1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel

88 2,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 674,5 KB

Nội dung

Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Trong tình hình đó, để hòa nhập và phát triển thành công buộc các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải tìm cho mình con đường và cách thức hội nhập đúng đắn. Để làm được điều này, việc quan trọng là cần nắm bắt được những yếu tố cơ bản trong hội nhập, để bắt kịp và phát triển theo xu thế chung của thời đại. Không chỉ là vấn đề về thể chế chính trị, kinh tế hay sự thay đổi của khoa học kỹ thuật mà còn là vấn đề nhận thức, quan điểm, phong cách,…tựu trung lại là vấn đề văn hóa và sự phát triển trong ý thức hệ của toàn xã hội.Xu thế phát triển chung hiện nay của nền kinh tế thế giới là đang tiến dần đến tầm cao của nền kinh tế tri thức, ở nơi đó VH được coi trọng hơn bao giờ hết. Xu thế mới tạo ra một sân chơi mới, với những luật lệ mới và những thành viên có thể đáp ứng được luật chơi. Đó là những doanh nghiệp đã xây dựng văn hóa đủ mạnh để tự tin hòa nhập và phát triển bền vững.Một chân lý được giới kinh doanh thừa nhận là, doanh nghiệp sẽ không thể có sự nghiệp lâu dài,bền vững nếu không xây dựng được cho mình một môi trường văn hóa đặc thù. VHDN là tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh sắc bén của DN. Một nền VH tích cực sẽ giúp thu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các thành viên trong DN, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào về DN, tạo sự ổn định và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh,…Tóm lại, VHDN là chìa khóa cho sự phát triển bền vững cho DN. Chính vì vậy, việc xây dựng VHDN là đòi hỏi cấp bách hiện nay và là điều đầu tiên mà DN cần lưu tâm tới. Xây dựng và phát triển VHDN đang trở thành một xu hướng trên thế giới và được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều DN và tập đoàn kinh tế hiện nay.

Trang 1

MỤC LỤC

Ơ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 4

1.1.1 Khái niệm văn hóa 4

1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 5

1.1.3 Vai trò của Văn hoá Doanh nghiệp 7

1.2 Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp 10

1.2.1 Cấp độ 1 - Những giá trị trực quan 10

1.2.2 Cấp độ 2 - Những giá trị được tuyên bố 13

1.2.3 Cấp thứ 3 – Các giá trị ngầm định 14

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến xây dưng Văn hóa Doanh nghiệp 16

1.3.1 Nhóm các yếu tố chủ quan 16

1.3.2 Nhóm các yếu tố khách quan 20

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI HỘI SỞ CHÍNH TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 28

2.1 Giới thiệu về tập đoàn viễn thông quân đội viettel 28

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển tập đoàn 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của tập đoàn 33

2.1.3 Quan điểm phát triển và phương châm hành động của tập đoàn: 37 2.2 Quan điểm của lãnh đạo tập đoàn 44

2.3 Nhận thức về xây dựng văn hóa doanh nghiệp của cán bộ công nhân viên trong tập đoàn 45 2.4 Thực trạng việc xây dựng văn hóa tại tập đoàn viễn thông quân đội

Trang 2

2.3.1 Các giá trị hữu hình 48

2.3.2 Các giá trị ngầm định 52

2.3.3 Các giá trị tuyên bố 58

2.5 Đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN 69

3.1 Kinh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công của một số tập đoàn 69

3.1.1 Thành công về VHDN của Honda 69

3.1.2 Thành công về Văn hóa Doanh nghiệp của FPT 70

3.1.3 Văn hoá doanh nghiệp tại Nhật 71

3.1.4 Thực trạng Văn hoá Doanh nghiệp ở Việt Nam 73

3.2 Giải pháp với tập đoàn 74

3.2.1 Nâng cao nhận thức về Văn hóa Doanh nghiệp cho cán bộ, nhân viên 74

3.2.2 Xây dựng các chuẩn mực cho từng vị trí 74

3.2.3 Về phía ban lãnh đạo 75

3.2.4 Cơ cấu lại một số chính sách nhân sự của tập đoàn 76

3.2.5 Định hướng tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới 77

3.3 Kiến nghị với Nhà nước 77

3.3.1 Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế thị trường tạo môi trường tốt nhất cho các DN phát triển kinh doanh và xây dựng VHDN 77

3.3.2 Nâng cao nhận thức và tập trung sức mạnh tập thể của toàn giới DN và cộng đồng xã hội trong xây dựng VHDN 77

3.3.3 Cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn và đào tạo cho DN kiến thức, kỹ năng về xây dựng VHDN 78

KẾT LUẬN 79

Trang 3

DANH MỤC THAM KHẢO 81

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.Trong tình hình đó, để hòa nhập và phát triển thành công buộc các quốc gianói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải tìm cho mình con đường vàcách thức hội nhập đúng đắn Để làm được điều này, việc quan trọng là cầnnắm bắt được những yếu tố cơ bản trong hội nhập, để bắt kịp và phát triểntheo xu thế chung của thời đại Không chỉ là vấn đề về thể chế chính trị, kinh

tế hay sự thay đổi của khoa học kỹ thuật mà còn là vấn đề nhận thức, quanđiểm, phong cách,…tựu trung lại là vấn đề văn hóa và sự phát triển trong ýthức hệ của toàn xã hội

Xu thế phát triển chung hiện nay của nền kinh tế thế giới là đang tiếndần đến tầm cao của nền kinh tế tri thức, ở nơi đó VH được coi trọng hơn baogiờ hết Xu thế mới tạo ra một sân chơi mới, với những luật lệ mới và nhữngthành viên có thể đáp ứng được luật chơi Đó là những doanh nghiệp đã xâydựng văn hóa đủ mạnh để tự tin hòa nhập và phát triển bền vững

Một chân lý được giới kinh doanh thừa nhận là, doanh nghiệp sẽ khôngthể có sự nghiệp lâu dài,bền vững nếu không xây dựng được cho mình mộtmôi trường văn hóa đặc thù VHDN là tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranhsắc bén của DN Một nền VH tích cực sẽ giúp thu hút và gìn giữ nhân tài, gắnkết các thành viên trong DN, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào về DN, tạo sự ổnđịnh và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh,…Tóm lại, VHDN là chìa khóa cho

sự phát triển bền vững cho DN Chính vì vậy, việc xây dựng VHDN là đòi hỏicấp bách hiện nay và là điều đầu tiên mà DN cần lưu tâm tới Xây dựng vàphát triển VHDN đang trở thành một xu hướng trên thế giới và được nâng lêntầm chiến lược trong nhiều DN và tập đoàn kinh tế hiện nay

Trang 5

Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm VHDN còn khá mới mẻ Thực tế chothấy, hầu hết các DN ở nước ta còn chưa có sự nhận thức đúng đắn vềVHDN, chưa thấy được tầm quan trọng và sức mạnh của VHDN Việt Namđang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới Trong dòng chảy sôi độngcủa nền kinh tế thị trường, để tồn tại buộc các DN phải chọn cho mình conđường phát triển phù hợp Xác định VHDN là một nhân tố quan trọng trong

sự phát triển bền vững của DN, vấn đề đặt ra cho các DN là phải xây dựngcho mình một nền VHDN lành mạnh, tạo được lợi thế cạnh tranh cho DN trênbước đường phát triển của mình

Với những lập luận đó, em quyết định chọn đề tài “Xây dựng Văn hóa

Doanh nghiệp tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel” làm khóa luận tốt

nghiệp cho mình với hi vọng hiểu biết thêm về VHDN và tầm quan trọng củaVHDN đối với sự phát triển của DN Ngoài phần mở đầu và kết luận khóaluận, khóa luận tốt nghiệp được chia thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về Văn hóa Doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng xây dựng Văn hóa Doanh Nghiệp của tập đoànviễn thông quân đội viettel

Chương 3: Một số giải pháp nhằm xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tạitập đoàn viễn thông quân đội viettel

2 Đối tượng nghiên cứu :

Xây dựng VHDN tại hội sở chính của tập đoàn viễn thông quân đội viettel

3 Khách thể nghiên cứu của đề tài:

Hội sở chính tập đoàn viễn thông quân đội viettel số 1, Giang Văn Minh,

Ba Đình, Hà Nội

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Địa bàn: hội sở chính của tập đoàn viễn thông quân đội viettel số 1,Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội

Trang 6

Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng Văn hóa Doanhnghiệp tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel

5 Mục đích của đề tài nghiên cứu:

 Thực trạng xây dựng VHDN tại hội sở chính tập đoàn viễn thôngquân đội viettel

 Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc xây dựng vàphát triển VHDN tại tập đoàn

6 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

- Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp nóichung và tại hội sở chính tập đoàn viễn thông quân đội viettel nói riêng

- Nghiên cứu thực trạng về vấn đề xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tạitập đoàn viễn thông quân đội viettel

- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tại hội

sở chính tập đoàn viễn thông quân đội viettel

7 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Trong từ điển “ văn hóa được” định nghĩa là “hành vi của những nănglực đạo đức và tư duy phát triển, đặc biệt thông qua giáo dục” Tác giả NgôQuang Thuật khẳng định: “Văn hóa là những nguyên tắc về đạo đức, xã hội

và hành vi ứng xử của một tổ chức dựa trên những tín ngưỡng, tư tưởng và sự

ưu tiên của những thành viên tổ chức ấy” [8.tr5]

Văn hóa được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau Ở mức chung nhất, cóthể phân biệt hai cách hiểu: văn hóa theo nghĩa hẹp và văn hóa theo nghĩa rộng.Xét về phạm vi thì văn hóa theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất vớivăn hóa tinh hoa, văn hóa tinh hoa là một kiểu văn hóa chứa những giá trị đápứng các nhu cầu bậc cao của con người Theo nghĩa này, văn hóa thườngđược đồng nhất với các loại hình nghệ thuật, văn chương

Xét về hoạt động thì văn hóa theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất vớivăn hóa ứng xử Theo hướng này, văn hóa thường được hiểu là cách sống,cách nghĩ và cách đối xử với những người xung quanh

Năm 1871 theo E.B Tylor văn hóa là “một phức hợp bao gồm tri thức,tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng vàthói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”.[8.tr6]

TS Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, thì xem văn hóa baogồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác từ những sảnphẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống

và lao động”.(8.tr6)

Trang 8

Theo tác giả Phan ngọc, ông đưa ra định nghĩa: “ văn hóa là mối quan

hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cáithế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóatheo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏmối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thànhmột kiểu lựa chọn riêng cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn củacác cá nhân hay tộc người khác.” [6 tr17]

Như vây có thể định nghĩa: “ Văn hóa là một hệ thống của các giá trị docon người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mốiquan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội.”[8.tr6]

Là một hệ thống ý nghĩa, văn hóa bao gồm những biểu tượng, nhữngniềm tin và những giá trị nền tảng để dựa theo đó, các thành viên trong cộngđồng, về phương diện nhận thức, có thể diễn tả, đánh giá các hoạt động, sựkiện khác nhau, có thể phân biệt được cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu,cái đạo đức và cái vô luân, cái có thể chấp nhận được và cái không thể chấpnhận được Về phương diện thẩm mỹ, phân biệt được cái đẹp và cái xấu, cáihay và cái dở, cái đáng yêu và cái đáng ghét, vv…Hệ thống ý nghĩa ấy đóngvai trò chủ đạo trong việc hình thành phát triển cộng đồng Điều này làm chotính tập thể trở thành một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Vănhóa là những gì người ta có thể nhân được bằng sự giáo dục và có thể lưutruyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Nhưng nhấn mạnh đến vai trò của giáodục cũng là nhấn mạnh đến hai tính chất: một, tính chất thế quyền thể hiệnqua vai trò của nhà nước, yếu tố quyết định chính sách, chương trình, và do

đó, diện mạo của giáo dục; hai, tính chất tín ngưỡng do được giáo dục tug lúcvừa mới lọt lòng, người ta dễ ngỡ các qui ước văn hóa là những điều linhthiêng, cần phải được chấp nhận một cách vô điều kiện

1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Trang 9

Xã hội có nền văn hóa chung, doanh nghiệp cũng cần xâydựng chomình một nền văn hóa riêng phù hợp với nền văn hóa xã hội Như EdgarSchein, một nhà quản trị nổi tiếng người mỹ đã nói: “VHDN (coporateculture) gắn với văn hóa xã hội, là một bước tiến hóa của văn hóa xã hội, làtầng sâu của văn hóa xã hội VHDN đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệuquả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ giữa người với người Nói rộng ra,nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền VHDN có trình độcao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đạihiện nay” [4.tr17]

Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty nhậtbản, các công ty Mỹ bắt đầu chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thànhcông đó Cụm từ “corporate culture”( Văn hóa Doanh nghiệp, còn gọi là vănhóa xí nghiệp, văn hóa công ty) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổchức và các nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu dẫnđến sự thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới

Đầu thế kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về nhữngnhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn hóa đối với sự pháttriển của một doanh nghiệp

Theo tác giả Georges, chuyên gia người pháp về doanh nghiệp vừa vànhỏ, đã khẳng định “ VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyềnthoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thànhnền móng sâu xa của doanh nghiệp” [4.tr18]

Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế: “ VHDN là sự trộn lẫnđặc biệt các giá trị, tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và

lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” [4.tr18]Tuy nhiên định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là địnhnghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schien: “VHDN là tổng

Trang 10

hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trongquá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề môi trường xungquanh” [4.tr19]

Các khái niệm trên đều đề cập đến những nhân tố tinh thần của VHDNnhư: Các quan niệm chung, các giá trị, các huyền thoại, nghi thức, …củadoanh nghiệp nhưng chưa đề cập đến nhân tố vật chất_ nhân tố quan trọngcủa VHDN

Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thốngnghiên cứu logic về văn hóa và văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệpđược định nghĩa như sau:

“ Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tinchủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trongdoanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cáchthức hành động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bảnsắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”.[4.tr19]

Như vậy với quan điểm trên, VHDN bao hàm các đặc trưng chủ yếu sau:

- VHDN là một hệ thống của các giá trị do sáng tạo và tích lũy qua quátrình hoạt động kinh doanh, trong mỗi quan hệ với môi trường xã hội và tựnhiên của mình:

- VHDN là tổng thể các truyền thống, cấu trúc và bí quyết kinh doanhxác lập quy tắc ứng xử của một doanh nghiệp;

- VHDN là toàn bộ phương thức kinh doanh, quản lý điều hành kinh doanh,phong cách ứng xử trong quan hệ với đối tác và trong nội bộ doanh nghiệp;

- VHDN là những qui tắc ứng xử bất thành văn, là lực lượng vô hình trởthành quy định của pháp luật, nhưng được các chủ thể tham gia thị trường vàchấp nhận

1.1.3 Vai trò của Văn hoá Doanh nghiệp

Trang 11

a Văn hóa Doanh nghiệp tạo nên phong cách của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Văn hóa Doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận và yếu tố hợp thành: Triết lýkinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen cách họp hành, đào tạo, giáo dục,thậm chí cả truyền thuyết, huyền thoại về người sáng lập doanh nghiệp…Tất

cả những yếu tố đó tạo ra phong cách của doanh nghiệp và phân biệt doanhnghiệp đó với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác Phong cách mỗidoanh nghiệp như “ không khí và nước”, có ảnh hưởng lớn đến hoạt độnghàng ngày của doanh nghiệp

VHDN là tài sản tinh thần của doanh nghiệp tạo nên bản sắc ( phongthái, sắc thái, nền nếp, tập tục) của doanh nghiệp VHDN, tạo ra khả năngphát triển bền vững của doanh nghiệp

Bản sắc văn hóa không chỉ là “tấm căn cước” để nhận diện doanhnghiệp mà còn là phương thức sinh hoạt và hoạt động chung của doanhnghiệp Đó là bầu không khí, tâm lý tình cảm của mỗi thành viên, sự giao lưu,mối quan hệ và ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác phối hợp trong thực hiệncông việc Đó là những nhân tố tạo nên phong cách riêng cho doanh nghiệp

b Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm cho toàn doanh nghiệp

Một nền văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố lòngtrung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp Nhân viên chỉ trung thànhvới gắn bó lâu dài khi họ thấy hứng thú làm việc trong môi trường doanhnghiệp, cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và cókhả năng tự khẳng định mình để thăng tiến Một doanh nghiệp xây dựng tốtVHDN sẽ giúp các thành viên nhận thức rõ về vai trò của bản thân trong tổchức, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung

c Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế.

Những doanh nghiệp mà môi trường văn hóa mạnh sẽ giúp mọi thành

Trang 12

viên có sự tự lập cao, nghĩa là các nhân viên được khuyến khích để tách biệt

và đưa ra sáng kiến Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng độngsáng tạo của các thành viên, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và phát triểncủa công ty Mặt khác, những thành công của nhân viên trong công việc sẽtạo động lực gắn bó họ với công ty lâu dài tích cực hơn

d Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lưc tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnhnhư: chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt( trước phản ứng của thịtrường), thời gian giao hàng…Để có được những lợi thế này doanh nghiệpphải có nguồn lực như nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vậtliệu đóng vai trò lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng.Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hóa cácnguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra, vì vậy có ý nghĩa quan trọng trongviệc quyết định tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thờigian giao hàng…

Tính hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố VHDN

Nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược chobản thân doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thànhcông chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp Môi trường văn hóa củadoanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động

cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu

tố khác Môi trường văn hóa càng trở nên quan trọng hơn trong các doanhnghiệp liên doanh, bởi vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hóa các dân tộc, cácnước khác nhau

e Văn hóa doanh nghiệp tạo thống nhất_ kết dinh ổn định trong doanh nghiệp

Trang 13

VHDN giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việcmình làm VHDN tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các công nhân viên và mộtmôi trường làm việc thoải mái, lành mạnh Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúpnhân viên cảm giác hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp.

VHDN giúp giảm thiểu xung đột trong doanh nghiệp VHDN là keo gắnkết các thành viên của doanh nghiệp Nó giúp các thành viên thống nhất vềcách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động Khi ta phảiđối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọingười hòa nhập và thống nhất

1.2 Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Theo Edgar H Schien, VHDN có thể chia thành ba cấp độ khác nhau.Mỗi cấp độ có những đặc điểm, hình thức khác nhau nhưng đều là thể hiệnđược bản chất văn hóa của tổ chức và lan truyền văn hóa ấy tới các thành viêntrong tổ chức Đó là cách tiếp cận độc đáo đi từ hiện tượng đến bản chất củamột nền văn hóa, giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộphận cấu thành nên nền văn hóa đó

1.2.1 Cấp độ 1 - Những giá trị trực quan

Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn,nghe, cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóa xa lạ như:

- Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm

- Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp

- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp

- Lễ nghi và lễ hội hàng năm

- Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo cảu doanh nghiệp

- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành viứng xử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp

- Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức

Trang 14

- Hình thức mẫu mã sản phẩm

- Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp

Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiênnhất là với những yếu tố vật chất như: kiến trúc, bài trí, đồng phục…Cấp độ vănhóa này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinhdoanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo…tuy nhiên, cấp độ văn hóanày dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong VHDN

a Kiến trúc của doanh nghiệp

Được coi là bộ mặt của DN, kiến trúc luôn được các DN quan tâm, xâydựng Kiến trúc bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác… vềsức mạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ DN nào Diện mạothể hiện ở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của DN Kiến trúc thểhiện ở sự thiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc chủđạo,…Tất cả những sự thể hiện đó đều có thể làm nên đặc trưng cho DN.Thực tế cho thấy, cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng đến tâm lý trong quátrình làm việc của người lao động

b Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa

Đây là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹlưỡng Lễ nghi theo từ điển tiếng Việt là toàn thể những cách làm thôngthường theo phong tục, áp dụng khi tiến hành một cuộc lễ Theo đó, lễ nghi lànhững nghi thức đã trở thành thói quen, được mặc định sẽ được thực hiện khitiến hành một hoạt động nào đó, nó thể hiện trong đời sống hàng ngày chứkhông chỉ trong những dịp đặc biệt Lễ nghi tạo nên đặc trưng về văn hóa, vớimỗi nền VH khác nhau các lễ nghi cũng có hình thức khác nhau Một ví dụ cụthể về lễ nghi trong phục vụ bàn: có sự khác nhau cơ bản giữa Việt Nam vàcác nước châu Âu Do bữa ăn của người Việt mang tính cộng đồng cao, tất cảmọi người đều ăn chung một món ăn, nên ở Việt Nam khi phục vụ thức ăn

Trang 15

thường có bát, nồi to đặt ở giữa bàn, mỗi thực khách có một bộ bát, đĩa, thìa,đũa để lấy thức ăn từ bát lớn và nồi Ngược lại, ở phương Tây phục vụ bànđem từng suất ăn ra phục vụ cho từng khách hàng, cùng một món mà đặt baonhiêu suất thì sẽ mang ra bấy nhiêu bát, đĩa.

Lễ kỷ niệm là hoạt động được tổ chức nhằm nhắc nhở mọi ngườitrong DN ghi nhớ những giá trị của DN và là dịp tôn vinh DN, tăng cường

sự tự hào của mọi người về DN Đây là hoạt động quan trọng được tổ chứcsống động nhất

Các sinh hoạt văn hóa như các chương trình ca nhạc, thể thao, các cuộcthi trong các dịp đặc biệt,…là hoạt động không thể thiếu trong đời sống vănhóa Các hoạt động này được tổ chức tạo cơ hội cho các thành viên nâng caosức khoẻ, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tăng cường sự giao lưu,chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên

c Ngôn ngữ, khẩu hiệu

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cáchứng xử, giao tiếp giữa các thành viên trong DN quyết định Những ngườisống và làm việc trong cùng một môi trường có xu hướng dùng chung mộtthứ ngôn ngữ Các thành viên trong DN để làm việc được với nhau cần có sựhiểu biết lẫn nhau thông qua việc sử dụng chung một ngôn ngữ, tiếng “lóng”đặc trưng của DN Những từ như "dịch vụ hoàn hảo", "khách hàng là thượngđế", được hiểu rất khác nhau tùy theo VH của từng DN

Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễnhớ thể hiện một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty

d Biểu tượng, bài hát truyền thống, đồng phục

Biểu tượng là biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có tácdụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị Các côngtrình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc

Trang 16

trưng của biểu tượng Một biểu tượng khác là logo Logo là một tác phẩmsáng tạo thể hiện hình tượng về một tổ chức bằng ngôn ngữ nghệ thuật.Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các DN rấtquan tâm chú trọng Logo được in trên các biểu tượng khác của DN nhưbảng nội quy, bảng tên công ty, đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm,các tài liệu được lưu hành,…

Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị văn hóa tạo ra nét đặctrưng cho DN và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên Đây cũng lànhững biểu tượng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về công ty mình

Ngoài ra, các giai thoại, truyện kể, các ấn phẩm điển hình,…là nhữngbiểu tượng giúp mọi người thấy rõ hơn về những giá trị VH của tổ chức

1.2.2 Cấp độ 2 - Những giá trị được tuyên bố

Bao gồm các chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứmệnh được công bố công khai để mọi thành viên của DN nỗ lực thực hiện.Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên Những giá trị này cũng

có tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt một cách rõ rang, chính xác

a Tầm nhìn

Tầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà DN mong muốn đạt tới Tầmnhìn cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thốngnhất Tầm nhìn cho thấy bức tranh toàn cảnh về DN trong tương lai với giớihạn về thời gian tương đổi dài và có tác dụng hướng mọi thành viên trong DNchung sức, nỗ lực đạt được trạng thái đó

b Sứ mệnh

Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tổ chức tồn tại, mục đích của tổ chức là gì?Tại sao làm vậy? Làm như thế nào? Để phục vụ ai? Sứ mệnh và các giá trị cơbản nêu lên vai trò, trách nhiệm mà tự thân DN đặt ra Sứ mệnh và các giá trị

cơ bản cũng giúp cho việc xác định con đường, cách thức và các giai đoạn để

Trang 17

đi tới tầm nhìn mà DN đã xác định.

c Mục tiêu

Một doanh nghiệp bắt đầu hình thành vào một thời điểm nào đó với một

số nguồn tài nguyên và mong muốn sử dụng những nguồn tài nguyên này đểđạt được một điều gì đó Điều mà doanh nghiệp muốn đạt được tức là mụctiêu của doanh nghiệp vốn được mô tả như là một đích đến mong muốn vàthường là dưới dạng một mức lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận làm hài lòng cổđông cũng như chủ đầu tư Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc

sử dụng nguồn tài nguyên của doanh nghiệp Và cách làm như thế nào để đạtđược những mục tiêu này thì đó chính là chiến lược của công ty Điều này cónghĩa là những mong muốn được đề cập như là tăng thị phần, tạo ra một hìnhảnh mới, đạt được x% tăng trưởng về doanh số v.v thực tế là chiến lược ởcấp công ty Trên thực tế, các công ty có xu hướng điều hành thông qua các

bộ phận chức năng, cho nên điều gọi là chiến lược ở cấp công ty trở thànhmục tiêu trong phạm vi bộ phận chức năng

d Chiến lược

Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, DN luôn chịu các tácđộng cả khách quan và chủ quan Những tác động này có thể tạo điều kiệnthuận lợi hay thách thức cho DN Mỗi tổ chức cần xây dựng những kế hoạchchiến lược để xác định “lộ trình” và chương trình hành động ,tận dụng đượccác cơ hội, vượt qua các thách thức để đi tới tương lai, hoàn thành mục tiêu,

sứ mệnh của DN Mối quan hệ giữa chiến lược và VHDN có thể được giảithích như sau: Khi xây dựng chiến lược cần thu thập thông tin về môi trường.Các thông tin thu thập được lại được diễn đạt và xử lý theo cách thức, ngônngữ thịnh hành trong DN nên chúng chịu ảnh hưởng của VHDN VH cũng làcông cụ thống nhất mọi người về nhận thức, cách thức hành động trong quátrình triển khai các chương trình hành động

Trang 18

Ví dụ, cùng một vấn đề: Vai trò của người phụ nữ trong xã hội Văn hóa

Á Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng có quan niệm truyền thống:nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ nữ là chăm sóc gia đình còn côngviệc ngoài xã hội là thứ yếu Trong khi đó văn hóa Phương Tây lại quan niệm:Người phụ nữ có quyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc khắtkhe và lễ giáo truyền thống

Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa( ở bất

kỳ cấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lýnhiều tình huống thực tiễn Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quanniệm chung sẽ rất khó bị thay đổi Không phải vô lý mà hàng chục năm nay,bình đẳng nam – nữ vẫn đang là một mục tiêu mà nhiều quốc gia, không chỉ ởchâu Á hướng tới Quan niệm “ trọng nam khinh nữ” vốn đã trở thành quanniệm chung của nhiều nền văn hóa, nhiều cấp độ văn hóa Xã hội ngày càngvăn minh, con người có trình độ học vấn ngày càng cao và hầu như ai cũngđược nghe và có thể nói về bình quyền, nhưng khi sinh con, nhiều ông bố và

bà mẹ vấn “mong con trai hơn”, khi xét thăng chức cho nhân viên, giữa haingười một nam, một nữ thì ông chủ vẫn thích chọn nam hơn vì “vấn đề sứckhỏe, thời gian cho công việc…” Những hiện tượng này chính là xuất phát từ

Trang 19

quan niệm ẩn, đã tồn tại bao đời nay và không thể thay đổi nhanh chóng ( dùtrong khoảng thời gian hàng chục năm).

Một khi trong tổ chức đã hình thành được quan niệm chung, tức là cácthành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo đúng quan niệm chung đó, họ

sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại Ví dụ, cùng một vấn đề trảlương cho người lao động, các công ty Mỹ và nhiều nước Châu Âu có chungquan niệm trả theo năng lực Chính vì vậy một người lao động trẻ mới vàonghề có thể nhận mức lương rất cao, nếu họ thực sự có tài Trong khi đó,nhiều doanh nghiệp Châu Á trong đó có Việt Nam, lại chia sẻ chung quanniệm: Trả theo thâm niên, người lao động thường được đánh giá và trả lươngtăng dần theo thâm niên, người lao động thường được đánh giá và trả lươngtăng dần theo thâm niên cống hiến cho một doanh nghiệp Một người laođộng trẻ rất khó có thể nhận được mức lương cao ngay từ đầu

Bản chất của nền văn hóa nằm ở những quan niệm của chúng Nếu nhậnbiết văn hóa của một doanh nghiệp ở cấp độ một và hai, chúng ta có thể hiểuđược nền văn hóa đó ở bề nổi của nó, tức là khả năng suy đoán mọi thànhviên của doanh nghiệp sẽ “ nói gì” trong một tình huống nào đó Chỉ khi nàonắm được lớp văn hóa thứ ba, chúng ta mới có khả năng dự đoán họ “làm gì”khi vận dụng những giá trị này vào thực tiễn ( những điều được công bố haybộc lộ công khai chưa chắc đã phản ánh đúng thực chất vấn đề)

Ví dụ, các cơ quan Việt Nam luôn đưa ra những câu khẩu hiệu hô hàotiết kiệm, thậm chí đưa vào quy định trong nội quy, điều lệ doanh nghiệp ( giátrị được công bố) Tuy nhiên, do quan niệm coi tài sản chung không thuộctrách nhiệm cá nhân nên tại các doanh nghiệp này, nhân viên thường tranh thủ

sử dụng điện thoại cơ quan vào những mục đích cá nhân, như “buôn dưa lê”điện thoại, kể cả đường dài và di động Nhiều nơi các thủ trưởng hoặc cán bộlâu năm, thường có trình độ vi tính rất thấp, thậm chí không biết cách sử dụng

Trang 20

nhưng vẫn xin được trang bị máy tính ( nhiều loại rất hiện đại ) chỉ với mụcđích trưng bày mà không hề dung tới, chỉ để dùng vào việc giải trí.

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến xây dưng Văn hóa Doanh nghiệp

1.3.1 Nhóm các yếu tố chủ quan

a Phong cách lãnh đạo

VHDN hình thành cùng với sự ra đời của tổ chức vì thế những ngườisáng lập ra tổ chức cũng là những người đặt những nền móng đầu tiên cho

VH của tổ chức Các quan điểm, tập quán, cách thức giải quyết công việc của

DN thường được duy trì qua các thế hệ, và bị ảnh hưởng bởi các quan điểmcủa nguời lãnh đạo cao nhất Chúng ta có thể xem xét sự thành công và pháttriển của DN nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo đó là:

Định hướng tổ chức bằng tầm nhìn và những mục tiêu cụ thể

Dẫn dắt tổ chức vượt qua những khó khăn thách thức

Trao cho cấp dưới chức năng, nhiệm vụ rõ ràng dưới hình thức nhữngđầu việc có tính mục tiêu

Tạo môi trường làm việc tin cậy và hợp tác

Đánh giá đúng mọi quá trình và quản lý sự thay đổi trong nội bộ theohướng thích nghi tích cực, với thế tiên phong

Như vậy, VH của người lãnh đạo là văn hóa của một cá nhân đặc biệtbởi đó là người có ảnh hưởng lớn trong DN Người lãnh đạo có xu hướng dẫndắt DN của mình theo cách mà họ mong muốn, cái mà họ cho là đúng,…VHcủa người lãnh đạo thể hiện qua phong cách lãnh đạo để hình thành nênnhững chuẩn mực chung Phong cách lãnh đạo là cách thức, phương pháp màngười lãnh đạo dùng để tác động đến nhân viên của mình bao gồm: lời nói, cửchỉ, hành vi, thái độ,…trong quá trình lãnh đạo DN mình Có một số phongcách lãnh đạo phổ biến như sau:

- Phong cách dân chủ: Theo phong cách này thì không có sự phân biệt rõ

Trang 21

ràng trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, lãnh đạo và nhân viên gắn bó vớinhau thành một êkíp làm việc ăn ý Người lãnh đạo tôn trọng nhân viên, chủđộng gặp gỡ nhân viên, trao đổi với họ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhânviên Phong cách lãnh đạo này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tínhsáng tạo, sự chủ động trong công việc, rút ngắn khoảng cách lãnh đạo – nhânviên tương ứng là môi trường VHDN cởi mở, thoải mái và lành mạnh.

- Phong cách uy quyền: Người lãnh đạo có phong cách này sẽ thiết lập hệthống các mối quan hệ ngôi thứ trên dưới đúng trật tự, theo nguyên tắc đã xácđịnh, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng người Phong cách này tạo chongười lãnh đạo một phong thái cứng nhắc, nguyên tắc và luôn giữ một khoảngcách với nhân viên Người lãnh đạo độc đoán hành động trong giới hạn quyềnlực của mình Bầu không khí trong DN cũng vì thế mà thiếu dân chủ, khép kín,không cởi mở, khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa hơn dẫnđến khó khăn trong giao tiếp và thực hiện công việc

- Phong cách quản lý theo mục tiêu: Còn gọi là phong cách tự do Phongcách này tạo sự tự do, thoải mái và khuyến khích tính độc lập, sáng tạo đã tạonên một nền VHDN phát triển tự do Nếu không có các tiêu chuẩn cụ thể ràngbuộc có thể đưa DN đến trạng thái vô chính phủ và đổ vỡ là một kết cục tất yếu

b Nhân thức của nhân viên trong doanh nghiệp

Đây là một yếu tố quan trọng, bởi chính nhân viên mới là người hiện thực duytrì VHDN Đồng thời họ cũng chính là người kiểm nghiệm các giá trị văn hóa.Năng lực, tính cách và tính đa dạng của nhân viên ảnh hưởng rất lớn tớinền văn hóa doanh nghiệp của tổ chức

Nhân viên là người tiếp nhận và thực hiện các biểu tượng, các ý thức hệ,ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại…của doanh nghiệp Nếu nhân viêntiếp nhận tốt chúng sẽ trở thành luồng kinh khí cho mọi hoạt động, ý nghĩacủa họ Nhân viên cảm thấy thực sự hãnh diện về công ty của mình, coi công

Trang 22

ty là môi trường thân thuộc để cống hiến và phát huy mọi năng lực và ngượclại Bởi vậy trên thực tế, nhân viên khi được lựa chọn vào tổ chức sẽ phải phùhợp với giá trị văn hóa của tổ chức.

c Tính chất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mỗi lĩnh vực kinh doanh thì đòi hỏi phải xây dựng một môi trường vănhóa riêng Bởi vì mỗi lĩnh vực nó tạo ra một môi trường làm việc riêng, phongcách làm việc riêng, ứng xử riêng

Ở Việt Nam, lĩnh vực bưu chính viễn thông là một ngành công nghiệpnon trẻ nhưng có tốc độ phát triển khá cao Thị trường về các sản phẩm dịch

vụ bưu chính viễn thông hiện đang là một thị trường có nhiều tiềm năng pháttriển Cùng với sự phát triển thì mức độ cạnh tranh cũng gay gắt hơn Để cóthể trụ vững và tiếp tục phát triển đòi hỏi mỗi DN trong ngành cần tạo sựkhác biệt và hướng đi riêng

Kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì chất lượng phục vụ làyếu tố quyết định uy tín và sự phát triển của công ty

d Cơ cấu tổ chức của công ty

Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng, quyết định đến toàn bộ hoạt độngcủa tổ chức Cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu tổ chức sẽgiúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng, đạt hiệu quảcao Ngược lại, một tổ chức có cơ cấu không hợp lý với nhiều đầu mối, nhiều

bộ phận chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu quả

Cơ cấu tổ chức được coi là phần cứng của tổ chức VHDN được coi làphần mềm và nó hoạt động trên cơ sở phần cứng đó Tổ chức cần thích nghivới môi trường để tồn tại và phát triển vì thế tổ chức cần xây dựng cho minhmột cơ cấu tổ chức phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra Để xây dựng đượcmột cơ cấu phù hợp cần xem xét trên hai khía cạnh sau:

- Thứ nhất, cơ cấu tổ chức phải thích nghi với môi trường bên ngoài và

Trang 23

phù hợp với môi trường bên trong của DN về đặc điểm nguồn nhân lực, côngnghệ, sản phẩm, thị trường.

- Thứ hai, cơ cấu tổ chức phải phối hợp hoạt động của các bộ phận, các cánhân trong tổ chức bằng cách hướng các cá nhân theo mục tiêu chung của tổ chức Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý khi có vừa đủ các bộ phận cầnthiết để thực hiện các chức năng với những con ngưòi có đầy đủ những phẩmchất cần thiết để thực hiện công việc được giao Để làm được điều đó cần tổchức được hệ thống phân quyền và quản lý nhằm trả lời được các câu hỏi: Ai

là người lãnh đạo, điều hành tổ chức? Cơ cấu tổ chức sẽ được tổ chức theo

mô hình nào? Có bao nhiêu bộ phận phòng ban? Làm thế nào để phối hợphoạt động của các bộ phận phòng ban với nhau để sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực của tổ chức? Việc trả lời được các câu hỏi đó chính là đã định hìnhđược VH của tổ chức, các giá trị, chuẩn mực, niềm tin,…phụ thuộc vào việc

ai là người điều hành tổ chức, vào cách mà tổ chức đó vận hành

Quá trình hình thành VHDN là một quá trình lâu dài và chịu sự tác độngcủa nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố có ảnh hưởng quyết định nhất là vănhóa dân tộc, nhà lãnh đạo, sự học hỏi từ môi trường bên ngoài Chúng ta sẽlần lượt phân tích từng yếu tố này và mức độ ảnh hưởng của chúng tới quátrình định hình nền văn hóa của mỗi doanh nghiệp

1.3.2 Nhóm các yếu tố khách quan

a Văn hóa dân tộc

Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên VHDN là một điều tất yếu Bảnthân VHDN là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc Mỗi cá nhântrong nền VHDN cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với mộtphần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc Và khi tập hợp thànhmột nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận – một doanh nghiệp – những cánhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó Tổng hợp những nét nhân

Trang 24

cách này làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị vănhóa không thể phủ nhận được.

Việc xác định được những giá trị văn hóa dân tộc phản ánh trong mộtnền văn hóa doanh nghiệp đều hết sức khó khăn vì văn hóa dân tộc là mộtphạm trù hết sức rộng lớn và trừu tượng Đã có rất nhiều công trình nghiêncứu để đề cập đến tác động của VHDN đến đời sống doanh nghiệp, song đượcbiết đến nhiều nhất là công trình của Geert Hofstede, chuyên gia tâm lý họcngười Hà Lan Trong vòng 6 năm ( 1967 – 1973), Hofstede đã tiến hành thu thập

số liệu về thái độ và các giá trị của hơn 10000 nhân viên từ 53 nước và khu vựctrên thế giới đang làm việc cho IBM Công việc này đã cho ra đời cuốn sách nổitiếng “ Những ảnh hưởng của văn hóa” vào năm 1978 và liên tục được tái bảnthời gian sau này Trong đó tác giả đưa ra bốn “biến số” chính tồn tại trong trongtất cả các nền văn hóa dân tộc cũng như nền VHDN khác nhau đó là:

Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể

Bàn về mức độ thể hiện tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và các chủnghĩa tập thể ở các doanh nghiệp khác nhau, Hofstede phân ra 2 nhóm: nhómmức độ cao, nhóm mức độ thấp

Mức độ thấp:

- Công ty giống như gia đình

- Công ty bảo vệ lợi ích của nhân viên

- Các thông lệ được xây dựng dựa trên lòng trung thành, ý thức nghĩa vụ

Mức độ cao

- Công ty ít mang tính gia đình

- Nhân viên bảo vệ lợi ích riêng của họ

- Các thông lệ được xây dựng để khuyến khích sự sáng tạo cá nhân

Trong nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan trọng cánhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia

Trang 25

đình rất phổ biến Nền văn hóa coi trọng chủ nghĩa tập thể, ngược lại, quan niệmcon người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức cóliên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo cho lợi ích của các cá nhân,còn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức.

Một biểu hiện khác ở xã hội có tính cá nhân ở mức độ cao là trong mộtcông ty, các cá nhân có thể có quan hệ rất gần gũi trong công việc, họ thậmchí coi nhau là những người bạn than thiết, nhưng việc người này không biếtgia cảnh người kia, thậm chí không biết người kia bao nhiêu tuổi là nhữngđiều bình thường và không vì thế, không ảnh hưởng đến quan hệ đồng nghiệp

Sự phân cấp quyền lực

Bên cạnh tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể,Hofstede đề cập đến một biến số khác là “ sự phân cấp quyền lực” nền vănhóa nào cũng có sự phân cấp quyền lực bởi thực tế các cá nhân trong một xã hộikhông thể giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực Tuy nhiên mức

độ chấp nhận sự phân chia không cân bằng về quyền lực của các thành viêntrong những nền văn hóa khác nhau lại không giống nhau Do vậy việc tìm hiểubiến số này cần tập trung vào việc so sánh mức độ chấp nhận sự phân cấp quyềnlực giữa các nền văn hóa Hofstede cũng chia ra 2 mức độ thấp và cao

Mức độ thấp:

- Tập trung hóa thấp

- Mức độ phân cấp quyền lực ít hơn

- Sự khác biệt trong hệ thống lương bổng ít hơn

- Lao động chân tay được đánh giá ngang bằng với lao động trí óc

Mức độ cao:

- Tập trung hóa cao hơn

- Mức độ phân cấp quyền lực nhiều hơn

- Có nhiều cấp lãnh đạo hơn

Trang 26

- Lao động trí óc được đánh giá cao hơn lao động chân tay

Trong một quốc gia, biểu hiện dễ thấy của sự phân cấp quyền lực làchênh lệch về thu nhập giữa các thành viên và mỗi quan hệ độc lập hay phụthuộc giữa cha mẹ con cái, thầy trò, thủ trưởng – nhân viên… ) trong mộtcông ty ngoài các yếu tố trên, sự phân cấp quyền lực còn có thể nhận biếtthông qua các biểu tượng của địa vị, việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ haykhó…đi đôi với việc phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các

cá nhân Tại nhóm có mức độ thấp, mọi người có xu hướng bình quân chủnghĩa, trách nhiệm không được phân bổ rõ ràng Ngược lại các công ty thuộcnhóm có mức độ cao, phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụđược quy định rất rõ ràng

Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền

Biến số này phản ánh mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giớitrong công việc Trong môi trường nam quyền, vai trò của giới tính rất đượccoi trọng Nền văn hóa chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thốngnhư: Sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán…Sẽ có những biểu hiện: Vớithiên nhiên thì muốn chinh phục, với mọi người thì thiên về bạo lực, với môitrường xã hội thì ưa độc tôn…Điều này có xu hướng ngược lại trong nền vănhóa bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền

Nghiên cứu của Hofstede đưa ra những phát hiện khá thú vị về tính đốilập giữa nam quyền và nữ quyền thể hiện trong VHDN ở các công ty thuộccác quốc gia khác nhau

Nam quyền không chi phối:

- Sự phân biệt giới tính không đáng kể

- Công ty không can thiệp vào cuộc sống riêng tư của nhân viên

- Số phụ nữ tham gia vào công việc chuyên môn nhiều hơn

- Các kỹ năng trong giao tiếp được chú trọng

Trang 27

- Không chỉ những phần thưởng vật chất mà những khích lệ về mặt tinhthần – xã hội cũng được chú trọng.

Nam quyền chi phối:

- Sự phân biệt giới tính rất rõ nét

- Vì lợi ích của công ty, cuộc sống riêng tư của cá nhân có thể bị can thiệp

- Số phụ nữ làm công việc chuyên môn ít hơn

- Sự quyết thắng, cạnh tranh công bằng được chú trọng

- Công việc được coi là mối quan tâm chính của cuộc sống

Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến Qua các thời kỳ lịch

sử khác nhau dân tộc ta đã xây dựng được hệ quan điểm, giá trị, nguyên tắchành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét Đặc điểmnổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hài hòa,tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu, tự lực, tự cường,…đây là những ưu thế đểxây dựng VHDN mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đại Tuy nhiên, VHViệt Nam cũng có những điểm hạn chế đó là: Người Việt Nam yêu thíchtrung dung, yên vui với cảnh nghèo, dễ dàng thỏa mãn, ngại cạnh tranh, tưtưởng “trọng nam khinh nữ”, “trọng nông khinh thương”, ăn sâu vào tâm lýngười Việt đã cản trở không nhỏ tới việc mở rộng thị trường, phát triển kinh

tế xã hội, thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, ngại thay đổi gây trởngại cho sự phát triển của các DN hiện đại

Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế đang mở ra cho công ty những cơ hộimới Toàn cầu hóa đòi hỏi việc xây dựng VHDN phải có những tính toánkhôn ngoan và lựa chọn sáng suốt Các giá trị văn hóa dân tộc được công tytiếp nhận một cách tự nhiên Tuy nhiên, không nên để xảy ra tình trạng tiếpthu một cách thiếu chọn lọc, mà cần dựa trên cơ sở những giá trị cơ bản đó

mà sáng tạo ra những gì có thể tạo ra được đặc trưng cho DN mình

b Những giá trị văn hóa học hỏi được

Trang 28

Có những giá trị VHDN không thuộc về văn hóa dân tộc, cũng khôngphải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong doanh nghiệptạo dựng nên, được gọi là những kinh nghiệm học hỏi được Chúng hìnhthành hoặc vô thức hoặc có ý thức và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động củadoanh nghiệp có thể tích cực cũng có thể tiêu cực Hình thức những giá trịhọc hỏi được thường rất phong phú, phổ biến là:

- Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: Đây là những kinh

nghiệm có được khi xử lý các vấn đề chung Sau đó chúng được tuyên truyền

và phổ biến chung trong toàn đơn vị và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệnhân viên mới Đó có thể là những kinh nghiệm về giao dịch với khách hàng,

về phục vụ yêu cầu của khách hàng và cũng có thể là kinh nghiệm ứng phóvới những thay đổi…

- Những giá trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác: Đó là kết quả

của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, của nhữngchương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp trong một ngành, của nhữngkhóa đào tạo mà doanh nghiệp này mở các khóa đào tạo cho các nhân viên ởcác doanh nghiệp khác tham gia Thông thường ban đầu có một nhóm nhânviên của doanh nghiệp tiếp thu những giá trị và truyền lại cho đồng nghiệpkhác hoặc những người này tự ý tiếp thu chúng…Sau một thời gian, các giátrị này trở thành tập quán chung cho toàn doanh nghiệp

- Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với

nền văn hóa khác: Đây là trường hợp phổ biến đối với các công ty đa và

xuyên quốc gia, các doanh nghiệp gửi nhân viên tham dự những khóa đào tạo

ở nước ngoài, các doanh nghiệp có đối tác là người nước ngoài…ví dụ ngườilao động phương tây có thể học được tinh thần làm việc tập thể của ngườinhật, người Ả Rập học hỏi thói quen đúng giờ của người Mỹ…

Trang 29

- Những giá trị do một hay nhiều thành viên mang mới đến mang lại:

Việc tiếp nhận những giá trị này thường trải qua một thời gian dài, một cách

có ý thức hoặc vô thức Ví dụ khi chưa có nhân viên này, doanh nghiệp chưa

có thói quen giải quyết khiếu nại của khách hàng trong vòng 24h (thói quencủa nhân viên mới) Do việc thực hiện tốt công việc, nhân viên đó được kháchhàng gửi thư khen ngợi, được giám đốc khen thưởng Các nhân viên cũng noigương đó, dẫn đến hình thành nên nét văn hóa mới trong doanh nghiệp

- Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội: Xu hướng sử dụng điện thoại

di động, xu hướng thắt cà vạt khi đến nơi làm việc, họ ngoại ngữ tin học…Một ví dụ điến hình là ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam thựchiện máy tính hóa và sử dụng thư điện tử trong công việc Phong cách làmviệc của nhân viên cũng thay đổi theo đó, trước kia, mọi việc trao đổi đềuphải qua gặp mặt trực tiếp hoặc điện thoại Nhưng giờ đây người ta có thể traođổi mọi công việc với đồng nghiệp hoặc đối tác qua thư điện tử, vừa nhanhgọn lại vừa tiết kiệm chi phí Thậm chí ở nhiều doanh nghiệp, nhân viên rất

ưa chuộng việc dùng thư điện tử vào các vấn đề “ phi công việc” như thămhỏi, mời mọc hẹn hò, true đùa lẫn nhau Nền văn hóa điện tử đang dần hìnhthành, trong đó đòi hỏi kỹ năng sử dụng máy tính, hiểu biết về mạng internetcủa các thành viên ngày càng cao

Nhìn chung khó có thể thông kê hết các hình thức của những giá trị họchỏi được trong đoanh nghiệp, chỉ biết rằng, những kinh nghiệm này có rất ít

sự góp mặt của nhà lãnh đạo mà phần lớn chung do tập thể nhân viên tạo ra.Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những người biết cách ứng xử với nhữngkinh nghiệm này để đạt được hiệu quả quản trị cao nhất, tạo nên môi trường

hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp

c Môi trường kinh doanh

Tác động của môi trường kinh doanh như cơ chế, chính sách của nhà

Trang 30

nước, pháp luật và hoạt động của bộ máy công chức cũng đang tạo ra nhữngrào cản nhất định cho việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa kinh doanhh nóichung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng.

Tác động tiêu cực lớn nhất của cơ chế thị trường đến VHDN chính là sựchao đảo các hệ thống giá trị trong mỗi con người nói riêng và xã hội nóichung Trong một thời gian dài, cả xã hội Việt Nam không có tâm lý coitrọng những người giàu có và đặc biệt là giới kinh doanh Người Việt Namvẫn cho rằng của cải của cá nhân có được do kinh doanh là sự tích tụ từnhiều đời mà có, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thì trường, những ai cóđầu óc, quyết đoán và dám chấp nhận rủi ro đều giàu có lên nhanh chóng, và

đa số họ là những người trẻ tuổi nên đã làm đảo lộn hoàn toàn những giá trị,những quan niệm truyền thống cũ Hơn nữa, môi trường kinh doanh của ViệtNam lại không ổn định, chưa ủng hộ doanh nghiệp làm ăn chân chính

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không được đào tạo cơ bản nên có nhiềuhạn chế về kiến thức và trình độ Do vậy khi cơ hội được đặt vào tay họ màtrình độ và đạo đức không có thì dễ dàng nảy sinh những tham vọng vô hạn.Luật lệ và các chính sách thuộc môi trường kinh tế thường xuyên thayđổi nên khó có thể giữ được chữ tín, hay việc dẫn đến các lý do khách quan

để khước từ việc thực hiện cam kết Nguy hại ở chỗ, đây lại trở thành lý do

để các cá nhân hoặc doanh nghiệp chống chế với những sai sót

Mở cửa hội nhập cũng có tác động tiêu cực như tâm lý sung ngoại quáđáng, nước ngoài có sản phẩm gì ta cũng phải có sản phẩm đó cho dù kháchhàng chưa có nhu cầu, bên cạnh đó là tâm lý phủ nhận tất cả các giá trịtruyền thống

Nhân thức xã hội về VHDN cũng là vẫn đề cần được nêu ra Quan niệm xãhội nhìn nhận về doanh nhân nói chung còn thiên về coi họ là những người ích

kỷ, chỉ vì tiền muốn làm giàu cho bản thân mình, hay trốn thuế, buôn lậu, làm

Trang 31

hàng giả…Bản thân một số doanh nhân còn mặc cảm với trạng thái tâm lý coithường nghề kinh doanh trong lịch sử dân tộc Với trạng thái đó họ chưa thực

sự tin và mạnh dạn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình, và chưa động viênngười khác cùng hợp sức đầu tư phát triển quy mô lớn và dài hạn

Như vậy không có một dạng văn hóa nào được coi là chuẩn mực haythích hợp chung cho mọi tổ chức Xem xét Văn hóa Doanh nghiệp dưới gốc

độ khác nhau giúp ta có một cái nhìn tổng quan hơn về VHDN từ đó xâydựng các cấp độ VHDN một cách phù hợp nhất với từng doanh nghiệp khácnhau Để tìm hiều về VHDN của tập đoàn viễn thông quân đội viettel em đãxây dựng phần cơ sở lý luận được đưa ra ở trên

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI HỘI SỞ CHÍNH TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

Trang 32

- Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

- Điện thoại: 04 62556789

- Fax: 04 62996789

- Email: gopy@viettel.com.vn

- Website: www.viettel.com.vn

- Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng

Tập đoàn Viễn thông quân đội (tên viết tắt là: Viettel Group), tiền thân

là Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin được thành lập ngày 1 tháng 6 năm

1989 trực thuộc Bộ Quốc phòng Tổng Công ty được ra đời với nhiệm vụ đảmbảo thông tin liên lạc nhằm củng cố quốc phòng – an ninh và đáp ứng yêu cầunhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước với nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinhdoanh được triển khai trên toàn quốc và vươn ra cả thị trường quốc tế

Về thị trường viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty không phải là đơn vị

đầu tiên triển khai dịch vụ này; tuy nhiên với chủ trương “Đi tắt đón đầu,

tiến thẳng vào công nghệ hiện đại” Viettel ngày càng chú trọng vào đổi mới

công nghệ, đầu tư chất xám, kiện toàn bộ máy tổ chức, mở rộng đầu tưv.v tiến tới hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng – an ninh và sản xuất kinhdoanh

Trong quan điểm phát triển của Tập đoàn, lợi ích của khách hàng luônđược đặt lên hàng đầu, đó cũng chính là mục tiêu mà Viettel xác định vấn đềcạnh tranh lành mạnh, nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng Từ đó, đưa

ra những chiêu thức kinh doanh vừa độc đáo, vừa phù hợp với khách hàng.Cùng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp, Tập đoàn luôn gắn sự phát triển củamình với các hoạt động, tổ chức nhân đạo, thực hiện tốt việc xây dựng cácquỹ ủng hộ giúp đỡ người nghèo và những trường hợp khó khăn

Từ một doanh nghiệp nhỏ bé trưởng thành một tập đoàn kinh tế có têntuổi trong thời gian rất ngắn Vị thế, uy tín và thương hiệu của Tập đoàn đãđược khẳng định trong nước, khu vực và quốc tế Tập đoàn đã đạt mốc tăng

Trang 33

trưởng năm sau gấp đôi năm trước trong 4 năm liên tục, là một trong 10doanh nghiệp lớn nhất đất nước, mạng di động lớn nhất Việt Nam và đứngthứ 24 trên thế giới, thương hiệu đứng thứ 83/100 thương hiệu viễn thôngmạnh nhất thế giới; năm 2009 được giải doanh nghiệp viễn thông xuất sắcnhất ở các nước mới phát triển.

Sự tham gia của Viettel trong những năm gần đây đã tạo ra sự bùng nổthị trường viễn thông góp phần tích cực trong việc bình dân hoá dịch vụ, đưaviễn thông về tất cả mọi miền của Tổ quốc, cả vùng sâu, vùng xa, nông thôn,nơi biên giới hải đảo, vừa phát triển vừa đảm bảo an ninh quốc phòng

Thực hiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, Viettel

đã mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính và mở rộnghoạt động đầu tư ra nước ngoài tại các nước: Lào, Campuchia, Haiti,Mozambic,…

Viettel đã áp dụng thành công mô hình quản lý mới nhất của ngành viễnthông, mạng lưới tập trung kinh doanh phân tán, hội tụ các dịch vụ viễn thôngtrên nền tảng một mạng lưới thống nhất Viettel đã xây dựng được đội ngũCBCNV trưởng thành lớn mạnh với lực lượng kỹ thuật có trình độ chuyênmôn cao làm chủ được mạng lưới, có khả năng làm chuyên gia ở nước ngoài,lực lượng kinh doanh và quản lý năng động, sáng tạo

Thương hiệu Viettel luôn nằm trong danh sách những thương hiệu mạnh;văn hoá doanh nghiệp, triết lý kinh doanh đã được thể hiện thông qua rấtnhiều chương trình đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, các chương trìnhmang tính xã hội cao được Đảng, chính phủ và xã hội thừa nhận

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển tập đoàn

a Lịch sử hình thành

Trang 34

Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 58/HĐBT quyết định thành lậpTổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin, trực thuộc BTL Thông tin liên lạc -BQP (tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel) Ngành nghềkinh doanh: XNK sản phẩm điện tử thông tin, xây lắp các công trình thiết bịthông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế, lắp ráp các thiết bị điện, điện tử.

Ngày 27 tháng 7 năm 1993.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 336/QĐ-QP về thành lập lạidoanh nghiệp nhà nước Công ty điện tử và thiết bị thông tin với tên giao dịchQuốc tế là SIGELCO, thuộc Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc - BQP

Ngày 14 tháng 7 năm 1995.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 615/QĐ-QP quyết định đổitên Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) thành Công ty Điện tử Viễnthông Quân đội với tên giao dịch quốc tế là VIETEL, trực thuộc BTL thôngtin liên lạc – BQP Được bổ xung ngành nghề kinh doanh, được phép cungcấp các dịch vụ BCVT, trở thành nhà khai thác dịch vụ viễn thông thứ hai tạiViệt Nam

Ngày 19 tháng 4 năm 1996.

Sát nhập 3 đơn vị là Công ty điện tử viễn thông Quân đội, Công ty điện

tử và thiết bị thông tin 1, Công ty điện tử và thiết bị thông tin 2 thành Công tyĐiện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL) trực thuộc BTL thông tin liên lạc –BQP Ngành nghề kinh doanh chính là: Cung cấp các dịch vụ BCVT trongnước và đi Quốc tế, sản xuất lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các thiết bị điện,điện tử thông tin, ăng ten thu phát viba số, xây lắp các công trình thiết bịthông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế; khảo sát thiết kế lập dự án côngtrình BCVT, XNK công trình thiết bị điện tử viễn thông

Ngày 28 tháng 10 năm 2003.

Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn

Trang 35

thông Quân đội, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION,tên viết tắt là VIETTEL, trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP.

Ngày 06 tháng 04 năm 2005.

Theo quyết định số 45/2005/QĐ-BQP, Công ty viễn thông Quân độiđược đổi tên thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốcphòng, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, tên viếttắt là VIETTEL Ngành nghề kinh doanh là: cung cấp các dịch vụ BCVTtrong nước Quốc tế; phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực Điện tửviễn thông, CNTT, Internet; sản xuất lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh cácthiết bị điện, ĐTVT, CNTT và thiết bị thu phát vô tuyến điện; khảo sát và lập

dự án công trình BCVT, CNTT, xây lắp các công trình thiết bị thông tin,đường dây tải điện, trạm biến thế; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng địa ốc,khách sạn, du lịch; XNK công trình thiết bị toàn bộ về điện tử thông tin và cácsản phẩm điện tử, CNTT

Ngày 24 tháng 12 năm 2009

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 2079/QĐ-TTg thành lập Tập đoànViễn thông Quân đội , trên cơ sở tổ chức lại bộ máy của Tổng Công ty Viễnthông Quân đội, cho phù hợp với tình hình mới

b Những sự kiện nổi bật về phát triển dịch vụ

Trang 36

Hoàn thành đường trục truyền dẫn cáp quang Bắc – Nam với dung lượng2.5Mbps có công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam nhờ áp dụng thành công sángkiến thu – phát trên một sợi quang

2000:

Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại đường dài

sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc

Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN)

Cổng kết nối vệ tinh quốc tế

2004:

Cung cấp dịch vụ điện thoại di động

Cổng kết nối cáp quang quốc tế

Đạt 12 triệu thuê bao di động, thị phần lớn nhất VN

Hội tụ 3 dịch vụ viễn thông cố định – di động – Internet

Trang 37

Doanh thu đạt 91,5 nghìn tỷ VNĐ, lợi nhuận 15,5 nghìn tỷ đồng

Đạt 36 triệu thuê bao

42.000 trạm phát sóng 2G và 3G

Hơn 100.000 km cáp quang

Từ khi thành lập đến nay Viettel đã có lịch sử phát triển 21 năm Ðây làkhoảng thời gian mà nhân loại bước những bước đầu tiên vào thiên niên kỷmới, khoảng thời gian để Việt Nam có những bước đột phá trong lĩnh vực Bưuchính - Viễn thông Ðây cũng là thời gian Viettel đã nỗ lực phấn đấu khôngngừng trong lĩnh vực BC-VT để khẳng định vị trí là một trong những nhà cungcấp dịch vụ BC-VT hàng đầu tại Việt Nam: Doanh nghiệp đầu tiên đã đem lại

sự lựa chọn cho khách hàng sử dụng dịch vụ, một Doanh nghiệp tiên phongtrong lĩnh vực áp dụng công nghệ mới, hiện đại và chính sách chăm sóc kháchhàng, trở thành một đối tác có uy tín lớn trong nước và quốc tế

Với kinh nghiệm và sức sáng tạo không ngừng, Viettel đã ngày cànglàm hài lòng và tiếp tục chinh phục khách hàng bằng sự tự tin với một tinhthần lớn Tinh thần của những người lính đó đã được thống nhất theo một

khẩu hiệu hành động “Chuyên nghiệp – Nhanh – Hiệu quả” để từ đó xây

dựng cho mình một tầm nhìn thương hiệu và cũng để từ đó mà quảng bá, làmcho tên tuổi Viettel ngày càng trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi tổ chức,mọi cá nhân trong đời sống xã hội

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của tập đoàn.

Để thực hiện chức năng nhiệm vụ nói trên của tập đoàn, bộ máy của tậpđoàn được tổ chức như sau:

Trang 38

Phó tổngGĐ

Phó tổngGĐKhối cơ

quan công ty

Khối đơn vịhoạch toán độc lập

Khối đơn vị

sự nghiệp

Khối đơn vịhoạch toán phụthuộc

Công ty 100%

vốn góp củaTCT

Công ty có vốngóp chi phốicủa TCT

Công ty cóvốn gópkhông chi củaTCT

Trang 39

- P Nghiên cứu phát triển và ứng dụng

Khối đơn vị Hạch toán phụ thuộc bao gồm

- Công ty Viễn thông Viettel

- Công ty Mạng lưới Viettel

- Công ty Bất động sản Viettel

- Công ty Phát triển dịch vụ mới Viettel

- Khối Chi nhánh Tỉnh/thành phố (63 Chi nhánh)

- Viện Nghiên cứu Phát triển

Khối đơn vị sự nghiệp bao gồm

- Câu lạc bộ bóng đá Viettel

- Trung tâm đào tạo Viettel

Công ty con do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ bao gồm

- Công ty TNHH một thành viên Công trình Viettel

- Công ty TNHH một thành viên Tư vấn thiết kế

- Công ty TNHH một thành viên Thương mại XNK Viettel

- Công ty Thông tin M1

- Công ty Thông tin M3

Công ty con do Tập đoàn sở hữu > 50% vốn điều lệ bao gồm

- Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế Viettel

- Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

- Công ty TNHH Viettel – CHT

- Công ty TNHH Thiết kế điện tử Viettel

Trang 40

Khối Công ty liên kết do Tập đoàn sở hữu < 50% vốn điều lệ

bao gồm

- Công ty Cổ phần Công nghệ Viettel

- Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su CODECO

- Công ty Cổ phần EVN Quốc tế

- Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex - Viettel

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB)

Lĩnh vực kinh doanh của Các công ty con, nhiệm vụ và chức năng của tập đoàn:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành đa nghề được trên phạm vi

cả nước và quốc tế, những hoạt động kinh doanh chính của Viettel như sau:

- Cung cấp dịch vụ viễn thông và CNTT

- Truyền dẫn (cho thuê kênh trong nước và Quốc tế)

- Bưu chính

- Kinh doanh thiết bị đầu cuối

- Đầu tư tài chính

- Dịch vụ nội dung và Truyền thông

- Đầu tư bất động sản

- Dịch vụ kỹ thuật, công nghệ cao

- Xuất nhập khẩu

Mỗi công ty, trung tâm chuyên sâu về một lĩnh vực

Với hệ thống tổ chức kinh doanh với 14 Phòng ban thuộc Tổng công ty 7Công ty, 4 Trung tâm KD, Trung tâm đào tạo và Câu lạc bộ bóng đá Thểcông Viettel

2.1.3 Quan điểm phát triển và phương châm hành động của tập đoàn:

Một doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài phải có một triết lý dẫn dắt, tạo

ra nhận thức chung, sự đồng thuận và xuyên suốt trong quá trình phát triển

Ngày đăng: 14/03/2015, 21:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w