Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã đƣa Đại Việt sang một giai đoạn mới - giai đoạn độc lập tự chủ và xây dựng nhà nƣớc vững mạnh. Nhà nƣớc Lê Sơ đã tập trung xây dựng một nhà nƣớc phong kiến quan liêu tập quyền lấy Nho giáo làm nền tảng hệ tƣ tƣởng chính thống. Để phù hợp với yêu cầu lịch sử và phát huy sức mạnh của nhà nƣớc phong kiến quan liêu tập quyền, nhà nƣớc quân chủ Lê Sơ từng bƣớc ban hành và thực thi những chính sách pháp luật nhằm khôi phục kinh tế, ổn định xã hội sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, mở mang đất nƣớc về mọi mặt. Vấn đề mà nhà nƣớc Lê Sơ quan tâm hàng đầu lúc này chính là việc lựa chọn đƣờng lối trị nƣớc để vừa đảm bảo giữ vững đƣợc nền độc lập mới giành đƣợc vừa ổn định xã hội sau nhiều năm chiến tranh. Đứng trƣớc tình hình đó nhà Lê Sơ đã biết kết hợp giữa đức trị
với pháp trị trong đƣờng lối trị nƣớc của mình. Đối với xã hội phong kiến
Việt Nam nói chung, cũng nhƣ triều đại Lê Sơ nói riêng, vấn đề đƣờng lối trị nƣớc luôn là vấn đề quan trọng và đƣợc đặt lên hàng đầu, bởi nó liên quan trực tiếp đến sự sống còn của một triều đại.
Với Lê Thái Tổ (1385 – 1433), vị vua đầu tiên của triều Lê Sơ, tƣ tƣởng về sự kết hợp giữa đức trị với pháp trị trong trị nƣớc không phải chỉ đƣợc đề cập đến sau khi ông đã lên ngôi, mà đƣợc ông sử dụng ngay từ khi khởi nghĩa Lam Sơn chƣa thắng lợi hoàn toàn. Sự kết hợp đức trị với pháp trị ở Lê Thái Tổ thể hiện trong hai giai đoạn là trƣớc khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi và sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi hoàn toàn. Đối với Lê Thái Tổ, sự kết hợp này nhằm mục đích tập hợp nhân dân tạo nên sức mạnh cho cuộc khởi nghĩa và tập trung sức lực toàn dân vào mục đích chống ngoại xâm, ổn định xã hội, xây dựng nhà nƣớc sau chiến tranh phát triển kinh tế.
Ngay từ khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chƣa thắng lợi hoàn toàn Lê Lợi đã chú ý đến việc sử dụng pháp trị và đức trị trong việc tập hợp quân sỹ và quản lý quân lính. Sử cũ ghi: "Khi vua mới tới thành Đông Đô, những hào kiệt ở kinh lộ và nhân dân các phủ huyện, cùng các tù trƣởng ở biên trấn đều tấp nập kéo đến cửa quân xin hết sức liều chết đánh thành giặc ở các xứ. Vua biểu dƣơng lòng thành của họ, phủ dụ, uý lạo, bảo cho họ biết lẽ bỏ nghịch theo thuận. Từ kẻ sỹ tới dân chúng, hễ ai đến quân doanh, vua đều dùng lời lẽ khiêm tốn, dùng lễ nghi trang trọng để tiếp đãi, rồi tuỳ theo tài năng hơn hay kém của từng ngƣời để bố trí các chức vụ khác nhau. Lấy ban thƣởng để khích lệ khiến ngƣời ngƣời đều hăng hái, dùng hình phạt mà răn đe, nên ai ai cũng giữ gìn. Vì vậy, mọi ngƣời đều cảm kích mong đƣợc dốc trọn sức mình, quân đi đến đâu là thành công đến đấy" [36; 260 - 261].
Có thể lấy mốc khởi đầu cho việc nghiên cứu đƣờng lối trị nƣớc của Lê Lợi là năm Bính Ngọ (1426) với việc Bình Định vƣơng Lê Lợi tiến quân ra Bắc giải phóng Đông Đô. Theo sách Lam Sơn thực lục và Đại Việt sử ký toàn thư, trong thời gian ngự ở dinh Bồ Đề, Lê Lợi đã tiến hành những công việc của một triều đình nhà nƣớc thực thụ. Ông đã họp đại hội các tƣớng lĩnh và các quan văn võ để định công ban thƣởng, theo công cao thấp mà định thứ bậc. Lê Lợi đã nhận thấy rằng, để cho quân sỹ hết lòng với mình thì việc thƣởng phạt phải công minh ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa, đó chính là điều đƣợc ông hết sức quan tâm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Hạ lệnh thƣởng công cho các tƣớng hiệu bắt đầu từ việc lập công mới: đại thần đến thiếu uý có công lao lớn, đƣợc thƣởng phù vàng thì đƣợc ăn lộc một quận; chức chấp lệnh mà có công thì đƣợc ăn lộc một ấp; các đốc tƣớng, quân nhân có công cũng đƣợc ăn lộc một quận hay một ấp theo thứ bậc khác nhau. Ngƣời nào không có công, không đƣợc thƣởng thì đều phải giáng làm dân thƣờng" [36; 264].
Lê Lợi nhận thấy rằng, muốn phát huy đƣợc sức mạnh của quân đội và thu phục đƣợc lòng dân thì trƣớc hết phải làm cho quân đội của mình tuân
theo pháp luật và không đƣợc phá hoại tài sản của dân. Chính vì vậy mà ngay từ khi khởi binh đánh Minh vua đã hạ lệnh cho các tƣớng sỹ của mình rằng: "Dân chúng khổ về chính sách bạo ngƣợc của giặc đã lâu rồi. Những châu, huyện nào chúng ta đi tới, không đƣợc mảy may xâm phạm của dân. Nếu không phải trâu bò, thóc lúa của bọn ngụy quan, thì dẫu đói khát khốn khó đến đâu cũng không đƣợc lấy bậy" [36; 253 -254]. Nhờ “quân lệnh nhƣ sơn” nhƣ vậy nên "quân lính đã ba ngày chƣa đƣợc ăn mà không có ai vi phạm lệnh đó. Dân thấy pháp lệnh đã đƣợc ban ra và thi hành nghiêm ngặt nhƣ vậy liền đem hết trâu bò, thóc lúa của giặc Minh cấp cho quân lính" [36; 254].
Nhận xét về tƣ tƣởng pháp trị của Lê Lợi, Đại sử ký toàn thư viết: "Kỷ luật quân đội đã nghiêm chỉnh, tinh thần binh sĩ càng tăng thêm. Thƣởng phạt thi hành, nên quân lính gan dạ quyết chiến. Nhân dân trong vùng dắt díu nhau tới, đông vui nhƣ đi chợ. Vua vỗ về phủ dụ mọi ngƣời đều hân hoan vui vẻ" [36; 254].
Đối với tƣớng sỹ và binh lính, Lê Lợi thể hiện sự quyết đoán khoan dung khi nghỉ ngơi, nhƣng nghiêm khắc khi ra trận, chính vì vậy mà ông đã "hạ lệnh cho bọn Thiếu uý, Chấp lệnh, Tổng giám rằng, “ngày thƣờng quân nhân phạm pháp thì không đƣợc tự ý giết chết, khi ra trận mà trái lệnh thì cho chém trƣớc tâu sau" [36; 267], đồng thời ngay từ rất sớm ông đã ban hành mƣời điều quân luật mà ai phạm vào đều chém.
Một trong những nội dung quan trọng của đƣờng lối pháp trị là thƣởng hậu phạt nặng, do đó hình phạt luôn là vấn đề quan trọng bởi lẽ dùng pháp trị mà hình phạt không nghiêm, không đủ sức răn đe tất ngƣời vi phạm sẽ khinh nhờn. Thấy đƣợc điều này, ngay từ khi còn chƣa chiếm đƣợc thành Đông Quan, Lê Lợi đã đặt ra những hình phạt nghiêm khắc: "Hạ lệnh rằng: khi sai phái thuộc hạ dƣới quyền, đều phải cấp giấy tờ có đóng dấu hoặc ký họ tên của quan phụ trách, và ghi rõ số ngƣời đi là bao nhiêu, đến chỗ nào, làm việc gì, hạn định ngày nào phải về dinh, không đƣợc đi lại tự do. Quan phụ trách và ngƣời dƣới quyền nếu không tuân lệnh này thì tuỳ tội nặng nhẹ mà xử
giáng cấp, phạt trƣợng, chặt chân, hay chém đầu. Nếu xét đƣợc tình trạng bọn giặc móc nối với nhau thì có trọng thƣởng" [36; 270]. Hình phạt nặng ngay cả trong trƣờng hợp rút quân mà bỏ lại đồng đội để chạy thoát riêng mình:"Hạ lệnh rằng các quân khi ra trận, nếu 50 ngƣời hoặc 100 ngƣời kéo nhau rút chạy mà bỏ lại 1, 2 ngƣời không cứu thì bị chém cả toán. Nếu không may có ngƣời chết tại trận mà cùng nhau góp sức khiêng xác ra ngoài thì đƣợc tha tội" [36; 273]. Trong lúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đang ở đỉnh cao Lê Lợi luôn động viên binh lính "thƣởng phạt đúng mức nên tiến đánh cố sức". Ông từng nói với các tƣớng lĩnh chỉ huy quân thiết đột "đồng lòng liều chết đánh tan quân giặc là sức của các ngƣơi, còn xếp đặt lo toan, áo cơm khen thƣởng thì do ở ta. Bọn các ngƣơi chớ ngại khó nhọc, chớ lo nghèo túng. Bao giờ thấy vợ con ta nghèo túng thì vợ con các ngƣơi mới nghèo túng. Mong các ngƣơi một lòng đánh giặc, chớ nảy lo phiền" [36; 268].
Hình phạt dƣới thời Lê Thái Tổ, mặc dù chƣa chặt chẽ nhƣng có thể nói là rất nghiêm khắc, bởi lẽ đó là giai đoạn mà tình hình trong nƣớc còn nhiều rối ren, nhiều tệ nạn xã hội còn tồn tại. Chính vì thế mà ông đã lấy hình phạt nặng để răn đe dân chúng. Sau chiến tranh, trƣớc tình trạng các tệ nạn xã hội hoành hành, năm 1429, Lê Thái Tổ đã ra lệnh cho các quan, cho kinh đô và các các lộ, huyện, xã rằng: "Kẻ nào du thủ du thực, đánh cờ đánh bạc, thì quan ty và quân dân bắt nộp để trị tội. Đánh bạc thì chặt 5 ngón tay, đánh cờ thì chặt một phân ngón tay, những kẻ không phải là việc quan mà vô cớ tụ họp uống rƣợu thì xử phạt 100 trƣợng; ngƣời chứa chấp thì tội kém một bậc" [36; 298].
Sau khi dẹp yên giặc Minh đƣờng lối trị nƣớc dựa vào pháp trị càng đƣợc Lê Lợi chú ý nhiều hơn. Ngay những ngày đầu tiên giặc Minh về nƣớc (1428) Lê Lợi đã "hạ lệnh cho các quan Tƣ không, Tƣ Đồ, Tƣ Mã, Thiếu Uý, Hành Khiển bàn định pháp lệnh cai trị quân dân, để ngƣời làm tƣớng biết phép trị quân, quan các lộ biết phép trị dân, cũng để răn dạy quân dân biết là có pháp luật. Mọi công việc đều có các cơ quan phụ trách, dâng lên vua xem"
[36; 291].
Thấm nhuần tƣ tƣởng của các bậc quân vƣơng rằng, trị nƣớc thì phải dựa vào pháp luật, hơn nữa đây là giai đoạn xã hội Đại Việt vừa thoát khỏi chiến tranh loạn lạc nên còn nhiều tệ nạn, dân chúng còn chƣa có phép tắc ổn định, do đó vị vua đầu tiên của triều Lê Sơ đã đặc biệt chú ý đến việc xây dựng luật pháp. Ông xác định: "Từ xƣa đến nay trị nƣớc phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xƣa đặt ra pháp luật, để dạy các tƣớng hiệu, quan lại, dƣới đến dân chúng trăm họ, biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì làm, chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp" [36; 291].
Mặc dù rất coi trọng pháp luật trong việc trị nƣớc nhƣng Lê Thái Tổ không phải là ông vua của đƣờng lối pháp trị triệt để. Bên cạnh và cùng với tƣ tƣởng pháp trị, ông đặc biệt chú ý đến yếu tố đức trị trong đƣờng lối cai trị của mình. Tƣ tƣởng đức trị của Lê Thái Tổ tập trung vào những nội dung chính là tu thân, sửa đức, chăm lo đời sống của dân và khoan dung tha thứ đối với kẻ thù. Tƣ tƣởng đức trị của Lê Lợi nhằm vào hai mục đích là tập trung lực lƣợng để giải phóng dân tộc (giai đoạn trƣớc khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi hoàn toàn) và tập trung sức lực toàn dân vào ổn định xã hội, phát triển đất nƣớc đảm bảo cho sự tồn tại vững chắc cho vƣơng triều của mình.
Trƣớc tiên, có thể nói, tƣ tƣởng đức trị của Lê Lợi thể hiện rõ nhất ở việc khoan dung với kẻ thù. Nhận xét về Lê Lợi, Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Chƣa từng giết lạm một ngƣời nào, bắt đƣợc hơn 10 vạn viện binh của quân Minh, cũng đều tha cả. Vua kinh dinh thiên hạ trong khoảng 10 năm, dẹp yên loạn lớn và dựng lên nghiệp đế" [36; 240]. Lòng khoan dung của Lê Lợi đối với kẻ thù thể hiện ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa và xuyên suốt quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập và cả khi quân địch đã thất bại hoàn toàn.
Cùng với lòng khoan dung đối với kẻ thù thì một trong những nội dung quan trọng của tƣ tƣởng đức trị của Lê Lợi chính là việc tu thân, sửa đức của
nhà vua. Trong cuộc đời làm vua của mình, Lê Thái Tổ đã rất chú trọng đến đời sống của ngƣời dân. Ông hiểu rằng, để cho dân đỡ khổ thì trƣớc tiên bậc quân vƣơng phải tự sửa mình. Sử cũ chép: “Ngày 26 (2/1429), chỉ huy cho các đại thần và Hành Khiển rằng "Nếu thấy các điều lệnh của trẫm có điều gì bất tiện cho việc quân, việc nƣớc, hoặc các việc sai dịch không hợp lý, hoặc thuế khoá nặng nề, hoặc có việc tà dâm bạo ngƣợc thì tâu xin sửa lại" Lại chỉ huy cho các quan giữ chức can gián rằng: Nếu thấy trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, ngƣợc hại lƣơng dân, thƣởng công phạt tội không đúng, không theo đúng phép xƣa, hay các đại thần, quan lại, tƣớng hiệu, quan chức trong ngoài không giữ phép, nhận hối lộ, nhiễu hại lƣơng dân, thiên tƣ phi pháp, thì phải lập tức dâng sớ đàn hặc ngay. Kẻ nào cứ ngồi nhìn mà dung túng, chỉ giỏi trò vặt, cùng là nói hão không đâu thì phải chiếu luật trị tội" [36; 299 - 300].
Cùng với tƣ tƣởng khoan dung là tinh thần yêu thƣơng dân chúng của Lê Thái Tổ. Ông hiểu nỗi khổ của ngƣời dân dƣới vòng áp bức của quân giặc và nỗi kiệt quệ của họ sau sự bóc lột tàn khốc của kẻ thù. Kể từ khi thành lập cho đến triều đại Lê Thánh Tông thì vấn đề "Quốc dĩ dân vi bản" luôn đƣợc đề cao, đó cũng là do sự ảnh hƣởng của hệ tƣ tƣởng Nho giáo về "dân vi quý". Thời Lê Sơ mặc dù kinh tế nông nghiệp đƣợc nhà nƣớc chú trọng, phép quân điền cũng đã quy định nông dân đƣợc hƣởng 3,5 - 4 phần ruộng đất, việc điều chỉnh thuế khoá tƣơng đối hợp lý, đời sống nhân dân tạm thời ổn định, nhƣng tại dị vẫn thƣờng xuyên xảy ra. Hậu quả của việc mất mùa đói kém trực tiếp đổ lên đầu ngƣời nông dân, nhà nƣớc đã phải chẩn cấp, cứu tế. Sử cũ đã nhiều lần ghi lại điệp khúc: "từ mấy năm gần đây, hạn hán và sâu xảy ra liên tiếp, tại dị có luôn". Chính vì vậy mà các vua thời Lê Sơ đã đặc biệt chú ý và quan tâm đến đời sống ngƣời dân. Ngay từ năm 1427, khi mà cuộc kháng chiến chống Minh chƣa hoàn thành, các thành Xƣơng Giang, Cổ Lộng, Chí Linh, Tây Đô, Đông Quan còn nằm trong tay giặc, Lê Lợi đã hoạch định một chiến lƣợc xây dựng đất nƣớc trƣớc hết là khôi phục xóm làng, ông
ban lệnh: "Cho dân phiêu bạt trở về quê quán cày cấy. Ngƣời nào không có điền sản thì cho phép buôn bán. Kẻ nào bỏ nghề nghiệp thì bị xử tội nặng" [36; 267].
Sau khi giặc đã đƣợc dẹp yên Lê Thái Tổ đặc biệt chú ý đến đời sống của ngƣời dân. Sử cũ ghi: tháng giêng, ngày 22 (1429) "ra lệnh chỉ cho văn võ đại thần nghị bàn việc lớn của nhà nƣớc. Nhƣ ngƣời đi đánh giặc thì nghèo, kẻ rong chơi thì giàu. Ngƣời đi chiến đấu thì không có một thƣớc, một tấc đất mà ở, còn những kẻ du thủ, du thực không có ích gì cho nƣớc lại có quá thừa ruộng đất, hoặc đi làm nghề trộm cƣớp. Thành ra không ai chịu hết lòng với nƣớc, chỉ ham nghĩ phú quý mà thôi. Nay ra lệnh chỉ cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan lại, quân nhân và dân chúng, trong từ đại thần trở xuống, dƣới đến ngƣời già yếu, mồ côi, goá chồng, đàn ông, đàn bà trở lên, loại nào đƣợc cấp bao nhiêu thì tâu lên" [36; 299].
Đƣờng lối trị nƣớc dựa vào sự kết hợp giữa đức trị với pháp trị đƣợc tiếp tục trong các triều đại vua sau của nhà Lê Sơ, với Lê Thái Tông (1423 – 1442), vị vua thứ hai của nhà Lê Sơ đƣờng lối này tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển nhƣng trên một bình diện mới. Tƣ tƣởng về sự kết hợp giữa đức trị với pháp trị dƣới triều đại Lê Thái Tông do đó là thời bình nên nó biểu hiện tập trung trong việc chăm lo đời sống của ngƣời dân, sự tự sửa mình và uốn nắn quan lại.
Cũng nhƣ Lê Thái Tổ, tƣ tƣởng dân vi quý đƣợc Lê Thái Tông coi trọng. Ông hiểu rằng muốn cho đời sống ngƣời dân đƣợc yên ổn thì trƣớc hết phải xây dựng đƣợc đội ngũ quan lại, những ngƣời với tƣ cách là "cha mẹ" của dân, trong sạch và công minh. Ngay từ những ngày đầu lên ngôi Lê Thái