1.1. Khái lược về Nho giáo và vị trí, vai trò của Nho giáo ở Việt Nam trước thế kỷ XIX
1.1.2. Vài nét về Nho giáo Việt Nam trước thế kỷ XIX
Nho giáo là một học thuyết triết học, chính trị - xã hội, đạo đức ra đời và phát triển trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, qua từng giai đoạn phát triển, nó có vai trò và vị trí nhất định trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam:
Nho giáo du nhập vào Việt Nam bằng con đường xâm lược và giao lưu văn hoá từ thời Bắc thuộc. Nho giáo vào Việt Nam theo gót giày quân xâm lược phương Bắc, là công cụ chủ yếu của chúng nhằm nô dịch, thống trị, Hán hoá người Việt, biến nước Việt Nam thành quận, huyện của Trung Hoa. Đồng thời, Nho giáo cũng như mọi tư tưởng khác, không bao giờ tự đóng khung phạm vi ảnh hưởng của nó trong một vùng lãnh thổ nhất định. Người Việt tiếp nhận Nho giáo qua giao lưu văn hoá đã dần nhận ra rằng, Nho giáo là tri thức cần thiết dạy đạo làm người, dạy cách ứng xử giữa người với người trong cộng đồng. Ngoài ra, Nho giáo còn được du nhập vào nước ta thông qua những hoạt động mang tính tự phát của khá đông Nho gia Trung Quốc thất thế, bị đày hoặc tự động di cư lánh nạn sang nước ta. Nho giáo thời Bắc thuộc có tác dụng nhất định đối với xã hội Việt Nam, làm xuất hiện hai lớp người mới là thầy giáo và học trò, xuất hiện trường học, chữ viết Trung Quốc cũng vì thế mà được du nhập vào Việt Nam, được sử dụng phổ biến và trở thành văn tự chính thức trong một thời gian dài; hệ thống các phong tục, tập quán, phép ứng xử, lễ nghi, quy phạm về đạo đức, định chế pháp luật cũng thâm nhập vào Việt Nam và có tác dụng tích cực nhất định. Người Việt tiếp nhận Nho giáo một cách tự nguyện với tư cách là tri thức dạy đạo làm người. Song nó chưa ảnh hưởng sâu rộng đến đa số nhân dân bởi nó là công cụ của kẻ xâm lược. Qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, Nho giáo là công cụ của giai cấp thống
trị nô dịch nước ta, thời kỳ này Nho giáo được tiếp nhận một cách dè dặt và chưa ảnh hưởng nhiều đến người Việt.
Thế kỷ XI, sau khi nước ta giành được độc lập, Nho giáo chính thức được giai cấp phong kiến Việt Nam, cụ thể là triều Lý lựa chọn làm hệ tư tưởng để tổ chức, quản lý xã hội trong cấu trúc Tam giáo đồng nguyên (hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão).
Từ thế kỷ XI khi chế độ phong kiến tập quyền ở Việt Nam được xác lập, Nho giáo đã thể hiện được vai trò là hệ tư tưởng của quốc gia độc lập.
Việc xây dựng và phát triển bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam vững mạnh về mọi mặt là xu thế tất yếu khách quan và hợp quy luật trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà Lý đứng trước sự lựa chọn có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh đất nước, một mặt phải đảm bảo được nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, mặt khác cần phải xây dựng một nhà nước phong kiến vững mạnh. Để xây dựng, phát triển bộ máy nhà nước tập quyền vững mạnh, nhà Lý cần có một hệ tư tưởng chính thống làm nền tảng tư tưởng. Khi chưa thể xây dựng được một hệ tư tưởng mới, bên cạnh Phật giáo, Đạo giáo, nhà Lý không thể không chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng phục vụ nhu cầu trên đây cũng như trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Dù Nho giáo là công cụ mà nhà Hán dùng để cai trị, nô dịch nhân dân ta, song những ưu điểm của nó với tư cách là một hệ tư tưởng thì không thể phủ nhận, và nhà Lý đã nắm bắt được điều đó, dùng Nho giáo làm hệ tư tưởng của triều đại trong cấu trúc Tam giáo đồng nguyên. Đó là lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước, nhu cầu ổn định và phát triển đất nước sau chiến tranh.
Tình hình chính trị trong nước ổn định, nhà Lý có điều kiện mở mang học vấn. Sự học trở thành một nhu cầu cấp thiết để củng cố chính quyền, để tuyển chọn quan lại. Nho giáo cũng theo sự phát triển của việc học mà phát triển dần dần, chắc chắn. Có thể nói, thời kỳ này, Nho giáo dần chiếm lĩnh địa vị thống trị về chính trị và tư tưởng. Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu tại kinh thành Thăng Long, đắp tượng Chu Công, Khổng tử và 72 vị tiên hiền; năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên là khoa thi Minh kinh bác học và Nho học tam trường để chọn người dạy Nho học, tuyển chọn quan lại;
năm 1076, nhà Lý cho xây dựng Quốc tử giám, lúc đầu là trường dành cho con em quý tộc nhà Lý học tập; năm 1095, Lý Cao Tông mở kỳ thi Tam giỏo… Đú là những biểu hiện rừ rệt nhất của việc lựa chọn và phỏt triển Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ; là sự khẳng định vai trò, vị trí nhất định của Nho giáo trong kiến trúc thượng tầng của xã hội phong kiến Việt Nam.
Thời Trần, do yêu cần củng cố chế độ phong kiến, bộ máy nhà nước cần được tăng cường, giáo dục - khoa cử được tổ chức thường xuyên để đào tạo tầng lớp quan lại bổ sung vào bộ máy nhà nước. Do vậy, Nho giáo có ảnh hưởng rộng rãi hơn, mạnh mẽ hơn đối với con người và xã hội phong kiến Việt Nam so với trước đây. Tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo, quan lại trong nhà nước có nhiều người xuất thân từ nho sĩ. Họ là những kẻ đại diện cho giai cấp địa chủ, nắm địa vị quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Nho giáo phát triển nhanh chóng hơn ở cuối thế kỷ XIII, tầng lớp nho sĩ đã chiếm được một địa vị quan trọng trong bộ máy nhà nước. Các khoa thi được mở đều đặn hơn do nhu cầu nhân tài của nhà nước và do nhu cầu văn hoá của các tầng lớp xã hội. Năm 1232, nhà Trần đặt học vị cho chế độ thi cử Nho học là Thái học sinh - học vị cao nhất; năm 1247, đặt lệ Tam khôi (3 người đỗ cao nhất của khoa thi Thái học sinh): Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.
Đến cuối đời Trần, Nho giáo chiếm ưu thế hơn so với Phật giáo ở cả lĩnh vực chính trị, văn hoá, song cũng không cứu vãn nổi nhà Trần khỏi suy vong. Xã hội xuất hiện những khủng hoảng, mâu thuẫn nội tại trong nội bộ giai cấp phong kiến. Phật giáo có những biểu hiện làm tổn hại quốc gia như:
chùa xây quá nhiều, sư sãi đông đúc… Thế kỷ XIV cũng là thời kỳ xuất hiện tầng lớp quý tộc và quan liêu Nho sĩ trong xã hội. Lực lượng này ngày càng đông đảo, có vị trí, vai trò lớn đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Đặc biệt xuất hiện giai cấp mới trong xã hội: giai cấp địa chủ, và giai cấp này ngày càng trở thành một thế lực lớn trong xã hội.
Nhằm mục đích duy trì sự ổn định xã hội, khắc phục mâu thuẫn nội bộ, tạo ra những tiền đề phát triển đất nước hơn nữa về mọi mặt, đủ điều kiện bảo vệ nền độc lập và chủ quyền quốc gia, Hồ Quý Ly sau khi đoạt ngôi nhà Trần,
đã đưa ra hàng loạt những cải cách về kinh tế, văn hoá… nhằm hạn chế uy quyền của giai cấp thống trị, trước hết là tầng lớp quý tộc. Những biến đổi ấy tạo ra diện mạo mới cho Nho giáo. Chính sách hạn nô, hạn điền của ông đã hạn chế được thế lực của quý tộc nhằm tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, chuyển dần chế độ quý tộc sang chế độ quân chủ quan liêu, tăng cường hơn nữa sức mạnh kinh tế cho nhà nước. Nhà nước phong kiến Việt Nam đứng đầu là Hồ Quý Ly đã quy định lại chế độ học và thi cử nhằm đào tạo đội ngũ Nho sĩ mới, tuyển quan lại chủ yếu bằng thi cử Nho học… Hồ Quý Ly đã tạo ra những điều kiện nhất định để độc tôn Nho học, Nho giáo thông qua các chính sách giáo dục, các hoạt động học thuật như viết sách Minh đạo làm rừ đạo Khổng…
Trong thời gian nước ta bị nhà Minh xâm lược (1407-1427), Nho giáo được nhà Minh du nhập đã trở thành công cụ thống trị và nô dịch nhân dân ta.
Nhà Minh mở rộng nhà trường Nho học nhằm đào tạo tầng lớp Nho sĩ mới, truyền bá văn hoá Trung Hoa, sách vở Nho giáo được đưa nhiều nhất vào Việt Nam từ trước đến nay. Sau kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nho giáo được các triều đại phong kiến Việt Nam, các nhà vua sử dụng như là một trong những công cụ chủ yếu để ổn định đất nước sau chiến tranh, đặc biệt là trong việc tổ chức xây dựng và phát triển mô hình nhà nước phong kiến - mô hình này khác mô hình thời Lý - Trần - mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Lý giải vấn đề này, GS. Trần Văn Giàu viết: “Nho giáo được tụn làm quốc giỏo thỡ, rừ ràng là nhiều hay ớt lý trớ cú tiến tới so với tụn giỏo, nhưng, đáng trách thay, kẻ thắng trận về quân sự và chính trị lại quá phục tùng kẻ thua trận trên các mặt văn hoá, học thuật! Nó thua trận nhưng nó khổng lồ và vốn là thầy trong suốt cả ngàn năm” [24, tr. 75].
Thế kỷ XV, dưới triều Lê sơ, Nho giáo giành được địa vị độc tôn trong hệ tư tưởng chính thống cùng với sự tồn tại của tư tưởng Phật giáo. Nho giáo bắt đầu chiếm địa vị độc tôn trong thượng tầng kiến trúc của xã hội phong kiến.
Nếu như ở đầu thời Lê sơ, số phận, địa vị của các nhà nho và Nho giáo gặp trắc trở nhất định, ảnh hưởng của nó chưa sâu sắc, chưa hoàn toàn chiếm ưu thế trong hệ tư tưởng cũng như trong bộ máy nhà nước, thì sau đó và trong
suốt thời kỳ Lê sơ, Nho giáo và giáo dục - khoa cử Nho học được nhà Lê hết sức quan tâm. Tiến cử người hiền tài, tổ chức tuyển dụng quan lại chủ yếu bằng khoa cử, hoàn thiện quy chế thi cử, đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích học, thi… trên thực tế nhà nước phong kiến đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển Nho giáo về nhiều mặt, làm cho Nho giáo trở thành địa vị độc tôn và phát triển cao nhất trong lịch sử Nho giáo Việt Nam. Giai cấp phong kiến Việt Nam thời Lê sơ lấy Tống Nho làm công cụ thống trị về tinh thần, làm cơ sở lý luận và nguyên tắc đạo đức để củng cố trật tự xã hội và bảo vệ quyền thống trị của giai cấp phong kiến.
Để thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền, độc lập quốc gia, Lê Thánh Tông đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để Nho giáo ảnh hưởng và chi phối đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tiếp tục một cách kiên quyết nhất, triệt để nhất trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để độc tôn Nho giáo:
- Đưa ra chính sách, biện pháp hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, như không cho xây dựng thêm chùa, quán. Các nhà sư, đạo sĩ từ 50 tuổi trở lên, có đạo đức mới được hành đạo, họ phải qua một kỳ thi kinh điển của Phật giáo hay Đạo giáo, không đỗ phải hoàn tục.
- Mở rộng hơn nữa hệ thống nhà trường, không phân biệt thành phần trong xã hội đều được học, được thi Nho học (chỉ cấm phụ nữ, đào hát, những người không có đạo đức…). Năm 1442, đổi học vị Thái học sinh là Tiến sĩ;
năm 1483, nhà Lê cho soạn văn bia, dựng bia ghi tên những người đã đỗ Tiến sĩ; các lễ lớn nhằm khuyến khích việc học và thi trước đó được thực hiện đầy đủ, thường xuyên như: xướng danh, ban mũ mão, đãi yến tiệc, vinh quy bái tổ và đến thời Lê Thánh Tông, có thêm khắc bia ghi danh Tiến sĩ.
- Tuyển chọn quan lại chủ yếu bằng con đường khoa cử Nho học. Thời Lê Thánh Tông, quy tắc “học nhi ưu tắc sĩ” (học giỏi tất làm quan) và “vi quan nhi tắc học” (làm quan vẫn phải học) được nhà nước thực hiện triệt để, đã góp phần tạo ra bộ máy nhà nước có học, tạo ra xã hội có học. Như vậy, Nho sĩ Việt Nam thời Lê Thánh Tông là một đẳng cấp, lực lượng xã hội đáng kể, chỗ dựa chủ yếu của bộ máy nhà nước phong kiến, vai trò của quý tộc không còn đáng kể trong đời sống chính trị. Khác với thời Lý - Trần, quan lại
chủ yếu là quý tộc Lý, Trần thì từ nhà Hồ, đặc biệt thời Lê sơ, quan lại chủ yếu xuất thân từ khoa cử Nho học.
- Biên soạn luật, biến tư tưởng về phép trị nước của Nho giáo thành pháp luật của xã hội. Hệ thống pháp luật được xây dựng hoàn chỉnh và mang đậm dấu ấn tư tưởng về phép trị nước của Nho giáo. Luật Hồng Đức là bộ luật được xây dựng và thực thi dựa trên các nguyên lý của Nho giáo nhằm bảo vệ chế độ tông pháp của Tam cương - nguyên lý đạo đức của Nho giáo. Tư tưởng chính trị và các quy phạm đạo đức của Nho giáo được định chế hoá bằng pháp luật. Luật Hồng Đức biên soạn xong năm 1483. Đây là bộ luật hoàn chỉnh nhất thời cổ trung đại nước ta. Bộ luật được xây dựng nhằm bảo vệ chủ quyền và sự thống nhất của quốc gia, bảo vệ thể chế tập quyền mà đỉnh cao của nó là hoàng đế họ Lê. Đồng thời, đó là nền tảng pháp lý của nhà nước phong kiến trong việc thực hiện những biện pháp bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị; duy trì chế độ đẳng cấp xã hội và chế độ gia tộc phụ quyền. “Bộ luật Hồng Đức ra đời đánh dấu sự vững mạnh của thượng tầng kiến trúc phong kiến và sự hoàn chỉnh của chế độ phong kiến Việt Nam” [83, tr. 279].
Sự phát triển toàn thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự phát triển toàn thịnh của Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng chủ đạo. Mặt khác, chính sự phát triển của chế độ phong kiến đã thúc đẩy sự phát triển của Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng của nó. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn trong lĩnh vực hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, và với tư cách ấy, Nho giáo có điều kiện thuận lợi để ảnh hưởng, chiếm lĩnh, chi phối mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dưới triều Lê Thánh Tông trị vì đã hoàn toàn thực tế hoá xu hướng độc tôn Nho giáo từ trước đó trong chế độ phong kiến Việt Nam.
Tóm lại, dưới triều Lê sơ, Nho giáo Việt Nam đã có vai trò, vị trí đáng kể trong việc xây dựng và phát triển mô hình chế độ phong kiến là nhà nước quân chủ trung ương tập quyền - nhà nước được quan liêu hoá ở mức độ cao.
Nhưng đồng dưới triều Lê sơ, Nho giáo đã có những dấu hiệu suy yếu để bắt đầu thời kỳ khủng hoảng và dần bộc lộ rừ hơn những bảo thủ, trỡ trệ, phản động của nó ở những thế kỷ sau.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, xã hội phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng và kéo dài ở nhiều mặt với mức độ, tính chất khác nhau. Nho giáo vẫn được nhà nước hết sức đề cao, bảo vệ, và vẫn được coi là hệ tư tưởng của triều đình phong kiến, nhưng quá trình từng bước suy yếu và suy giảm về địa vị, vai trò của Nho giáo diễn ra ngày càng trầm trọng. Nho học và Nho giáo có chiều hướng đi xuống. Trong giai đoạn này, Nho giáo bộc lộ rừ sự bất lực của nú trước những vấn đề chớnh trị - xó hội. Về cơ bản, Nho giáo không giải đáp một cách đúng đắn và có hiệu quả yêu cầu phát triển thực tiễn của xã hội phong kiến Việt Nam.
Đầu thế kỷ XVI, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn coi Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống, nhưng Nho giáo không thể góp phần ổn định xã hội, duy trì trật tự, kỷ cương và sự ổn định của chế độ phong kiến, không thể cứu vãn sự tan rã của triều Lê sơ. Bộ máy nhà nước với cơ chế hành chính quan liêu, được xây dựng theo mô hình Nho giáo không những không khắc phục được những mâu thuẫn mà càng làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị trong xã hội. Nho giáo còn là đối tượng của các phong trào đấu tranh của nông dân. Nhà Mạc đoạt ngôi của nhà Lê và vẫn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng, xây dựng nhà nước theo mô hình Nho giáo, đặc biệt là mô hình nhà nước thời Lê Thánh Tông trị vì. Dù Nho giáo được coi là quốc giáo, là công cụ thống trị của nhà Mạc, nhưng Nho giáo khi đó vẫn không thể khắc phục được thái độ khác nhau của các nhà Nho trước việc nhà Mạc đoạt ngôi nhà Lê. Nho giáo dưới triều nhà Mạc không chỉ bất lực mà còn mất dần địa vị độc tôn và chi phối các mặt của đời sống xã hội. Các nhà Nho đã chủ động kết hợp với các gia, giáo khác như Phật, Đạo thành một chỉnh thể. Dù nhà Nho đề xuất chủ trương “dĩ Phật nhập Nho” hay “dĩ Đạo nhập Nho”, song chủ yếu vẫn lấy Nho giáo làm nền tảng, cơ sở để giải thích và bình luận các học thuyết khác, coi các gia, giáo khác chỉ là một thành tố của Nho giáo. Sự kết hợp này cũng như những hạn chế của Nho giáo vẫn tồn tại trong các thế kỷ sau này.
Thế kỷ XVII - XVIII, Nho giáo vẫn được các triều đại phong kiến đề cao, là chỗ dựa chủ yếu của chế độ phong kiến và các tập đoàn phong kiến.
Các nhà Nho đều cố gắng tìm nguyên nhân dẫn đến những rối loạn trong xã hội, nhưng Nho giáo bất lực trong việc khắc phục tình trạng khủng hoảng xã