đường lối trị nước thời Lê sơ
Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà tƣ tƣởng lớn của dân tộc, tên tuổi của ông đã gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sáng chói trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Tƣ tƣởng chính trị, đạo đức của Nguyễn Trãi là đỉnh cao trong những tƣ tƣởng tiến bộ của thời đại phong kiến.
Xuất phát từ lợi ích của nhân dân, Nguyễn Trãi có những suy nghĩ sâu sắc về đức trị và pháp trị. Theo ông một xã hội đƣợc duy trì và phát triển, không thể không có pháp luật và đạo đức. Nhƣng pháp luật và đạo đức phải đƣợc xây dựng trên cơ sở của một nền văn hiến ngày càng cao của dân tộc. Ông đã từng tự hào về sức mạnh bất diệt của một dân tộc có văn hiến:
Nhƣ nƣớc đại Việt ta từ trƣớc
Vốn xƣng nền văn hiến đã lâu. [36; 282]
Ông muốn từ nền văn hiến ấy xây dựng nên cả pháp luật, đạo đức, lễ nghi và nghệ thuật. Tiếc rằng, những ý tƣởng đó của ông đã không đƣợc thực hiện dƣới thời Lê Sơ. Mặc dù vậy, trong thời gian làm cố vấn cho nhà Lê Sơ từ đầu khởi nghĩa Lam Sơn đến khi giành đƣợc độc lập, Nguyễn Trãi vẫn luôn thể hiện những tƣ tƣởng cơ bản về đƣờng lối trị nƣớc và giữ nƣớc, chính điều đó đã làm cho ông trở thành vị khai quốc công thần của triều đại này, đồng thời trở thành vị anh hùng dân tộc, nhà tƣ tƣởng kiệt xuất trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam.
Trong tƣ tƣởng chính trị của Nguyễn Trãi, nội dung bao trùm chính là tƣ tƣởng nhân nghĩa. Nếu nhƣ phạm trù nhân nghĩa của các nhà Nho sơ kỳ
Trung Quốc mang tính trừu tƣợng, mục đích tối thƣợng của nó là bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc phong kiến bằng việc bắt con ngƣời phục tùng vô điều kiện những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo. Còn tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn trực tiếp với an dân, nhân nghĩa là dùng để “ trừ độc, trừ gian, trừ bạo ngƣợc” và cảm hóa kẻ thù với tinh thần "lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cƣờng bạo”. Tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kết hợp giữa tinh thần dân tộc với ý thức dân chủ trong mọi hoạt động đạo đức, nó hàm chứa nội dung và giá trị thực tiễn lớn, làm nền tảng phƣơng pháp luận cho tƣ duy và hành động thực tiễn trong sự nghiệp cứu nƣớc và giữ nƣớc. Trong hoạt động thực tiễn của ông, tƣ tƣởng nhân nghĩa về cơ bản đƣợc thể hiện trong đƣờng lối đức trị của nhà Lê Sơ.
Tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có nguồn gốc từ chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống Việt Nam, quá trình hình thành phát triển của tƣ tƣởng này dựa trên cơ sở thực tiễn lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XV trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lƣợc nhà Minh. Đây là quá trình hợp thành của nhiều yếu tố tác động và ảnh hƣởng lẫn nhau, khiến cho tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có nội dung dân chủ, tiến bộ vƣợt lên trên thời đại mà ông đang sống, đồng thời khắc phục đƣợc nội dung trừu tƣợng, xa rời thực tế của chính tƣ tƣởng đó trong lịch sử Nho giáo Trung Hoa.
Tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện ở những nội dung cơ bản là yêu nƣớc thƣơng dân.
Lòng yêu thƣơng nhân dân ở Nguyễn Trãi thể hiện ở việc ông thừa nhận vai trò quyết định của nhân dân. Vƣợt lên trên các nhà tri thức nho học đƣơng thời, Nguyễn Trãi đã có một cái nhìn mới, một nhận thức mới về dân. Tƣ tƣởng thân dân của ông đã trở thành tƣ tƣởng vĩ đại nhất trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam thời phong kiến. Với Nguyễn Trãi yêu nƣớc là yêu dân, cứu nƣớc là cứu dân, mất nƣớc thì dân bị dày xéo. Tƣ tƣởng này đƣợc Nguyễn Trãi thể hiện, quán triệt trong cuộc kháng chiến chống Minh và xây dựng đất nƣớc đầu thời Lê Sơ.
Nguyễn Trãi có một cách nhìn nhận mới về dân. Trƣớc Nguyễn Trãi chƣa có nhà tƣ tƣởng nào của Việt Nam có nhìn nhận đúng vai trò của dân nhƣ Nguyễn Trãi. Với Nguyễn Trãi, "úp thuyền mới rõ sức dân nhƣ nƣớc" [74; 281], hay "Mến ngƣời có nhân là dân mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân" [74; 87]. Nhìn lại thời Trần, ta thấy tƣ tƣởng về dân của Nguyễn Trãi thật vĩ đại và sẽ càng vĩ đại hơn nếu chúng ta biết rằng, cả bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã không có một câu nhắc đến nhân dân mà chỉ động viên tƣớng sĩ, quan liêu quý tộc, thậm chí đến Trần Khánh Dƣ thì tƣớng đƣợc xem là chim ƣng, còn quân và dân chỉ là vịt, lấy vịt để nuôi chim ƣng thì có gì là lạ!
Nguyễn Trãi nhận thức về vai trò của nhân dân ở một mức cao. Nhân dân trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi là lực lƣợng lao động sản xuất và chiến đấu cụ thể, là chủ thể tạo ra của cải vật chất cho xã hội, chiến đấu hy sinh cho sự nghiệp chống ngoại xâm cứu nƣớc. Nếu các bậc nho sĩ đƣơng thời khẳng định họ đƣợc hƣởng "ơn vua, lộc nƣớc", thì Nguyễn Trãi lại quan niệm "ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày". Bởi vậy, theo ông, quan tâm đến dân là đạo đức của vua quan.
Theo Nguyễn Trãi, "làm việc nhân nghĩa là cốt ở yên dân" và "nổi binh cứu dân trƣớc cần trừ bạo". Kẻ cầm quyền nếu biết dựa vào nhân nghĩa, dựa vào đức trị có thể thắng đƣợc mọi sự hung tàn, cƣờng bạo. Ông viết: "lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cƣờng bạo" [36; 285]. Không những vậy, trách nhiệm của họ là "vì dân rửa sạch vết tanh hôi" [74; 304]. Trong cuộc đời làm quan của mình, Nguyễn Trãi đã từng nêu ra yêu cầu cho ngƣời cầm quyền từ vua đến quan lại "phàm ngƣời có chức vụ coi quân trị dân, đều phải theo phép công bằng, làm việc cần mẫn, thờ vua thì hết trung, đối với dân thì hết hoà, đổi bỏ thói tham ô, sửa trừ tệ lƣời biếng. Bè đảng riêng tây phải dứt; thái độ cố phạm phải chừa, coi công việc của quốc gia làm công việc của mình; lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỷ" [74; 199].
Trong sử cũ cũng ghi lại nhiều lần nhờ có tƣ tƣởng nhân nghĩa và lấy dân làm gốc mà Nguyễn Trãi đã cứu cho quân tƣớng khỏi con đƣờng chém giết chiến tranh. Đại việt sử ký toàn thư chép rằng, khi Vƣơng Thông thua
trận giảng hoà xin về, "các tƣớng sĩ và ngƣời nƣớc ta bị khổ về sự tàn ngƣợc của giặc đã lâu, rủ nhau cố xin với vua rằng giặc nhiều khoé biến trá, phải dùng quân mà đánh thắng chúng, khuyên vua giết chúng đi. Chỉ có Hành Khiển Nguyễn Trãi tham mƣu ở nơi màn trƣớng, đã xem thƣ bọc sáp của Thông gửi về nƣớc nói rằng: "chớ vì một góc đất nhỏ nhoi mà bao phen làm nhọc quân đi muôn dặm, giả sử dùng tới số quân nhƣ lần đánh ban đầu, có đƣợc 6,7,8 viên đại tƣớng nhƣ bọn Trƣơng Phụ thì mới có thể đánh đƣợc; nhƣng dẫu có đánh đƣợc cũng không thể nào giữ đƣợc", nên Trãi biết rõ chỗ mạnh yếu của giặc mới chủ trƣơng hoà nghị. Vua nghe theo..." [36; 279 - 280]. Trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, nhân nghĩa còn đƣợc ông đề cao hơn cả pháp trị. Có lần, Lê Thái Tông hỏi ông về việc có nên giết 7 tên ăn trộm đều còn ít tuổi, Hình quan chiếu luật đáng xử trảm, ông đã nói: "pháp lệnh không bằng nhân nghĩa, cũng rõ lắm rồi. Nay một lúc giết bảy ngƣời, e không phải là hành vi của bậc đại đức" [36; 328].
Tƣ tƣởng đức trị của Nguyễn Trãi với nội dung cốt lõi là nhân nghĩa thực sự là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội phát triển lúc bấy giờ. Nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi là nguồn gốc của sức mạnh làm cho lòng ngƣời xúc động, tin tƣởng tham gia vào sự nghiệp cứu nƣớc và xây dựng đất nƣớc. Nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi là phƣơng pháp đối nhân xử thế cao hơn nữa là đƣờng lối cứu nƣớc, dựng nƣớc bằng đức trị. Chúng ta tất không thể quên đƣợc lời khuyên nhủ của ông đối với Lê Thái Tông: "xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, nhƣ thế mới không mất cái gốc của nhạc" [36; 336].
Ở Nguyễn Trãi, mặc dù tƣ tƣởng nhân nghĩa là chủ đạo trong công cuộc xây dựng, tái thiết đất nƣớc, nhƣng không phải thiếu tinh thần pháp trị. Tuy nhiên, tƣ tƣởng pháp trị mà ông đề cập tới chủ yếu là nhằm vào kẻ thù của dân tộc và những kẻ bạo loạn gian tà làm cho dân không yên. Nói cách khác, trong tƣ tƣởng về đƣờng lối trị nƣớc, Nguyễn Trãi chủ trƣơng dùng pháp trị để chống lại sự ngoan cố của kẻ thù, chống lại những kẻ mà ông không thể
dùng đức trị để giáo hóa đƣợc.
Tuy nhiên, một đặc điểm cơ bản trong tƣ tƣởng pháp trị của Nguyễn Trãi là ông không bao giờ sử dụng pháp trị nhƣ là một cách giải quyết duy nhất và bao giờ ông cũng đặt nhân trị, đức trị lên trƣớc. Với ông chỉ khi nào cách giải quyết nhân trị, đức trị ấy không có hiệu quả thì mới dùng cách giải quyết bằng pháp trị. Nói cách khác, ở Nguyễn Trãi pháp trị chƣa bao giờ là ƣu tiên số một mà nó chỉ đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp không thể sử dụng đƣợc đức trị. Chính vì vậy mà trong trong cuộc đấu tranh chống Minh đã không ít lần phá thành giặc mà vẫn tránh đƣợc đổ máu mà vẫn làm cho kẻ thù khiếp sợ và nể phục. Chính vì vậy ở ông có một mệnh đề về chức năng ngƣời cầm quyền (thực chất là ngƣời quân tử) trong việc trị nƣớc khá nổi tiếng, nó hàm chứa cả hai nội dung cơ bản về đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp đức trị với pháp trị: “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngƣợc / Có nhân, có trí, có anh hùng” [58; 105]. Điều này cho thấy, những đại đức của ngƣời quân tử trong sứ mệnh an dân phải có nhân để thân dân, có trí để phân biệt kẻ làm hại dân và phải cƣơng quyết trừng trị chúng để dân đƣợc yên.