ỷ lại của mỗi cá nhân các thành viên trong nhà trường còn cao, HT chưa tác động được vào ý thức vì tập thể của mỗi cá nhân nên hiệu quả sẽ không cao. Như vậy: Qua 2 bảng số liệu thu thập được ta thấy: CB- GV các nhà trường đều đánh giá cao mức độ cần thiết của các nội dung xây dựng VHNT lành mạnh. Tuy nhiên, mức độ cần thiết cao nhưng tính hiệu quả lại đang còn nhiều hạn chế ở ND 1,7. Việc đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả 2 nội dung trên là việc cấp thiết. 2.2.4. Đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện của 1 số cuộc vận động do BGD- ĐT đề ra: Tác giả Theo đánh giá của anh chị về mức độ hiệu quả việc thực hiện các cuộc vận động của BGD- ĐT sau đạt được những kết quả như thế nào? Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 39 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học TT Chuyên ngành: Quản lý giáo dục CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG “ Học tập và làm theo tấm gương đạo 1 HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Chưa Rất tốt Tốt tốt SL % SL % SL % 26 đức HCM”. “ Hai không” 17 “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo 25 đức, tự học và sáng tạo” “ XD trường học thân thiện, học sinh tích 45 cực” “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà 55 giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”. 2 3 4 5 21,7 67 55,9 27 22,4 14,1 62 51,7 41 34,2 20,9 83 69,1 12 10 10 37,5 63 52,5 12 45,9 47 39,1 18 15 Bảng 2.6: Mức độ hiệu quả việc thực hiện các cuộc vận động của BGD- ĐT Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu thu thập được, nhận thấy các cuộc vận động đề ra tương đối tốt, tuy nhiên phần % về hiệu quả chưa tốt còn khá lớn. Cuộc vận động “ hai không” với tỷ lệ 34,2% là chưa tốt, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” là 22,4%. Còn tồn tại điều này là do nhiều trường thực hiện còn mang tính hình thức, bệnh chạy theo thành tích còn nặng nề trong hệ thống GD nước ta. Việc thanh tra, kiểm tra còn nhiều góc khuất. Ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì, tất cả các trường đều đạt danh hiệu : “trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhưng khi chính những người trong cuộc đánh giá về nó thì lại còn rất nhiều hạt sạn. Do đó, cần có những tiêu chí rõ ràng và cách đánh giá thực chất hơn nữa cho các cuộc vận động này. 2.2.5. Nhận thức về mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường trong công tác xây dựng VHNTcủa CB- GV: KẾT QUẢ SL % TT 1 2 Quan hệ mang tính chất quản lý, thiếu tinh thần dân chủ, cởi mở Quan hệ mang tính chất độc đoán của người quản lý Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 40 2 1,7 6 5 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học 3 4 5 Chuyên ngành: Quản lý giáo dục với cấp dưới, của thầy và trò Sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, khích lệ giáo viên, học sinh dạy tốt, học tốt Người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể mà phát huy tính dân chủ trong các hoạt động của nhà trường Sự đố kỵ ghen ghét giữa các đồng nghiệp, gây mất đoàn kết nội bộ. 85 70,9 24 20 3 2,4 Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả nhận thức của CB- GV về các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường Nhận xét: qua bảng tổng hợp trên cho thấy : - Sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, khích lệ giáo viên, học sinh dạy tốt, học tốt” là quan hệ được nhiều GV mong muốn hơn cả ( 70,9%). Điều này phù hợp với sự đánh giá về tính cởi mở và dân chủ trong nhà trường, đoàn kết tạo nên sức mạnh. - 20% số GV cho rằng: Người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể mà phát huy tính dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Đây là một nội dung vô cùng quan trọng trong việc xây dựng VHNT . HT là người quyết định, chi phối việc xây dựng và phát triển VHNT của chính mình. Một HT biết tôn trọng tập thể , biết phát huy dân chủ sẽ là nền tảng cho việc xây dựng VHNT lành mạnh, nhận được nhiều sự ủng hộ từ GV- HS- XH. - Tỷ lệ nhỏ GV cho rằng đó là các mối quan hệ : Quan hệ mang tính chất quản lý, thiếu tinh thần dân chủ, cởi mở; Quan hệ mang tính chất độc đoán của người quản lý với cấp dưới, của thầy và trò và Sự đố kỵ ghen ghét giữa các đồng nghiệp, gây mất đoàn kết nội bộ . Những ý kiến này không sai, vì thực tế, trong môi trường nào thì cũng sẽ vẫn tồn tại những mối quan hệ này, đấu tranh để xóa bỏ nó còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. 2.2.6. Nhận thức của CB- GV về mức độ vai trò, trách nhiệm của các thành phần NT- GĐ- XH trong việc xây dựng VHNT: MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 41 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Không quan 1 2 3 4 Nhà trường Gia đình Xã hội NT- GĐ- XH Rất quan trọng SL % 112 93,3 81 67,5 69 57,5 110 91,7 Quan trọng SL % 8 6,7 39 32,5 51 42,5 10 8,3 trọng SL 0 0 0 0 % 0 0 0 0 Bảng 2.8: Mức độ nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các thành phần NT- GĐ- XH trong việc xây dựng VHNT Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, các CB- GV đều đánh giá cao tầm quan trọng rất quan trọng của yếu tố NT. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi vì xây dựng VHNT là công việc của chính nhà trường đó( 93,3%). Tuy nhiên, việc kết hợp giữa 3 thành phần này mới thực sự là quan trọng, có nhiều ý kiến đánh giá việc kết hợp này (91,7%). Như vậy, chúng ta có thể khẳng định việc xây dựng VHNT là công việc chính của trường, nhưng đồng thời cũng phải phối hợp với địa phương nơi trường đóng, gia đình và xã hội. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 42 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Tiểu kết chương 2 VHNT trong thực tế hiện nay thể hiện ở rất nhiều mặt, hết sức đa dạng và phong phú. Thực trạng trên chỉ là một phần rất nhỏ trong hiện thực ấy. Trong đề tài của mình, tác giả Nguyễn Tuyết Hạnh đã trích dẫn câu chuyện: trong các chuyến công tác gần đây, tiếp xúc với với nhiều đại diện của các nước NB, HQ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã được nghe những lời thú nhận chân thành và bài học kinh nghiệm xót xa của họ: “ Để đổi lấy sự phát triển của KH- KT, sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự tăng trưởng của nền kinh tế và văn minh vật chất, chúng tôi đã phá nát nền văn hóa của chính mình!” Qua câu nói này mới thật thấm thía giá trị của VH trong mọi lĩnh vực của đời sống XH. GD là lĩnh vực ưu tiên, là nguồn gốc của sự phát triển bền vững. Đánh giá thực trạng để tìm ra giải pháp là yêu cầu tất yếu. Như vậy, qua thực trạng trên cho thấy còn nhiều tồn tại trong việc xây dựng VHNT ở các trường TH hiện nay, với 9 nội dung xây dựng NT lành mạnh, thông qua phiếu khảo sát chúng ta nhận ra mức độ nhận thức và tính hiệu quả các hoạt động còn nhiều hạn chế. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp để nhằm nâng cao việc xây dựng VHNT. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 43 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VHNT LÀNH MẠNH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH TRÌ - HÀ NỘI 3.1. Các định hướng đề xuất biện pháp xây dựng VHNT 3.1.1. Các định hướng phát triển GD trong giai đoạn hiện nay: Kết luận của Bộ Chính trị tại thông báo số 242/TB-TW ngày 15/4/2009 về phương hướng phát triển GD đến năm 2020: - Thứ nhất: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Thứ hai: Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với GD. - Thứ ba: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đủ về số lượng, cơ cấu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. - Thứ tư: Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. - Thứ năm: Tăng cường nguồn lực cho giáo dục. - Thứ sáu: Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. - Thứ bảy: Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT. 3.1.2. Các định hướng xây dựng nhà trường Tiểu học của BGD- ĐT: Điều lệ trường TH quy định rõ về việc giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường. Cụ thể, điều 29 quy định: Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 44 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Mỗi trường TH có một phòng truyền thống lưu giữa những tài liệu, hiện vật có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường. - Mỗi trường TH chọn 1 ngày trong năm làm ngày GD truyền thống của nhà trường. Các yếu tố cảnh quan, CSVC nhà trường phải đáp ứng được các yêu cầu đối với môi trường sư phạm, đảm bảo an toàn cho trẻ và phục vụ hiệu quả cho các hoạt động GD của trường. Xây dựng trường học đạt chuản quốc gia ở mức độ 1, 2 với các tiêu chuẩn cụ thể về tổ chức và QL, đội ngũ GV, CSVC- Thiết bị trường học, thực hiện công tác XHH GD, hoạt động và chất lượng GD. Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực với các nội dung cụ thể : xây dựng trường học an toàn, trường lớp xanh sạch đẹp ; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin học tập, tổ chức các hoạt động tập thể, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. 3.1.3. Định hướng phát triển GD- ĐT của TP HN và của huyện Thanh Trì đến năm 2015. Với GD TH, mục tiêu tổng quát của HN là: mỗi trẻ em HN khi đến tuổi đi học đều đến và được học tập trong các nhà trường TH thân thiện với trẻ em , chất lượng cao, phát huy tối đa tiềm năng của các HS. Mỗi HS TH hoàn thành GD TH sẽ có kỹ năng đọc viết, làm toán căn bản, HS có hoàn cảnh khó khăn và thiệt thòi sẽ được hỗ trợ để hòa nhập và phát triển 1 cách công bằng. Đối với huyện Thanh Trì, để phát triển GD- ĐT trong giai đoạn tới, Huyện ủy Thanh Trì đã xây dựng Chương trình công tác số 04 - C.Tr/HU ngày 10 tháng 3 năm 2011 về Phát triển văn hóa, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Với một số nội dung chủ yếu về GDĐT như sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 45 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục * Về mục tiêu: Duy trì vững chắc phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; Trung học cơ sở và phổ cập trình độ Trung học ở 100% xã, thị trấn; Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, rèn luyện đạo đức, giáo dục truyền thống và lối sống cho học sinh; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; Tăng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia. * Nhiệm vụ và giải pháp Tăng cường bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Hàng năm, triển khai rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường để có phương án sắp xếp, luân chuyển, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện chế độ chính sách hợp lý, tạo hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ, viên chức. Xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện việc lựa chọn, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ kế cận có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng nhiệm vụ khi có yêu cầu. Tiếp tục thực hiện tốt các Đề án về giáo dục; đổi mới phương pháp dạy và học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện tốt phương châm “ Kỷ cương trong quản lý, thực chất trong đánh giá ”. Đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”, “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” gắn với cuộc vận động “ Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm ”. Xây dựng “ Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”. Duy trì chế độ thưởng cho cán bộ, giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp huyện, chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, toàn quốc. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm phẩm chất đạo đức nhà giáo, các quy định quản lý tài chính và chính sách dân số kế hoạch gia đình. Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học. Đẩy mạnh xây dựng Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 46 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục trường chuẩn Quốc gia mức độ I và mức độ II. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị các nhà trường đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục đào tạo. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án đầu tư xây dựng trường Mầm non để thực hiện tốt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 theo Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện tốt Đề án xây dựng bể dạy bơi để xóa mù bơi cho học sinh huyện Thanh Trì năm 2015. Đảm bảo cơ chế chính sách để duy trì phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực vận động con em trong độ tuổi chưa đạt trình độ phổ cập đăng ký tham gia các lớp học văn hóa, học nghề dài hoạn để đảm bảo chuẩn phổ cập bậc Trung học. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Quan tâm hoạt động của Hội khuyến học, hội đồng giáo dục. trung tâm học tập cộng đồng, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể nhằm huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho công tác giáo dục, phổ cập chống mù chữ. Có thể thấy rằng, các định hướng về GD- ĐT của quốc gia, thành phố và huyện nhằm mục đích đạt tới mục tiêu GD đã đặt ra. 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp Việc đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT của HT các trường TH xuất phát từ các nguyên tắc sau: 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của VH nói chung và VHNT nói riêng. VH bản thân nó là một chỉnh thể toàn vẹn tạo thành hệ thống có cấu trúc chặt chẽ. Sự thay đổi của 1 thành tố có thể kéo theo sự thay đổi của toàn bộ cấu trúc VH. Do đó các biện pháp đưa ra cần phải tác động đến tất cả các thành tố trong cấu trúc VHNT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng VHNT. Mặt khác, VH là sản phẩm của 1 cộng đồng, được tạo nên bởi tất cả các thành viên trong cộng đồng ấy. Vì vậy, xây dựng VHNT không chỉ có vai trò Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 47 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục của HT mà còn đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên NT từ CB, GV, HS và có sự tham gia của cộng đồng- Xã hội. Khoa học QL yêu cầu sự đảm bảo về tính hệ thống, thể hiện tính toàn diện và đồng bộ trong công tác QLNT của HT. 3.2.2. Xây dựng VHNT gắn với hiện thực sinh động của mỗi nhà trường. VH muốn tồn tại và phát triển phải gắn liền với cuộc sống con người. Các thành tố VH hiện hữu hàng ngày trong đời sống, được thừa kế và phát triển thông qua các hoạt động của con người. Không có VH nào được hình thành, phát triển mà lại không có gốc rễ, căn nguyên từ cuộc sống con người. Khi cuộc sống con người thay đổi, VH cũng thay đổi theo, VHNT cũng không nằm ngoài quy luật này. Vì vậy, tất cả các biện pháp đưa ra để xây dựng VHNT phải gắn liền với hiện thực sinh động của chính Nhà trường đó. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp xây dựng VHNT đưa ra phải xuất phát từ thực tiễn: Thực trạng VHNT ở các trường TH, thực trạng xây dựng VHNT của HT các trường Tiểu học, từ những hạn chế trong thực tiễn xây dựng VHNT ở các trường TH hiện nay, đồng thời phải xuất phát từ các mục tiêu, đường lối của Đảng, Nhà nước, từ bối cảnh thực tiễn. 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình GD: Bất cứ 1 nhà trường nào cũng có VH của NT đó. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng VHNT theo những định hướng cụ thể. Biện pháp đặt ra phải đảm bảo gắn liền với mục tiêu GD, hình thành nên một VHNT tích cực, toàn diện phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng GD của NT. NT phải coi trọng GD nhân cách cho HS. Đặc biệt là HS Tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên, nền tảng cho sự hình thành nhân cách ở trẻ. GV phải thật sự mẫu mực. Bởi trẻ rất hay bắt chước và học theo. Do đó, các biện pháp đưa ra phải nhằm đạt mục tiêu GD Tiểu học nói riêng và GD nói chung. 3.3. Các biện pháp xây dựng VHNT ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì – HN. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 48 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Dựa trên các phân tích và khái quát hóa cơ sở lý luận ở chương 1 và thực tế từ đánh giá thực trạng ở chương 2. Em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp xây dựng VHNT như sau: 3.3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức CB- GV- NV- HS về tầm quan trọng của VHNT và công tác xây dựng VHNT. Việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CB- GV- HS và CMHS là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn việc xây dựng VHNT. Làm được điều này sẽ huy động được các lực lượng chủ yếu vào công tác xây dựng VHNT, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu đề ra của công tác này. + Mục tiêu của biện pháp : Nhận thức là tiền đề của hoạt động. Nhận thức có đúng thì mới có hành động đúng. Do đó việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ, làm cho đội ngũ CBGV- NV- HS, CMHS, các tổ chức Đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhìn nhận 1 cách rõ nét và sâu sắc về tầm quan trọng của VHNT là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của công tác xây dựng VHNT. Qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động, tạo sự nhất trí cao và phối hợp hoạt động giữa các thành viên, tổ chức trong nhà trường nhằm góp phần xây dựng và phát triển VHNT. + Nội dung biện pháp: - Quán triệt các chủ trương,đường lối của Đảng, các quy định của ngành liên quan đến vấn đề này. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các cuộc hội thảo về VHNT để nâng cao nhận thức và hiểu được một cách khoa học về thuật ngữ, khái niệm VHNT, đồng thời qua đó sẽ định hình được các vấn đề về VH của trường mình và công tác xây dựng VH Quản lý, VH giảng dạy, VH học tập... - Tuyên truyền, vận động xây dựng VHNT thông qua các phong trào thi đua dạy và học, cac hoạt động ngoại khóa. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 49 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Rèn luyện kỹ năng VHNT cho CBQL, GV, HSSV. - Nâng cao chất lượng dạy các môn học kỹ năng sống, đạo đức. + Cách thức thực hiện: - HT phải nắm rõ các chủ trương, các văn bản có nội dung nhằm phát huy VHNT, chỉ đạo, vận động các lực lượng trong nhà trường cùng tham gia công tác xây dựng VHNT có hiệu quả hơn. - Xây dựng kế hoạch để nâng cao nhận thức về VHNT cho các lực lượng tham gia GD ở mỗi trường Tiểu học : phân bố các nguồn lực, thiết lập bộ máy tổ chức, phân công con người, xây dựng các quy chế, xác định nghĩa vụ, quyền hạn... của mỗi cá nhân, tập thể trong nhà trường. - Định kỳ hằng năm tổ chức các cuộc hội thảo, mời các chuyên gia, các cán bộ QL giỏi, - Nhà trường phối hợp với địa phương triển khai các hoạt động phát triển văn hóa, tổ chức các buổi lễ, lao động công ích nhân những ngày lễ, để GD truyền thống cho HS. - Nhà trường thường xuyên kết hợp với gia đình HS tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm xây dựng môi trường học tập, hợp tác, hình thành năng lực VH và một số kỹ năng sống cho HS. - Xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời, xứng đáng với nhiệm vụ phải làm để động viên CB, GV, HS khi tham gia công việc. Nhất là HS tiểu học khi làm được một việc tốt, nói lời hay mà được khen thưởng thì HS sẽ tích cực làm nhiều việc tốt. + Điều kiện thực hiện: - Phải có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự ủng hộ và phối hợp hành động của chính quyền, đoàn đội, cán bộ, GV... về cả chủ trương và cơ sở vật chất. - Tổ chức bộ máy nhà trường phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, có tính dân chủ và kỷ luật cao. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 50 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 3.3.2. Thường xuyên tìm hiểu, đánh giá thực trạng VHNT: + Mục tiêu : HT thường xuyên tìm hiểu đánh giá thực trạng VHNT để : - Hiểu rõ VHNT của trường mình, có diện mạo như thế nào, có đặc trưng gì nổi bật, nó đang phát triển hay đứng yên... Muốn làm tốt công việc nào thì phải hiểu công việc đó , hiểu về VHNT cũng là cách để có thể thay đổi và xây dựng VHNT 1 cách toàn diện. - Phát hiện những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đã và đang hình thành trong VHNT cản trở các hoạt động của NT. - Tìm kiếm và phát huy những yếu tố tích cực trong VHNT - Tìm ra những yếu tố không còn phù hợp với sự thay đổi KT- CT- VH để thay đổi, điều chỉnh. + Nội dung: - Cần xây dựng kế hoạch cho việc đánh giá thực trạng VHNT - Xác định các tiêu chí đánh giá 1 cách toàn diện về thực trạng VHNT, mức độ ảnh hưởng của nó tới hoạt động của NT. - Thu thập, xử lý thông tin, đưa ra các kết quả định tính, định lượng, đối chiếu, so sánh với các chuẩn mực đề ra. - Tổng hợp kết quả. - Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá. + Cách thức thực hiện: - HT tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn nhằm đánh giá thực trạng VHNT theo kế hoạch. - Đặt VHNT trong bối cảnh xu thế hội nhập để đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực. + Điều kiện thực hiện: - Thực hiện dân chủ trong nhà trường Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 51 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - CB- GV có ý thức về trách nhiệm của mình với nhà trường, có tinh thần xây dựng để tập thể, phấn đấu vì mục tiêu chung. - Vai trò lãnh đạo của HT trong việc xây dựng VHNT. HT phải có ý thức thường xuyên, chủ động tìm hiểu, đánh giá thực trạng VHNT. - Có nguồn kinh phí. 3.3.3. Lãnh đạo nhà trường xây dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn trong nhà trường, đồng thời quản lý trường học theo nguyên tắc phân cấp và giao quyền tự chủ cho các thành viên trong nhà trường. + Mục tiêu: - Tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, hợp tác, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, tạo cơ hội để các thành viên trong nhà trường phát triển. - Nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy sự sáng tạo và nỗ lực của CB- GVHS trong mỗi công việc, hoạt động của nhà trường. - Tạo cho mỗi thành viên trong nhà trường có tình cảm yêu quý nhà trường như ngôi nhà thứ 2 của mình, cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp GD. + Nội dung: - Lập kế hoạch về việc thiết lập bầu không khí nhà trường mong muốn, xây dựng các phát biểu về giá trị và niềm tin, thay đổi cấu trúc tổ chức nhà trường phù hợp với VHNT mong muốn. - Trao quyền tự chủ trong khuôn khổ cho phép, có sự kiểm tra của ban lãnh đạo nhà trường, có kế hoạch cụ thể. - Hiệu trưởng thực hiện sự QL tập trung trên cơ sở phát huy rộng rãi sự tham gia dân chủ của GV, nhân viên và học sinh trong trường. Trong quá trình QL, HT sử dụng phối hợp các phương pháp thuyết phục và GD hành chính kích thích vật chất và tinh thần … trên cơ sở quán triệt tinh thần dân chủ hóa NT, để bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo có chất lượng và hiệu quả . - Tin tưởng nhân viên của mình, giúp đỡ để họ tự tin hoàn thành công việc được giao, có khen thưởng, kỷ luật xứng đáng. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 52 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục + Cách thức thực hiện: - Hiệu trưởng phải tin tưởng vào nhân viên của mình, không ôm đồm công việc. - HT lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức và đoàn thể trong NT, và có biện pháp giải quyết đúng chế độ, chính sách hiện hành của NT, theo nội quy, quy chế điều lệ NT và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao của HT. - Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi giữa CB- GV, GV- GV về việc giảng dạy và các công tác khác, nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau. - Hiệu trưởng quan tâm đến đời sống của GV- NV, có kế hoạch giúp đỡ nhứng hoàn cảnh khó khăn. - HT lấy ý kiến tham gia đóng góp của tập thể SP như kế hoạch đào tạo, các kế hoạch nhân sự, xây dựng CSVC& TBTH, xây dựng quy chế trường học. - HT thực hiện chế độ công khai các quyền lợi, chế độ chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, học sinh. - Bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng mềm cho CB- GV- NV để họ có thể hoàn thành tốt công việc được giao. + Điều kiện thực hiện: - Có cơ chế phù hợp, rõ ràng, cụ thể. - CB- GV- NV hòa đồng, tôn trọng, có tinh thần học hỏi lẫn nhau, tâm huyết với nghề. - CB- GV- NV có đủ năng lực, trình độ để thực hiện nhiệm vụ được giao. 3.3.4. Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các phong trào :“ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “ XD trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gắn với cuộc vân động “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”. + Mục tiêu: Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 53 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Có thể nói các cuộc vận động này là nền tảng cho việc xây dựng VHNT. Làm cho CB- GV- NV có ý thức về tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có tâm với nghề, mẫu mực, hòa đồng với đồng ngiệp góp phần xây dựng VHNT .. c . + Nội dung: - CB- GV- NV- HS trong nhà trường có nhận thức sâu sắc về nội dung cơ bản và ý nghĩa về: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “ Hai không”; “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “ XD trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gắn với cuộc vân động “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”. - Tích cực đổi mới phương pháp QL, phương pháp giảng dạy, cải tiến lề lối làm việc, có sáng kiến kinh ngiệm trong công tác giảng dạy, quản lý. - Xây dựng đạo đức nhà giáo theo quyết định số 16/2008/QĐ- BGD- ĐT của Bộ trưởng bộ GD- ĐT: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong, giữ gìn truyền thống đạo đức nhà giáo, không vi phạm các quy định của nhà nước, có ý thức trách nhiệm- kỷ luật, đoàn kết- giúp đỡ đồng nghiệp, được phụ huynh và nhân dân tin tưởng, tham gia học tập nâng cao trình độ. - Xây dựng nhà trường có nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc, có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất, có ý nghĩa GD rõ rệt. - Xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn. - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập, - Rèn luyện kỹ năng sống cho HS - Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh - GV- HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử VH, cách mạng ở địa phương. + Cách thức thực hiện: Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 54 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - HT xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện, phát động phong trào thi đua trong toàn trường. Nội dung các cuộc thi đua phải được quán triệt tới mỗi thành viên trong nhà trường. - Thường xuyên đánh giá, kiểm tra công tác thực hiện các cuộc vận động, có sơ kết từng đợt, tổng kết. - Tổ chức các hoạt động chủ điểm hàng tháng, hàng tuần nhân các ngày lễ lớn như : 1/6, 20/11, 20/10. 2/9, 22/12... - Tập trung nguồn lực giải quyết nhứng hạn chế, yếu kém CSVC, thiết bị trường học, tối thiểu trường học phải có được công trình vệ sinh đầy đủ, sạch và phù hợp với cảnh quan... - Đổi mới quản lý tài chính trong nhà trường. + Điều kiện thực hiện: - Sự ủng hộ, nỗ lực của tất cả thành viên trong nhà trường - Hiệu trưởng phải gương mẫu, đi đầu trong mọi việc - Xác định đúng yêu cầu, nội dung các cuộc vận động. 3.3.5. Phối hợp với các lực lượng GD địa phương và gia đình + Mục tiêu: - Huy động các nguồn lực trong và ngoài trường xây dựng VHNT - Tạo mối quan hệ tốt với các cá nhân tập thể trong và ngoài nhà trường - Xây dựng nhà trường phù hợp với vùng, lãnh thổ, địa phương nơi trường đóng. + Nội dung: - Lập kế hoạch phối hợp với gia đình và địa phương trong công tác GD, công tác xây dựng VHNT. - Lập kế hoạch triển khai các hoạt động phát triển VH cộng dồng địa phương xen kẽ các hoạt động của nhà trường. Có kế hoạch phân bố các nguồn lực hỗ trợ cho từng hoạt động VH của địa phương. + Cách thức thực hiên: Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 55 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Tổ chức các cuộc họp bàn, trao đổi thống nhất với chính quyền địa phương và gia đình về việc hỗ trợ GD HS và xây dựng VHNT. - Phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS như: bảo vệ môi trường, dân số, phòng chống các tệ nạn xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao... - Xây dựng cộng đồng, đường phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, tuyên truyền các giá trị tốt đẹp, các hành vi văn hóa, nêu gương người tốt, việc tốt. - Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình HS. + Điều kiện thực hiện: - Có mối liên hệ tốt với lực lượng trong và ngoài nhà trường - Có đủ nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung kết hợp. 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp: Năm biện pháp tôi đưa ra : Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức CBGV- NV- HS về tầm quan trọng của VHNT và công tác xây dựng VHNT là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất. Bởi vì nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Từ đó mới đề ra được các giải pháp khả thi nhằm phát triển VHNT. Các biện pháp còn lại cũng rất quan trọng, góp phần xây dựng VHNT ở các trường Tiểu học. Mỗi giải pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, không có giải pháp nào là tối ưu. Tùy theo tình hình từng địa phương và hoàn cảnh nhà trường để có thể áp dụng. Các giải pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nên trong trong quá trình QL và xây dựng VHNT, hiệu trưởng cần thực hiện 1 cách đồng bộ, có sự phối hợp và vận dụng linh hoạt các giải pháp. 3.5. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp: Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất nhằm xây dựng VHNT lành mạnh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, em đã dùng phương pháp lấy ý kiến của 32 CBQL của 4 trường nói Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 56 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục trên. Cụ thể là 4HT, 8PHT, 16 Tổ trưởng tổ chuyên môn, 4 tổng phụ trách. Kết quả đánh giá nhận thức về mức độ cần thiết và khả thi như sau: 3.5.1 Mức độ cần thiết: MỨC ĐỘ CẦN THIẾT Rất cần Cần thiết Không cần thiết thiết SL % SL % SL % STT GIẢI PHÁP Tuyên truyền, nâng cao nhận thức 1 CB- GV- NV- HS về tầm quan trọng của VHNT và công tác xây 29 90,6 3 9,4 0 0 24 75 8 25 0 0 0 0 0 0 dựng VHNT. 2 Thường xuyên tìm hiểu, đánh giá thực trạng VHNT. Lãnh đạo nhà trường xây dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn trong nhà trường, đồng 3 thời quản lý trường học theo 26 nguyên tắc phân cấp và giao 81,2 5 6 18,7 5 quyền tự chủ cho các thành viên trong nhà trường. 4 Tiếp tục quán triệt và triển khai 21 65,6 11 34,3 có hiệu quả các cuộc vận động : “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “ XD Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 57 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gắn với cuộc vân động “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”. Phối hợp với các lực lượng GD 5 19 59,3 13 40,6 0 0 địa phương và gia đình. Bảng 2.9. Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng VHNT. Nhận xét: Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của các CBQL và GV về các biện pháp xây dựng VHNT cho thấy: - Hầu hết CB- GV đều đánh giá các biện pháp trên ở mức độ cần thiết chiếm tỷ lệ cao. Điều này chứng tỏ công tác xây dựng VHNT lành mạnh đang được các cấp lãnh đạo, các nhà trường rất quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Điều này cũng thể hiện sự coi trọng GD là quốc sách hàng đầu, VHNT là linh hồn, là giá trị, niềm tin giúp trường hoàn thành nhiệm vụ GD của mình, tồn tại và phát triển. - Biện pháp thứ 1 và thứ 3: ”Tuyên truyền, nâng cao nhận thức CB- GVNV- HS về tầm quan trọng của VHNT và công tác xây dựng VHNT.” và ” Lãnh đạo nhà trường xây dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn trong nhà trường, đồng thời quản lý trường học theo nguyên tắc phân cấp và giao quyền tự chủ cho các thành viên trong nhà trường.” được đánh giá cao nhất với 90,6% và 81,2%. - Còn các biện pháp còn lại có mức đánh giá cần thiết thấp hơn, nhưng vẫn rất cần thiết. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 58 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 3.5.2. Tính khả thi STT MỨC ĐỘ CẦN THIẾT Rất khả thi Khả thi Không khả thi GIẢI PHÁP SL % SL % SL % 29 90,6 3 9,4 0 0 25 78,1 7 21,9 0 0 đồng thời quản lý trường học 19 59,3 13 40,6 0 0 8 0 0 Tuyên truyền, nâng cao nhận 1 thức CB- GV- NV- HS về tầm quan trọng của VHNT và công tác xây dựng VHNT. 2 Thường xuyên tìm hiểu, đánh giá thực trạng VHNT. Lãnh đạo nhà trường xây dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn trong nhà trường, 3 theo nguyên tắc phân cấp và giao quyền tự chủ cho các thành viên trong nhà trường. 4 Tiếp tục quán triệt và triển khai 24 75 25 có hiệu quả các cuộc vận động : “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “ XD trường học thân thiện, học sinh Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 59 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục tích cực”, gắn với cuộc vân động “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”. 5 Phối hợp với các lực lượng GD địa phương và gia đình. 26 81,25 6 18,7 5 0 0 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá về mức độ khả thi của những biện pháp xây dựng VHNT Nhận xét: Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy: - Hầu hết các CBQL đều cho rằng các biện pháp xây dựng VHNT được đưa ra đều mang tính khả thi cao. Cao nhất là giải pháp 1 với 90,6%, rất ngạc nhiên khi con số này giống với sự đánh giá về tính cần thiết. Chứng tỏ, nhận thức đóng vai trò quan trọng, nghĩ đúng thì mới có thể làm đúng. - Những biện pháp còn lại cũng nhận được mức đánh giá về tính khả thi cao. Tuy nhiên, để có thể đạt hiệu quả cao nhất thì các giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, và có sự đầu tư, tâm huyết của các nhà giáo. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 60 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Tiểu kết chương 3 Chương 3 là sự tổng hợp của lý luận và thực trạng, trên cơ sở đó tác giả đề ra 1 số biện pháp xây dựng VHNT lành mạnh dựa trên 1 số nguyên tắc cơ bản. VHNT là một nội dung quản lý của Hiệu trưởng. Tiểu học là bậc học nền tảng, là cái nôi hình thành nhân cách và những kiến thức ban đầu về đọc , viết, tự nhiên xã hội, khoa học cho trẻ. Do đó việc đề ra và áp dụng các biện pháp có hiệu quả nhằm xây dựng VHNT lành mạnh dựa trên những nguồn lực nhà trường là việc vô cùng cần thiết, góp phần to lớn cho NT đạt mục tiêu GD. Có được những thảnh quả tích cực thì cần phải sự chung tay, đoàn kết của tất cả mọi người, cộng đồng và xã hội. Những biện pháp đưa ra có thể còn nhiều hạn chế, nhưng là những biện pháp giúp xây dựng VHNT lành mạnh. Tác giả mong nhận được nhiều sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn! Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 61 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Xây dựng VNNT lành mạnh là một yếu tố vô cúng quan trọng và bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Khi mà xã hội đang có nhiều sự chuyển mình mạnh mẽ, đặt mọi lĩnh vực KT- CT- XH phải có những thay đổi phù hợp. GD- ĐT cũng nằm trong guống quay ấy, đòi hỏi những chính sách thay đổi mạnh mẽ để hòa nhập với nền kinh tế trí thức của thế giới. VH thay đổi thì mọi thứ thay đổi, lựa chọn những tinh hoa VH của thế giới, kết hợp với đặc điểm của dân tộc, tạo nên nét riêng, nét độc đáo của VH dân tộc nói chung và VH của mỗi nhà trường nói riêng. Công tác xây dựng VHNT đòi hỏi người cán bộ QL phải am hiểu về NT của mình, về những giá trị cốt lõi làm nề tảng hoạt động và phát triển của trường. Để từ đó, xây dựng nên một môi trường sư phạm mẫu mực theo kịp những giá trị của thời đại, nhưng vẫn giữ được cá tính độc đáo riêng biệt của trường. Việc thường xuyên đánh giá thực trạng của VH của nhà trường để có những biện pháp hiệu quả nhằm xây dựng VHNT tích cực, tạo điều kiện cho các hoạt động GD của NT đạt mục tiêu là việc HT cần chú trọng. Nắm rõ khoa học QLGD, các yêu cầu, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước là nhiệm vụ của nhà QL, LĐ nhà trường và toàn thể thành viên trong NT. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 62 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Dựa trên những nghiên cứu về lý luận và thực trạng, tác giả xin mạnh dạn đề ra 5 giải pháp nhằm xây dựng VHNT, đó là: - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức CB- GV- NV- HS về tầm quan trọng của VHNT và công tác xây dựng VHNT. - Thường xuyên tìm hiểu, đánh giá thực trạng VHNT - Lãnh đạo nhà trường xây dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn trong nhà trường, đồng thời quản lý trường học theo nguyên tắc phân cấp và giao quyền tự chủ cho các thành viên trong nhà trường. - Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các cuộc vận động : “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “ XD trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gắn với cuộc vân động “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”. - Phối hợp với các lực lượng GD địa phương và gia đình. Các giải pháp đưa ra mong nhận được sự ủng hộ của tất cả các thầy cô và các bạn cho việc xây dựng VNHT lành mạnh. 2. Kiến nghị: 2.1. Đối với BGD- ĐT: Cần có những định hướng cụ thể cho việc xây dựng VHNT lành mạnh ở các trường Tiểu học nói riêng và cho nghành GD nói chung nhẳm nâng cao chất lượng GD, đưa GD nước nhà tiến kịp với thế giới, đáp ứng những yêu cầu của thời đại. Xây dựng các trường tiêu điểm cho môi trường VH lành mạnh, làm nền tảng cho các trường khác noi theo. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các trường xây dựng trường, lớp đạt chuẩn, tăng cường CSVC- TBDH. 2.2. Sở GD- ĐT : Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 63 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng VHNT phù hợp với tình hình địa phương. Chỉ đạo, kiểm tra- đánh giá có hiệu quả việc thực hiện các cuộc vận động của BGD- ĐT. Thực hiện các cuộc hội thảo cho các HT, HP các nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về xây dựng VHNT. 2.3. Đối với các trường tiểu học huyện Thanh Trì HN: - Cần đánh giá đúng vai trò của VHNT trong việc nâng cao chất lượng GD, thướng xuyên đánh giá thực trạng của VN trường mình. - Có các biện pháp phù hợp nhằm xây dựng VHNT . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD& ĐT (2007), Điều lệ trường Tiểu học, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/08/2007. 2. Chính Phủ (2005), Luật Giáo dục 3. TS. Nguyễn Kim Dung “Đảm bảo chất lượng giáo dục Tiểu học và chất lượng giáo viên Tiểu học- Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam”, bài viết đăng ngày 19/02/2008 trên website: http://www.ier.edu.vn 4. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh- Lê Thị Mai Phương, Khoa học quản lý, Học viện Quản lý giáo dục 5. Bộ Chính trị tại thông báo số 242/TB-TW ngày 15/4/2009 về phương hướng phát triển GD đến năm 2020. 6. Tập bài giảng chuyên đề 3 thuộc chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường PT theo chương trình liên kết Việt Nam- Singapore. 7. Lê Thị Tuyết Hạnh, đổi mới nội dung dạy cơ sở VH VN cho SV học viện QLGD- 2008. 8. Phòng GD- ĐT huyện Thanh Trì- HN, Báo cáo tổng kết năm học 20112012. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 64 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 9. Quốc hội nước CHXHXNVN: Luật phổ cập GD Tiểu học,NXB Chính trị Quốc gia, HN- 1999. 10. Tạp chí GD số 264, 1 số giải pháp phát triển VHNT Tiểu học VN theo quan điểm hiện đại, 2001. 11. Tạp chí KHGD số 68, 1 số tiêu chí của VHNT Tiểu học VN theo quan điểm hiệu quả, 2001. 12. Tạp chí KHGD số 2, xây dựng VH học đường trong trường học, 7/2009. 13. Tạp chí QLGD, số 14, 1 số giải pháp quản lý và phát triển trường học TT, HS tích cực, 7/2010 14. Phạm Minh Hạc, Giáo dục và nhân cách, đào tạo nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia, HN- 1997 15. Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD-ĐT, về việc phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực. 16. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, biện pháp xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng GD của HT các trường Tiểu học TP Hà Nội, ĐHSPHN, 2001. 17. Lê Thị Ngoãn, Biện pháp xây dựng VHNT tại trường CĐ Công nghiệp Nam Định, ĐH Thái Nguyên. 18. Nguyễn Tùng Lâm, Giáo dục học sinh yếu kém văn hóa và hạnh kiểm bậc PHTH ở trường PHTH dân lập Đinh Tiên Hoàng- 1997 19. Tập đề cương bài giảng: khoa học quản lý, học viện chính trị Quốc gia HCM, 1997 Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 65 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Phụ lục Phiếu trưng cầu ý kiến 1: ( Dành cho CB- GV) Câu 1: Xin quý thầy cô vui lòng cho biết tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Câu 2: Quý thầy cô có biết, tình trạng VHNT ở trường mình hiện nay như thế nào không? Có biết Không biết Biết rất ít Câu 3: Việc tác động nhận thức cho HS để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình có khó khăn không? Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 66 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Rất khó khăn Khó khăn Không khó khăn Câu 4: Xin quý thầy cô cho biết mức độ cần thiết của 9 ND xây dựng VHNT lành mạnh ở trường mình: Mức độ cần thiết Rất cần Cần Không Đặc điểm thiết thiết cần thiết 1. Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ; 2. Mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học. 3. Coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người; 4. Sáng tạo và đổi mới; Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới; 5. Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; 6. Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm 7. Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; 8. Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; Chia sẻ tầm nhìn 9. Nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 67 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục giải quyết những vấn đề của GD. Câu 5: : Xin quý thầy cô cho biết mức độ hiệu quả của 9 ND xây dựng VHNT lành mạnh ở trường mình: Mức độ hiệu quả Đặc điểm Tốt khá Trung bình Yếu 1. Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ; 2. Mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học. 3. Coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người; 4. Sáng tạo và đổi mới; Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới; 5. Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; 6. Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm 7. Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; 8. Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; Chia sẻ tầm nhìn 9. Nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của GD. Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 68 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Câu 6: Xin quý thầy cô cho biết mức độ hiệu quả của việc thực hiện các cuộc vận động sau đây của nhà trường mình: TT Các cuộc vận động Mức độ hiệu quả Rất tốt Tốt Chưa tốt “ Học tập và làm theo tấm gương đạo 1 đức HCM”. “ Hai không” “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo 2 3 đức, tự học và sáng tạo” “ XD trường học thân thiện, học sinh 4 tích cực” “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà 5 giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”. Câu 7: Theo thầy cô, những ai phải tham gia vào công tác xây dựng VHNT? Nhà trường Gia đình Xã hội Cả NT- GĐ- XH Câu 8: Theo thầy cô các thành phần sau đây có vai trò, trách nhiệm như thế nào trong việc tham gia xây dựng VHNT? TT Vai trò, trách nhiệm Mức độ đánh giá Rất quan Quan Không quan trọng 1 2 3 4 trọng trọng Nhà trường Gia đình Xã hội NT- GĐ- XH Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 69 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Câu hỏi phỏng vấn: 1. Thầy cô có cảm giác như thế nào khi đến trường mình? 2. Thầy cô có cảm giác thế nào về các mối quan hệ trong trường mình? 3. Thầy cô có điều gì mong muốn khi làm việc tại trường? 4. Thầy cô cho rằng 1 nhà trường có VNHT lành mạnh thì mang những đặc điểm nào? 5. Theo thầy cô, HT muốn xây dựng VHNT lành mạnh thì phải thực hiện những biện pháp nào? Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 70 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Phiếu trưng cầu ý kiến 2 ( dành cho CBQL) Xin quý thầy cô cho biết ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đưa ra: 1. Mức độ cần thiết: GIẢI PHÁP MỨC ĐỘ CẦN THIẾT STT Rất cần Cần thiết thiết SL Không cần thiết % SL % SL % Tuyên truyền, nâng cao nhận 1 2 thức CB- GV- NV- HS về tầm quan trọng của VHNT và công tác xây dựng VHNT. Thường xuyên tìm hiểu, đánh giá thực trạng VHNT. Lãnh đạo nhà trường xây dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn trong nhà trường, đồng 3 thời quản lý trường học theo nguyên tắc phân cấp và giao quyền tự chủ cho các thành viên 4 trong nhà trường. Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các cuộc vận động : “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 71 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục tạo”; phong trào thi đua “ XD trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gắn với cuộc vân động “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh 5 thanh lịch”. Phối hợp với các lực lượng GD địa phương và gia đình. 2. Tính khả thi: MỨC ĐỘ CẦN THIẾT Rất cần Cần thiết Không cần GIẢI PHÁP thiết SL % STT 1 SL % thiết SL % Tuyên truyền, nâng cao nhận thức CB- GV- NV- HS về tầm quan trọng của VHNT và công 2 tác xây dựng VHNT. Thường xuyên tìm hiểu, đánh giá 3 thực trạng VHNT. Lãnh đạo nhà trường xây dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn trong nhà trường, đồng thời quản lý trường học theo nguyên tắc phân cấp và giao quyền tự chủ cho các thành viên 4 trong nhà trường. Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các cuộc vận động : Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 72 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “ XD trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gắn với cuộc vân động “ Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh 5 thanh lịch”. Phối hợp với các lực lượng GD địa phương và gia đình. Xin quý thầy cô cho biết 1 số thông tin( nếu có thể): Họ và tên: ..................................................................................................................................................................................... Chức vụ: .................................................................................................................................................................. Đơn vị công tác: .................................................................................................................................................................. Chân thành cảm ơn sự cộng tác của các thầy cô! Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 73 Lớp: QLGD- K2B [...]... trong nhà trường 1.5 Trường Tiểu học và VH nhà trường Tiểu học Tại Điều 2, Chương I, Điều lệ trường Tiểu học qui định về vị trí của trường TH: Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng” Tại Điều 4, Chương I, Điều lệ trường Tiểu học qui định về trường tiểu học, lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường. .. - - - - - - - 0 - 0 ( Nguồn phòng GD- ĐT huyện Thanh Trì- HN) 2.2 Thực trạng công tác xây dựng VHNT ở các trường Tiểu học huyện Thanh Trì- HN 2.2.1 Nhận thức của CB- GV của các trường tiểu học về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT Khảo sát 200 CB- GV của 4 trường Tiểu học Tả Thanh Oai, Yên Sở, Tứ Hiệp, thị trấn A Văn Điển, cho thấy: STT Vai trò của VHNT đối với chất lượng GD SL 1 Rất quan trọng... trạng và đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT lành mạnh nhằm đạt các mục tiêu GD đề ra CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH TRÌ - HÀ NỘI 2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu Sinh viên: Nguyễn Thị Nga 27 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT- XH- VH huyện Thanh Trì Thực hiện nghị... em học theo Mặt khác: các mối quan hệ trong nhà trường tiểu học được xây dựng gần với các mối quan hệ trong gia đình để tạo cho các HS có cảm giác thân thiện, yêu thương, tự tin Có thể hiểu các nhóm tiêu chí đánh giá VHNT tiểu học theo hệ thống các tiêu chí sau: + Nhóm tiêu chí về văn hóa QL - Tiêu chí 1: Lãnh đạo nhà trường biết QL chuyên môn và học thuật trong nhà trường một cách hiệu quả Sinh viên:... thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước 2 Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt, gồm : a) Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học; b) Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú; c) Lớp tiểu học trong trường dành cho trẻ em tàn tật, khuyết tật; d) Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng;... trung tâm học tập cộng đồng và trường, lớp tiểu học thực hành trong trường sư phạm 3 Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, gồm : lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật.” + Mục tiêu của GD tiểu học: Theo điểu 2, 3 luật phổ cập GD tiểu học thì mục tiêu của GD tiểu học là: Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng... dụng và bảo vệ môi trường sống - Vì những lý do đó nên chúng ta có thể khẳng định GD tiểu học giữ vị trí là bậc học nề tảng của Hệ thống GDQD + Một số nét đặc trưng của VHNT Tiểu học Do những đặc trưng riêng của trường Tiểu học về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhà trường, nội dung chương trình, đối tượng người học … VHNT Tiểu học có những đặc trưng riêng biệt so với VHNT ở các bậc học khác Cụ thể đó... Nga 20 Lớp: QLGD- K2B Khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Quản lý giáo dục sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học: “1 Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình : công lập và tư thục a) Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; b) Trường tiểu học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ... thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử… được xem là tốt đẹp được mỗi người trong nhà trường chấp nhận và làm theo VHNT là một nội dung quan trọng trong QL và LĐ nhà trường Một văn hóa nhà trường tích cực sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng GD, một nhà trường có VHNT tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến kết kết quả GD trong nhà trường Do đó, HT cần phải quan tâm đến VHNT, xây dựng. .. trong trường Tiểu học , mối quan hê giữa GV- GV, GV- HS, HS- HS cần được xây dựng trên những chuẩn mực và tuyệt đối tuân theo những chuẩn mực đó HS tiểu học thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động từ bên ngoài, từ những điều các em nhìn thấy, được nghe, được xem, được chứng kiến Vì vậy, các mối quan hệ trong môi trường nhà trường cần được xây dựng để trở thành một khuôn mẫu cho các em học theo ... công tác xây dựng văn hóa nhà trường trường Tiểu học huyện Thanh Trì – HN Chương 3: Biện pháp xây dựng VHNT trường Tiểu học huyện Thanh Trì – HN II NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA... tác xây dựng VHNT trường Tiểu học huyện Thanh Tr - HN 2.2.1 Nhận thức CB- GV trường tiểu học tầm quan trọng công tác xây dựng VHNT Khảo sát 200 CB- GV trường Tiểu học Tả Thanh Oai, Yên Sở, Tứ... Trì - HN Nghiên cứu đề xuất biện pháp xây dựng VHNT trường Tiểu học huyện Thanh Trì - HN Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp nhằm xây dựng VHNT lành mạnh Hiệu trưởng

Ngày đăng: 02/10/2015, 15:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ GD& ĐT (2007), Điều lệ trường Tiểu học, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/08/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường Tiểu học
Tác giả: Bộ GD& ĐT
Năm: 2007
4. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh- Lê Thị Mai Phương, Khoa học quản lý, Học viện Quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý
9. Quốc hội nước CHXHXNVN: Luật phổ cập GD Tiểu học,NXB Chính trị Quốc gia, HN- 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật phổ cập GD Tiểu học
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
10. Tạp chí GD số 264, 1 số giải pháp phát triển VHNT Tiểu học VN theo quan điểm hiện đại, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1 số giải pháp phát triển VHNT Tiểu học VN theo quan điểm hiện đại
11. Tạp chí KHGD số 68, 1 số tiêu chí của VHNT Tiểu học VN theo quan điểm hiệu quả, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1 số tiêu chí của VHNT Tiểu học VN theo quan điểm hiệu quả
12. Tạp chí KHGD số 2, xây dựng VH học đường trong trường học, 7/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: xây dựng VH học đường trong trường học
13. Tạp chí QLGD, số 14, 1 số giải pháp quản lý và phát triển trường học TT, HS tích cực, 7/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1 số giải pháp quản lý và phát triển trường học TT, HS tích cực
14. Phạm Minh Hạc, Giáo dục và nhân cách, đào tạo nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia, HN- 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và nhân cách, đào tạo nhân lực
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
16. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, biện pháp xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng GD của HT các trường Tiểu học TP Hà Nội, ĐHSPHN, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: biện pháp xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng GD của HT các trường Tiểu học TP Hà Nội
17. Lê Thị Ngoãn, Biện pháp xây dựng VHNT tại trường CĐ Công nghiệp Nam Định, ĐH Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp xây dựng VHNT tại trường CĐ Công nghiệp Nam Định
18. Nguyễn Tùng Lâm, Giáo dục học sinh yếu kém văn hóa và hạnh kiểm bậc PHTH ở trường PHTH dân lập Đinh Tiên Hoàng- 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: iáo dục học sinh yếu kém văn hóa và hạnh kiểm
19. Tập đề cương bài giảng: khoa học quản lý, học viện chính trị Quốc gia HCM, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: khoa học quản lý
5. Bộ Chính trị tại thông báo số 242/TB-TW ngày 15/4/2009 về phương hướng phát triển GD đến năm 2020 Khác
6. Tập bài giảng chuyên đề 3 thuộc chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường PT theo chương trình liên kết Việt Nam- Singapore Khác
7. Lê Thị Tuyết Hạnh, đổi mới nội dung dạy cơ sở VH VN cho SV học viện QLGD- 2008 Khác
8. Phòng GD- ĐT huyện Thanh Trì- HN, Báo cáo tổng kết năm học 2011- 2012 Khác
15. Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD-ĐT, về việc phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w