Quan niệm về dân và vai trò của dân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 62)

Quan niệm về dân và vai trò của dân là một trong những nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo. Trong đường lối đức trị,

dân và vai trò của dân là vấn đề được các nhà Nho quan tâm và đề cao. Xuất phát từ chỗ cho rằng, dân là con trời, là gốc nước, người cầm quyền mà cụ thể là nhà vua - người thay trời trị dân, phải chăm sóc dân, dưỡng dân, giáo dân.

Khổng Tử, trên lập trường tư tưởng tôn quân, ủng hộ chế độ phong kiến, nên theo ông, đối với dân chỉ có thể dưỡng dân, nuôi dân no đủ, đánh thuế nhẹ đối với dân, để sai khiến dân chứ không tôn dân, đúng như trong sách Luận ngữ, ông đã nói: “Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi” nghĩa là dân chỉ có thể sai khiến, chứ không thể dạy cho họ biết. Mạnh Tử nói: Đức của người quân tử như gió, đức của dân như cỏ, gió thổi cỏ lướt theo. Như vậy, dân là một lực lượng đông đảo trong xã hội, nhưng theo quan niệm của Nho giáo, họ chỉ là những người lao động chân tay, tạo ra của cải vật chất nuôi sống họ và cả tầng lớp cai trị mà thôi.

Trong quan niệm của các nhà Nho, dân là con trời, là gốc nước, là nền tảng của chính trị, là người nuôi dưỡng, bảo vệ tầng lớp cai trị mà tiêu biểu là vua. Như vậy, bên cạnh quan niệm coi dân là công cụ, là kẻ lao tâm, phục vụ người cai trị thì các nhà Nho đã thấy được vai trò của dân đối với sự tồn tại và vững bền của xã tắc. Nếu không có dân thì không có người bị cai trị, không có nước, không có vua. Dân sống yên ổn, ấm no, hạnh phúc chính là thành công của việc chính trị. Như Mạnh tử đã nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, còn Tuân Tử thì coi dân là nhân tố quyết định đến sự thịnh vượng của nền chính trị: "Vua là thuyền, thứ nhân là nước. Nước chở thuyền, nước cũng có thể lật thuyền".

Mặc dù các nhà Nho, nhà vua dưới triều Nguyễn cũng như trong Nho giáo truyền thống đã nhận thấy được vai trò của dân như một lực lượng sản xuất, có ảnh hưởng đến chế độ chính trị và sự ổn định của xã hội, dân là gốc nước, là quý; nhưng để có các vai trò to lớn ấy, theo các Nho quan và các ông vua triều Nguyễn, họ phải thuận theo mệnh trời, làm theo giáo hoá, bằng lòng với địa vị và bổn phận của mình. Và ngay trong quan niệm coi dân là gốc là quý đã hàm chứa những nội dung chính trị và tính phân biệt đẳng cấp. Theo đó, sự phân biệt giữa dân và người cai trị (thiên tử) là ý trời, mệnh trời. Rút cục, dân chỉ là phương tiện để vua quan triều Nguyễn thực hiện và đạt tới mục đích chính trị của họ, họ không hoàn toàn vì dân, quý dân. Hơn nữa, cũng như

Nho giáo truyền thống, trong quan niệm của vua quan triều Nguyễn, dân không phải là sản phẩm của lịch sử, không phải là lực lượng sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.

Các nhà vua và nhiều nhà Nho triều Nguyễn luôn muốn mọi người thực hành đạo của mình. Để đạt được điều này, họ đều cho rằng, người cầm quyền phải trọng người tài đức ra làm lợi cho dân cho nước, không lấy sự an nhàn làm trọng; luôn coi việc được lòng dân, hợp ý dân có quan hệ đến sự an nguy, hưng vong của triều đại. Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, các vua quan triều Nguyễn cũng cho rằng, thái độ đối với dân của người cầm quyền trong việc chính trị có ba điều hệ trọng là: làm cho dân đông, làm cho dân giàu, dạy dân biết lễ nghĩa, phải luôn coi việc yêu dân, dưỡng dân, chăm sóc dân, giáo hoá dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà vua, của triều đại mình. Thấy được vai trò của dân và để đạt được mục đích chính trị của mình, chịu ảnh hưởng của Nho giáo, triều Nguyễn đã thi hành hàng loạt các chính sách nuôi dân. Theo đó, vì dân là một lực lượng đông đảo trong xã hội, thì trước hết phải làm cho dân được no đủ, giàu có. Có như vậy, thì dân sẽ quý, tin yêu, phục vụ và bảo vệ nhà vua, triều đình và chế độ phong kiến, còn ngược lại, nếu dân nghèo thì nước loạn, dân sẽ hết lòng tin, cơ nghiệp chính trị của nhà vua và triều đại phong kiến nhà Nguyễn sẽ sụp đổ. Muốn cho dân giàu thì phải đánh thuế nhẹ, năm mất mùa phải giảm thuế, triều đình phải tiết kiệm, cái gì không có lợi cho dân thì không thi hành; bắt dân làm việc phải tính đến thời vụ canh tác; phân phối cho quân bình, hợp tình hợp lý, không làm giàu thêm cho kẻ giàu, nên cứu giúp người nghèo.

Đồng thời với chính sách nuôi dân là chính sách dạy dân. Do bị chi phối bởi Nho giáo, các nhà Nho và nhà vua triều Nguyễn đều thấy rằng, dân được giáo hoá thì dễ cai trị, dễ làm điều thiện, dễ theo lẽ phải. Dạy dân ở đây theo họ là dạy các quy phạm ứng xử, chuẩn mực đạo đức theo đúng tinh thần lễ giáo phong kiến của Nho giáo, trong đó: hiếu đễ, trung tín, nhân nghĩa được đề cao hàng đầu.

Rõ ràng, triều Nguyễn và các nhà tư tưởng của triều đại này, chịu ảnh hưởng của Nho giáo, cũng luôn coi dân là gốc nước, cũng quan tâm đến vấn đề giáo dân và dưỡng dân. Thông qua Thập huấn điều, Minh Mệnh chính

yếu… các chiếu, dụ, các chính sách khai hoang, lập ấp, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nghề nông, v.v… đã thể hiện được các chính sách nuôi dân và dạy dân của triều Nguyễn.

Triều Nguyễn thi hành các chính sách trọng nông, khuyến khích nhân dân chăm cày cấy với mục đích làm cho dân được no đủ, giàu có, để nước được thịnh, để được dân quý, nếu dân nghèo thì nước loạn. Vua Minh Mệnh dụ rằng: “Từ khi lên ngôi đến nay, chỉ nghĩ đến việc thương yêu nuôi dưỡng nhân dân” [114, tr. 731]. Vua từng dụ bộ Lễ: “Việc đầu tiên của chính sự vương giả, không gì lớn bằng việc làm cho dân được no đủ” [114, tr. 532], bởi vì theo nhà vua “gốc của sinh dân ở việc làm ruộng. Chăm cày cấy, thì hưởng được mùa; không cày, không làm cỏ thì phải chịu túng đói. Đó là lẽ thường trong việc làm ăn của nhà dân” [114, tr. 382].

Làm cho dân no đủ là việc đầu tiên của chính trị, không những thế, nhiều nhà vua dưới triều Nguyễn đều đích thân đi cày tịch điền hàng năm để làm gương cho thiên hạ, khuyến khích thiên hạ: “Ta trước hết coi trọng sự ăn của dân, hằng năm chính ta đi cày để khuyến khích thiên hạ” [113, tr. 666], và “Dân lấy việc ăn làm lớn nhất, cho nên lễ cày Tịch điền không thể bỏ được. Đời Đường đời Ngu, cho đến đời Chu đã rất là rõ ràng đầy đủ, đời Hán trở xuống việc làm nhiều cái trái xưa, mà lễ ấy cũng không dám bỏ là bởi việc

nông là việc trước nhất của nhà nước. Nếu vua không tự mình đứng ra làm

thì không lấy gì dạy thiên hạ bỏ việc ngọn chăm việc gốc được” [112, tr. 742]. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo rằng, trọng nông và khuyến khích nông dân chăm việc nông tang là việc làm đầu tiên của chính trị, các ông vua triều Nguyễn đã khuyên bảo quần thần: “Nay trước hết phải khuyên bảo hiểu dụ cho người biết: ai nấy đều nên bảo nhau, thề rằng lúc nào cũng tôn kính vua, thân yêu người trên, yên phận, giữ phép, chăm việc cấy cày. Các chức phủ huyện gần gũi dân, nên gia tâm khuyên bảo để dân đều hết sức làm ruộng trồng dâu, nếu thời tiết đã muộn, thì nên kíp cấy thêm, làm cho chóng được phong đăng thừa thãi để ta yên lòng” [113, tr. 709].

Đánh thuế nhẹ, tha giảm thuế vào những năm mất mùa, triều đình phải tiết kiệm, cái gì không có lợi cho dân thì đừng tiêu là một trong những chính sách mà nhà Nguyễn thi hành để dưỡng dân. Dưới triều Nguyễn nửa đầu thế

kỷ XIX, triều đình đã định phép thuế tô dung. Chiếu rằng: “Nhà đủ ăn không phải vì trốn thuế. Nước đủ dùng không phải vì đánh thuế nặng ... ta nay đã thu lại dư đồ, xa thư (xa đồng quỹ, thư đồng văn) một mối, biết rõ đau khổ của dân, trừ bỏ mối tệ, đặc biệt hạ lệnh cho đình thần theo rộng rãi mà sửa định, khiến cho dân có thuế chính cung, nước có phép nhất định, dùng mãi làm lệ thường” [111, tr. 548].

Vua Thiệu Trị nhiều lần ân giảm, tha thuế cho các địa phương, như trong một lời dụ, nhà vua đã nói rằng, “dân là gốc nước, chính trị ở chỗ nuôi dân, từ khi ta lên ngôi đến nay, thường nghĩ đến việc yên ủi và gia ân cho dân, khoan xá những khi thiếu thuế, ân trạch ban luôn, vốn muốn cho dân ta đều được lạc lợi” [60, tr. 349]. Dưới triều Tự Đức, thiên tai, địch họa xảy ra liên miên, tình trạng bất ổn trong xã hội ngày càng gia tăng, hầu như năm nào vua cũng ân chuẩn, ra lệnh tha, giảm thuế tô, thuế đinh cho dân. Như trong Đại

Nam thực lục đã ghi chép lời vua: “Vua cho là lệnh tha giảm thuế, là triều

đình cốt để thi ân cho dân cùng, mà từ trước đến giờ phần nhiều bị bọn lại viên, tổng lý xách món này bỏ sang món kia để đục khoét, thành ra ơn không thấm xuống đến dân được” [64, tr. 190]. Yên dân vẫn là mục đích hướng tới của triều đình. Song sự nhũng nhiễu, sự lạm quyền của của bọn quan lại để bóc lột, chấm mút của dân,... gần như phổ biến dưới triều Nguyễn là cái tệ lớn nhất làm cho chế độ phong kiến Việt Nam chứa đựng những bất ổn và là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và suy yếu của chế độ này. Trong chính sách dưỡng dân, điều mà nhiều nhà Nho quan tâm là lòng tin của dân vào nhà vua và người cầm quyền. Như trước đây, Khổng Tử đã từng nói: “Người quân tử phải được dân tin rồi sau mới bắt dân làm việc khó nhọc được, nếu chưa được dân tin thì họ cho là làm khổ họ” [43, tr. 312] và “Trị một nước có ngàn cỗ xe thì phải thận trọng trong mọi việc mà thành thực với dân, không lãng phí mà yêu dân, khiến dân làm việc, phải hợp thời (khi rảnh việc nông)” [43, tr. 28]. Có như vậy theo Nho giáo, dân mới tin và quy phục nhà vua, người cầm quyền.

Chịu ảnh hưởng tư tưởng trên của Nho giáo và với tư cách là người đứng đầu nhà nước, nhiều nhà vua triều Nguyễn đã đưa ra nhiều chiếu, dụ thể hiện điều này. Như vua Gia Long đã nói: “Dùng sức dân nên dè sẻn. Đắp đất

đai sai dân làm thì được, còn sảnh thự, nên lấy binh lính mà làm” [111, tr. 784-785]; vua Minh Mạng dụ Nội các: “Ta từ khi lên ngôi đến giờ, chăm chăm mưu việc trị nước, chưa từng khinh phí của dân, khinh dùng sức dân. Và việc đặt giá để mua từ xưa tới nay, phần nhiều vẫn trả giá hậu, vốn là để ích nước, lợi dân, không phải một tỉnh Khánh Hoà mà thôi. Trước giờ chỉ thấy người ta lấy làm vui chứ không nghe thấy người ta lấy làm khổ. Nếu có điều gì làm khổ cho dân thì chẳng qua vì cớ quan địa phương không biết thừa hành, tuyên dương đức hoá, mà lại dùng dằng làm khó dễ đó thôi. Phàm các vật đặt mua này, đều để chi dùng về việc nước, việc quân, không thể thôi được. Ta thực không cầu chuốc thức gì là hát hay, sắc đẹp, chó săn, chim mồi. Dân ta đều có lương tri, lương năng, chắc đã biết rõ, sao đến nỗi tỏ vẻ kinh sợ” [114, tr. 347-348]; còn vua Thiệu trị thì nói: “Kính vua, mến người trên, vẫn là cái tình rất hậu của dân ta, nhưng trẫm đối với việc yêu dân, chưa từng một chút bỏ nhãng, há nỡ kinh dị dùng sức của dân sao?” [60, tr. 36]. Và trước những việc làm của tầng lớp quan lại để cho dân đói khổ, lợi dụng lúc dân đói kém mà bắt dân làm việc quá sức, phát chẩn cho dân không đúng, không đều, nhà vua triều Nguyễn đã phê phán, ngăn cấm và yêu cầu tầng lớp quan lại luôn động viên nhân dân sản xuất. Như nhiều nhà vua đã dụ rằng: “Lũ dân kia ai chẳng là con đỏ của triều đình, nếu cho đi làm việc công, để nhờ thóc kho mà ăn thì không những công việc nhà nước chóng xong, mà thóc gạo lưu thông, nhân dân ai cũng dễ dàng để sống. Đó thực là lợi ích lớn cho việc quốc kế dân sinh…” [113, tr. 481].

Dưỡng dân không chỉ làm cho dân no đủ mà còn làm cho dân đông đúc, quan tâm đến những người không còn ai để trông cậy. Như vua Minh Mạng đã từng dụ rằng, “Giữ dân, không có cách gì khác, cốt ở sự yên nuôi sinh sản đấy mà thôi, cho nên đời xưa nói đến nước thịnh trị, tất phải nói là dân đã đông đúc, trẫm từ khi lên ngôi đến nay, chỉ chăm lo việc vỗ nuôi nhân dân và gia ơn cho kẻ quan, quả, cốt mong cho dân ta sinh sản ngày một nhiều để được cường thịnh…” [115, tr. 242-243].

Về cơ bản, các vua Nguyễn vẫn thi hành chính sách dưỡng dân theo đúng tinh thần Nho giáo: người cai trị phải chăm lo đời sống vật chất của dân, làm cho dân no đủ, không bị chết đói, chết rét, an cư lạc nghiệp, đừng có

tranh giành kiện cáo, chớ làm loạn để cùng hưởng thái bình. Muốn vậy phải dạy dân làm ăn (làm ruộng), sai khiến dân có chừng mực, thu thuế nhẹ, …

Dưỡng dân và giáo dân là hai mặt của vấn đề và có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc trị quốc. Giáo dân và dưỡng dân gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong đường lối trị dân, trị nước của người cầm quyền.

Chính sách giáo dân, theo Khổng Tử là: “Dân đông rồi thì người cầm quyền phải làm cho dân giàu, dân giàu rồi, phải giáo hoá dân” [43, tr. 216], dân được giáo hoá thì dễ cai trị, dễ làm điều thiện, dễ theo lẽ phải, vì “xử với dân mà nghiêm trang thì dân cung kính. Hiếu thuận từ ái thì dân trung thành. Cất nhắc người tốt, dạy dỗ người không tốt thì dân khuyên nhau làm điều thiện” [43, tr. 49]. Theo Nho giáo, giáo hoá dân còn phụ thuộc vào tư cách của người cầm quyền, tức là, người cầm quyền muốn trị được dân, giáo được dân thì phải có tài trí, phải có đức nhân, thái độ thì phải nghiêm trang, giáo hoá dân phải bằng lễ: “Tài trí đủ để trị dân mà không biết dùng đức nhân để giữ dân, thì tất sẽ mất dân. Tài trí đủ để trị dân, biết dùng nhân đức giữ dân, mà đối đãi với dân không trang nghiêm thì dân không kính. Tài trí đủ để trị dân, biết dùng nhân đức giữ dân, lại biết trang nghiêm đối đãi với dân mà không biết dùng lễ cổ vũ dân theo thì chưa hoàn tốt” [43, tr. 266]. Như vậy, giáo hoá dân là một nội dung của đường lối cai trị, là biện pháp để giúp dân đi theo đường chính, tìm về với lẽ phải và làm điều thiện. Mục đích giáo hoá là dạy dân đạo làm người biết hiếu đễ, trung tín, nhân nghĩa, biết suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực, quy phạm đạo đức của Tam cương, Ngũ thường.

Về giáo dân, trong Nho giáo, không phải ai cũng được giáo hoá như nhau, mà bản thân sự giáo hoá đã có sự phân biệt. Đối với người quân tử thì học để thành người cầm quyền, học trở thành người có đạo đức để trị dân, trị thiên hạ; đối với kẻ tiểu nhân, học chỉ để an phận với cảnh nghèo, để đễ sai khiến, để nuôi dưỡng người. Như vậy, mục đích cao nhất của giáo hoá dân theo Nho giáo là đưa con người vào khuôn phép, ràng buộc con người vào những chuẩn mực đạo đức và tuân theo tôn ty trật tự của xã hội phong kiến. Bên cạnh việc giáo hoá bằng chuẩn mực đạo đức, dạy con người biết hành

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)