Tư tưởng “đức trị” và “pháp trị” trong lịch sử triết học phương đông cổ đạ

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 27 - 33)

đông cổ đại

Tƣ tƣởng đức trịpháp trị xuất hiện ở Trung Hoa khá sớm, vào khoảng thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc và đã tồn tại suốt hơn 25 thế kỷ qua. Đức trị là học thuyết về cách trị nƣớc của phái Nho gia, pháp trị là học thuyết trị nƣớc của phái Pháp gia. Đây là hai phƣơng thức cai trị tiêu biểu của Trung Hoa có ảnh hƣởng đến nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam.

Tƣ tƣởng đức trị khởi nguồn từ khát vọng chính trị của Khổng Tử (551 - 479 tr.CN). Cuối thời Xuân Thu, hệ thống tổ chức chính trị xã hội của nhà Tây Chu xây dựng trên chế độ phân phong, chế độ tông pháp, chính sách cai trị lễ kết hợp với hình đã bị suy yếu nghiêm trọng. Trật tự đẳng cấp xã hội theo danh phận đƣợc quy định bằng lễ trị bị rối loạn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, các cuộc nội chiến đẫm máu xẩy ra thƣờng xuyên và quyết liệt giữa các nƣớc chƣ hầu để tranh giành quyền lực và đất đai kéo dài hàng thế kỷ. Trong tình hình đó, Khổng Tử xuất phát từ địa vị của một quý tộc bị sa sút đã suy nghĩ và hệ thống hoá các quan điểm triết học, đạo đức, chính trị của ngƣời Trung Hoa cổ thành học thuyết chính trị mà xuất phát điểm là đạo nhân với mục đích ổn định tình hình chính trị - xã hội, thiết lập lại chế độ chính trị xã hội thời Tây Chu. Theo Khổng Tử, xã hội lý tƣởng là xã hội phải đƣợc xây dựng và củng cố trên nền tảng đạo đức vững chắc từ cả hai phía ngƣời thống trị và kẻ bị thống trị. Nói cách khác, Khổng Tử chủ trƣơng dùng đức trị, nghĩa là lấy đạo đức làm khuôn phép trị nƣớc, trị dân, lấy công việc giáo hoá, thu phục nhân tâm làm phƣơng châm hành động cơ bản, lấy tôn ti trật tự, phẩm trật rõ ràng để ổn định xã hội. Khổng Tử coi nhân cách của ngƣời cầm quyền quan trọng hơn cả luật lệ. Nho gia coi đức trị là vƣơng đạo, còn pháp trị là bá đạo. Vƣơng đạo dùng chính giáo, bá đạo dùng hình pháp.

Tƣ tƣởng đức trị của Khổng tử bao gồm những nội dung cơ bản là: Thứ nhất, Coi trọng và đề cao mặt đạo đức, dựa vào các chuẩn mực

đạo đức để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thời đại của Khổng Tử là thời kỳ “danh thực oán thán”, “vua không ra vua, tôi không ra tôi”, “cha không ra cha, con không ra con”, lễ nhạc của nhà Chu bị băng hoại. Vì vậy, Khổng Tử khao khát lập lại trật tự xã hội nhƣ thời Nghiêu, Thuấn. Muốn xã hội có trật tự theo ông phải dùng “nhân”. Nhân đƣợc Khổng Tử định nghĩa: “Nhân là ái nhân”, “ngƣời nhân, mình muốn thành công thì cũng giúp ngƣời khác thành công. Biết từ bụng ta suy ra bụng ngƣời, đó là phƣơng pháp thực hành của ngƣời nhân” [34, VI.28]. Theo Khổng Tử “nhân” là quan trọng nhất, chỉ có nhân mới khắc phục đƣợc tình trạng tôi giết vua, con giết cha, em giết anh, bạn bè lấn át nhau vốn đang diễn ra nhƣ cơm bữa trong xã hội. Theo Khổng Tử, đạo của con ngƣời cần có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, hiếu, liêm.

Thứ hai, Mọi người trong xã hội đều phải coi trọng việc tu thân, đặc

biệt là giai cấp thống trị. Ngƣời ở địa vị trên, tầng lớp cai trị phải nêu gƣơng

giáo hoá cho ngƣời dƣới noi theo. Nho giáo đề cao nguyên tắc “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, muốn trị quốc, bình đƣợc thiên hạ thì trƣớc hết phải tu thân, phải tề gia. Khổng Tử đã nói: “Mọi vật đã xét kỹ sau tri thức mới xác đáng; tri thức đã xác đáng thì sau cái ý mới chân thành; cái ý đã chân thành thì sau cái tâm mới chính; cái tâm đã chính thì sau cái thân mới đƣợc sửa, cái thân đã đƣợc sửa thì sau nhà mới tề; nhà đã tề thì sau nƣớc mới trị; nƣớc đã trị thì sau thiên hạ mới bình” [33, 145].

Thứ ba, Thực hành đường lối đức trị là phải chăm lo cho dân, ban ơn huệ cho dân, phải khoan dung, cần kiệm trong sử dụng sức dân, sai khiến dân

phải hợp thời, phải giáo hoá dân. Trong tƣ tƣởng của Khổng Tử ngƣời cai trị

trong xã hội phải yên dân, yên dân phải đặt sự giàu có của ngƣời dân lên hàng đầu. Đồng thời trị dân phải giáo hoá dân để cho dân chúng có đƣợc phẩm chất thuần tín, phải có lòng thƣơng dân và không nên tỏ ra bạo ngƣợc với dân.

Thứ tƣ, Coi việc dùng lễ nhạc làm cơ sở để củng cố trật tự nhà nước phong kiến, trật tự đẳng cấp xã hội phong kiến, trật tự gia đình gia trưởng

Chu. Theo Khổng Tử, lễ là kỷ cƣơng để “an bang trị quốc”. Lễ là quy phạm của hành vi chính trị quốc gia, là đƣờng lối cơ bản của cuộc sống thƣờng ngày, đồng thời là thủ đoạn để giáo hoá dân chúng. Lễ phải đƣợc bổ sung bởi “nhạc”, làm công cụ để hoà. Hoà ở đây vừa là hoà hợp kẻ sang ngƣời hèn, kẻ trên ngƣời dƣới, vừa là điều hoà tình cảm để vui buồn đều vừa phải.

Thứ năm, thực hiện chính danh trong xã hội. Theo Khổng Tử chính danh là điều căn bản của việc làm chính trị, đƣa xã hội “loạn” về với “trị”. Khổng Tử nói: “Danh không chính thì lời nói chẳng thuận, lời nói chẳng thuận thì việc chẳng nên, việc không nên thì lễ nhạc chẳng hƣng vƣợng, lễ nhạc không hƣng vƣợng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt chẳng trúng ắt dân không biết xử lý ra sao. Vì thế ngƣời quân tử đã nêu đƣợc tên gọi, ắt nói đƣợc ra lời, đã nói đƣợc ra lời ắt làm đƣợc” [34; XIII.3]. Công dụng của chính danh là thiết lập trật tự xã hội trên nền tảng đạo đức, làm cho kẻ dƣới phải kính trọng và phục tùng vô điều kiện bề trên. Ông yêu cầu, trong mối quan hệ vua – tôi thì phải “quân quân, thần thần”, trong quan hệ cha – con thì “phụ phụ, tử tử”, nghĩa là vua cho ra vua, bề tôi cho ra bề tôi; cha cho ra cha, con cho ra con.

Thứ sáu, hạn chế dùng hình phạt nhất là những hình phạt hà khắc. Nho gia coi đức trị là vƣơng đạo còn pháp trị là bá đạo. Vƣơng đạo dùng chính giáo, bá đạo dùng hình pháp. Khổng Tử cho rằng: dùng chính lệnh thì sẽ dẫn dắt dân đến chỗ tốt đẹp, dân biết hổ thẹn về những việc xấu mình làm, còn dùng hình pháp để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh đƣợc tội nhƣng không biết hổ thẹn. Ông cho rằng hình phạt cũng là cần thiết bởi trong xã hội có hạng ngƣời hạ ngu không thể giáo hoá đƣợc nên phải dùng chính hình mà không thể bỏ đƣợc. Nhƣng dùng chính hình phải theo hƣớng khoan giảm.

Thực hành đƣờng lối cai trị theo tƣ tƣởng đức trị là phải thực hiện chủ trƣơng “thứ - phú – giáo”: phải làm cho dân đông, dân giàu và giáo hoá dân.

Tƣ tƣởng đức trị ở Trung Hoa đến thời Đổng Trọng Thƣ (179 -104 tr.CN) đã đƣợc thần bí hoá và biến nó thành đƣờng lối cai trị tất nhiên. Chủ

trƣơng đức trị theo hƣớng của ông vừa góp phần củng cố đề cao, thống nhất đƣợc vƣơng quyền vừa ru ngủ đƣợc dân, góp phần xoa dịu đƣợc mâu thuẫn xã hội thu phục đƣợc nhân tâm và trở thành đƣờng lối cai trị đƣợc các triều đại phong kiến Trung Hoa sử dụng trong suốt lịch sử phong kiến của họ sau đó.

Tƣ tƣởng pháp trị cũng xuất hiện khá sớm trong lịch sử Trung Hoa cổ đại và cũng sớm đƣợc các nƣớc chƣ hầu sử dụng để cai trị đất nƣớc từ thời Xuân Thu. Học thuyết pháp trị về thực chất là một học thuyết chính trị - xã hội thực hiện chủ trƣơng cai trị bằng luật pháp, nó đƣợc xây dựng và phát triển qua thời kỳ lịch sử lâu dài bởi các nhà tƣ tƣởng xuất sắc nhƣ Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thƣơng Ƣởng và ngƣời cuối cùng đƣợc mệnh danh là tập đại thành các tƣ tƣởng pháp trị chính là Hàn Phi với tác phẩm nổi tiếng của ông là Hàn Phi Tử.

Về mặt thuật ngữ, pháp trị bao gồm “pháp” và “trị”. Trong đó, “pháp” là pháp chế, là toàn bộ các luật lệ của một triều đại, một chế độ. Còn “trị” là có hiệu lực mà ai cũng phải tuân theo, không thể làm trái đƣợc, nếu làm trái pháp luật thì nhất định sẽ bị trừng trị.

Chế độ pháp trị là chế độ trong đó mọi bộ phận của bộ máy nhà nƣớc từ trên xuống dƣới, mọi tổ chức xã hội, mọi tập thể, cá nhân đều đƣợc pháp luật quy định rõ ràng về quyền hạn, nhiệm vụ, thể lệ thành lập, hoạt động, kỷ luật và hình phạt trong trƣờng hợp vi phạm luật lệ.

Quản Trọng (khoảng thế kỷ thứ VII Tr.CN) là một trong những ngƣời đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật nhƣ là một cách trị nƣớc và ông chủ trƣơng công bố pháp luật công khai cho dân chúng. Tƣ tƣởng của ông đƣợc ghi lại trong bộ "Quản Tử", trong đó Quản Trọng chủ trƣơng trong phép trị nƣớc phải đề cao "luật, hình, lệnh, chính". Luật là để định danh phận cho mỗi ngƣời, lệnh là để cho dân biết việc mà làm, hình là để trừng phạt những ngƣời làm trái luật và lệnh, còn chính là để sửa cho dân theo đƣờng ngay lẽ phải [2; 334 - 335]. Ông cho rằng luật pháp phải công khai rõ ràng, phải dạy cho dân

biết pháp luật và thi hành phải giữ lòng tin đối với dân.

Tƣ Tƣởng pháp trị của Quản Trọng đƣợc Thân Bất Hại (khoảng 401 - 337 Tr.CN) phát triển. Nhƣng khác với Quản Trọng, Thân Bất Hại chủ trƣơng ly khai đạo đức, chống "lễ". Trong tƣ tƣởng pháp trị của ông, ông đề cao "thuật" trong phép trị nƣớc. "Thuật" của Thân Bất Hại đƣợc hiểu là phƣơng pháp, thủ đoạn trị nƣớc của ngƣời cầm quyền, theo đó ngƣời cầm quyền (vua, chúa) không đƣợc để lộ cho bầy tôi biết ý định của mình, cũng nhƣ không đƣợc để bầy tôi biết đƣợc mình thích gì, ghét điều gì ... nếu không bề tôi sẽ đề phòng, dễ bề nói dối, nịnh nọt bề trên. Mặt khác, "thuật" trong tƣ tƣởng Thân Bất Hại còn có nghĩa mỗi ngƣời giữ một chức quan nào đó phải làm đúng chức trách bổn phận của mình, ngoài chức trách bổn phận của mình cái gì biết cũng không đƣợc nói ra, không đƣợc làm.

Thƣơng Ƣởng (388 – 338 Tr.CN) là ngƣời đề cao "pháp" với chủ trƣơng dùng hình phạt để bỏ hình phạt. Theo ông pháp luật phải nghiêm, ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên ngƣời dƣới đều phải thi hành, ai có tội thì phải phạt, hơn nữa phải phạt nặng.

Đối với Thận Đáo (370 - 290 Tr.CN) mặc dù đề cao pháp luật trong trị nƣớc, nhƣng do ông chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng Đạo của Lão Tử nên ông cho rằng, pháp luật phải khách quan nhƣ vật "vô vi", điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tƣ của ngƣời cầm quyền. Trong phép trị nƣớc Thận Đáo đặc biệt đề cao "thế". "Thế" trong phép trị nƣớc của Thận Đáo là địa vị, quyền hành của ngƣời cai trị, là sức mạnh của đất nƣớc. Trong thực tế, chủ trƣơng của Thận Đáo là tập quyền, cấm lập các bè phái, phân biệt và quy định rõ địa vị, quyền lợi của từng tầng lớp ngƣời trong xã hội cho rõ ràng.

Hàn Phi Tử (280 - 233 Tr.CN), ông nhận thấy việc tách rời pháp, thuật, thế ở các nhà tƣ tƣởng trên sẽ dẫn đến những hạn chế. Chính vì vậy, ông đã xây dựng lên học thuyết pháp trị của mình trên cơ sở coi trọng và thống nhất cả ba yếu tố pháp, thuật, thế. Với quan điểm "lợi ích vật chất là cơ sở của tất cả các quan hệ xã hội và hành vi con ngƣời" [2; 343] ông chủ trƣơng thƣởng

hậu phạt nặng. Với tƣ tƣởng đề cao cả ba yếu tố pháp, thuật, thế, Hàn Phi Tử cho rằng không thể tách rời ba yếu tố này.

Trong tƣ tƣởng Hàn Phi, Pháp là nội dung của chính sách cai trị đƣợc thể hiện bằng luật lệ. Ông cho rằng; “pháp luật là mệnh lệnh ban bố ở cửa công, hình phạt chắc chắn đối với lòng dân, thƣởng cho những kẻ cẩn thận giữ pháp luật, nhƣng phạt nhƣng kẻ làm trái lệnh. Đó là điều bầy tôi phải tuân theo”[45; 478 - 479]. Ông coi pháp nhƣ là tiêu chuẩn để phân biệt chính nghĩa và gian tà, đúng sai, tốt xấu và thiện ác.

Thế trong tƣ tƣởng Hàn Phi là công cụ, phƣơng tiện để “trị quốc bình thiên hạ”. “Thế” trƣớc hết là địa vị, thế lực quyền uy của nhà vua. Địa vị, quyền uy này là độc tôn mà bắt buộc mọi ngƣời phải tuân phục.

Còn với Hàn Phi thuật là phƣơng pháp, cách thức để thực hiện nội dung của chính sách cai trị. “Thuật” của Hàn Phi gồm những nội dung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, thuật trị quan lại, Hàn Phi viết: “kẻ làm vua chúa là kẻ phải

giữ pháp luật, căn cứ vào kết quả mà xét để lập công lao. Chỉ nghe có quan lại tuy làm loạn nhƣng dân vẫn cứ tốt, chứ không nghe có dân làm loạn nhƣng quan lại vẫn cứ trị an một mình. Cho nên bậc vua sáng trị quan lại mà không trị dân” [45; 394].

Thứ hai, thuật trừ gian, Hàn Phi cho rằng: cái lợi của vua và bề tôi là

khác nhau, mà bản tính của con ngƣời là ƣa tƣ lợi, nên bề tôi nào cũng mang ý phản vua. “Cho nên bậc chủ sáng không cậy vào chỗ ngƣời ta không làm phản lại mình, mà cậy vào chỗ ngƣời ta không thể phản lại mình” [45, 351]. Vì vậy, bậc vua chúa phải cảnh giác để gạt bỏ gian tà.

Thứ ba, thuật dùng ngƣời, Hàn Phi nói riêng và pháp gia nói chung

chịu ảnh hƣởng của thuyết chính danh của Nho giáo. Theo Hàn Phi nguyên tắc cơ bản của dùng ngƣời là phải theo thuyết “hình danh” hay “thực danh” tức là danh và thực phải phù hợp với nhau.

Thứ tư, thuật thƣởng phạt, Hàn phi đề cao việc trị nƣớc bằng pháp luật,

với bề dƣới. Ông cho rằng thƣởng phạt là cái cán của đạo trị nƣớc mà bậc vua chúa nào cũng phải nắm lấy.

Cả ba yếu tố đó đều là công cụ của bậc đế vƣơng. Ông cũng cho rằng, không có phƣơng pháp cai trị vĩnh viễn, cũng không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng. “Thời thế thay đổi mà cách cai trị không thay đổi thì sinh loạn" [45; 588].

Học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử, sau này đã đƣợc nhà Tần sử dụng triệt để và đã đem lại sự thống nhất của Trung Hoa trong một thời gian dài, với những thành tựu nhất định của đế chế Tần. Có thể tóm lƣợc nội dung cơ bản của học thuyết pháp trị nhƣ sau:

- Học thuyết pháp trị chủ trƣơng dùng luật pháp làm công cụ trị nƣớc. Đặc biệt với Hàn Phi Tử, ông đã phủ nhận vai trò của đức trị trong việc trị nƣớc và khẳng định trị nƣớc phải bằng pháp luật. Pháp luật trong tƣ tƣởng của ông phải phù hợp với thời đại, mang tính bao quát, công khai.

- Bậc làm vua phải củng cố và đề cao uy quyền, phải thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nƣớc để đảm bảo cho pháp luật đƣợc thi hành.

- Bậc làm vua phải có thuật cai trị nhƣ thuật trị quan lại, thuật dùng ngƣời, thuật kiểm tra giám sát, thuật thƣởng phạt.

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 27 - 33)