hiện đường lối trị nước dựa trên sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị”.
Quốc triều hình luật thời Lê Sơ là bộ luật tiêu biểu cho hệ thống luật
pháp của chế phong kiến Việt Nam, nó để lại nhiều giá trị cho việc xây dựng luật pháp của các triều đại về sau. Cho đến nay, niên đại về việc khởi thảo của Bộ luật này ở các nhà nghiên cứu còn nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu vấn đề đó, mà chỉ tập trung phân tích mối quan hệ giữa tƣ tƣởng đức trị với pháp trị trong bộ luật này. Nói một cách chính xác hơn, là sự tìm hiểu và trình bày tƣ tƣởng đức trị đƣợc thể hiện trong bộ luật này nhƣ thế nào? Cụ thể là những phƣơng diện sau đây:
Thứ nhất, “Quốc triều hình luật” đã thể hiện được tư tưởng "kính thiên,
quan niệm của Nho giáo. Nho giáo chính thống của Khổng Mạnh thƣờng ít bàn đến trời nhƣng lại tin vào "thiên mệnh", coi trời là "ông trời" tức là thực thể có ý chí. Các vua lên ngôi đều nhận mình là ngƣời nhận "thiên mệnh", tự coi mình là "thế thiên hành hoá", tức là thay trời chăm dân. Vua nhận mệnh trời thì phải kính trời. Về hình thức nhà vua kính trời bằng các lễ tế trời mà lễ tế Nam giao hàng năm là một ví dụ tiêu biểu. Năm 1461 Lê Thánh Tông dụ bảo các quan đô ngự sử rằng, "ta mới coi chính sự, sửa mới đức độ, tuân theo điển cũ của thánh tổ thần tông nên mới tế giao vào đầu mùa xuân" [36; 394]. Từ Lê Thánh Tông lễ giao tế trời đặt thành lệ thƣờng. Đây là nghi thức tế lễ tôn nghiêm, nó biểu trƣng cho thần quyền thiêng liêng duy nhất của nhà vua. Quốc triều hình luật đã giành các điều 104, 105 để quy định phạt tiền, phạt roi, phạt biếm hay bãi chức các quan chức không cung cấp đủ số lễ vật hoặc lễ vật không đƣợc tinh khiết trong những ngày tế lễ lớn. Điều 598 nghiêm trị tội phá huỷ đàn tế giao thì xử tội đồ làm khao đinh, phá tƣờng và cửa đàn thì giảm tội một bậc.
Cùng với tƣ tƣởng kính thiên là tƣ tƣởng "ái dân". Trên thực tế tƣ tƣởng kính thiên luôn đi liền với ái dân, nó đặt ra cho nhà vua phải tu thân, sửa đức. Trong suốt triều Lê Sơ, chúng ta bắt gặp rất nhiều lần các vua tự nhận lỗi, sửa đức, chỉnh đốn chính sự trƣớc những tai hoạ, thiên tai, dịch bệnh của dân. Trong Quốc triều hình luật đã có nhiều quy định bảo vệ quyền làm dân tự do, dân đinh, ngăn ngừa nạn nô tỳ hoá dân đinh và thƣờng dân nói chung, cụ thể ở các điều 164, 291, 365, 453. Ngoài ra Quốc triều hình luật còn giành các điều 294, 295 để quy định trách nhiệm của quan xã, phƣờng đối với việc cƣu mang, chăm sóc những ngƣời cô quả, tàn tật, ốm yếu, trẻ mồ côi, ngƣời nghèo khổ không nơi nƣơng tựa. Với ngƣời già, phụ nữ và trẻ em Quốc triều hình luật cũng thể hiện tính nhân đạo trong xử phạt khi phạm tội.
Thứ hai, “Quốc triều hình luật” giành nhiều điều khoản để quy định
trách nhiệm của quan lại đối vua và dân. Trong thời Lê Sơ một trong những
quan lại. Đội ngũ quan lại trong chế độ quân chủ là ngƣời phụ tá đắc lực cho nhà vua. Chính vì vậy mà trong Quốc triều hình luật đã giành rất nhiều điều khoản để quy định trách nhiệm của quan lại ở từng cƣơng vị. Những điều khoản quy định trách nhiệm của quan lại có thể tóm tắt trên mấy nhóm sau: - Nhóm các điều khoản quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của quan lại đối với nhà vua. Quan lại đối với nhà vua theo Nho giáo phải "trung". Sự trung thành của quan lại đối với nhà vua là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất trong tam cƣơng của Nho giáo. "Trung" là trách nhiệm và nghĩa vụ của quan lại phải báo cáo trung thực với nhà vua kết quả và tình trạng công việc thuộc lĩnh vực mà mình đƣợc giao. Nếu báo cáo sai sự thật dù bằng lời nói hay bằng văn bản đều bị xử tội biếm hay tội đồ; không phải việc cơ mật mà tâu là việc cơ mật thì bị xử nặng hơn một bậc nhƣ điều 520 quy định. Các điều 120; 236; 211; 128, v.v. đều quy định xử phạt nghiêm những trƣờng hợp bất trung. Ngoài đức “trung”, quan lại phải có nghĩa vụ tôn kính và quy phục nhà vua. Các điều 102,125, 126,127, 220, v.v. đều quy định xử phạt nặng những viên quan nào tỏ ra bất kính trong lời nói, phạm đến tên huý của vua, nặng nhất là tội lƣu, chết thì bị phạt xuy, viết phạm vào tên huý của vua thì phạt trƣợng, đặt tên chính hay tên tự phạm vào chữ huý của vua thì bị tội lƣu, tội tử.
- Nhóm các điều khoản quy định trách nhiệm của quan lại đối với bản thân và đồng nghiệp. Đây là nhóm điều khoản thể hiện rõ nhất nguyên tắc tu, tề, trị, bình của tƣ tƣởng đức trị. Trong chế độ quân chủ, quan lại đƣợc coi là bậc "cha mẹ của dân", do đó nó đòi hỏi quan lại phải nêu tấm gƣơng sáng về đạo đức cho dân chúng noi theo. Nguyên tắc này đƣợc pháp luật thể chế hóa thành nghĩa vụ cụ thể của quan lại đối với bản thân và đồng nghiệp. Một là, quan lại phải giữ mình thanh liêm. Nghĩa vụ này đƣợc quy định một cách gián tiếp trong Quốc triều hình luật thông qua các điều khoản nhằm trừng phạt quan lại có hành vi tƣ lợi hoặc ăn hối lộ. Các điều 138, 206, 207, 214, 221, 224,... quy định xử phạt khi quan lại có hành vi tƣ lợi hoặc hối lộ. Ngoài ra bộ luật còn quy định việc xử nghiêm những hành vi sách nhiễu vay mƣợn, chiếm
đoạt tài sản từ dân của quan lại nhƣ các điều 638, 638... Hai là, quan lại phải có nghĩa vụ giữ lễ nghi, phép tắc một cách nghiêm cẩn. Quốc triều hình luật
giành nhiều điều quy định về xử phạt quan lại vi phạm lế nghi phép tắc. Nhƣ điều 239 quy định: các quan viên trong khi họp bàn việc ở công đƣờng mà nói càn không hợp lễ hay cƣời đùa ồn ào làm rối trật tự sẽ bị phạt trƣợng nếu lỗi nhẹ, lỗi nặng thì xử biếm hay bãi chức. Hoặc: Các quan viên làm việc ở sở mình mà ngồi đứng không đúng phép thì xử tội biếm hay phạt (điều 129).
- Nhóm điều khoản quy định trách nhiệm của quan lại đối với dân chúng. Đây là nhóm điều khoản thể hiện rõ nhất tƣ tƣởng đức trị của bộ máy cầm quyền giành cho dân chúng. Nó thể hiện đƣợc sự quan tâm, chăm lo của nhà nƣớc, trách nhiệm của quan lại đối với dân chúng trên các phƣơng diện cơ bản sau: Một là, quan lại phải có nghĩa vụ làm cho dân giàu. Muốn vậy, quan lại phải lo bảo vệ tài sản cho dân, diệt trừ trộm cƣớp, đảm bảo trật tự trị an xã hội để dân chúng yên tâm làm ăn (Điều 181, 182, 347, 458, v.v.). Hai là, quan lại phải chăm lo cho dân và làm cho dân tăng nhiều (Điều 294, 295).
Ba là, quan lại có nghĩa vụ giáo hoá dân. Giáo hoá ở đây là giáo hoá đạo luân
thƣờng và bằng chính tƣ cách của mình. Điều 637 quy định: Nếu quan chức say mê tửu sắc, nêu gƣơng xấu cho dân chúng thì bị biếm hay bãi chức.
Thứ ba, Tư tưởng “Lễ” trong “Quốc triều hình luật” được pháp luật hoá để cai trị, để giáo hoá dân chúng và phạt nặng những hành vi xâm hại lễ nghi. Đức trị lấy Lễ làm biện pháp chủ yếu để cai trị và giáo hoá dân chúng. Mục đích dùng lễ của Nho giáo là: dƣỡng tính tình con ngƣời; làm chuẩn mực cho hành vi của con ngƣời; thiết lập tôn ty trật tự trong gia đình và xã hội; hạn chế những ham muốn thƣờng tình của con ngƣời. Vì vậy, nhà Lê Sơ đã thể chế hoá những nghi lễ của Nho giáo thành nhiều quy định trong Quốc triều hình luật, đƣợc thể hiện trên các mặt:
- Quy định chặt chẽ lễ nghi trong gia đình, trong xã hội và sẵn sàng trừng phạt nghiêm khắc những ngƣời vi phạm lễ nghi (điều 401, 402, 457, 475, 477, 481, 504, 506, 511, v.v.). Đây chính là những tƣ tƣởng Nho giáo
đƣợc thể chế hoá trong Quốc triều hình luật, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo hoá dân chúng.
- Luật hoá đƣợc nhiều tập quán lễ nghi trong dân gian khi mà những tập quán lễ nghi đó không phƣơng hại đến nhà nƣớc và giai cấp cầm quyền (điều 642)
Đối với tƣ tƣởng pháp trị trong Quốc triều hình luật chúng tôi không phân tích kỹ, bởi lẽ Bộ luật này chính là sự hệ thống hoá những quan điểm pháp trị của nhà nƣớc và bộ máy cầm quyền nhà Lê Sơ. Những tƣ tƣởng đức trị, pháp trị cũng nhƣ sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật đã đƣợc các bộ luật của các thời kỳ sau đó kế thừa ít hoặc nhiều kể cả bộ luật hình sự của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên sự kế thừa này ở mỗi bộ luật có sự khác nhau tùy theo mục đích và bản chất của giai thống trị.