Ảnh hưởng của Nho giáo trong việc xây dựng hệ tư tưởng và đường lối cai trị

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 50 - 60)

2.1. Ảnh hưởng của Nho giáo trong việc hoạch định đường lối cai trị và quản lý xã hội

2.1.1. Ảnh hưởng của Nho giáo trong việc xây dựng hệ tư tưởng và đường lối cai trị

2.1.1.1. Nho giáo là cơ sở lý luận chủ yếu trong việc xây dựng hệ tư tưởng Hệ tư tưởng như trong Giỏo trỡnh triết học Mỏc - Lờnin đó chỉ rừ, “là trình độ cao của ý thức xã hội, nó được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình… Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội. Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo), kết quả của sự khái quát hoá những kinh nghiệm xã hội. Hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác, nghĩa là tạo ra bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xã hội” [28, tr. 570].

Bất kỳ một chế độ xã hội nào tồn tại giai cấp và sự phân chia thành các giai cấp đối lập nhau cũng được xây dựng và dựa vào nền tảng của một hệ tư tưởng nhất định và xét đến cùng, hệ tư tưởng ấy chủ yếu là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của một giai cấp, một tầng lớp nhất định. Và những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị ở thời đại đó.

Khác với nhiều nhà Nho Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII chủ yếu là bình chú kinh điển Nho giáo, các vua quan và nhà Nho dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX lại có xu hướng và cố gắng xây dựng một hệ tư tưởng riêng, chính thống theo Nho giáo.

Để giữ vững quyền thống trị, các vua Nguyễn muốn củng cố lại ý thức hệ phong kiến đã bị rạn nứt, muốn truyền bá rộng rãi học thuyết Nho giáo dưới danh nghĩa khôi phục "thuần phong mỹ tục". Việc ra đời và nội dung cơ bản của Minh Mệnh chính yếu, Thập huấn điều,... là những biểu hiện cụ thể nhất, rừ ràng nhất trong việc xõy dựng hệ tư tưởng riờng của triều Nguyễn.

Cơ mật viện Hà Quyền tâu vua Minh Mạng xin cho biên soạn cuốn Minh Mệnh chính yếu: “Làm việc có kỷ cương pháp độ, công bình chính đại, nếu nắm được cốt yếu thì không khó nhọc và việc làm được thành…, đại cương đại yếu về phép trị dân trị nước, sáng tỏ đáng làm gương, xuống đến đời sau…xin phái Lang trung đến Tư vụ 6 bộ thuộc viện Đô sát viện và Nội các, người thông hiểu có văn học, mỗi sở một người, đem các bản chữ son, cùng bản biên của viện lúc khởi cư trú, chia ra môn loại, chép lại làm thành một sách Minh Mệnh chính yếu…, phàm các việc cứ thực viết thẳng, để tỏ là sách chép sự thực, sách làm xong xin cho in ra, để cho cả nước cùng xem, truyền về đời sau cho biết việc cốt yếu trị nước bình thiên hạ gốc ở đấy cả"

[115, tr. 93-94]. Minh Mệnh chính yếu được chép thành sách và in ra trong đó chủ yếu bàn về phép trị dân, trị nước. Theo vua Minh Mạng, "Minh Mệnh chính yếu nên chép sự thực, không chép hư danh, phàm việc thuộc về đời Gia Long cùng những việc không quan hệ đến chính thể, đều bỏ đi" [115; tr. 94].

Cuốn sách là cơ sở tư tưởng và thể chế mà Minh Mạng xây dựng cho triều đại của ông và để lại cho các vua nối nghiệp đời sau. Thông qua Minh Mệnh chính yếu, Minh Mạng đã thể hiện những nội dung tư tưởng và thể chế của triều Nguyễn. Trong đó, Minh Mệnh chủ yếu bàn về phép trị dân, trị nước, quan niệm về dân và đạo làm người.

Về chính trị, cuốn Minh Mệnh chính yếu đề cập đến toàn bộ các vấn đề cần thiết cho hệ tư tưởng chính thống của một vương triều. Tư tưởng chủ yếu của cuốn sách mặc dù là Nho giáo nhưng có nhiều điểm tiến bộ và mang màu sắc Việt Nam. Trong đó khẳng định rằng, dân là gốc nước, do vậy, người làm chính trị không thể trái ý muốn của dân. Đối với dân thì ăn là việc lớn nhất, lo cho dân không gì bằng lo dân đói kém. Người đứng đầu phải thực sự và thường xuyên chăm lo cho dân, nghĩ đến dân. Mục đích và trách nhiệm của nhà nước là làm cho dân no ấm và yên ổn.

Cuốn sách thể hiện tư tưởng “nhân chính”, coi trọng nông nghiệp, coi thường công thương nghiệp, đó cũng là những tư tưởng chủ yếu trong đường lối chính trị của Nho giáo.

Đứng trên lập trường của Nho giáo, nhưng trong Minh mệnh chính yếu, phần trích dẫn kinh điển của Nho giáo và Bắc sử rất ít, chủ yếu tuỳ thuộc vào công việc mà đưa ra chính sách cụ thể. Điều đó thể hiện ý định xây dựng một hệ tư tưởng độc lập cho vương triều.

Minh Mệnh chính yếu chứa đựng những yếu tố tiêu cực cố hữu của Nho giáo, như tư tưởng đề cao mệnh trời, gia ơn hoàng tộc, trọng nông ức thương, trọng vương khinh bá… cho nên đã không đủ sức chuẩn bị cho dân tộc ta đương đầu với sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Trong xây dựng hệ tư tưởng riêng của triều đình, vấn đề "đạo làm người" trong tư tưởng triều Nguyễn nổi bật nhất là tư tưởng của Minh Mệnh trong Thập huấn điều. Ông đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể về đạo làm người đặt nền móng đạo đức cho mỗi người. Thập huấn điều được ban bố cho trong kinh và ngoài các tỉnh vào năm 1834.

Nội dung của Thập huấn điều chính là sự cụ thể hoá các quy phạm đạo đức, chuẩn mực đạo đức Nho giáo thành những điều khuyên nhủ, có tính chất bắt buộc đối với mọi người trong xã hội như: Hậu đường luân lý; Giữ lòng ngay thẳng; Chăm nghề nghiệp; Chuộng tiết kiệm; Gây phong tục cho trung hậu; Dạy con em; Tôn sùng đạo học chân chính; Răn chừa tà dâm; Cẩn thận giữ phép nước; Rộng làm việc lành. Thực chất đây là những chuẩn mực để xây dựng các mẫu người mà nhà nước, cụ thể là chế độ phong kiến và nhà vua yêu cầu. Mỗi người dân trong xã hội dù là quan, nông dân, thợ thủ công, binh lính … hay là cha, mẹ, con cái trong gia đình cần phải có những đức tính, những phẩm chất đạo đức cụ thể, rằng, đạo làm người phải lấy luân lý làm trọng. Trong các mối quan hệ cụ thể, từng người có những vị trí, trách nhiệm khác nhau: “Vua tôi có nghĩa, cha con có tình thân, vợ chồng có riêng biệt, anh em có thứ bậc, bạn bè có tin cậy” [114, tr. 232]; trong từng nghề nghiệp lại có những quy định, điều răn bảo cụ thể: “Kẻ làm quan thì giữ phép công, đi đường thẳng, hết lũng làm việc, khụng tiếc sức. Kẻ sĩ thỡ chăm học, rừ đạo, mài dũa thành tài, để cho nhà nước kén dùng. Những người làm binh, công,

nông, thương thì yêu nghề, chăm chỉ, vui cảnh thường, giữ phận mình, đối với trong nhà thì thờ cha mẹ, dưới nuôi vợ con, đối với nước thì nộp tô, đóng thuế, ưa làm việc nghĩa, sốt sắng việc công. Người đã lệ thuộc vào sổ quân sĩ thì chớ bỏ hàng ngũ mà cẩu thả trốn tránh, chớ lười biếng mà không phấn chấn; ngày thường thỡ luyện tập vừ nghệ, lỳc cú việc thỡ hăng hỏi tiến lờn. Kẻ làm lại viên thì chớ cho pháp luật là trò đùa, thay đen đổi trắng, chớ nên đục khoét dân đen, mà phải sớm tối chỉ nghĩ siêng năng, không bỏ việc công”

[114, tr. 232]. Trong Điều huấn về việc Dạy con em cũng ảnh hưởng sâu sắc của các quan niệm của Nho giáo về chuẩn mực của Tam cương như hiếu, đễ;

dạy con em trọng nghề gốc: “Tính nết phải biết trọng hiếu đễ, chăm chỉ làm ruộng. Trong lòng phải giữ lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Lâu dần tâm địa thuần phục, ngày một tiến lờn cừi thiện: bậc cao thỡ cú thể thành tài, nờn đức, làm rạng vẻ cửa nhà; hạng thấp cũng đủ làm dân lương thiện, giữ được nghiệp nhà” [114, tr. 234]. Đối với Điều huấn về Tụn sựng đạo học chõn chớnh cũng thể hiện rừ mục đích học, nội dung học của Nho giáo: “Học là cốt học cái đạo làm người… Ta muốn triệu dõn cỏc người chăm chỉ chớnh học, biết rừ luõn lý.

Đạo Nghiêu, Thuấn chỉ có hiếu đễ mà thôi, đạo Khổng Mạnh thì lấy nhân nghĩa làm đầu. Đó là những điều nên học… Những người làm học trò, học tập Thi, Thư, tự biết nghĩa lý” [114, tr. 235]. Trong điều huấn về Răn chừa tà dâm, vua Minh Mạng không có căn cứ nào khác hơn là lấy các quy phạm đạo đức, lễ tiết của Nho giáo ra để phổ biến rộng rãi hơn nữa trong nhân dân, đó là: “trai thì biết theo lễ phép mà sửa nết, giá thờ lấy trinh tiết để giữ mình”

[114, tr. 235]. Trong việc khuyến khích nhân dân "làm việc lành", huấn điều đã đồng nhất “thiện” với các phẩm chất, đức tính tốt đẹp của mẫu người lý tưởng trong xã hội phong kiến theo Nho giáo, đó là người quân tử. Điều huấn đề cập cụ thể: “Cái gọi là thiện ấy, chẳng qua là hiếu, đễ, trung, tín, nhân, nghĩa, lễ, trí mà thôi, chứ có gì khác đâu…” [114, tr. 236].

Như vậy, đạo làm người, hay nền móng đạo đức cần có ở mỗi người trong Thập huấn điều do vua Minh Mạng cho soạn ra và ban bố rộng rãi trong nhân dân là một trong những hoạt động không chỉ với mục đích chính trị làm cho phong tục trở nên thuần hậu hơn, mà còn góp phần tạo nên một cách tiếp cận, cách phổ biến sâu rộng trong xã hội đương thời những tư tưởng cơ bản

của Nho giáo và nhằm mục đích cuối cùng là củng cố, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Đồng thời, Thập huấn điều cũng là một trong những cố gắng của vua quan triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ thứ XIX trong việc tạo ra và khẳng định hệ tư tưởng chính thống lấy Nho giáo làm hạt nhõn mà triều đại đang xõy dựng là hợp quy luật. Điều này đó thể hiện rừ trong mục đích, nội dung và tính chất của các huấn điều như đã phân tích.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chưa từng có một bộ sách nào có giá trị và đề cập đến tất cả các vấn đề quan trọng nhất của đạo trị nước như Minh Mệnh chính yếu. Tất cả các vấn đề đề cập trong cuốn sách này thể hiện tư duy chính trị sắc bén, luôn đặt chính sự lên hàng đầu. Song, điều đó lại bị hạn chế bởi các tư tưởng về trị quốc an dân ấy lại chỉ bó hẹp trong các phạm trù của Nho giáo và hệ tư tưởng phong kiến: chỉ coi trọng nông nghiệp, đề cao vua sáng tôi hiền, không quan tâm đến công thương nghiệp, cũng như khoa học kỹ thuật; rất chỳ ý đến bảo vệ nền độc lập dõn tộc và biờn cương bờ cừi.

Tóm lại, tư tưởng chính trị của Nho giáo là tôn quân, đề cao việc cai trị, quản lý xã hội bằng đạo đức. Tất cả cách thức cai trị và quản lý xã hội ấy đều nhằm mục đích xây dựng một xã hội phong kiến thịnh trị. Do vậy, các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Hoa đều đề cao Nho giáo. Chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX được củng cố bởi chính sách cai trị và quản lý xã hội dưới những ảnh hưởng của Nho giáo. Theo đó, quan niệm của Nho giáo về mệnh trời, đức trị, đạo làm vua, về dân và vai trò của dân… được nhà Nguyễn sử dụng hiệu quả và triệt để trong xây dựng và củng cố hệ thống chính trị của vương triều. Đồng thời, triều Nguyễn còn ý thức được việc truyền bá rộng rãi học thuyết Nho giáo, xây dựng hệ tư tưởng của triều đại dưới ảnh hưởng của Nho giáo.

2.1.1.2. Ảnh hưởng của Nho giáo đến đường lối cai trị

Khác với các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây là trong đường lối cai trị, rất coi trọng nhân nghĩa và tư tưởng thân dân của Khổng - Mạnh, còn triều Nguyễn ngay sau khi thống nhất đất nước lại đặc biệt đề cao trời, mệnh trời và gắn liền trời, mệnh trời trong việc định ra đường lối cai trị.

Mệnh trời theo Nho giáo là sự quy định trật tự trong trời đất, trong vạn vật,

trong cả xã hội loài người, trong mỗi con người. Mỗi con người phải hành động, tận nhân lực theo mệnh trời mới tri thiên mệnh. Nhà Nguyễn đã dựa vào mệnh trời để hợp thức hoá vị trí của dòng họ thống trị, củng cố và khẳng định địa vị thống trị của triều Nguyễn. Theo các ông vua triều Nguyễn,

“Mệnh trời” là điều kiện để làm đẹp lòng dân. Các vua quan nhà Nguyễn nói đến mệnh trời rất nhiều và rất thường xuyên: Năm Minh Mệnh thứ 11 có ra chiếu rằng: “Trẫm nghĩ vương giả tỏ mừng, tất từ đầu xuân ra lệnh, hoàng trù ở giữa thường ban phúc lớn cho dân. Theo đạo trời cốt để nuôi người; gia đức trạch cho cùng vui vẻ.

Trẫm nay ơn nhờ trời giúp, kính giữ phúc nhà, khuya sớm cần cù, công việc săn sóc, đến nay đã được 11 năm rồi. Vẫn thường kính trời, thương dân.

Thực là nhờ Thượng đế cho phúc, Liệt thánh ban ơn. Từ trong đến ngoài, đều vâng lệnh không trái, từ quan đến dân, cùng thuận hoà tin theo. Nghĩ đến phúc lành rộng lớn, càng thêm thân mật noi theo” [113, tr. 5].

Vua Thiệu Trị thì nói: “Đức Hoàng khảo Thánh tổ Nhân hoàng đế ta, vận dụng cái đức cương kiện của trời, giữ lâu đã thành được đạo chính, thuần một đức về kính trời, theo tổ, chăm chính, yêu dân, nghĩ mưu rộng về lập trị, giữ nước, đặt phép bày mối. Giao, miếu, triều đình, lễ nhạc đầy đủ, Đông, Tõy, Nam, Bắc, thanh giỏo rộng xa. Vừ cụng thỡ thấy rừ ở sự dẹp yờn, uy thanh lừng lẫy như trong thơ Giang Hán, văn trị thì đặt ra những mục Chính yếu, phỏp độ rừ rệt như ở sỏch Chu quan [60, tr. 276]. Việc đề cao mệnh trời không chỉ để biện hộ cho sự thống trị của vương triều Nguyễn mà còn là phương tiện để các vua Nguyễn lý giải những thành công hay thất bại của những chính sách cai trị: khi thành công thì coi đó là do “nhờ trời mến tựa”;

khi có những thiên tai, dịch bệnh… thì coi đó là do trời trách phạt điều lầm lỗi gì đó của vua hay do việc hình ngục đọng lại quá nhiều... Minh Mạng có lần bị nạn cũng coi đó là ý trời: “Ta lại có lần đi thuyền, thuyền mắc cạn, mui thuyền bị gẫy sụp xuống, bỗng nghe có tiếng răng rắc, ta đứng lên, ngoảnh lại, thì ra cái ván ngồi, đã vỡ. Việc ấy dẫu là ngẫu nhiên, song cũng là có mệnh trời; vì thế, người ta không lo xa đã đành là không nên, nhưng không quá lo, cũng lại không được. Chỉ nên vui đạo trời, yên số mệnh, đến lúc làm việc, thì nên giữ gìn như lội nước sâu, đi trên ván mỏng mới được” [113, tr. 468].

Trước các hiện tượng thiên tai, địch họa, do nhận thức hạn chế, các vua Nguyễn không tìm hiểu mà coi đó là do ý trời, do can phạm đến hoà khí của trời. Điều này chứng minh chính sách cai trị của triều Nguyễn được xây dựng trên nền tảng thế giới quan duy tâm thần bí.

Một trong những nhân tố làm cho triều Nguyễn có căn cứ để đề cao mệnh trời là do Việt Nam là một nước nông nghiệp trồng lúa nước, nhân dân đã có ý thức tôn thờ Trời. Trời theo Khổng Tử là một nhân cách và các nhà Nho sau đó đã nâng lên thành một quyền lực thần linh tối cao, quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi vật. Điều đó tạo nên một lối sống duy tâm, bi quan và thuận theo ý trời.

Mệnh trời như một vũ khí chính trị của triều đình, vua lĩnh mệnh trời trị dân. Đồng thời, mệnh cũng là một cách lý giải có tác dụng an thần đối với nhân dân đau khổ, đối với sự được - mất, sướng - khổ…

Bên cạnh đường lối cai trị dựa vào mệnh trời, "Chính danh" cũng là một nguyên lý được nhà Nguyễn sử dụng trong đường lối cai trị. Chính danh, theo Nho giáo, là trong xã hội, từ vua cho đến thứ dân ai cũng phải xác định cho đúng chức danh của mình và hành động cho đúng, cho hết phận vị của chức danh đó. Chính danh cũng còn là cơ sở để xác định nhân cách con người theo quan điểm của Nho giáo. Như trong sách Luận ngữ, Khổng Tử nói:

"Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc" [43, tr. 212]. Cũng theo Nho giáo, người quân tử đã có cái danh thì phải nói thuận lý và nói điều gì tất phải làm được.

Các nhà Nho đề cao chính danh, coi việc thực hiện chính danh là một trong những biện pháp góp phần khắc phục tình trạng rối loạn trong xã hội, duy trì trật tự kỷ cương và sự ổn định của xã hội. Thực hiện chính danh phải dựa vào lễ và mỗi con người phải giữ đúng lễ theo nguyên tắc: "quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử". Mọi người đều phải giữ đúng danh phận của mình, không được đi ngược lễ giáo, có như vậy mới duy trì trật tự, kỷ cương, ổn định từ trong gia đình đến ngoài xã hội.

Mục đích cao nhất của triều Nguyễn khi dựa vào thuyết “mệnh trời”,

“chính danh” trong chính sách cai trị cuối cùng cũng chỉ là duy trì trật tự

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)