Nghĩa của sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị” trong đường lối trị nước của triều đại Lê Sơ đối với xã hội Việt Nam trong lịch sử và

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 89 - 102)

lối trị nước của triều đại Lê Sơ đối với xã hội Việt Nam trong lịch sử và hiện nay

Nhà Lê Sơ mặc dù chỉ tồn tại trong vòng 100 năm và cũng chỉ thực sự đƣợc đánh giá cao đối với khoảng 5 đời vua đầu, nhƣng những gì nhà Lê Sơ đã làm và đạt đƣợc cũng để lại cho lịch sử những giá trị và bài học nhất định. Tuy nhiên, đƣờng lối trị nƣớc của bất kỳ một giai cấp cầm quyền nào cũng đều phản ánh bản chất và chủ trƣơng của giai cấp đó. Hơn nữa, trong chế độ phong kiến trung ƣơng tập quyền, mọi quyền lực đều tập trung vào tay nhà vua, do đó sự tồn vong của mỗi triều đại đều do năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của nhà vua quyết định. Chính vì vậy, việc đánh giá ý nghĩa của đƣờng lối trị nƣớc thời Lê Sơ không chỉ giản đơn từ cách tiếp cận lịch sử khách quan, mà còn phải chú ý tới nhân tố chủ quan đã đẩy một vƣơng triều

từ chỗ thịnh trị đến suy vong từ thời Lê Uy Mục đến vị vua cuối cùng của triều Lê là Lê Chiêu Tông.

Đƣờng lối trị nƣớc của nhà Lê Sơ là sự kế thừa và phát triển đƣờng lối trị nƣớc trong lịch sử của các triều đại lịch sử trƣớc đó. Nhƣ chúng tôi đã phân tích trong chƣơng 1, đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị ở thời Lê Sơ không phải là một phát hiện riêng của triều đại này, mà đó là sự đúc rút kinh nghiệm và áp dụng đƣờng lối trị nƣớc ở Trung Hoa và Việt Nam trong lịch sử phong kiến trƣớc đó vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nƣớc thời bấy giờ. Điểm khác cơ bản là nếu ở nhà nƣớc phong kiến Lý – Trần sử dụng sự kết hợp này với tinh thần “đức chủ, pháp bổ” thì ở nhà Lê Sơ đặc biệt chú trọng cả hai yếu tố mà không có sự xem nhẹ, cũng nhƣ tuyệt đối hóa bất kỳ một yếu tố nào.

Một trong những giá trị lịch sử quan trọng khác của thời Lê Sơ chính là việc các nhà vua, đặc biệt là từ Lê Thánh Tông về trƣớc đã rất chú trọng đến ngƣời dân, mọi chính sách đƣa ra đều nhằm mục đích làm cho ngƣời dân no đủ. Thời kỳ này tƣ tƣởng lấy dân làm gốc luôn đƣợc chú trọng. Các nhà vua giai đoạn đầu còn ít nhiều thấu hiểu đƣợc nỗi khổ của ngƣời dân trong và sau chiến tranh, nên khi lên ngôi họ còn ít nhiều chú trọng đến việc ổn định xã hội, làm yên dân chúng, phát triển nông tang cốt để cho dân đƣợc no đủ, nhƣ phƣơng châm của Lê Thánh Tông là “lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, chú trọng nông tang để có đủ cơm áo”. Tƣ tƣởng lấy dân làm gốc cùng với những chính sách quan tâm đến đời sống của ngƣời dân và phát triển kinh tế đáng để cho các triều đại sau noi theo và ghi nhận.

Một trong những điểm đáng chú ý nữa trong chính sách cai trị của nhà Lê Sơ là việc đề cao giáo dục, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia và tăng cƣờng việc giáo dục, chỉnh đốn quan lại, chống tham nhũng. Thấm nhuần tƣ tƣởng của nhà Nho “thời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn” [36; 336], nhà Lê Sơ đã rất chú trọng đến việc đào tạo tầng lớp nho sĩ và kêu gọi tiến cử ngƣời tài bổ xung cho bộ máy quan lại. Nếu cả tiến trình thi cử trong lịch sử

phong kiến Việt Nam có 30 trạng nguyên và 2335 tiến sỹ thì nhà Lê sơ đã chiếm tới 21 trạng nguyên và 989 tiến sỹ, điều đó cho thấy đƣợc sự phát triển của giáo dục thi cử dƣới thời Lê Sơ là thế nào. Cùng với việc đào tạo quan lại nhà Lê Sơ rất chú trọng đến việc giáo dục và chống thoái hóa biến chất của đội ngũ quan lại. Dƣới thời Lê Sơ mỗi năm có rất nhiều chỉ, dụ và nhắc nhở của nhà vua về việc chống tham nhũng và nhận hối lộ, cuối cùng đƣợc qui định một cách nghiêm ngặt trong Quốc triều hình luật.

Bài học lịch sử đƣợc rút ra ở đây là, để có đƣợc xã hội thịnh trị, phát triển, thì bản thân nhà cầm quyền phải luôn tu dƣỡng đạo đức, biết nêu gƣơng và phải thực hiện chủ trƣơng làm cho dân đông, dân giàu và giáo hóa dân (Khổng Tử).

Tuy nhiên, nói nhƣ vậy không có nghĩa là nhà Lê Sơ là một giai đoạn lý tƣởng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, ở đó cũng chứa đựng rất nhiều hạn chế. Những mặt tích cực của nó đã đƣợc triều Nguyễn tiếp thu và thực sự đã làm cho nƣớc ta trở thành nhà nƣớc phong kiến mạnh ở nửa đầu thế kỷ XIX.

Có thể thấy sự ảnh hƣởng của đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp đức trị với pháp trị rõ rệt trong đƣờng lối cai trị của nhà Nguyễn. Cũng nhƣ các triều đại phong kiến Việt Nam trƣớc đó, các vua của nhà Nguyễn luôn đề cao tƣ tƣởng Nho giáo và khẳng định uy quyền của Nho giáo mặc dù triều đại này có phần nào khai thác Nho giáo ở những khía cạnh lạc hậu, hà khắc, thần bí nhiều hơn. Các nhà vua Nguyễn cũng cố gắng thực hiện nguyên tắc “tu tề, trị bình” của Nho giáo và thực hiện một số chính sách chăm lo cho dân nhƣ đại xá, khoan hồng… đối với sự kế thừa đƣờng lối pháp trị vốn đã có từ nhà Lê Sơ, thể hiện ra một cách rõ nét thông qua việc ban hành bộ luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ) vào năm 1815. Đây là sản phẩm cao nhất của hoạt động lập pháp dƣới triều Nguyễn, đƣợc áp dụng dƣới tất cả các đời vua sau.

Sự kế thừa luật Hồng Đức trong bộ luật Gia Long đƣợc chính vua Gia Long (Nguyễn Ánh) thừa nhận trong lời tựa ông viết cho bộ luật này nhƣ sau:

“Chẩn theo điều lệnh của các triều, tham chƣớc các điều luật của đời Hồng Đức và của nhà Thanh, lấy bỏ cân nhắc, cốt sao cho đúng, mà vựng tập thành biên. Trẫm tự thân sửa chữa ban hành cho thiên hạ khiến ngƣời ta biết đƣợc phép lớn cần ngừa, rõ nhƣ mặt trăng không thể ẩn dấu. Điều cấm răn dạy nghiêm nhƣ sấm sét không thể xâm phạm” [7; 159]. Tuy nhiên, với nội dung gồm 938 điều trong bộ luật Gia Long do quá lệ thuộc vào luật của nhà Thanh mà những chế định tƣơng đối tiến bộ của luật Hồng Đức bị hạn chế, đặc biệt là những tƣ tƣởng đức trị, làm cho nó trở thành bộ luật hà khắc nhất trong lịch sử dân tộc.

Một trong những vị vua khác của triều Nguyễn thể hiện rõ ràng sự kết hợp đức trị với pháp trị trong đƣờng lối trị nƣớc sau Gia Long phải kể đến là Minh Mệnh. Ông vốn là nhà vua tôn sùng đạo Nho, luôn tuân thủ nguyên lý “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, nhƣng lại là ngƣời nghiêm khắc về việc áp dụng hình phạt trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Hơn 20 năm trị vì (1820 – 1841), ngoài việc ban hành một số lƣợng lớn các văn bản pháp luật, ông còn chú ý tới hiệu lực thực tế của các văn bản ấy. Vua Minh Mệnh rất nghiêm khắc đối với mọi trƣờng hợp phạm tội, bất kể là quan lại hay dân thƣờng. Ông chủ trƣơng dùng hình phạt nặng kể cả tử hình để ngăn chặn tình trạng phạm tội. Theo Minh Mệnh, “Thánh nhân xƣa đã đặt ra pháp luật là ý muốn trị tội để mong khỏi phải trị tội nữa, giết ngƣời để khỏi phải giết ngƣời nữa. Thế là giết một ngƣời làm muôn ngƣời sợ. Nay nếu không theo luật nặng mà trị tội thì chỉ đƣợc tiếng suông khoan hồng mà không đúng với cái đạo sáng hình phạt mà nghiêm khắc luật, sau này sẽ phạm pháp nhiều ra thì giết không xuể nữa” [12; 8-9].

Không chỉ nghiêm khắc trong hình phạt, Minh Mệnh còn rất công minh trong việc áp dụng hình phạt đối với các đối tƣợng phạm tội dù đó là quan lại hay dân thƣờng. Ông cũng thấu hiểu rằng sự lộng hành của quan lại là nỗi khổ của dân chúng, nên ông luôn sâu sát trong việc điều tra xét án, phân tích kỹ tội của từng ngƣời, trên cơ sở đó định ra hình phạt đúng mức với hành vi

phạm tội. Ông luôn cảnh giác với những lời tâu có ý đồ cá nhân của quan lại. Lịch sử đã ghi lại việc ông tống giam bốn vị quan (hai quan triều đình và hai quan đầu tỉnh) vì có những lời tâu vụ lợi.

Thật là không công bằng khi cho rằng đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp giữa đức trị với pháp trị của các triều đại sau chỉ là sự kế thừa của triều đại Lê Sơ và cũng thật khó để xác định đƣờng lối của các triều đại đó là sự kế thừa từ đâu, nhƣng có thể nói, đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp đức trị với pháp trị có ảnh hƣởng và còn giá trị cho các triều đại phong kiến Việt Nam sau thời Lê Sơ. Sự phân tích trên đây về giá trị và ảnh hƣởng của đƣờng lối trị nƣớc này cho thấy, những giá trị tích cực của nó không chỉ đƣợc duy trì, phát huy trong lịch sử, mà còn có sức trƣờng tồn đối với sự nghiệp xây dựng nhà nƣớc mạnh đúng với tên gọi “Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hiện nay.

Sự vận dụng đức trị và pháp trị trong đƣờng lối trị nƣớc đều có ở các triều đại và các chế độ xã hội trong lịch sử. Tuy vậy, tính chất và mức độ của nó ở mỗi chế độ lại ít nhiều có sự khác nhau, điều này phụ thuộc vào bản chất của giai cấp thống trị của các chế độ đó. Những yếu tố tích cực trong đƣờng lối trị nƣớc của nhà Lê Sơ, theo quan điểm của chúng tôi, vẫn còn ý nghĩa đối với chúng ta hiện nay. Quan điểm "trị nƣớc phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn" [36; 291] của Lê Thái Tổ cho đến nay vẫn đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập.

Trong phần này chúng tôi phân tích ảnh hƣởng của đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp đức trị với pháp trị của nhà Lê Sơ đến xã hội Việt Nam hiện đại trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất, đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp đức trị với pháp trị của

nhà Lê Sơ trên tinh thần thân dân, quan tâm đến vấn đề an dân là yếu tố cần đƣợc kế thừa trong việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta, dân vừa là khách thể quản lý quan trọng, vừa là chủ thể của quyền lực chính trị. Mọi lợi ích đều thuộc về nhân dân, nhân dân thông qua đảng tiên phong của mình quản lý, giám sát mọi hoạt động của nhà nƣớc. Mọi ngƣời dân đều phải sống và lao động tuân theo hiến pháp và pháp luật. Đảng và nhà nƣớc Việt Nam hiện nay xây dựng một nhà nƣớc vì dân và đó là tƣ tƣởng nhất quán, xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mọi chủ trƣơng, chính sách và hoạt động của Đảng, của nhà nƣớc Việt Nam đều vì mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Quan điểm “lấy dân làm gốc” trở thành bài học lịch sử vô giá của cách mạng Việt Nam. Điều này đã đƣợc khẳng định trong các văn kiện của chúng ta. Ngay trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tƣ tƣởng lấy dân làm gốc”, “mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậy đƣợc sự đồng tình hƣởng ứng của quần chúng” [9; 29].

Tƣ tƣởng lấy dân làm gốc vốn là tƣ tƣởng đức trị của Nho giáo, thuyết đức trị của Nho giáo là học thuyết đầu tiên đặt vấn đề lấy con ngƣời làm cơ sở xuất phát cho các chủ trƣơng, quyết sách chính trị. Đức trị Nho giáo kêu gọi ngƣời cầm quyền hƣớng về dân, quan tâm đến dân với chủ trƣơng dùng đức để trị dân, bảo vệ dân. Điều này đã đƣợc các nhà Vua giai đoạn đầu của nhà Lê Sơ làm tƣơng đối tốt, cho dù các giai đoạn trƣớc đây tƣ tƣởng vì dân đó không có cơ sở nền tảng là một chính quyền của dân, do dân để hiện thực hóa tƣ tƣởng đó.

Nếu nhƣ các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng tƣ tƣởng đức trị với mục đích cao nhất là đoàn kết dân tộc chống lại ngoại xâm, nhà nƣớc chăm lo đến đời sống ngƣời dân, phát triển kinh tế, an dân để đảm bảo cho sự tồn tại của vƣơng triều mình thì nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng hiện nay cũng phải đặt mục đích đoàn kết dân tộc lên hàng đầu vừa để chống lại âm mƣu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch, vừa để

phát triển kinh tế - xã hội. Nhƣng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bằng cách nào? Đảng ta đã xác định: “Đại đoàn kết dân tộc cần lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tƣơng đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nƣớc và đồng bào ta định cƣ ở nƣớc ngoài;… đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giữ gìn sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội vì tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc” [10; 41].

Tƣ tƣởng đức trị của Nho giáo mà trọng tâm là lấy dân làm gốc đã ảnh hƣởng rất lớn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Ngay khi nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã căn dặn các cán bộ: “Nƣớc ta là một nƣớc dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân,...chính quyền từ xã đến trung ƣơng đều do dân cử ra,…quyền hành và lực lƣợng ở nơi dân” [39; 698]. Ngƣời còn chỉ rõ: “Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào mục đích duy nhất là mƣu cầu tự do, hạnh phúc cho mọi ngƣời. Cho nên, Chính phủ bao giờ cũng đặt quyền lợi của nhân dân lên hết thảy” [38; tr22].

Hai là, một giá trị khác trong đƣờng lối trị nƣớc của nhà Lê Sơ có thể

là bài học tham khảo cho việc xây dựng xã hội của chúng ta hiện nay là việc quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn cũng nhƣ xử lý vi phạm của các chủ thể cầm quyền trong quản lý xã hội. Thuyết đức trị đòi hỏi các nhà cầm quyền phải tu thân, sửa đức phải quan tâm đến dân và đặc biệt là phải chính danh - làm đúng danh phận của mình. Tƣ tƣởng này đƣợc bổ sung bởi tƣ tƣởng pháp trị, tức là đƣợc quy định cụ thể bằng luật pháp với chế độ khen thƣởng kỷ luật rõ ràng góp phần rất lớn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của chúng ta hiện nay.

Việc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cá nhân cho phép bộ máy nhà nƣớc phát huy đƣợc khả năng quản lý của nhà nƣớc. Điều này đã đƣợc nhà nƣớc Lê Sơ chỉ ra rất rõ từ thế kỷ XV khi khẳng

định: “Ở trong quân vệ đông đúc thì năm phủ chia nhau nắm giữ, việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm. Cấm binh coi giữ ba ty để làm nanh vuốt, tim óc. Sáu khoa để xét bác trăm ty, sáu tự để thừa hành mọi việc. Thông chính sứ ty để tuyên bố đức hoá của vua và đề đạt nguyện vọng của dân. Ngự sử án sát để tâu hặc các quan làm bậy, soi xét ẩn khuất cho dân. Bên ngoài thì mƣời ba thừa ty cùng tổng binh coi giữ địa phƣơng, đô ty thủ ngự thì chống giữ các nơi xung yếu, phủ, châu, huyện là để gần dân, bảo, sở, quan là để

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 89 - 102)