Vai trò của đường lối trị nước dựa trên sự kết hợp “đức trị” với “pháp trị” ở Việt Nam trước thời Lê Sơ

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 33 - 49)

“pháp trị” ở Việt Nam trước thời Lê Sơ

Từ thế kỷ thứ X trở đi, nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn củng cố và phát triển nhà nƣớc phong kiến, đây là giai đoạn độc lập tự chủ với khoảng thời gian kéo dài cho đến đầu thế kỷ thứ XV. Kế thừa sự nghiệp của các triều đại Ngô – Đinh - Tiền Lê, các triều đại Lý - Trần - Hồ đã tập trung vào xây dựng và củng cố về mặt quyền lực cũng nhƣ đi vào ổn định xã hội và phát triển kinh tế.

Năm 1009, sau khi Lê Long Đĩnh của nhà Tiền Lê chết, các triều thần đã suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều Lý, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Sau hàng nghìn năm chịu sự đô hộ

của phƣơng Bắc, cùng với sự bất ổn trong các triều đại Ngô – Đinh - Tiền Lê, xã hội Đại Việt lúc bấy giờ ít có điều kiện phát triển kinh tế, thậm chí còn bị loạn lạc và dân chúng thì lầm than do sự sa đọa của triều đại Lê Long Đĩnh. Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã tập trung vào xây dựng Đại Việt, mà trƣớc tiên là dời kinh đô từ Hoa Lƣ về thành Thăng Long với mƣu toan dựng nên nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau.

Nhà Lý đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm phát triển kinh tế, văn hoá của đất nƣớc, thi hành nhiều chính sách củng cố quyền lực của nhà nƣớc tập quyền, bảo đảm quyền lợi của giai cấp thống trị, chăm lo đến sự phát triển kinh tế và đời sống ngƣời dân. Cùng với nó, nhà Lý tổ chức lại bộ máy nhà nƣớc, chia lại khu vực hành chính trong cả nƣớc, cắt đặt quan lại coi sóc các nơi, tổ chức quân đội nhằm chống lại nạn ngoại xâm và nguy cơ cát cứ.

Đến cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, nhà Lý bƣớc vào thời kỳ suy yếu và khủng hoảng, vua và quý tộc quan liêu chỉ lo vơ vét của dân, ăn chơi sa đoạ, nông dân bị bóc lột, áp bức nặng nề, hạn hán mất mùa thƣờng xuyên xảy ra, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, làm lung lay nền thống trị của nhà Lý. Nhân đó các thế lực phong kiến địa phƣơng trỗi dậy, âm mƣu cát cứ. Trong khoảng 20 năm đầu thế kỷ XIII, đất nƣớc lâm vào cảnh loạn lạc do những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các phe phái phong kiến gây ra.

Trong cuộc chiến tranh giữa các phe phái trong triều đình, thế lực họ Trần ngày càng lớn và cuối cùng với sự biến cung đình ngày 10/1/1226 triều Lý đã phải rời bỏ vũ đài chính trị nhƣờng chỗ cho vƣơng triều mới: triều Trần.

Nhà Trần sau khi giành đƣợc ngôi, trên nền tảng vững chắc đã đƣợc xây dựng từ triều Lý, họ tiếp tục công cuộc xây dựng đất nƣớc, củng cố quốc gia thống nhất, tăng cƣờng lực lƣợng quốc phòng và phát triển kinh tế để lo chống nạn ngoại xâm. Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều chuyển biến quan trọng. Nhà Trần đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục kinh tế, khai

khẩn đất hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Cùng với nó là sự phát triển rực rỡ của văn hoá, tổ chức lại bộ máy nhà nƣớc, chia lại các đơn vị hành chính, sắp xếp và bổ sung quan lại… đã đƣa đến sự ổn định đất nƣớc trong một thời gian dài.

Đến cuối thế kỷ XIV, nhà Trần trở lên ruỗng nát, bị lung lay đến tận gốc, xã hội ở trong tình trạng rối ren, nhân dân lại rơi vào con đƣờng lầm than khổ cực. Trƣớc tình hình đó, Hồ Quý Ly, một đại thần trong triều, đã củng cố quyền lực, lấn át cả vua Trần và lập ra nhà Hồ vào năm 1400. Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã có rất nhiều cải cách quan trọng nhằm ổn định dân chúng đƣa nƣớc ta ra khỏi loạn lạc. Nhƣng với sự không đồng thuận trong bộ máy quan lại cùng với lòng dân không theo, Hồ Quý Ly đã không thể cứu cho xã hội Đại Việt thoát khỏi loạn lạc. Thậm chí, trƣớc những cải cách táo bạo của họ Hồ và sự nhòm ngó của phƣơng Bắc đã làm cho nhà Hồ ngày càng bị cô lập. Lợi dụng tình hình đó, tháng 10 năm 1406 hơn 50 vạn quân Minh do Trƣơng Phụ chỉ huy đã tiến vào xâm lƣợc nƣớc ta. Thành Thăng Long thất thủ không lâu sau đó toàn bộ vua quan nhà Hồ đã bị bắt, nhà Minh đã chiếm đƣợc nƣớc ta. Kể từ đây, xã hội Đại Việt nằm dƣới sự cai trị của nhà Minh và sự bần cùng, loạn lạc do bị đàn áp, bóc lột của ngƣời dân ngày càng trầm trọng.

Xét về mặt đƣờng lối trị nƣớc, sự cai trị xã hội dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị không phải là phát hiện đột biến của nhà Lê Sơ mà đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử Trung Hoa nhƣ chúng tôi đã phân tích ở phần trên. Ở Việt Nam bƣớc vào thời kỳ độc lập tự chủ, trong khoảng từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIV, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, nhân dân ta đã giành đƣợc những thành tựu to lớn dƣới sự lãnh đạo và quản lý của các nhà nƣớc, vƣơng triều Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần. Đó là thời kỳ xây dựng, bảo vệ và củng cố Đại Việt thoát khỏi sự nô dịch của phong kiến phƣơng Bắc và đã đạt đến giai đoạn hƣng thịnh của quốc gia với nền văn hoá Thăng Long rực rỡ. Đó là hai lần chiến thắng giặc Tống, ba lần chiến thắng giặc Nguyên

Mông, bình giặc Chiêm Thành... Để có đƣợc những thành tựu trên, cũng nhƣ có thể ổn định đƣợc đất nƣớc sau chiến tranh đòi hỏi các vƣơng triều này phải có một đƣờng lối trị nƣớc thích hợp. Đƣờng lối trị nƣớc thời này vừa phải có những chính sách quan tâm đến dân chúng, vừa phải có những qui định chặt chẽ nhằm ổn định đƣợc đất nƣớc, chống lại kẻ thù phƣơng Bắc vốn luôn nhòm ngó đến nƣớc ta.

Để thực hiện việc quản lý đất nƣớc và cai trị nhân dân, đƣa đất nƣớc đi vào ổn định, các nhà nƣớc quân chủ trƣớc Lý đã biết sử dụng hình luật cùng với những tƣ tƣởng nhân trị để cai trị dân chúng. Tuy nhiên, những tƣ tƣởng pháp trị và nhân trị thời này chƣa mang tính nhất quán và chƣa hình thành hệ thống, nó thƣờng xuất hiện dƣới dạng những tƣ tƣởng nảy sinh của nhà vua gắn với tình huống cụ thể. Chẳng hạn, trong thời đại nhà Đinh, dƣới triều đại của Đinh Bộ Lĩnh, sử cũ chép: "Vua muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ ở trong cũi, hạ lệnh rằng: kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn. Mọi ngƣời đều sợ phục, không ai dám phạm" [36; 211]. Có thể nói đó là những tƣ tƣởng pháp trị đầu tiên trong nhà nƣớc quân chủ Việt Nam mà sử sách đã ghi lại.

Nếu Đinh Bộ Lĩnh mới chỉ đƣa ra công cụ để răn đe cho dân chúng sợ, không làm trái phép, thì Lê Đại Hành đã phát triển tƣ tƣởng pháp trị lên một bƣớc mới, đƣợc thể hiện dƣới dạng luật lệnh. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Nhâm Dần / Ứng Thiên (niên hiệu của vua Lê Đại Hành)/ năm thứ 9 (1003), Mùa xuân, tháng 3, định luật lệnh, chọn quân lính, chia tƣớng hiệu làm hai ban, đổi mƣời đạo làm lộ, phủ, châu" [36; 230]. Nhƣ vậy, ở Lê Đại Hành, luật pháp đã đƣợc ấn định cụ thể. Tuy nhiên, không thấy tài liệu nào ghi chép lại việc "định luật lệnh" cuả Lê Đại Hành gồm những điều khoản gì.

Có thể thấy tƣ tƣởng pháp trị đã xuất hiện trƣớc thời Lý, ở các nhà nƣớc quân chủ của Đại Việt. Tuy nhiên nó mới chỉ là manh nha và chƣa thành hệ thống và chƣa có tính nhất quán, mặc dù nó đã đƣợc sử dụng làm công cụ hỗ trợ việc cai trị của giai cấp cầm quyền. Cho dù sử sách có ghi chép hay

không ghi chép thì chắc chắn một điều rằng, các bậc vua chúa cũng nhƣ đội ngũ quan lại cầm quyền ai cũng muốn có một xã hội ổn định, có nề nếp, và nhƣ vậy tất phải có pháp luật. Tuy nhiên, việc đề ra và thực hiện pháp luật nhƣ thế nào cho có hiệu quả, cho phù hợp với thực tiễn xã hội đòi hỏi một quá trình lâu dài và phức tạp.

Sang thời Lý thì sự kết hợp đức trị với pháp trị đƣợc thể hiện một cách rõ ràng hơn. Ở thời kỳ này, nhà nƣớc lấy Phật giáo làm quốc giáo và Phật giáo ảnh hƣởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Trong thực tế, tất cả các hoàng đế nhà Lý đều là những nhà vua trọng Phật, nhƣng điều đáng ghi nhận ở họ là không một ai trong số họ tỏ ra bài xích hay phản bác Nho giáo. Họ đều mặc nhiên tiếp thu và chấp nhận nguyên tắc của Nho giáo nhƣ một nền văn hoá giáo dục và một phƣơng thức giúp ích cho công cuộc trị nƣớc. Mặt khác, do nhu cầu xây dựng và củng cố nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền, giai cấp thống trị thời Lý buộc phải tìm kiếm những cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc, phƣơng thức cai trị dân chúng, điều này họ không thể tìm thấy trong Phật giáo, trong khi đó Nho giáo cùng với đƣờng lối cai trị truyền thống của Trung Hoa đã đáp ứng đƣợc những nhu cầu bức thiết đó. Sự vận dụng giáo lý Nho giáo của các vua Lý có thể thấy ngay ở vị vua đầu nhà Lý. Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô đã biện minh cho vị thế quân vƣơng của mình bằng việc dẫn ra một nguyên lý của Nho giáo về trách nhiệm của ngƣời làm vua là: "trên kính mệnh trời, dƣới theo ý dân" [36; 241]. Điều đó cho thấy ở các vị vua này đã nhận ra vai trò của Nho giáo trong việc trị nƣớc.

Mặc dù nhà Lý vận dụng tƣ tƣởng Nho giáo trong việc trị nƣớc, nhƣng đó không phải là tƣ tƣởng đức trị thuần túy mà chú ý đến cả pháp luật, hình luật. Bằng chứng là vào năm 1042 vua Lý Thái Tông đã cho biên soạn và ban hành Hình thư. Về việc này sử cũ chép: "Ban Hình thƣ. Trƣớc kia việc kiện tụng trong nƣớc phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có ngƣời bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thƣơng xót, sai trung thƣ san định luật lệnh, châm chƣớc cho thích dụng với

thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thƣ của một triều đại để cho ngƣời xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây xử án đƣợc bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu thành Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo" [36; 263].

Nhƣ vậy, qua những gì sử cũ ghi chép lại cho thấy, luật pháp thời Lý không phải đến Lý Thái Tông mới có, cho nên mới có tình trạng "quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn...". Nhƣng theo chúng tôi, có thể luật pháp trƣớc thời Lý Thái Tông mới chỉ dừng lại ở luật tục vốn thiếu chặt chẽ và chƣa thành hệ thống, vì thế vua Lý Thái Tông mới ra lệnh "san định" lại cho chặt chẽ hơn mà thôi. Chỉ tiếc rằng Bộ Hình thư của nhà Lý cho đến nay không còn nên chúng ta không biết cụ thể về những điều khoản trong đó.

Cùng với việc ban hành luật pháp, các vua nhà Lý cũng rất quan tâm đến việc xử phạt và kỷ luật nghiêm, đặc biệt đối với đội ngũ quan lại. Dƣới thời Lý Thái Tông, nhà vua đã "xuống chiếu rằng, các quan chức đô, ai bỏ trốn thì phạt 100 trƣợng thích vào mặt 50 chữ, và xử tội đồ. Các quan sĩ trƣớc đã bị xử tội đồ nếu trốn vào rừng núi đồng nội cƣớp của ngƣời thì xử 100 trƣợng, thích vào mặt 30 chữ. Ngƣời coi trấn trại mà bỏ trốn cũng phải tội nhƣ thế" hay "kẻ nào ăn trộm trâu của công thì xử 100 trƣợng, 1 con phạt thành 2 con" [36; 262]. Những kẻ trộm cƣớp cùng với các tội thuộc thập ác bị luật pháp xử rất nặng với các hình thức tùng xẻo, chặt ngón chân, ngón tay...

Tuy nhiên, do nhu cầu khoan giảm an lạc của dân chúng đặt ra cấp thiết sau nhiều thế kỷ loạn lạc và do ảnh hƣởng rất lớn của Phật giáo mà đƣờng lối cai trị của nhà Lý chủ yếu thiên về đức trị. Hay nói cách khác, nhà Lý đã biết sử dụng kết hợp giữa đức trị với pháp trị theo tinh thần "đức chủ, pháp bổ".

Đức trị dƣới thời Lý chƣa chú trọng nhiều vào việc giáo hoá dân chúng mà chủ yếu chỉ hƣớng tới việc chăm lo cho đời sống thiết thực của dân. Các nhà vua Lý thực hiện đức trị thông qua đại xá, khoan miễn giảm tô thuế, phát chẩn, những công việc này đƣợc các vua nhà Lý thực hiện thƣờng xuyên để đảm bảo vấn đề dân sinh. Sử cũ ghi lại rằng ngay sau khi đƣợc các triều thần

nhà Lê đƣa lên ngôi, Lý Công Uẩn đã: "đại xá thiên hạ, lấy năm sau làm niên hiệu Thuận Thiên năm đầu. Đốt giềng lƣới, bãi ngục tụng...", thậm chí xây xong cung điện, đƣợc mùa... nhà vua Lý cũng tiến hành đại xá thuế khoá cho dân. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Cung Thuý Hoa làm xong, làm lễ khánh thành, đại xá các thuế khoá cho thiên hạ trong 3 năm, những ngƣời mồ côi, goá chồng, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều tha cho cả" [36; 242].

Cùng với việc chăm lo cho dân chúng, các vua nhà Lý cũng thƣờng xuyên tiến hành tu thân, sửa đức, trƣớc những biến cố thiên tai. Sử cũ chép về Lý Công Uẩn nhƣ sau: “Vua thân đi đánh Diễn Châu. Khi về đến Vũng Biện gặp lúc trời đất tối sầm, gió sấm giữ dội, vua đốt hƣơng khấn trời rằng: "Tôi là ngƣời ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ nhƣ sắp sa xuống vực sâu, không dám dụng binh mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì ngƣời Diễn Châu không theo giáo hoá, ngu bạo làm càn, tàn ngƣợc dân chúng, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn nhƣ trong khi đánh nhau hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lƣơng đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến nhƣ sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét" [36; 243].

Đó chỉ là một trong số những điều mà sử cũ ghi lại về tƣ tƣởng đức trị cũng nhƣ sự kết hợp với pháp trị của nhà Lý.

Đến thời nhà Trần, nhà Trần vẫn tiếp tục đƣờng lối trị nƣớc trên cơ sở "đức chủ, pháp bổ" nhƣ nhà Lý. Nói cách khác, ở thời Trần các vị vua vẫn chủ trƣơng đƣờng lối trị nƣớc "đức trị" có sự hỗ trợ của pháp luật, tuy nhiên đức trị đƣợc coi trọng hơn so với pháp trị. Họ coi pháp trị là cái gốc _ể tiến hành cải tạo xã hội và đƣa xã hội đi đến thịnh trị. Nội dung đức trị thời kỳ này thể hiện tập trung ở hai vấn đề: Một là, sự tu thân, sửa đức của nhà vua làm gƣơng cho dân chúng, là cơ sở để giáo hoá toàn xã hội; Hai là, sự chăm lo của nhà vua đến đời sống của dân thông qua các chính sách giáo hoá, dƣỡng dân, và chăm lo đến đời sống vật chất của nhân dân.

các vua nhà Trần không chỉ chú trọng đến tu thân, sửa đức, mà còn quan tâm đến việc giáo dục con cái về đạo đức, thêm nữa sự giáo dục này có phần nghiêm khắc. Sử cũ đã chép sự kiện vua Trần Anh Tông say rƣợu không ra coi chầu bị Thƣợng Hoàng phát hiện và mắng rằng: "Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi đƣợc. Trẫm đang sống mà ngƣơi còn nhƣ thế, huống chi

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)