Đƣờng lối trị nƣớc của nhà Lê Sơ nhƣ đã phân tích ở trên đã thể hiện đƣợc tính bao quát trên tất cả các mặt. Để làm rõ tính bao quát của đƣờng lối trị nƣớc đó chúng tôi tạm chia các sinh hoạt trong xã hội thành ba khu vực cơ bản là: sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần và các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội. Trong đó sự tác động trong khu vực sinh hoạt vật chất thể hiện ở việc nhà nƣớc ban hành các lệnh dụ, điều luật về ruộng đất, khôi phục sản xuất, chia quân về làm ruộng, các chính sách khoan miễn tô thuế, chẩn cấp dân nghèo...nhằm nâng cao đời sống vật chất, đem lại ấm no cho mọi nhà, thúc đẩy phát triển kinh tế. Các chính sách, điều khoản về khen thƣởng ngƣời có công, ngƣời có đức hạnh, rèn luyện, đào tạo nho sĩ ... chúng tôi tạm xếp về khu vực sinh hoạt tinh thần; Ban hành luật lệ, ngăn cấm du thủ, du thực, bỏ gốc theo ngọn, định quan chế hình ngục, bài trừ tệ nạn xã hội nhƣ: rƣợu chè, cờ bạc tham nhũng, ức hiếp dân chúng, lập sổ hộ, sổ điền ... thuộc về việc điều tiết các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội.
Tất cả các điều này đƣợc thể hiện dƣới dạng các lệnh dụ, điều luật ngay từ đầu và đƣợc mở rộng, quy định chặt chẽ dƣới các triều đại sau cho đến Lê Thánh Tông. Chỉ bắt đầu từ Lê Uy Mục trở đi thì đƣờng lối trị nƣớc lúc này rơi vào suy thoái do sự sa đoạ và không chú ý đến xã hội của các vị vua này.
Đƣờng lối trị nƣớc ấy không chỉ thể hiện tính bao quát đến tất cả các khu vực của đời sống xã hội mà còn thể hiện đƣợc tác dụng của nó đến mọi mặt, mọi lĩnh vực hoạt động xã hội nhƣ trên các mặt chính trị, kinh tế, văn
hoá - xã hội.
* Trong lĩnh vực chính trị: đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp giữa pháp trị và đức trị với việc thƣởng hậu, phạt nặng kết hợp với răn đe, giáo dục của nhà Lê Sơ thể hiện rõ ràng tính giai cấp của nhà nƣớc có giai cấp. Nhà nƣớc đó đã giành sự ƣu tiên, ƣu đãi đặc biệt cho tầng lớp quý tộc, công thần, nho sĩ quan liêu, tầng lớp trên của xã hội, chỗ dựa cơ bản cho nhà nƣớc Lê Sơ, những đối tƣợng giữ vai trò "bệ đỡ chính trị" của triều Lê. Trong quan điểm trị nƣớc của mình nhà Lê Sơ đã giành cho tầng lớp quan lại quý tộc một sự ƣu đãi đặc biệt.
- Về kinh tế: tầng lớp này đƣợc ban phát ruộng đất tuỳ theo công lao, cấp bậc vị trí và đƣợc hƣởng lƣơng bổng của triều đình, đƣợc ăn lộc bằng việc thu tô thuế của quận, ấp... tuỳ theo thứ bậc.
- Về chính trị: tầng lớp này đƣợc giao phó, phân chia quyền lực từ trong kinh đô cho đến ngoài địa phƣơng có nhiệm vụ giúp nhà vua thay trời "trị nƣớc, chăm dân" là bậc "dân chi phụ mẫu" (cha mẹ của dân).
- Về mặt tinh thần: họ đƣợc đào tạo, đúng hơn là có nhiều ƣu thế để hƣởng việc đào tạo của nhà nƣớc qua giáo dục, khoa cử để đƣợc tuyển vào nghiệp quan trƣờng. Không chỉ bản thân họ mà con cháu họ cũng đƣợc hƣởng ân sủng của nhà vua tuỳ theo cấp bậc.
Sự ƣu tiên, ƣu đãi khác nhau đối với mỗi tầng lớp, giai cấp nhân dân, trong đó sự ƣu tiên đặc biệt đối với tầng lớp quý tộc công thần đã thể hiện đƣợc tác dụng trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Với mặt tích cực thể hiện ở việc nhà Lê Sơ đã xây dựng lên một bộ máy quan liêu mạnh gồm cả văn lẫn võ, giúp cho Lê Lợi có thể chiến thắng kẻ thù và xây dựng đƣợc một triều đình mạnh ở các triều đại sau. Đồng thời nó cố kết đƣợc nhân dân để chiến đấu và xây dựng đất nƣớc. Mặt tiêu cực đó là, do sự ƣu đãi ấy nó thúc đẩy sự thoái hoá biến chất của đội ngũ quan lại trong việc tham nhũng hối lộ để chen chân vào chốn quan trƣờng. Thêm nữa, do dựa trên đƣờng lối đức trị, có sự ƣu ái với tầng lớp quan lại, nên chính tầng lớp này và con cháu họ có cơ hội
lộng hành mà vẫn tránh đƣợc tội chết.
* Về kinh tế: Thời Lê Sơ các nhà vua (tính đến Lê Hiến Tông) luôn chú trọng đến phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt dƣới thời Lê Thánh Tông, để phát triển kinh tế, hàng loạt điều luật đã đƣợc đề ra để đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân đối với ruộng đất cũng nhƣ tăng cƣờng đội ngũ quan lại trong việc chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhà Lê Sơ với chính sách quân điền cùng với các điều luật về ruộng đất đã đƣa đến sự phát triển mạnh của kinh tế nông nghiệp. Mọi quyền lợi của ngƣời dân đối với mảnh đất nông nghiệp của mình đã đƣợc hệ thống hoá thành luật pháp. Trong "điền sản chƣơng" của Quốc triều hình luật đã giành nhiều điều khoản để quy định về ruộng đất và quyền lợi về ruộng đất của ngƣời dân (từ điều 341 - 372). Cùng với các điều khoản quy định rõ ràng nhƣ vậy là các chính sách nhƣ chính sách quân điền, chính sách miễn giảm tô thuế, ân xá, đại xá, chẩn cấp, chia quân về làm ruộng đƣợc thực hiện ở hầu hết các đời vua nhà Lê Sơ (chúng tôi sẽ phân tích rõ ở phần sau) đã thể hiện đƣợc sự bao quát của đƣờng lối đức trị kết hợp với pháp trị trong lĩnh vực kinh tế.
* Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội: đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp giữa đức trị với pháp trị cũng thể hiện đƣợc vai trò và tác dụng bao quát của nó. Điều này thể hiện thông qua chính sách về xã hội của nhà Lê Sơ, nhƣ chính sách về giáo dục đào tạo, khoa cử, chính sách ƣu tiên Nho giáo và đƣa nó lên địa vị chính thống, phát triển văn chƣơng thời này.
Điểm nổi bật nhất trong chính sách về văn hoá xã hội của nhà Lê Sơ chính là chính sách về giáo dục, khoa cử với sự khuyến khích của nhà nƣớc. Trong vòng 100 năm tồn tại, nhà nƣớc Lê Sơ đã mở đƣợc 26 kỳ thi hội, tuyển chọn đƣợc 989 tiến sỹ với 21 trạng nguyên. Đó là những trí thức cao cấp bậc đại khoa, còn bậc trung khoa - thi hƣơng số ngƣời đỗ đạt có tới hàng vạn ngƣời, ấy là chƣa kể đến những ngƣời có học chỉ đỗ nhất nhị tam trƣờng. Đội ngũ này trở thành lực lƣợng quan trọng trong việc trị nƣớc của nhà Lê Sơ, số còn lại, mà phần đông nho sĩ không đỗ đạt thì họ về sống cùng nhân dân góp
phần truyền bá Nho giáo đến mọi tầng lớp nhân dân.
Xã hội Đại Việt thời Lê Sơ, ngày càng in đậm màu sắc Nho giáo. Đến thời Hồng Đức, Nho giáo đã hoàn toàn chiếm lĩnh vị trí độc tôn trong đời sống xã hội. Trên cơ sở văn hoá lâu đời của ngƣời dân Đại Việt, Nho giáo ngày một phổ cập theo hƣớng bản địa hoá để hội nhập để tạo lên một sắc thái mới. Tế bào của xã hội từ gia đình đến tổ chức cơ sở xã hội vận hành trong mối liên kết gia đình - họ hàng - làng nƣớc - với một kỷ cƣơng nề nếp chặt chẽ.
Cũng từ chính sách ƣu đãi nho sĩ quan liêu, một đội ngũ trí thức sáng tác văn học, biên soạn sử học xuất hiện khá phong phú với nhiều tác phẩm có giá trị làm giàu kho tàng văn hoá dân tộc. Có thể kể đến nhƣ: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn, Ngô Sĩ Liên, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Đào Cử…