Chủ trương của triều đại Lê Sơ về thực hiện đường lối trị nước dựa trên sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị”

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 49 - 50)

dựa trên sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị”

Nhƣ ở trên chúng tôi đã trình bày, chủ trƣơng của triều đại Lê Sơ thực hiện đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp “ đức trị” với “pháp trị” không phải là mới, là sản phẩm của tƣ tƣởng chính trị nhà Lê Sơ, mà có tiền đề từ trong lịch sử đất nƣớc và từ tƣ tƣởng triết học, chính trị - xã hội phƣơng Đông. Điều căn bản lý giải cho tính tất yếu của chủ trƣơng này trƣớc hết là nhu cầu xây dựng nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền cao độ dƣới thời Lê Sơ. Mặt khác, vì sự sống còn của vƣơng triều mình cũng nhƣ bảo đảm cho quyền lợi của gai cấp thống trị và dân tộc trƣớc sự đe dọa xâm lƣợc thƣờng xuyên của thế lực bên ngoài nhà Lê Sơ phải xây dựng bộ máy chính quyền, phát triển kinh tế, giáo dục, xây dựng một nền văn hóa dân tộc. Để làm đƣợc điều đó, cách thức hiệu quả nhất lúc đó là độc tôn Nho giáo và giao cho nó sứ mệnh quản lý điều hành đất nƣớc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng đạo đức gia đình và mối quan hệ ràng buộc, lệ thuộc chặt chẽ là thân - nhà - làng - nước.

Chủ trƣơng đó là hoàn toàn phù hợp bởi Nho giáo vốn không phủ nhận vai trò quản lý xã hội của pháp luật. Song, áp dụng pháp luật một cách thái quá, triệt để theo cách của nhà Tần Trung Quốc đã trở thành bài học lịch sử không chỉ cho chế độ phong kiến Trung Quốc, mà cho cả nhiều nƣớc chịu ảnh hƣởng của văn hóa nƣớc này, trong đó có nƣớc ta. Vấn đề quan trọng là ở chỗ, các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp thu, vận dụng sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị” nhƣ thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể và nhu cầu của chính xã hội cũng nhƣ của giai cấp cầm quyền. Vì vậy, theo chúng tôi, nghiên cứu tƣ tƣởng về đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp “đức

trị” với “pháp trị” chính là nghiên cứu tƣ tƣởng của các quân vƣơng - những ngƣời đứng đầu các triều đại phong kiến và những nhà tƣ tƣởng khác đóng vai trò quan trọng cho việc hoạch định cũng nhƣ thực hiện đƣờng lối trị nƣớc đó.

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)