Triết lý kinh doanh Viettel

Một phần của tài liệu Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 60 - 86)

+ Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi chúng ta sống và làm việc ở đó. Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của công ty. Chúng ta phải hạnh phúc trong ngôi nhà này thì chúng ta mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc được.

+ Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, nhưng chúng ta cùng chung sống trong một ngôi nhà chung Viettel - ngôi nhà mà chúng ta cùng chung tay xây dựng. Đoàn kết và nhân hoà trong ngôi nhà ấy là tiền đề cho sự phát triển.

- Chúng ta hành động:

+ Chúng ta tôn trọng nhau như những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu cầu của nhân viên. Chúng ta lấy làm việc nhóm để phát triển các cá nhân. Các cá nhân, các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể.

+ Mỗi người chúng ta qua các thế hệ sẽ góp những viên ngạch để xây lên ngôi nhà ấy.

+ Chúng ta lao động để xây dựng đất nước, Viettel phát triển, nhưng chúng ta phải được hưởng xứng đáng từ những thành quả lao động đó. Nhưng chúng ta luôn đặt lợi ích của đất nước của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.

> Từ một vài phân tích trên có thể nói rằng hệ thống giá trị cốt lõi của tập đoàn là: Sáng tạo – chuyên nghiệp – chia sẻ hướng tới đồng thuận và chất lượng. Tập đoàn coi trong nhất là vấn đề về con người trong tập đoàn.

2.3.3 Các giá trị tuyên bố.

a. Tầm nhìn

Cơ sở xác định Tầm nhìn Thương hiệu Viettel.

Mong muốn của khách hàng Sự đáp ứng của Viettel

Khoa Quản trị Kinh doanh

Được đối xử

Mong muốn được lắng nghe. Muốn được người khác hiểu nhu cầu và ước muốn.

Muốn được nhìn nhận như một cá thể riêng biệt.

Viettel là người tiên phong. Viettel hiện tại Tiêu chuẩn dịch vụ Muốn được đáp ứng. Muốn phục vụ bởi những nhà cung cấp tin cậy về chất lượng. Muốn được quan tâm, chăm sóc, chăm sóc.

Viettel luôn luôn đổi mới.

Viettel luôn sáng tạo.

Mong muốn Quyền của Khách hàng

Muốn được đối xử công bằng, thẳng thắn.

Muốn có được nhiều sự lựa chọn.

Khách hàng muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt. Viettel lắng nghe. Viettel thẳng thắn. Viettel nhân từ. Viettel thành thật. Viettel có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ.

Viettel thông cảm với mọi người.

Viettel là nhà sáng tạo với một trái tim nhân từ.

Thái độ

Tầm nhìn thương hiệu định ra một hướng đi chung cho các hoạt động của Viettel, được cô đọng từ việc tổng hợp cơ sở mong muốn của khách hàng và sự đáp ứng của Viettel, kết hợp giữa văn hoá Phương Đông và Phương Tây.

Ý tưởng thương hiệu Viettel.

Ý tưởng thương hiệu là ý tưởng để thể hiện tầm nhìn thương hiệu, để khách hàng cảm nhận được Viettel là một nhà sáng tạo với trái tim nhân từ. Ý tưởng thương hiệu bao trùm được diễn tả dưới dạng ý nghĩa của tấm bưu thiếp với thông điệp như sau:

Chúng tôi là nhà sáng tạo với trái tim nhân từ

Viettel trung thực, sẵn sàng giúp đỡ và có trách nhiệm cao với việc đưa ra các giải pháp/sản phẩm sáng tạo phù hợp và cung cấp các dịch vụ của

1st (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoa Quản trị Kinh doanh

mình với sự dung cảm sâu sắc. Ý nghĩa của tầm nhìn thương hiệu Viettel.

Tầm nhìn thương hiệu định ra một hướng đi chung cho các hoạt động của Viettel, được cô động từ việc tổng hợp cơ sở mong muốn của khách hàng và sự đáp ứng của Viettel, kết hợp giữa văn hoá Phương Đông và Phương Tây.

3 INNOVATOR: (Phương Tây)

+Tiên phong, sáng tạo.

+Liên tục đổi mới, cải cách.

+Làm việc và tư duy logic có hệ thống.

+Cá thể hoá.

4 CARING: (Phương Đông)

+Luôn lắng nghe, quan tâm, chăm sóc.

+Tư duy trực quan sinh động.

+Cơ chế cân bằng, ổn định.

+Tình cảm, có trách nhiệm xã hội, tham gia các hoạt động nhân đạo. ->Những định hướng của tập đoàn rất cụ thể, dễ hiểu. Nhưng nó mới chỉ dừng lại ở lý thuyết. Nó giống như là tập đoàn chỉ nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu môi trường làm việc của tập đoàn, thu hút nguồn nhân lực vào tập đoàn. Thực tế còn có rất nhiều khách hàng nói về cách phục vụ chưa tốt của nhân viên tập đoàn. Ví dụ như là trong các chương trình khuyến mãi hay là các cách tính phút gọi của khách hàng chưa được tính đúng….

Triết lý kinh doanh Viettel.

Triết lý kinh doanh của tập đoàn viễn thông quân đội là một tín điều, nhắc nhở các thành viên về tinh thần, giá trị xã hội nhân văn xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Triết lý chứa đựng giá trị xã hội, những chân lý nhưng vì muôn vàn trở ngại, bất cập của đời sống mà nhiều khi người

Khoa Quản trị Kinh doanh

ta xa rời nó hay không có ý thức về nó. Khi những điều này thường trực trong tâm thức, có ý nghĩa như cội nguồn đạo đức hướng dẫn hành vi, cư xử của mọi thành viên từ lãnh đạo trở xuống nhân viên, thì có thể hiểu đó như là triết lý kinh doanh của tập đoàn

Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.

Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel

-> Điều thành công của triết lý kinh doanh của tập đoàn là ngắn gọn, phản ánh đúng những sự thật hiển nhiên và phổ biến rằng: chất lượng ưu trội, sự hài lòng của khách hàng, tạo được niềm tin với khách hàng chỉ có được chính nhờ con người của chính tập đoàn.

b. Sứ mệnh

Định hướng phát triển của Tập đoàn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020: Xây dựng Tập đoàn phát triển nhanh và bền vững, trở thành một trong những tập đoàn chủ đạo quốc gia về viễn thông và công nghệ thông tin; xây dựng Tập đoàn có thương hiệu quốc tế nằm trong top 30 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới. Một trong 10 công ty đầu tư ra quốc tế lớn nhất về viễn thông; là đơn vị hàng đầu sản xuất phần cứng và phần mềm trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.

Chiến lược sản xuất kinh doanh trong 5 năm tới là: viễn thông trong nước, viễn thông nước ngoài; sản xuất thiết bị điện tử viễn thông; đầu tư bất động sản và các ngành nghề kinh doanh khác.

Khoa Quản trị Kinh doanh

Doanh thu: 200-240.000 tỷ đồng Thuê bao: 100 triệu thuê bao các loại Lợi nhuận: 28-34.000 tỷ đồng

2.5 Đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn a. Kết quả đạt được.

Tăng trưởng 52%

Khép lại năm 2010, Viettel đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra trong năm 2010. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 91.561 tỷ đồng, thực hiện 117% kế hoạch và tăng 52% so với năm 2009. Lợi nhuận đạt 15.500 tỷ đồng, hoàn thành 135% kế hoạch, tăng 52%. Nộp ngân sách Nhà nước 7.628, đạt 111% kế hoạch, tăng 45% và nộp ngân sách quốc phòng 215 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 48,3%. Với những kết quả ấn tượng này, Viettel tiếp tục là đơn vị dẫn đầu tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận trong ngành viễn thông.

Khoa Quản trị Kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mạnh mẽ

Trong năm 2010, hạ tầng mạng lưới của Viettel tiếp tục được đầu tư với quy mô lớn. Số trạm phát sóng mới trên 16.300 trạm 2G và 3G, nâng tổng số trạm trên 42.200, chiếm 45% trong tổng số trạm hiện có của 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động của Việt Nam. Với số trạm này, Viettel đã đảm bảo mỗi xã trên cả nước có ít nhất 1 trạm phát sóng của Viettel. Đồng thời, hơn 32.000 km được kéo mới nâng tổng mạng cáp quang lên hơn 120.000 km, Viettel đã thực hiện quang hoá được 82% số xã, phường trên cả nước.

Nghiên cứu chế tạo, sản xuất thành công thiết bị viễn thông

Năm qua đánh dấu sự thành công của Viettel ở một lĩnh vực mới là sản xuất thiết bị viễn thông mang thương hiệu Viettel. Tập đoàn đã nghiên cứu, chế tạo và sản xuất thành công máy điện thoại cố định không dây Homephone HP 6800 với sản lượng 250.000 máy đưa ra thị trường. Tiếp tục với thành công này, Viettel chế tạo và thử nghiệm tiếp các sản phẩm khác như điện thoại chuyên dụng dành cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ SeaPhone 6810, thiết bị USB Dcom 3G, HomeGateway 3G – modem kết nối cho ngành giáo dục, … Đối với thiết bị quân sự, bước đầu Viettel đã thành công với một số máy thông tin quân sự phục vụ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Phủ sóng 3G ở 3 nước Đông Dương

Ngày 15/10/2010, đồng loạt tại 17/17 tỉnh thành trên đất nước Lào, mạng di động Unitel đã khai trương dịch vụ 3G đưa Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên phủ sóng 3G ở cả 3 nước Đông Dương. Kiên trì với chiến lược mạng lưới đi trước kinh doanh theo sau ở cả Việt Nam, Campuchia và Lào, ngay tại thời điểm khai trương Viettel đều phủ sóng kín các thành phố, quốc lộ chính và trung tâm huyện của các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tính đến thời điểm này, Viettel đã có trên 18.000 trạm 3G tại 3 nước Đông Dương.

Khoa Quản trị Kinh doanh

Lợi thế hạ tầng của một nhà mạng đầu tư đa quốc gia nên Viettel dành cho khách hàng nhiều ưu đãi khi thực hiện chuyển vùng tại những quốc gia mà Viettel đầu tư.

Đẩy mạnh hoạt động đầu tư nước ngoài

Năm 2010, Viettel tiếp tục mở rộng đầu tư sang các thị trường mới xa hơn và khó khăn hơn là Haiti (Châu Mỹ) và Mozambique (Châu Phi). Với 4 thị trường nước ngoài Campuchia, Lào, Haiti và Mozambique, Viettel đã có thêm khoảng 60 triệu dân. Cũng như thị trường trong nước, tuy tham gia muộn nhưng Viettel đã đứng thứ nhất về hạ tầng và thuê bao tại Campuchia, tại Lào đứng đầu về hạ tầng mạng lưới. Doanh thu năm 2010 tại thị trường Campuchia đạt 161 triệu USSD, tăng 2,8 lần so với năm 2009. Tại thị trường Lào đạt gần 61 triệu USD, tăng 4,5 lần. Thương hiệu Metfone đã được trao Giải thưởng Nhà cung cấp dịch vụ triển vọng nhất của năm do Frost & Sullivan bình chọn và trao giải.

Mục tiêu 2011

Bước sang năm đầu tiên của thập kỷ mới, Viettel đặt mục tiêu tăng trưởng 25%, tương đương với doanh thu đạt trên 117 nghìn tỷ đồng, tiếp tục lắp đặt và phát sóng mới gần 10.000 trạm 2G và 3G tại Việt Nam và trên 4.000 trạm tại các thị trường nước ngoài; Xúc tiến đầu tư vào các nước có tiềm năng tại Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh với khoảng 100 triệu dân; Tiếp tục nghiên cứu và sản xuất các thiết bị viễn thông,…

Về sức mạnh thị trường Tại Việt Nam

- Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính-Viễn thông- Tin học do người tiêu dùng bình chọn.

- Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam.

Khoa Quản trị Kinh doanh

trên toàn quốc, có 11 triệu thuê bao, và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).

- Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam.

- Số 2 về vùng phủ dịch vụ PSTN, VoIP và ADSL ở Việt Nam. - Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam.

- Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam. - Số 1 về đột phá kỹ thuật:

- Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam.

Trong khu vực

- Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

- Số 1 Campuchia về hạ tầng viễn thông.

Trên thế giới

- Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới

- Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn)

- Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009.

Để đạt được những kết quả trên theo nhận thức của cán bộ nhân viên trong tập đoàn yếu tố cần để đạt được mục tiêu của tập đoàn có mức độ quan trọng như sau:

Bảng 2.4 Yếu tố cần để đạt được mục tiêu của tập đoàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nhân tố Số ý kiến

Sự đoàn kết nhất trí trong toàn bộ cán bộ công nhân viên 3 Sự giúp đỡ của cấp trên và sự hợp tác của đồng nghiệp 2 Sự nỗ lực của bản thân 0 Tuân thủ các nội quy của tập đoàn và các quy định của pháp luật

3

Tất cả các ý kiến trên 30

( nguồn điều tra thực tế )

Như vậy có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau, mỗi người có một cách nhìn nhận riêng, một phong cách làm việc riêng. Số nhân viên trả lời để đạt được mục tiêu của tập đoàn cần kết hợp của tất cả các yếu tố trên là 30

Khoa Quản trị Kinh doanh

người. Nhìn chung thì hầu hết nhân viên trong tập đoàn đều nhận thức được để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh này thì tập đoàn phải xây dựng một môi trường làm việc như thế nào? Cần kết hợp các yếu tố như thế nào để đạt được mục tiêu chung của tập đoàn.

b. Những tồn tại.

Ngoài những thành quả đạt được tập đoàn còn có một số hạn chế sau:

Các nghi lễ: Đây là các hoạt động cần thiết, đối với tập đoàn nó rất cần để tạo uy tín, niềm tin với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên ở tập đoàn thì các nghi lễ chưa được chú trọng, không được tổ chức thường xuyên, định kỳ, hay mục đích tổ chức các lễ nghi chưa được công bố, nhân viên không hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chúng. Nhân viên làm việc tại viettel luôn phàn nàn là làm việc áp lực. Hầu như là không có thời gian để nghỉ ngơi tham gia các hoạt động giải trí.

Các giai thoại: Các giai thoại thường được thêu dệt từ những câu chuyện có thực ở tập đoàn, được mọi thành viên nhắc nhở và chia sẻ với các thành viên mới. Đây là hoạt động cần thiết nhưng cần được mọi người trong tập đoàn có được những niềm vui khi kể lại với nhau mỗi ngày hoặc trong những buổi liên hoan chứ không phải là quy định kể những chuyện gì, vào những ngày nào, lúc nào…

Lý tưởng và niềm tin: Với thực trạng cán bộ công nhân viên trong tập đoàn thường hay phải luân chuyển công tác cho thấy tập đoàn chưa xây dựng được niềm tin thực sự cho nhân viên của mình.

Bên cạnh đó trong mọi vấn đề, quan điểm của ban lãnh đạo tập đoàn là đề cao dân chủ, độc lập. Nhưng thực tế có đúng như thế? Khi được hỏi: Nếu có vấn đề quan trọng trong công việc, anh (chị) thường chờ sự chỉ đạo của cấp trên hay tham khảo ý kiến của mọi người rồi tự mình quyết định? thì đa số trả lời họ sẽ chờ ý kiến của lãnh đạo. Như vậy tính chủ động, độc lập trong

Khoa Quản trị Kinh doanh

công việc còn chưa thực sự có. Khi được hỏi: Nếu có ý kiến gì muốn đề xuất với cấp trên để hoàn thiện các chính sách của tập đoàn, anh chị có tích cực đề xuất, ít khi đề xuất hay không bao giờ làm việc đó? Đa số trả lời rằng họ cũng ít khi đề xuất vì cho rằng ý kiến của mình sẽ không được xem xét. Họ cần biết lắng nghe sự chỉ đạo của cấp trên. Như vậy, các nhân viên rất thụ động trong

Một phần của tài liệu Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 60 - 86)