Đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội lúc bấy giờ

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 77 - 80)

Việc xây dựng đƣờng lối trị nƣớc và áp dụng nó trong cai trị dân là việc làm tất yếu của bất cứ triều đại nào, nhƣng việc lựa chọn đƣờng lối trị nƣớc theo học thuyết nào, pháp trị hay đức trị, lại tuỳ thuộc vào hoàn cảnh xã hội, cũng nhƣ quan điểm, chủ trƣơng của ngƣời đứng đầu triều đại đó. Việc lựa chọn đƣờng lối kết hợp giữa đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ, theo chúng tôi, là đƣờng lối đúng đắn, nó đáp ứng đƣợc tình hình thực tiễn lúc bấy giờ và nhờ đó đã sớm đƣa xã hội đi vào ổn định.

Để thấy đƣợc nhu cầu thời đại của xã hội lúc đó, nhà nƣớc Lê Sơ phải lựa chọn đƣờng lối trị nƣớc nhƣ vậy, chúng tôi xin dẫn lời của Ngô Sĩ Liên viết về tình hình đất nƣớc lúc đó: "Giặc Minh tàn bạo hòng thay bờ cõi. Chúng giả nhân, diệt nƣớc, giết hại, làm càn. Dân nƣớc Việt ta, gan óc lầy đất. Con thơ, cháu bé bị giáo gƣơm đâm chém, quăng xác thảm thê. Ngƣời lớn thì phía Nam chạy xuống Chiêm Thành, phía Tây trốn sang Đại Lý. Làng mạc hoang phế, xã tắc thành gò cho thỏ chui, cho hƣơu chạy, thành bãi cho

chim đỗ, thành rừng rậm cho hổ báo náu mình. Rồi giặc chia châu, đặt huyện, đắp luỹ, đào hào, đóng quân trấn giữ, đến hơn hai mƣơi năm, thay đổi phong tục nƣớc ta theo tóc dài, răng trắng, biến ngƣời nƣớc ta trở thành ngƣời Ngô. Than ôi! hoạ loạn tột cùng đến mức nhƣ vậy!" [36; 289].

Sau 20 năm bị đô hộ của giặc Minh cùng với nạn cƣớp bóc, chiến tranh loạn lạc, xã hội Đại Việt lâm vào tình trạng suy sụp đổ vỡ về mọi phƣơng diện. Vấn đề đặt ra cho nhà nƣớc Lê Sơ lúc này là phải nhanh chóng hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, ổn định lại dân cƣ, gấp rút xây dựng lại nề nếp trật tự, kỷ cƣơng xã hội đã từng bị xáo trộn, đổ vỡ, phát triển kinh tế và tăng dân số. Cùng với nó là các tệ nạn xã hội lúc này rất phổ biến, để khắc phục nó cách tốt nhất là sử dụng pháp trị, nhƣng với một dân tộc vừa trải qua loạn lạc, cƣớp bóc và chiến tranh, ngƣời dân đang hoảng loạn và có phần chƣa tin tƣởng vào nhà nƣớc non trẻ vừa đƣợc thành lập thì có lẽ đƣờng lối pháp trị kết hợp với đức trị là đƣờng lối hợp lý nhất.

Nhận thức rõ đƣợc thực trạng của đất nƣớc, ngay khi lên ngôi Lê Lợi đã có lúc bộc bạch trƣớc các triều thần của mình rằng, "Trẫm là ngƣời thế nào mà đƣợc trao mệnh trời? Nhờ đâu mà thành nghiệp lớn? Hiện nay công việc của triều đình rất bề bộn, việc gì nên làm trƣớc, việc gì nên làm sau? [36; 295].

Mặc dù ông chỉ nêu lên câu hỏi không giải đáp, nhƣng có thể hiểu đƣợc cái đức thƣơng dân, lo cho chính sự, vận mệnh của dân tộc của con ngƣời đƣợc trời trao cho sứ mệnh chăm dân và khẳng định vai trò của dân trong việc đƣa mình lên địa vị hiện có. Bản thân nhà vua cũng ý thức đƣợc rất rõ vai trò của dân đối với sự tồn vong của một vƣơng triều.

Vấn đề đặt ra là tại sao nhà nƣớc Lê Sơ lại không đi theo con đƣờng pháp trị? Hay đức trị vốn đã có trong triều đại Lý – Trần? Căn cứ vào tình hình thực tế của đất nƣớc ta lúc đó có thể đƣa ra lời giải đáp đúng đắn cho câu hỏi này. Chúng ta đều biết rằng, xã hội Lê Sơ nhƣ đã phân tích ở trên, là một xã hội vừa thoát thai khỏi chiến tranh, cƣớp bóc, các tệ nạn xã hội còn nhiều, điều đó đòi hỏi phải có pháp luật nghiêm khắc nhƣ Lê Thái Tổ đã từng

thừa nhận: "từ xƣa đến nay trị nƣớc phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn" [36; 291]. Song, nếu chỉ dựa vào pháp luật khi mà lòng dân còn đang hoảng loạn, li tán sau chiến tranh thì sẽ khó phát huy đƣợc tinh thần đoàn kết dân tộc, mà trƣớc tiên, là các triều thần vốn phần nhiều xuất thân từ nghiệp võ, đã theo nhà Lê làm nên thắng lợi vẻ vang. Hơn nữa, nhà Lê Sơ đã lấy Nho giáo làm hệ tƣ tƣởng chính thống và không ai không hiểu điều mà Lão Tử đã nhận ra cách đó hàng nghìn năm trƣớc: "trị nƣớc lớn cũng nhƣ kho một nồi cá nhỏ... thiên hạ càng nhiều lệnh cấm thì nƣớc càng nghèo, triều đình càng nhiều lợi khí thì quốc gia càng nhiễu loạn" (Đạo đức kinh). Cho nên, các nhà vua triều Lê Sơ đã lựa chọn đƣờng lối trị nƣớc dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị để vừa đảm bảo "vỗ yên dân" vừa đảm bảo đƣa xã hội đi vào nề nếp. Các vua triều Lê Sơ đặt ra pháp luật không phải vì mục đích làm cho dân sợ mà để "học tập đời xƣa đặt ra pháp luật là để dạy các tƣớng hiệu, quan lại, dƣới đến dân chúng, trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp" [36; 291].

Việc lựa chọn đƣờng lối trị nƣớc đúng đắn đã giúp cho xã hội Đại Việt sớm đạt đƣợc ổn định và phát triển thịnh trị vào thời Lê Thánh Tông. Các vua của nhà Lê Sơ, từ Lê Thái Tổ đến Lê Hiến Tông, một mặt luôn đề ra những lệnh dụ để uốn nắn thần dân, nhƣng mặt khác cũng luôn đề cao việc vỗ yên dân chúng. Có lẽ vì vậy mà bất cứ nhà vua nào khi lên ngôi đều coi trọng việc ổn định đời sống của ngƣời dân nhƣ khoan miễn tô thuế, quân cấp ruộng đất, khôi phục sản xuất, chia quân thay phiên nhau về làm ruộng, khen thƣởng ngƣời có công, ban hành luật lệ, tuyển dụng và đào tạo nho sĩ.

Không chỉ quan tâm đến việc ban hành luật lệ, vỗ yên dân chúng mà ở các vị vua triều Lê, đặc biệt từ Lê Thánh Tông về trƣớc còn luôn coi trọng việc giám sát việc thực hiện của các cấp hành chính dƣới sự điều khiển tối cao của nhà vua.

Từ những ghi chép của lịch sử chúng tôi muốn đi đến nhận định bao quát về đƣờng lối trị nƣớc của nhà Lê Sơ rằng: trong quá trình quản lý và xây

dựng đất nƣớc của nhà nƣớc Lê Sơ, đƣờng lối trị nƣớc đó đã thể hiện đƣợc sự hợp lý của nó, phù hợp với thực tế đất nƣớc điều đó thể hiện trên các điểm sau:

- Nó thể hiện sự nhất quán trong suốt quá trình trị nƣớc của triều Lê Sơ - Đƣợc nhà vua (tính đến Lê Hiến Tông) luôn quan tâm nhắc nhở, giám sát trong việc thực hiện ở tất cả các cấp hành chính dƣới nhà vua

- Đƣợc cụ thể hoá thành quy phạm, pháp luật và đƣợc pháp luật bảo trợ.

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa đường lối đức trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)