Ảnh hưởng của Nho giáo tới việc xây dựng và thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 81 - 94)

dựa vào tập tục. Từ thế kỷ XI, Hình thư của nhà Lý ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước theo phương thức mới hơn, cao hơn, hiệu quả hơn khi đất nước phát triển đi lên, cương vực mở rộng, các mối quan hệ có xu hướng ngày một phức tạp. Hình thư nhà Lý được biên soạn xong năm 1042, đó là sự kết hợp hài hoà giữa tư tưởng của Nho giáo, tư tưởng của Phật giáo với niềm tự tôn dân tộc; là sự pháp chế hoá phép trị nước theo Nho giáo và Phật giáo.

Tư tưởng tôn quân, tam cương, ngũ thường ngày càng được đề cao. Đó là tri thức, đạo đức làm người và cũng là pháp lý. Thời Trần và Lê sơ cũng có những bộ luật như Quốc triều hình luật (thời Trần), Quốc triều hình luật hay còn gọi là Luật Hồng Đức (thời Lê sơ).

Thời phong kiến ở các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Nho giáo là cơ sở lý luận và là hạt nhân của hệ tư tưởng thống trị xã hội. Nho giáo phản ánh ý chí và quyền lực của giai cấp phong kiến. Khác với Pháp gia - chủ trương pháp trị, nghĩa là dùng pháp luật để trị nước, Nho gia chủ trương lễ trị, tức là dùng lễ, dùng đức để giáo hoá và ràng buộc mọi người trong xã hội vào trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến và chế độ phong kiến. Song để duy trì một thiết chế nhà nước bền vững, các triều đại phong kiến ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc dùng lễ và đức trong quản lý xã hội mà còn quan tâm đến pháp luật. Việc kết hợp lễ trị với pháp trị trong cai trị và quản lý xã hội là một thực tế lịch sử, trong đó pháp luật là để răn đe và trừng trị những hành vi phạm pháp, lễ trị là để khuyên người ta tuân theo pháp luật. Khổng Tử quan niệm: “Dùng chính lệnh để dắt dẫn dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính” [43, tr. 39].

Pháp luật là biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị, là một trong những công cụ bảo vệ, duy trì địa vị thống trị của giai cấp thống trị. Trong xã hội phong kiến lấy Nho giáo làm hạt nhân của hệ tư tưởng thống trị, giai cấp phong kiến thống trị đều kết hợp Lễ trị và pháp trị trong việc cai trị, tổ chức

và quản lý nhà nước. Trong đó pháp trị chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong quản lý và giáo hoá bằng đạo đức mà thôi.

Các bộ luật thời phong kiến Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Tư tưởng tôn quân, tam cương, ngũ thường, chính danh… của Nho giáo là cơ sở hình thành và chi phối nội dung, tính chất của pháp luật, trong cả việc thực hành pháp luật.

Chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng vào thời Lê mạt. Để khắc phục tình trạng khủng hoảng ấy và nhằm khôi phục lại chế độ phong kiến, triều Nguyễn cho rằng, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là chấn hưng Nho giáo. Nho giáo được tái độc tôn nhằm phục vụ nhu cầu cai trị và quản lý xã hội. Nho giáo dưới triều Nguyễn mang đậm màu sắc Hán nho và Tống nho ngay cả trong việc xây dựng và thực thi luật pháp.

Trong chớnh sỏch cai trị của triều Nguyễn, như vua Gia Long đó bàn định rừ là phải kết hợp đạo đức và hình phạt: “Đạo trị dân giáo hoá nên làm trước.

Nhưng nay dân mới trải qua thời loạn, nhiễm thói xấu đã lâu, chưa tin giáo hoá mới, trong phép trị mối loạn, hình phạt không thể dùng được. Cần phải lấy lòng kính thương mà làm cẩn thận thế nào đó thôi” [111, tr. 518]. Vua Gia Long sai đình thần soạn định luật lệ năm 1811, lấy Nguyễn Văn Thành sung chức Tổng tài. Dụ rằng: “các bực đế vương trị nước, hình pháp đặt ra đã lâu.

Hình pháp không đúng thì dân không chỗ mà nắm. Nay luật lệ chưa định, pháp ty không theo vào đâu được, thực không phải ý “Khâm tuất minh doãn”

(kính cẩn, thương xót, sáng suốt, tin đúng) của trẫm. Bọn khanh nên hết lòng khảo xét những pháp lệnh điển lệ của triều, tham hợp với điều luật đời Hồng Đức và nước Đại Thanh, lấy bỏ cân nhắc mà làm thành sách. Trẫm sẽ tự sửa chữa cho đúng để ban hành” [111, tr 807].

Với tinh thần chung của pháp luật thời phong kiến là trấn áp các hành vi chống đối và làm nguy hại đến nền an ninh quốc gia và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến, bảo vệ tôn ty, trật tự, đạo đức phong kiến, bộ Luật Gia Long (còn gọi là Hoàng triều luật lệ, hay Hoàng Việt luật lệ) được ban hành năm 1815 dưới triều Nguyễn, đã tiếp thu triệt để sự kết hợp giữa thần quyền và thế quyền. Bộ luật này về quy mô thì đồ sộ hơn bất cứ bộ luật nào trước đó, về nội dung và tính chất thì khắc nghiệt hơn. Điều này có thể hiểu được,

bởi nhà Nguyễn thành lập sau một thời gian dài nội chiến với Tây Sơn, sau đó lại đứng trước nguy cơ xâm lược của phương Tây. Luật Gia Long là một vũ khí, công cụ có hiệu quả để tuyên truyền Nho giáo, để bảo vệ những quy phạm đạo đức trong Tam cương, Ngũ thường. Cụ thể hơn, bộ luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; là công cụ bảo vệ luân lý, trật tự đẳng cấp theo tinh thần Nho giáo; ràng buộc con người vào khuôn khổ của chế độ phong kiến;

duy trì trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ phong kiến triều Nguyễn.

Vua Gia Long đích thân làm bài tựa cho bộ luật ấy, rằng: “Trẫm nghĩ thánh nhân trị nước, hình phạt và giáo hoá chưa từng bỏ bên nào. Vì lòng dân có dục vọng, việc đời không bến bờ, nếu không có hình pháp để ngăn ngừa, không thể khiến người theo giáo hoá mà biết đạo đức được, cho nên nói hình pháp là khí cụ giúp cho chính trị, có phải là nói suông đâu! Luật lệnh là để đoán định hình phạt, Người xưa bàn việc mà chế trị, không dùng chém giết, có phải là việc chém giết không thể không dùng được đâu! Chỉ là dân thuần việc ít, còn có thể qua loa được. Nhưng phong hội đã xuống, việc ngụy ngày thêm, hình phạt không đủ để thắng kẻ gian, khoa điều không đủ dùng vào việc, cho nên luật lệ điều lệnh, dần có tăng lên. Có phải là bởi xưa nay khác nhau mà luật không thể thiếu được đâu! Các triều nước ta tới nay đều có lệnh điển. Từ thuở Tây Sơn nổi loạn, giềng mối đắm chìm, pháp luật tan nát, xảo trỏ thờm nhiều, túm lại thỡ cú việc bỏ sút, suy ra thỡ cú chỗ lý chưa rừ ràng. Kẻ ngu thì không biết mà rảo lánh; kẻ ngoan thì dễ dàng mà khinh nhờn. Mà dưới sự tra hỏi, thì ra vào phụ họa, không có căn cứ ở đâu; oan uổng không có chỗ kêu, lòng người nhân há chẳng bất nhẫn sao? Trẫm nhờ uy thiêng của liệt thỏnh, dẹp yờn giặc loạn, thống nhất cừi bờ, ngang dọc sửa sang, hằng lấy giáo hoá làm việc trước, mà việc hình ngục lại càng chú ý hơn. Mở sách xem hình luật các đời, nước ta từ Lý Trần Lê dấy lên, mỗi đời có một chế độ, mà đầy đủ nhất là đời Hồng Đức. Trung Quốc thì các nhà Hán Đường Tống Minh dấy lên, sách luật lệnh mỗi đời đều có sửa đổi mà đầy đủ nhất là ở nhà Đại Thanh. Vậy sai đình thần chuẩn theo điển lệnh của các triều, tham chước điều luật của đời Hồng Đức và của nhà Thanh, lấy bỏ cân nhắc, cốt sao cho đúng, mà vựng tập thành biên. Trẫm thân tự sửa chữa, ban hành cho thiên hạ khiến

người ta biết được phộp lớn cấm ngừa, rừ như mặt trời mặt trăng khụng thể ẩn giấu. Điều cấm răn dạy nghiêm như sấm sét không thể xâm phạm. Kẻ lại giữ việc quan được vâng làm phép sáng, người dân ngu dốt dễ tránh sự sai lầm, do đó dời đến điều lành, lánh xa trừng phạt, thoát hình ngục mà theo giáo hoá, khụng phạm đến quan, chẳng hại lẽ chớnh. Ngừ hầu thi hành hỡnh phỏp được long trọng, chẳng phải là nhờ ở đấy sao?” [111, tr 842].

Luật Gia Long chính thức được vua Gia Long phê chuẩn và ban bố cho trong ngoài. Chiếu rằng: “Việc hình là để ngăn cấm giữ dân, có sáng rừ thỡ kẻ ngu ngoan mới biết đường đi lối trỏnh. Phỏp luật là của chung của thiên hạ, có nhất định thì quan lại mới biết có chỗ nắm theo. Quốc triều ta từ trước xử đoán việc hình đã sẵn phép thường. Từ buổi Tây Sơn nổi loạn, pháp luật mất hết, hình phạt không có điều chương, kẻ gian dối ngày càng lắm.

Trẫm vâng mệnh trời, vỗ về dân chúng, dạy đức sửa lễ, theo lời thánh nhân, nhưng sau buổi loạn ly, mối tệ chưa trừ được hết. Khí cụ giúp việc trị nước, không giám bỏ lơ. Trong khi xử đoán, mệnh người là rất quan hệ, trẫm rất để ý. Trừ cái xấu, bày cái mới cần phải có pháp nhất định. Vậy nên đặc biệt sai đình thần tham khảo điển cũ của bản triều, luật lệ đời Hồng Đức, điều luật nước Đại Thanh, cùng những điều mới định gần đây, châm chước những điều thích hợp mà biên tập thành sách, trẫm thân hành xét định, phàm 22 quyển.

Lại sai các đại thần tổng tài và khảo hiệu để khắc in, ban hành cho thiên hạ để làm lệnh điển đời đời. Từ nay xét xử ngục tụng, hết thảy y theo luật điều mới ban, không được trái vượt. Quan lại trong ngoài đều nên lưu tâm nghiên cứu.

Dẫn dụng mà xử đoỏn, cần phải rừ ràng khiến cho hỡnh ngục được cụng bằng, không ai bị oan lạm, để báo đáp tấm lòng xử phạt thương xót việc hình của trẫm” [111, tr. 905].

Luật Gia Long gồm 398 điều, chia làm 22 quyển. Các điều luật được chia làm 6 loại tương đương với phân chia công việc của 6 bộ. Đây là bộ luật lớn điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể: 1.

Danh lệ: quy định những nguyên tắc chung về tội phạm và hình phạt (45 điều); 2. Lại luật (27 điều); 3. Hộ luật (66 điều); 4. Lễ luật (26 điều); 5. Binh luật (58 điều); 6. Hình luật (166 điều); 7. Công luật (10 điều).

Theo ông P.Philastre: “… bộ luật An Nam gồm các sắc luật có lời bàn và cỏc chỉ dụ kốm theo rừ ràng là một bộ luật mụ phỏng theo bộ luật Thanh triều. Chỉ có khác là đã bỏ bớt ở đôi chỗ này và đã sửa đổi ở đôi chỗ nọ.

Khoản sửa đổi quan trọng hơn hết là khoản lược bỏ một số điều luật của bộ luật Thanh triều.

… Cho dầu gọi là luật nhà Thanh hay gọi là luật Gia Long tựu trung đây vẫn là một bộ hình luật, một phần của những quy định trong ngành pháp chế của mỗi nước gồm có:

1) Những đạo luật về các án thường sự chưa thành luật hẳn mà chỉ là những lời khuyên răn về lối ăn ở cư xử lấy trong Ngũ kinh, nhất là trong Kinh Lễ.

2) Những quy định coi như là hiến ước dựa theo một bộ sách xưa tên là Chu Lễ chép các lễ tục của nhà Chu.

3) Những đạo luật gọi là Lục bộ điều liên quan đến sự điều hành các công việc thuộc thẩm quyền của mỗi bộ trong lục bộ.

4) Sau rốt, những Sắc luật và chỉ dụ mà thật ra vốn là một bộ hình luật như đã nói ở trên” [81; tr 1057-1058].

Bộ luật này đã được sử dụng trong suốt triều Nguyễn, là căn cứ luật pháp đáng tin cậy nhất dưới triều Nguyễn và được các vua Nguyễn sau này sửa đổi, bổ sung vẫn với tinh thần “việc hình quan hệ đến sự thư thái hay đau xót của dân” [112, tr. 589] và “người xưa lập pháp, làm tội để khỏi tội” [112, tr. 543]. Vua Minh Mạng sai các quan hiệu chính luật lệ với tiêu chí: “Luật lệ là phép lớn để ngăn cấm của nhà nước. Nếu có điều gì chưa đúng thì lưu tệ vô cùng tất phải họp cả trí khôn của nhiều người, cân nhắc lấy bỏ cho được thoả đáng, mới có thể mãi về sau mà không thay đổi” [113, tr. 44]. Vua Minh Mạng từng dụ rằng: “Hình là đồ dùng để giúp việc chính trị, mà luật là sách để xử hình, trong đó cân nhắc nảy mực, có chỗ chiết trung, quan hệ đến phép nước rất lớn. Đức hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta lúc mới đại định, lấy khoan nhân thay tàn ngược, mà việc hình lại càng lưu ý hơn. Khoảng năm Gia Long, đã sắc cho hữu ty biên soạn luật lệ để ban hành, thực là sự chế tác của thần thánh đặt sự giáo hoá ở trong việc hình, khiến quan dùng mà xét đoán, dân biết mà không phạm, để đón lấy cái phúc trung chính… Hiện nay sách

luật lệ cũng nên hiệu chính lại, để cho quan lại xét hình có chỗ noi theo. Duy sự xét định hình pháp rất quan hệ đến chính trị lớn của triều đình, trong ấy châm chước thêm bớt cần phải rộng lấy lời bàn của công chúng, cho hợp thời nghi, rồi mới có thể lập thành phép tắc để lại cho đời sau” [113, tr. 25].

Các vua Nguyễn sau đó còn ban bố nhiều đạo dụ, chiếu để bổ sung cho luật Gia Long như: Minh Mạng ban hành Đại Nam hội điển toát yếu năm 1833, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các quan lại và các cơ quan nhà nước; Thiệu Trị ban hành Đại Nam hội điển sự lệ năm 1843…

Vai trò, đồng thời cũng là mục đích chủ yếu của Luật Gia Long và pháp luật phong kiến là điều chỉnh mối quan hệ vua - tôi theo tinh thần Nho giáo, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm mục đích tu, tề, trị, bình.

Luật pháp Việt Nam thời phong kiến ra đời chịu ảnh hưởng của Nho giáo có chức năng chủ yếu là bảo vệ quyền lợi của dòng họ thống trị, của giai cấp thống trị. Tư tưởng trung quân được đặc biệt đề cao, trước hết và trên hết là đảm bảo quyền uy của vua, sự bền vững của ngôi vua. Luật Gia Long cũng không nằm ngoài chức năng đó. Các quy định trong Thập ác của bộ luật thể hiện rất rừ điều này. Cỏc tội được núi tới trong Thập ỏc, thỡ cú đến hơn một nửa là các tội vi phạm, hoặc làm nguy hại đến địa vị cai trị, quyền lực tối cao và tài sản của vua, của người cầm quyền như, tội mưu phản: làm nguy xã tắc;

tội mưu đại nghịch: phá huỷ tôn miếu, lăng và cả cung điện vua; tội phản bội:

theo giặc chống lại đất nước; tội đại bất kính: ăn trộm đồ vua dùng để cúng tế đại lễ, ấn tín của vua… Theo đó, tội mưu phản là tội lớn nhất. Điều này khẳng định vai trò, vị trí của vua trong thiên hạ, bởi theo Nho giáo vua là thiên tử, ngôi vua là không thể xâm phạm. Như vậy, các nội dung trên trong Thập ác không chỉ nhằm bảo vệ đời sống và tính mạng, sức khoẻ của nhà vua- người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền lực mà còn góp phần nhằm củng cố địa vị và uy quyền tuyệt đối của nhà vua và nhà nước phong kiến.

Cũng là tôn quân, đề cao quyền lực tuyệt đối của vua, pháp luật triều Nguyễn đưa ra các hình phạt vô cùng nặng và tàn khốc đối với người nào vi phạm những điều cấm về canh giữ cung điện, thái miếu, giả mạo chiếu thư…

Hình phạt dành cho các tội trên đều là tử hình, với tất cả các hình thức hết sức man rợ như giảo, trảm, lăng trì. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ đã

ghi rừ: "kẻ nào khụng cú phận sự mà tự tiện vào cửa Tử Cấm Thành, cửa Ngọ Môn, Đông Hoa, Thần Vũ... thì đều phải phạt 100 trượng... tự tiện vào nơi làm cơm của vua và chỗ vua ở, phải tội giảo (giam hậu)" [104, tr. 263]; “kẻ nào hướng vào nhà Thái Miếu và cung điện mà bắn tên, bắn đạn, ném gạch đá, thì phải tội giảo (giam hậu)” [104, tr. 269]; “kẻ mưu phản… và đại nghịch… đều phải tội xử tử đem lăng trì. Ông, cha, con cháu, anh em kẻ chính phạm không phân biệt là khác họ, hay thân thuộc còn phải để tang 1 năm… từ 16 tuổi trở lên… đều phải tội trảm; còn (con trai) từ 15 tuổi trở xuống, cùng mẹ, con giá, vợ cả, vợ bé, chị em giá và vợ cả, vợ bé của con đều cấp cho các nhà công thần dùng làm nô. Tài sản của chính phạm tịch thu sung làm của công…”[104, tr. 341-342]; “kẻ nào làm giả mạo tờ chế thư cùng là thêm bớt vào tờ chế thư, thì nếu như đã thi hành rồi, chia ra thủ phạm, tòng phạm đều xử tội trảm (giam hậu); nếu chưa thi hành, thì kẻ thủ phạm bị xử tội giảo (giam hậu). Kẻ tòng phạm giảm 1 bậc” [104, tr. 502]; “kẻ nào truyền ra lời Chiếu, Chỉ giả mạo (từ trong cung điện truyền ra), thì kẻ thủ phạm xử tội trảm (giam hậu). Kẻ tòng phạm xử phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm" [104, tr.

505].

Ngoài ra, mọi hành vi vi phạm trật tự xã hội, lễ giáo phong kiến khác cũng đều bị trừng trị với hình phạt rất nặng- tội chết. Trong Luật Gia Long các tội đó đã được đề cập đến trong Thập ác như: Ác nghịch: đánh giết ông bà, cha mẹ…; Bất đạo: không còn đạo lý; Bất hiếu: tố cáo, đánh mắng chửi, không để tang ông bà, cha mẹ…; Bất mục: đánh giết những người thân thuộc;

Bất nghĩa: dân giết quan, trò giết thầy…; Nội loạn: thông dâm với người trong họ, thê thiếp của ông cha.

Pháp luật triều Nguyễn được xây dựng và thi hành nhằm bảo vệ Nhà nước chuyên chế, bảo vệ các lễ giáo phong kiến như: trung, hiếu… Tư tưởng tôn quân, trung vua của Nho giáo trong Luật Gia Long được khẳng định như trên đã phân tích.

Trong Luật Gia Long, tư tưởng Nho giáo về phân biệt trật tự, đẳng cấp trong xã hội được quy định rất khắt khe. Các tội vi phạm Tam cương, trật tự trên dưới, tam tòng tứ đức… của Nho giáo đều được xem là sự vi phạm nghiêm trọng đạo đức, pháp luật, trật tự kỷ cương của xã hội và chế độ phong

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 81 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)