Vai trò và tác dụng của đường lối trị nước dựa trên sự kết hợp “đức trị” và “pháp trị” về quản lý và xây dựng đất nước thời Lê Sơ

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 76 - 77)

“đức trị” và “pháp trị” về quản lý và xây dựng đất nước thời Lê Sơ

Trong chƣơng 1 và phần 2.1 của chƣơng 2 chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu về cơ sở hình thành và nội dung cơ bản trong đƣờng lối trị nƣớc của nhà Lê Sơ. Ở phần này chúng tôi sẽ tập chung nghiên cứu về vai trò và tác dụng của đƣờng lối trị nƣớc đó trong công cuộc xây dựng và quản lý đất nƣớc.

Là một bộ phận quan trọng và giữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nƣớc trong triều đại mình, đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ đã bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân, nó để lại giá trị lịch sử và những bài học lịch sử cho các vƣơng triều tiếp sau nó.

Đƣờng lối trị nƣớc của mọi thời đại, xét đến cùng đều lấy con ngƣời làm đối tƣợng, và đƣờng lối trị nƣớc của nhà Lê Sơ cũng không nằm ngoài điều đó. Đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp đức trị với pháp trị của nhà Lê Sơ là sản phẩm của một nhà nƣớc quân chủ tập quyền với chế độ phong kiến quan liêu theo mô hình phong kiến Trung Hoa lấy Nho giáo làm hệ tƣ

tƣởng chính thống. Chịu sự chi phối, hƣớng dẫn của hệ tƣ tƣởng đó, nhà nƣớc Lê Sơ là nhà nƣớc trung đại đầu tiên của nƣớc ta với ngƣời đứng đầu là nhà vua đã thấm nhuần sâu sắc quan niệm "thay trời chăm dân" (thế thiên hành hoá). Trong đƣờng lối trị nƣớc của mình, nhà Lê Sơ, đặc biệt các triều đại đầu từ Lê Thái Tổ đến Lê Hiến Tông đều thấm nhuần tƣ tƣởng của Mạnh Tử: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh". Điều này đã đƣợc Lê Thái Tổ nhắc lại trong lời dạy của mình dành cho thái tử Nguyên Long (tức Lê Thái Tông sau này): "Mến ngƣời có nhân là dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân, giúp ngƣời có đức là trời, mà khó tin cũng là trời. Tuy Thuấn Võ, Thang Văn là bậc đại thánh mà còn nau náu, nơm nớp, tiết kiệm, siêng năng, run sợ lo âu, giữ gìn cung cẩn những việc kính trời chăm dân, không dám khinh suất chút nào, huống chi là ngƣời dƣới các bậc ấy" [3; 141].

Về vai trò và tác dụng của đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị, chúng tôi xem xét trên các khía cạnh sau:

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)