Tính cấp thiết của đề tài:Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility CSR) lần đầu tiên vào năm 1953, chủ đề này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa các trường phái quản trị công ty. Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vấn đề then chốt trong CSR là: bản chất của doanh nghiệp hiện đại, và mối quan hệ ba bên: doanh nghiệp xã hội nhà nước. Các nhà quản trị theo phong cách cổ điển thì cho rằng các cổ đông hoặc chủ sở hữu là mối quan tâm chính đáng duy nhất của công ty, còn những nhà kinh tế học hiện đại lại cho rằng: cần phải có trách nhiệm với tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan như: chính phủ, hiệp hội, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp…Tuy nhiên, ngày nay tất cả đều đồng ý rằng để có được lợi nhuận bền vững và lâu dài thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng hình ảnh đẹp về mình bằng cách theo đuổi các mục tiêu xã hội.Và gần đây cụm từ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở lên phổ biến tại Việt Nam, nó được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia. Các công ty này thường xây dựng được các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn thị trường khác nhau. Do đó, các nội dung CSR được các công ty nước ngoài thực hiện có bài bản và đạt hiệu quả cao. Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda Vietnam; chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever; chương trình đạo tạo tin học Topic 64 của Microsoft, Qualcomm và HP; chương trình hỗ trợ phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh và ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của VinaCapital, Samsung. Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện 6 hiệp định chính, trong đó có Hiệp định Hàng rào kỹ thuật thương mại (có bao gồm tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ). Một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế cần đảm bảo các tiêu chuẩn do phía đối tác yêu cầu như môi trường (ISO 14000), các bộ quy tắc ứng xử (COCs) của các nhà nhập khẩu, các tổ chức độc lập quy định các vấn đề về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, chống phân biệt đối xử, môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp…). Những doanh nghiệp không thực hiện CSR có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp cần phải nỗ lực đầu tư, nỗ lực cải tiến, nỗ lực chứng minh, các tiêu chuẩn lao động và môi trường.Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel xây dựng cho mình triết lý kinh doanh gắn với thực hiện CSR. Ông Dương Văn Tính Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết “Viettel chắc chắn sẽ không chỉ đóng góp nhiều hơn về kinh phí mà còn tham gia sâu hơn nữa vào các chương trình xã hội với những cách làm mới nhằm nâng cao hiệu quả của những hoạt động này”, các chương trình nổi bật có thể kể đến như: Nụ cười cho em, Điện thoại nông thôn, phủ sóng biển đảo, hay Ngày vì người nghèo…Mặc dù vậy, bên cạnh những thành tích nổi bật, họ cũng còn không ít những thiếu sót như chất lượng dịch vụ chưa cao, cạnh tranh không lành mạnh với những doanh nghiệp nhỏ, hay lãng phí tài nguyên đầu số… Nâng cao trách nhiệm xã hội của Viettel là không chỉ là mong muốn của xã hội, của lãnh đạo Tập đoàn mà Viettel còn cần phải là tấm gương để các doanh nghiệp khác ở Việt Nam noi theo.Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết luận được đưa ra trong luận văn là trung thực, có nguồn gốcrõ ràng.
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Huy
Trang 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN TỚI ĐỀ TÀI CỦA LUẬN VĂN 5
CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 8
2.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của CSR 8
2.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 8
2.1.2 Các khía cạnh của CSR 10
2.2 Các quan điểm về CSR và một số bộ quy tắc ứng xử 14
2.2.1 Quan điểm của các tổ chức và các nhà kinh tế học 14
2.2.2 Quan điểm của các quốc gia 16
2.2.3 Một sô bộ quy tắc ứng xử điển hình 17
2.3 Những nội dung cụ thể của CSR 23
2.3.1 CSR đối với người lao động 23
2.3.2 CSR đối với khách hàng 25
2.3.3 CSR đối với cộng đồng 26
2.4 Những thuận lợi và khó khăn khi các doanh nghiệp thực hiên CSR 27
2.4.1 Thuận lợi khi doanh nghiệp áp dụng CSR tại Việt Nam 28
2.4.2 Khó khăn và thách thức 31
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CSR CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2007-2012 32
3.1 Giới thiệu khái quát về Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel 32
3.1.1 Lịch sử hình thành 32
3.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, và định hướng chiến lược của Viettel 35
3.2 Viettel thực hiện trách nhiệm xã hội 37
3.2.1 CSR đối với người lao động 37
3.2.2 CSR đối với thị trường và khách hàng 54
3.2.3 CSR đối với cộng đồng 61
Trang 3CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 69
4.1 Xu thế xã hội 69
4.2 Giải pháp nâng cao CSR của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel 70
4.2.1 Xây dựng một Viettel “Xuất xắc, Khác biệt, Phát triển bền vững” 70
4.2.2 Quảng bá, tuyên truyền CSR đối với người lao động trong Tổng công ty 75
4.2.3 Xây dựng và thực thi một bộ quy tắc ứng xử bài bản và thực tế 77
4.2.4 Rà soát lại việc trách nhiệm xã hội của Tập đoàn 82
4.4 Kiến nghị 84
4.4.1Đối với nhà nước 84
4.4.2 Đối với cơ quan quản lý ngành - Bộ Thông tin và Truyền thông 87
4.4.3 Đối với Cục quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương 88
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4Hình 2.1 : Kim tự tháp Carroll về các khía cạnh của CSR 11
Bảng 2.2 : Các yếu tố giữ chân người lao động ở lại công ty 24Bảng 2.3 Lý do doanh nghiệp thực hiện CSR - Khía cạnh xã hội 27Bảng 2.4 Lý do doanh nghiệp thực hiện CSR - Khía cạnh môi trường 28
Bảng 3.1 : Doanh thu của Viettel giai đoạn 2000-2012 34Bảng 3.2 : Quỹ lương của tập đoàn trong giai đoạn 2008-2012 39Bảng 3.3: Các khoản thu nhập khác trong giai đoạn 2008-2012 40Bảng 3.4 Phụ cấp tháng đối với lao động luân chuyển công tác trong nước 41Bảng 3.5 Phụ cấp đi lại của lao động luân chuyển công tác nước ngoài 42Bảng 3.6: Trích Bảng thống kê chi phí, sửa chữa tài sản cố định 2012 45Bảng 3.7 : Chi phí mua sắm quần áo bảo hộ lao động năm 2012 46
Bảng 3.9 : Đánh giá của nhân viên Viettel về môi trường làm việc 48Bảng 3.10: Thống kê thời gian làm thêm giờ của lao động toàn tập đoàn 49
Biểu đồ 3.11 : Cơ cấu nhân sự theo bằng cấp tại Viettel 50
Bảng 3.13: Kinh phí các hoạt động Đoàn thể năm 2012 53Bảng 3.14 Tỉ lệ kết nối cuộc gọi VTT giai đoạn 2008-2012 56Bảng 3.15 : Đánh giá của khách hàng về các dịch vụ viễn thông của VT 7Bảng 3.16 Thị phần dịch vụ di động trên mạng 2G tính đến tháng 6/2013 58Bảng 3.17 Thị phần dịch vụ di động trên mạng 3G tính đến tháng 6/2013 59Bảng 3.18 Trích “ Bảng xếp hạng các doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5CNTT: Công nghệ thông tin.
CSR : Corporate social responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
DN : Doanh nghiệp.
EMS: Environmental Management Systems.
EVN Telecom: Công ty viễn thông điện lực
LHQ: Liên hợp quốc.
PR: Public relations – Quan hệ công chúng.
TGĐ: Tổng Giám đốc.
WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới.
Trang 6TÓM TẮT LUẬN VĂN 1.Tổng quan
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một cơ hội và thách thức lớnđối với cả nền kinh tế Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một yêucầu tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn xây dựng, giữ vững thương hiệu,khẳng định vị thế của mình trong giai đoạn hồi phục và tăng trưởng kinh tế, hộinhập kinh tế toàn cầu trong sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt Nhận thức tầm quantrọng của vấn đề, tác giả đã chọn Trách nhiệm xã hội là đối tượng nghiên cứu choluận văn của mình Với mục tiêu Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản vềCSR làm
cơ sở nghiên cứu vấn đề CSR của Viettel; Đánh giá việc thực hiện CSR của Vietteltrong những năm qua để qua đó làm rõ tính cấp thiết cần nâng cao trách nhiệm củatập đoàn đối với xã hội Đề xuất một số giải pháp nâng cao CSR của Tập đoànViettel; tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ để nâng cao trách nhiệm xã hộicủa Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, bên cạnh đó làm tiền đề cho các doanhnghiệp khác
2.Các vân đề lý luận cơ bản
* Định nghĩa CSR:
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng
góp cho việc phát triển bền vững của xã hội thông qua việc tuân thủ chuẩn mực vềbảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lươngcông bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng…theo cách có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển của xã hội”.
*Các khía cạnh của CSR:
+ Khía cạnh kinh tế : là sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn
với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp và thỏa mãn những đối tượng khácnhư cổ đông, nhà đầu tư…tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng và môitrường làm việc thuận lợi cho người lao động
+ Khía cạnh pháp lý: là doanh nghiệp thực hiện đầy đủ những quy định về
pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội
Trang 7buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận Các tổ chức khôngthể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình
+ Khía cạnh đạo đức: là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở
doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thểchế hóa thành luật
+ Khía cạnh bác ái: là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong
muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng xã hội, liên quan tới những đóng góp
về tài chính và nguồn lực cho cộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượngcuộc sống
*Những bộ quy tắc ứng xử điển hình:
Bộ quy tắc SA 8000: SA 8000 là những chuẩn mực mới này bao gồm nhữngyêu cầu bổ sung về hệ thống quản lý SA 8000 chú trọng về mức lương tối thiểunhằm đảm bảo môi trường lao động an toàn cho công nhân, không sử dụng lao độngtrẻ em hoặc lao động cưỡng bức, và không bắt buộc công nhân thường xuyên làmviệc hơn 48 giờ một tuần
Bộ quy tắc ISO 14001: ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lýmôi trường Có 3 cam kết cơ bản được yêu cầu trong chính sách môi trường đáp ứngcác yêu cầu của ISO 14001 Những cam kết này bao gồm: 1/ Ngăn ngừa ô nhiễm 2/Phù hợp với pháp luật 3/Cải tiến liên tục hệ thống EMS
Bộ quy tắc WRAP: (Sản xuất được công nhận trách nhiệm toàn cầu) là mộttiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được thực hiện vàkiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúngnguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn diện
* Những nội dung cụ thể của CSR.
CSR đối với người lao động
Tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện CSR đối với người lao động bao gồm trảlương xứng đáng, không phân biệt đối xử, chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt, và cóđiều kiện làm việc chấp nhận được…
CSR đối với thị trường và khách hàng.
Trang 8Về phần nhà cung cấp, công việc rút gọn vào điểm mấu chốt là trả tiền đúngthời hạn và truyền thông tốt Một khi đã bắt tay vào kinh doanh, vệc giữ được mốiquan hệ tốt đối với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bao nguồncung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lý; từ đó, sản phẩm được phân phối tớingười tiêu dùng kịp thời và đúng chất lượng cam kết.
Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhucầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng Thực tế chothấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩmvà doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng
CSR đối với cộng đồng
Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũngchính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện Môi trường bị ônhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khí hậu thay đổi… là những vấn đề đanggây sốt toàn thế giới Doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ngoài việc tuân thủ các quyđịnh của chính phủ còn không bị hao tổn chi phí khắc phụ hậu quả hay bồi thường
do kiện tụng Các khoản đầu tư xanh là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia phát triển
3 Thực trạng hoạt động CSR của Tập đoàn Viettel giai đoạn 2007-2012
Có thể nói Viettel là công ty tiên phong, là đại diện tiêu biểu cho hình ảnhdoanh nghiệp kinh doanh nhưng không quên trách nhiệm với cộng đồng
+ Đối với người lao động: Viettel luôn lấy con người làm trọng tâm trong sựphát triển Sự trân trọng của Viettel đối với người lao động thể hiện qua các vấn đề:
- Chế độ tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp;
- Thời gian làm việc, môi trường làm việc;
- Chính sách tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
- Về chính sách BHYT, BHXH, hoạt động đoàn thể và Tổ chức sự kiện;
+ Đối với khách hàng: Steve Job đã biến Apple thành hãng công nghệ lớnnhất thế giới với chiến lược tạo ra sản phẩm công nghệ hoàn hảo với giá chỉ dànhcho 5% dân chúng giàu có nhất Còn Viettel chọn cho mình con đường ngược lại,đó là đưa sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao cấp đến 95% người dân còn lại Viettel
Trang 9luôn mong muốn phục vụ khách hàng muốn làm được điều đó phải thấu hiểu kháchhàng, phải lắng nghe khách hàng Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nóitheo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình “ Hãy nói theo cáchcủa bạn” CSR đối với khách hàng được thể hiện qua các nội dung:
xã hội Mọi ngõ ngách được hiểu là từng ngôi nhà ở từng bản làng xa xôi nhất, làmọi tầng lớp, mọi nhu cầu của đời sống xã hội Đặc biệt là với lĩnh vực y tế, giáodục CSR với xã hội được thể hiện qua hai lĩnh vực
- Trách nhiệm xã hội bắt buộc
- Trách nhiệm xã hội tự nguyện
4 Một số giải pháp “ Nâng cao trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel”
- Xây dựng một Viettel “Xuất xắc, Khác biệt, Phát triển bền vững”: Xuất sắclà yêu cầu về con người Người Viettel xuất sắc phải được thể hiện ở cả phẩm chấtvà năng lực Khác biệt trong khẩu hiệu này nhấn mạnh về cách nghĩ, cách làm vàbiện pháp thực hiện Người Viettel hãy nghĩ về những việc người khác chưa nghĩtới Người Viettel làm những việc mà người khác chưa dám làm Luôn động não đểcùng một việc mà ngày hôm sau phải có cải tiến hơn ngày hôm trước Phát triển bềnvững đó là: Mỗi phương án kinh doanh đều cần được tính toán, cân nhắc một cáchcẩn trọng những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính bền vững, không chỉ của Tậpđoàn, mà còn là của xã hội, đất nước
- Quảng bá, tuyên truyền CSR đối với người lao động trong Tập đoàn: Làm
Trang 10cho người lao động hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm nhiềunội dung rất quan trọng; không chỉlà việc làm từ thiện hay những đóng góp cho xãhội mà là một yêu cầu của phát triển, là vì lợi ích thiết thực của chính bản thân Tậpđoàn
- Xây dựng và thực thi một bộ quy tắc ứng xử bài bản và thực tế: một kim chỉnam giúp Công ty có những bước đi đúng hướng trong tương lai dụa trên nền tảngtôn trọng các Giá Trị Đông Tây, Phẩm Chất Người Lính., phù hợp với quy luật pháttriển của thời đại
- Rà soát lại việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn: Duy trì nhữngđiểm mạnh trong việc thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của mình vàngày càng hoàn thiện, phát triển đưa nó lên một tầm cao mới
5 Những kết quả rút ra từ luận văn:
* Tích cực:
+ Thông qua những công trình đã nghiên cứu về chủ đề Trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp và sự tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân, tác giả đã đưa ra nhữngvấn đề lý luận cơ bản nhất về CSR
+ Lấy một doanh nghiệp tiêu biểu trong việc thực hiện CSR ở Việt Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, để phân tích, tìm hiểu một cách nghiêm túc
Nam-Từ đó đề xuất một số giải pháp mà tác giả cho là phù hợp với với thực tế công ty đểgóp phần cao CSR tại Viettel
* Hạn chế.
+ Do thời gian không nhiều, cộng với kinh nghiệm bản thân còn non kémnên tác giả chưa thực sự đi sâu vào vấn đề CSR nói chung và CSR ở Việt Nam nóiriêng
+ Việc nghiên cứu thực tế còn ít, số lượng mẫu không lớn nên kết quả nghiêncứu chưa thật sát với thực tế
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility- CSR)lần đầu tiên vào năm 1953, chủ đề này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa cáctrường phái quản trị công ty Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vấn
đề then chốt trong CSR là: bản chất của doanh nghiệp hiện đại, và mối quan hệ ba bên:doanh nghiệp- xã hội- nhà nước Các nhà quản trị theo phong cách cổ điển thì chorằng các cổ đông hoặc chủ sở hữu là mối quan tâm chính đáng duy nhất của công
ty, còn những nhà kinh tế học hiện đại lại cho rằng: cần phải có trách nhiệm với tấtcả các cá nhân, tổ chức có liên quan như: chính phủ, hiệp hội, nhân viên, kháchhàng, nhà cung cấp…Tuy nhiên, ngày nay tất cả đều đồng ý rằng để có được lợinhuận bền vững và lâu dài thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng hình ảnh đẹp vềmình bằng cách theo đuổi các mục tiêu xã hội
Và gần đây cụm từ "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" đã trở lên phổbiến tại Việt Nam, nó được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công
ty đa quốc gia Các công ty này thường xây dựng được các bộ quy tắc ứng xử và chuẩnmực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn thịtrường khác nhau Do đó, các nội dung CSR được các công ty nước ngoài thực hiện cóbài bản và đạt hiệu quả cao Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình “Tôi yêuViệt Nam” của công ty Honda -Vietnam; chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân chotrẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever; chương trình đạo tạo tin họcTopic 64 của Microsoft, Qualcomm và HP; chương trình hỗ trợ phẫu thuật dị tật timbẩm sinh và ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của VinaCapital, Samsung
Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện 6 hiệp định chính, trong đó có Hiệpđịnh Hàng rào kỹ thuật thương mại (có bao gồm tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ).Một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế cần đảm bảo các tiêu chuẩn
do phía đối tác yêu cầu như môi trường (ISO 14000), các bộ quy tắc ứng xử
Trang 12(COCs) của các nhà nhập khẩu, các tổ chức độc lập quy định các vấn đề về lao độngtrẻ em, lao động cưỡng bức, chống phân biệt đối xử, môi trường và an toàn sứckhỏe nghề nghiệp…) Những doanh nghiệp không thực hiện CSR có thể sẽ khôngcòn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp cần phải
nỗ lực đầu tư, nỗ lực cải tiến, nỗ lực chứng minh, các tiêu chuẩn lao động và môitrường
Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel xây dựng cho mình triết lý kinh doanhgắn với thực hiện CSR Ông Dương Văn Tính- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn chobiết “Viettel chắc chắn sẽ không chỉ đóng góp nhiều hơn về kinh phí mà còn thamgia sâu hơn nữa vào các chương trình xã hội với những cách làm mới nhằm nângcao hiệu quả của những hoạt động này”, các chương trình nổi bật có thể kể đến như:
Nụ cười cho em, Điện thoại nông thôn, phủ sóng biển đảo, hay Ngày vì ngườinghèo…Mặc dù vậy, bên cạnh những thành tích nổi bật, họ cũng còn không ítnhững thiếu sót như chất lượng dịch vụ chưa cao, cạnh tranh không lành mạnh vớinhững doanh nghiệp nhỏ, hay lãng phí tài nguyên đầu số… Nâng cao trách nhiệm
xã hội của Viettel là không chỉ là mong muốn của xã hội, của lãnh đạo Tập đoàn màViettel còn cần phải là tấm gương để các doanh nghiệp khác ở Việt Nam noi theo
Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao trách
nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về CSR làm cơ sở nghiên cứu vấn đềCSR của Viettel
- Đánh giá việc thực hiện CSR của Viettel trong những năm qua để qua đólàm rõ tính cấp thiết cần nâng cao trách nhiệm của tập đoàn đối với xã hội
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao CSR của Tập đoàn Viettel
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trách nhiệm xã hội và vấn đề nâng cao trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: TạiTập đoàn Viễn thông quân đội Viettel
+ Về thời gian: thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc thực hiện tráchnhiệm xã hội của Viettel trong giai đoạn 2007 - 2012 và đề ra giải pháp cho giaiđoạn 2013 - 2018
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp xử lý dữ liệu
- Từ những luận cứ khoa học có được kết hợp với định hướng chiến lược củaViettel sẽ đề ra những giải pháp phát huy CSR của Tập đoàn trong thời gian sắp tới
Trang 144.2 Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu: Căn cứ tài liệu thu thập được từ các nguồn
sơ cấp và thứ cấp để làm rõ các vấn đề lí luận về CSR, thực trạng hoạt động CSR tạiViettel, định hướng CSR trong tương lai của Viettel
Phương pháp điều tra khảo sát: Thiết kế và phát 350 phiếu điều tra, tập hợp
để rút ra các kết luận, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát huy CSR của Viettel Dựkiến 150 phiếu sẽ phát tại Hội sở Tập đoàn Viettel, và 150 phiếu sẽ phát tại Trungtâm Viễn Thông Khu vực 1- Số 18 Nguyễn Phong Sắc – Hà Nội, 50 phiếu còn lại sẽphát cho những người không làm việc tại Viettel
Phương pháp Chuyên gia: xin ý kiến đánh giá của một số chuyên gia vềlĩnh vực CSR để làm tham khảo trong quá trình nghiên cứu
Phương pháp phân tích-tổng hợp: Phương pháp tổng hợp kết hợp với phântích được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu có liên quanđến việc nâng cao vai trò CSR trong hoạt động kinh doanh của Viettel
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viếttắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấugồm 04 chương:
- Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
- Chương 2: Lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Chương 3: Thực trạng hoạt động CSR của Tập đoàn viễn thông quân đội
Viettel giai đoạn 2007- 2012
- Chương 4: Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của Tập đoàn
viễn thông quân đội Viettel
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
Liên quan tới chủ đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hệ thống cơ sở lýluận và các nghiên cứu thực tế gần đây đã thu hút được rất nhiều tác giả trong nướcvà nước ngoài quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, cách thức tiếp cận, mức độ vàphạm vi tiếp cận của mỗi tác giả là khác nhau Có thể kể ra một số công trìnhnghiên cứu quan trọng có liên quan như
- Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, NXB Tri Thức; (Nguyên tác Michel Capron, Francoise Quaire –
Lanoizelee) Các tác giả quyển sách này giới thiệu lịch sử hình thành cụm từ CSR;những lối tiếp cận khác nhau về khái niệm "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp",Sự khác nhau trong quan niệm về CSR của 2 trường phái Mỹ- Anh và Châu Âu…
- Việt Nam Report (2010), Báo cáo thường kì, “Trách nhiệm xã hội- Con đường nào cho doanh nghiệp Việt.
* VN500 là chuyên trang xếp hạng các doanh nghiệp tại Việt Nam, với lợithế về thu thập thông tin VN500 luôn đưa ra những cái nhìn thực tế về các doanhnghiệp Chuyên đề 7 về “Trách nhiệm xã hôi của các doanh nghiệp” nêu rõ lợi íchcủa việc xây dựng và phát huy CSR, qua đó VN500 đưa ra những giải pháp cơ bản
về xây dựng CSR tại Việt Nam trong tương lai
- Dương Thị Liễu (2008), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với quản trị nhân sự, International vision, No 12, pp 87-93 Nghiên cứu này của tác
giả đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của CSR trongviệc xây dựng văn hóa doanhnghiệp trong công tác quản trị nhân sự, đề cao lợi ích của CSR trong việc gián tiếp
hỗ trợ nhân viên, khuyến khích nhân viên làm việc, tự chịu trách nhiệm trước côngviệc, tìm kiếm nơi làm việc lý tưởng Thông qua thành tựu từ việc thực hiện nhữngcông cụ, bộ nguyên tắc ứng xử của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt mayViệt Nam: Dệt may Thành Công, Hanosimex, càng khẳng định việc thực hiện CSR
sẽ cải thiện được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các bên liên quan đặc biệt làđối với người lao động
Trang 16- Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Tạp chí triết học, “Trách nhiệm môi trường- Một phương diện của trách nhiệm xã hôi”.
- Lê Đăng Doanh (2010), “Một số vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam”
- Ngô Vân Hoài (2011) Bản tin số 26 Viện Khoa học lao động xã
hội”Nghiên cứu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam”.
* Ba Bài báo này tập trung phân tích nội dung trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp, vai trò của việc thực hiện CSR và một số vấn đề đặt ra trong việc thực thiCSR của các doanh nghiệp ở Việt Nam Trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từviệc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và đánh giá khái quát tìnhhình thực thi trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao CSR
- Nguyễn Thị Tường Vi (2001): Nghiên cứu, tìm hiểu tiêu chuẩn SA 8000 và nhu cầu, điều kiện ứng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
* Trong nghiên cứu này, tác giả đã dựa trên 09 tiêu chí liên quan trong bộtiêu chuẩn SA8000: (1) Lao động trẻ em; (2) Lao động cưỡng bức; (3) Sức khỏe và
an toàn lao động; (4) Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể; (5) Phân biệtđối xử; (6) Những nguyên tắc kỷ luật; (7) Giờ làm việc; (8) Bồi thường; (9) Hệthống quản lý đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành dệt may trên địa bàn Tp Hồ ChíMinh, nghiên cứu điển hình tại Xí nghiệp nhà nước sản xuất nhựa Tân Tiến Quaviệc phân tích thực trạng, tác giả đánh giá được những lợi ích từ việc áp dụng tiêuchuẩn SA 8000, từ đó đề xuất các giải pháp nhân rộng việc ứng dụng tiêu chuẩn SA
8000 đối với doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam trong giai đoạn hộinhập kinh tế quốc tế
Qua quá trình nghiên cứu, đến thời điểm hiện tại có thểnhận thấy rằng:
- Các tác giả đã đưa ra các phương pháp nhận diện, quan điểm của mình vềCSR, sự cần thiết phải thúc đẩy CSR trong tương lai
- Thực trạng CSR tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Trang 17- Một số đã đưa ra kiến nghị để nâng cao CSR tại Việt Nam.
Tuy nhiên:
- Hầu hết các công trình đều nghiên cứu ở tầm vĩ mô, phân tích thực trạng và
đề xuất giải pháp cho cả hệ thống doanh nghiệp, chưa có đề tài nào nghiên cứu chomột doanh nghiệp riêng biệt, mà cụ thể là Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.Chính vì thế, thông qua luận văn tác giả muốn tìm hiều kỹ hơn một doanh nghiệphàng đầu ở Việt Nam hiện nay đã, đang và sẽ quan tâm đến hoạt động CSR củadoanh nghiệp mình như thế nào
Tác giả cam kết đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã côngbố, chưa có đề tài nào nghiên cứu về “ Nâng cao trách nhiệm xã hội của Tập đoànviễn thông Quân đôi Viettel”
Trang 18CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của CSR
2.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Từ thời cổ đại giữa các hoạt động kinh tế, xã hội đã luôn có những mối quanhệ căng thẳng, dao động giữa 2 cực: một bên là việc săn tìm các nguồn tài nguyêntự nhiên, một bên là đóng góp vào việc thỏa mãn những nhu cầu của các dân tộc,hay nói cách khác, đó là sự căng thẳng giữa nhu cầu sản xuất và khả năng gánh chịunhững nguy cơ nảy sinh từ việc sản xuất ra các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu loàingười
Qua các thời đại kế tiếp, các mối quan hệ đó ít nhiều đã được điều chỉnh, Từ
bộ luật Hammourabi yêu cầu phải bảo vệ những người nô lệ, cho đến việc quản lýcác khu rừng thể hiện trong đạo luật Colbert với tầm nhìn rất dài hạn, hay mối bậntâm làm sao cân bằng giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành chăn nuôi gia súctrong các đại điền trang của những dòng tu thời Trung cổ Đến khoảng vào đầu thế
kỷ XVIII Khi đó một bộ phận người tiêu dùng không đồng tình với việc sử dụnglao động nô lệ vì cho rằng đó là phi đạo đức Vấn đề về quyền lao động được quantâm tăng và dẫn đến sự hình thành của các tổ chức công đoàn vào cuối thế kỷ 19,đầu thế kỷ 20
Năm 1919, Tổ chức Lao động quốc tế (International Labor Organization ILO) ra đời, đóng vai trò thúc đẩy thực hiện công bằng xã hội, nhân quyền và quyềnlao động được cộng đồng quốc tế thừa nhận thông qua việc hệ thống hóa và phổbiến rộng rãi các tiêu chuẩn lao động quốc tế Năm 1945, Liên đoàn Công đoànThương Mại Thế Giới (World Trade Union Federation) được thành lập Đến nhữngnăm 50 của thế kỷ 20, các tiêu chuẩn lao động quốc tế bước đầu được hình thành.Đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nhiều công ty Mỹ tự thành lập và tuân thủ một
Trang 19-cách tự nguyện các bộ Quy tắc ứng xử (Code of Product) tập trung vào đạo đứckinh doanh, liên quan đến chống tham nhũng, hối lộ và bảo đảm minh bạch trongsản xuất kinh doanh…Các công ty đa quốc gia (Multinational companies-MNCs)
mở rộng sản xuất ở các nước đang phát triển, điều này phát sinh việc chính phủ cácnước này phải kiểm soát hoạt động của MNCs ở nước mình để họ cư xử có tráchnhiệm với thị trường những nước đó
Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnhhơn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là cótrách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những táchại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trườngtrong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với ngườitiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình khôngchỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệtsức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn
xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam
nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trảlương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phânbiệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếmkhuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chấtlượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chírất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dànhmột phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng
Có rất nhiều khái niệm về CSR, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, tác giảcoi định nghĩa dưới đây là định nghĩa tiêu biểu để định hướng cho phần nghiên cứucủa mình Trong cuốn giáo trình “ Văn hóa kinh doanh” – Chủ biên PGS-TS DươngThị Liễu – (NXB Đại học Kinh tế quốc dân – 2011), có định nghĩa về CSR như sau:
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển bền vững của xã hội thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ
Trang 20môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng…theo cách có lợi cho
cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển của xã hội”
Theo định nghĩa này, trách nhiệm xã hội có phạm vi rộng, đa dạng hóa vềhình thức: từ việc tuân thủ pháp luật đến việc tôn trọng các cam kết với đối tác,khách hàng hay việc tuân thủ những ưu tiên trong hành động để bảo tồn và pháttriển cộng đồng
2.1.2 Các khía cạnh của CSR
Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợngười tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt vàthiên tai….Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hộilà một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty Quan trọng hơn, mộtdoanh nghiệp phải dự đoán và đo lường được những tác động về xã hội và môitrường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớtnhững tác động tiêu cực
Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọikhía cạnh vận hành của một doanh nghiệp Theo cách tiếp cận của Caroll thì Tráchnhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái
Trang 21Hình 2.1 : Kim tự tháp Carroll về các khía cạnh của CSR
(Nguồn: Giáo trình “ Văn hóa kinh doanh” –NXB Đại học Kinh tế quốc dân – 2011)
* Khía cạnh kinh tế
+ Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phảisản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trìdoanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; làtìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúcđẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất nhưhàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội Trong khi thực hiện cáccông việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xãhội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
+ Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ănviệc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển
Trang 22nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động antoàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc
+ Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấphàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn
đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo),phân phối, bán hàng và cạnh tranh
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sởcho các hoạt động của doanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinhdoanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý
* Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanhnghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bênhữu quan Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ kháchhàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sángkiến chống lại những hành vi sai trái Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luậtdân sự và hình sự Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
(3) Bảo vệ môi trường
(4) An toàn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi cáchành vi được chấp nhận Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thựchiện trách nhiệm pháp lý của mình
Trang 23* Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là nhữnghành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quyđịnh trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật Khía cạnh nàyliên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả nhữngyêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viêncủa tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúngkhông được viết thành luật
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông quanhững nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh vàchiến lược của công ty Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đứctrở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công tyvà với các bên hữu quan
* Khía cạnh bác ái.
Khía cạnh nhân văn trong CSR là những hành vi và hoạt động thể hiệnnhững mong muốn đống góp và hiến dâng cho cộng đồng xã hội Những đóng gópđó có thể trên bốn phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánhnặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhâncách đạo đức của người lao động
Khía cạnh này liên quan tới những đóng góp về tài chính và nguồn lực chocộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống Khía cạnh nhân áicủa trách nhiệm xã hội liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề vềchất lượng cuộc sống mà xã hội quan tâm…Người ta mong đợi các doanh nghiệpđóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã hội, lòng nhân ái mang tính chiến lược kếtnối khả năng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và xã hội
Trang 24Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm Chẳng ai có thể bắtbuộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây dựng nhà tình nghĩa hoặc lớp học tìnhthương, ngoài những thôi thúc của lương tâm.
2.2 Các quan điểm về CSR và một số bộ quy tắc ứng xử
2.2.1 Quan điểm của các tổ chức và các nhà kinh tế học
- Một trong những người đầu tiên thực hiện CSR, có thể nói là ông Noris,CEO đầu tiên của công ty Control Data đã phác thảo những ý tưởng đầu tiên vềCSR vào năm 1955 Theo Noris, các doanh nghiệp nên sử dụng tài năng và nguồnlực của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội Ý tưởng này thể hiện sự kếtnối và trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng Tuy nhiên ông đã không thànhcông trong việc triển khai những ý tưởng của mình United Way là người đã pháttriển ý tưởng của Noris thành chiến lược thành công giúp doanh nghiệp gia tăng lợithế cạnh tranh đồng thời phát triển cộng đồng lâu dài
- Trong cuốn Corporate Responsibility – acriticalintroduction Blowfield vàMurray đã đề cập một số định nghĩa sau: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm là mộtdoanh nghiệp biết lắng nghe nguyện vọng của những bên hữu quan và đáp lạinhững nguyện vọng đó một cách chân thành”
- Michael Porter, một trong những tác giả lớn trong lĩnh vực quản trị chiếnlược, đã viết cề CSR như thế này: Sự phê phán quan trọng nhất của tôi là lĩnh vựcCSR đã trở thành một thứ tôn giáo với các vị giáo sĩ riêng của mình, và chính vì vậynó không cần phải có các dữ kiện thực tiễn và lí thuyết nữa Có quá nhiều giáo sưvà nhà quản trị hài lòng với lí lẽ ”chúng ta cảm thấy đã ổn rồi” Có quá nhiều hoạtđộng từ thiện được thực hiện theo niềm tin cá nhân của các nhà lãnh đạo doanhnghiệp”(European Business Forum, 2003 – Diễn đàn Kinh tế châu Âu năm 2003)
Trang 25- Lord Holme, nguyên giám đốc điều hành công ty Rior Tinto và PhilipWatts, nguyên chủ tịch của công ty Royal Dutch Shell: “CSR là một khái niệm màdoanh nghiệp kết hợp đến các yếu tố môi trường và xã hội trong quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp và trong mối tương tác với các bên hữu quan trên cơ sở tựnguyện.”
- Báo cáo CSR, Starbuck, 2004: Với CSR, chúng tôi cam kết hoạt động mộtcách có trách nhiệm đối với xã hội ở bất cứ nơi nào chúng tôi kinh doanh, cân bằngnhu cầu ngày càng gia tăng của các bên hữu quan- bao gồm tất cả những người cóảnh hưởng, bị ảnh hưởng, hoặc có lợi ích hợp pháp trong hành động và hoạt độngcủa công ty.”
- Price water house Coopers - PwC, www.pwcglobal.com, ngày 24 tháng 3năm 2004: “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm cư xử một cách có đạo đứcvà đóng góp và sự phát triển trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượnglao động và gia đình học cũng như cộng đồng địa phương nói riêng và xã hội nóichung.”
- Theo Ủy ban thương mại thế giới về phát triển bền vững thì “trách nhiệm
xã hội của “Doanh nghiệp” là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạtđộng kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp và sự phát triển kinh tếtrong khi cải thiện chất lương cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũngnhư cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói chung Doanh nghiệp không chỉ đơnthuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộngđồng Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích củatất các những bên hữu quan
- Ủy ban Châu Âu, Uỷ ban điều hành các về đề xã hội và nghề nghiệp: “CSRlà cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợpvới người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải
Trang 26thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự pháttriển chung.”
- Ngân hàng Thế giới ngày 24 tháng 3 năm 2004, Hội đồng kinh doanh thếgiới về Phát triển bền vững (World Business Council for Sustainable Development)đưa ra: “CSR là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững,thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toànlao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên,phát triển cộng đồng…theo cách có lợi cho cả công ty cũng như phát triển chungcủa xã hội”
2.2.2 Quan điểm của các quốc gia
Chính phủ Anh: “CSR là hành động do doanh nghiệp tự nguyện thực hiện,ngoài việc tuân thủ các quy định pháp lý tối thiểu, nhằm thỏa mãn nhu cầu cạnhtranh của doanh nghiệp và lợi ích của toàn xã hội.”
Năm 1999, một thỏa thuận toàn cầu (Global compact) đã được Tổng thư kýLiên hợp quốc (LHQ) Kofi Annan đề xuất tại Diễn đàn kinh tế thế giới và tháng7/2000 đã chính thức ra mắt như một Bộ quy tắc ứng xử của LHQ về trách nhiệm
xã hội các công ty đa quốc gia (gọi tắt là UNGC).Bộ quy tắc này, bao gồm 10 quytắc đảm bảo tôn trọng nhân quyền, dân sinh, chống lạm dụng trẻ em, lao độngcưỡng bức, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng…tuy không phải là văn bản cótính bắt buộc nhưng được thừa nhận như một khung khổthảo luận chính thức tại cácdiễn đàn của LHQ
Ở Việt Nam, tuy không đưa ra những văn bản cụ thể về CSR cũng như hànhlang pháp lý về thực hiện CSR, tuy nhiên đối với những vấn đề liên quan thì chúng
ta cũng có những quy đinh riêng Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động,chúng ta có 2 luật căn bản: Bộ Luật lao động Việt Nam quy định quyền và nguyêntắc cơ bản tại nơi làm việc; Luật Bảo hiểm xã hội: quy định quyền và nghĩa vụ của
Trang 27người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội trong việc thựchiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động Bao gồm chế độ BHXH bắt buộc(ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và tử tuất)Tự nguyện (Hưu trí, tử tuất) và bảo hiểm thất nghiệp Về cơ bản vấn đề thực hiệntrách nhiệm xã hội doanh nghiệp thông qua những quy định tại các bộ quy tắc ứng
xử, việc thực hiện những bộ quy tắc ứng xử (CoC) theo yêu cầu của các Công tymua hay những bộ CoC cấp chứng chỉ và việc thực hiện pháp luật lao động ViệtNam nhìn chung là thống nhất; tuy nhiên, có một số nội dung khi thực hiện cũngcòn những khoảng trống, nhưng về cơ bản những khoảng trống này không lớn Mộtsố chương trình quốc gia về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạnthương tích, bệnh nghề nghiệp cũng góp phần hoàn thiện khung pháp luật và gópphần đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động
Trong lĩnh vực môi trường, hoạt động CSR ở nước ta có bước tiến lớn saukhi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành thay thế cho luật cũ năm 1994hầu như không có hiệu lực Tiếp theo, một loạt nghị định đã được ban hành kịp thời
để hướng dẫn luật, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thủ tục đầu tư, và thể chếhóa công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng, thu phí nước thải công nghiệp,khai thác khoáng sản, chất thải rắn…Về bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường, chúng ta có Cục và chi cục bảo vệ môi trường, trực thuộc trung ương và cácđịa phương Đáng chú ý, sau 1 năm kể từ khi Luật được ban hành, cuối năm 2006,
Bộ Công an đã thành lập Cục cảnh sát môi trường (C36) và Phòng cảnh sát môitrường (PC36) ở các tỉnh, thành
2.2.3 Một sô bộ quy tắc ứng xử điển hình
* Bộ quy tắc SA 8000
SA 8000 là kết quả nghiên cứu lâu dài của the Council of EconomicPriorities Accreditation Agency (Hội đồng các vấn đề ưu tiên kinh tế), AmnestyInternational, the National Child Labour Committee (Uỷ Ban lao động trẻ em),
Trang 28KPMG, SGS International Certification Services (Công ty Kiểm định chất lượngcủa Thuỵ sĩ), Avon Products, Toys RUs, Reebok, the Body Shop, Công ty may mặcEileen Fisher, Ngân hàng Amalgamated Bank và Liên đoàn lao động ngành dệtquốc tế (ITWU) SA 8000 chú trọng về mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo môitrường lao động an toàn cho công nhân, không sử dụng lao động trẻ em hoặc laođộng cưỡng bức, và không bắt buộc công nhân thường xuyên làm việc hơn 48 giờmột tuần Ðể đảm bảo hiệu quả tối đa của hệ thống SA8000, CEPAA và các tổ chứcphi chính phủ đang tìm kiếm những kỹ thuật tiên tiến để áp dụng SA8000 chonhững nhà máy, xí nghiệp khác nhau Những kỹ thuật này sẽ giúp các xí nghiệpphát triển những hệ thống quản lý hiệu quả hơn nhằm giảm rủi ro tai nạn lao độngvà tăng năng suất CEPAA đã nghiên cứu và lấy ý kiến của những bên lợi ích khácnhau như công nhân, chủ xí nghiệp và những bên lợi ích khác như các tổ chức phichính phủ và công đoàn Chính vì vậy, hệ thống SA8000 liên tục được cải tiến vàtrở nên thích nghi để khắc phục những cách biệt về khu vực và văn hóa 9 chủ đềchính của SA8000 bao gồm:
(1) Lao động trẻ em;
(2) Lao động cưỡng bức;
(3) Sức khỏe và an toàn lao động;
(4) Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể;
(5) Phân biệt đối xử;
Trang 29- Thứ nhất, SA 8000 chú trọng trách nhiệm của người sử dụng lao động đảmbảo quyền học tập của lao động trẻ em tại công ty Trong khi tiêu chuẩn 1.1 SA
8000 đề nghị công ty không được sử dụng hoặc tạo điều kiện cho việc sử dụng laođộng trẻ em, thì tiêu chuẩn 1.2 và 1.3 lại yêu cầu công ty tạo điều kiện cho lao độngtrẻ em được đến trường và không được thuê mướn trong giờ học đối với trẻ emtrong độ tuổi phổ cập giáo dục bắt buộc, và đảm bảo thời gian làm việc và học tậpcủa các em không quá 10 giờ mỗi ngày
- Thứ hai, SA 8000 quan tâm đến trách nhiệm đảm bảo các yếu tố cơ bản ảnhhưởng đến sức khỏe người lao động, bao gồm vệ sinh chung và vệ sinh ăn uống,đặc biệt là yêu cầu đảm bảo cung cấp nơi ở sạch sẽ, an toàn và đạt các điều kiện cầnthiết của cá nhân cho nhân viên Tiêu chuẩn này là khá cao, phù hợp với điều kiệntại các nước tương đối phát triển và là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp tạicác nước đang phát triển
- Thứ ba, SA 8000 đảm bảo quyền tự do, dân chủ rộng rãi hơn cho người laođộng trong công ty trong việc yêu cầu cung cấp phương tiện để nhân viên tham giahiệp hội một cách độc lập (nếu pháp luật cấm đoán) Trong khi đảm bảo quyền tự
do thể hiện quyền cá nhân khác cho người lao động, thì cũng không cho phép việcxâm phạm hay lạm dụng về tình dục
- Thứ tư, về đền bù, SA 8000 đưa ra tiêu chuẩn về mức lương khá bài bản,nhằm đảm bảo người lao động được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cá nhân và cóđiều kiện tích lũy từ thu nhập
- Thứ năm, ưu thế quan trọng nhất là SA8000 cung cấp một hệ thống quản lýviệc thực hiện tiêu chuẩn khá hoàn chỉnh, là kinh nghiệm tốt để học tập Ðây chínhlà giải pháp cụ thể, tích cực để góp phần đưa Bộ Luật Lao động đến gần với thựctiễn hơn, từ đó có điều kiện để nhận ra những điểm chưa phù hợp, có giải pháp điềuchỉnh và hoàn thiện hơn, vai trò của Nhà nước trở nên tích cực hơn
+Nhược điểm:
Trang 30- Thứ nhất, một số tiêu chuẩn mặc dù mục tiêu rất tiến bộ, nhưng chưa phùhợp với điều kiện chung về kinh tế -xã hội -văn hoá của nước ta Ví dụ về mứclương, về đảm bảo quyền tự do của người lao động, về đảm bảo nơi ở cho người laođộng Cũng không thể nói đây là nhược điểm của SA 8000, nhưng những tiêu chuẩnnày cần phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội còn khá thấp như ở Việt Nam.
-Thứ hai, SA 8000 còn áp dụng rất hạn chế tại Việt Nam, do vậy, tiêu chuẩnkiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn này tại các nhà thầu (được hiểu là doanhnghiệp đối tác) sẽ khó khăn
* Bộ quy tắc ISO 14001
ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, hiện nayđược sử dụng một cách rộng rãi nhất trên thế giới, với hơn 6.000 tổ chức đượcchứng nhận ở Anh và khoảng 111.000 tổ chức được chứng nhận ở 138 quốc giatoàn cầu
ISO 14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chính được định rõ các yêu cầucho việc hình thành và duy trì hệ thống EMS Có 3 cam kết cơ bản được yêu cầutrong chính sách môi trường đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001 Những cam kếtnày bao gồm:
+ Ngăn ngừa ô nhiễm
+ Phù hợp với pháp luật
+ Cải tiến liên tục hệ thống EMS
Những cam kết này giúp hướng việc cải tiến trên toàn bộ thành quả hoạtđộng môi trường ISO14001 có thể đựợc sử dụng như mộ công cụ, nó tập trung vàoviệc kiểm soát các khía cạnh môi trường hoặc cách mà các hoạt động, sản phẩm vàdịch vụ của bạn tác động tới môi trường; ví dụ: sự phát ra không khí, đất hoặc nước
Trang 31Tổ chức được yêu cầu xác nhận các yêu cầu, qui đinh pháp lý và yêu cầukhác có thể áp dụng Điều đặc biệt quan trọng là xác nhận pháp lý ảnh hưởng đếnbạn như thể nào để đo lường sự phù hợp có thể được chấp nhận và đươc đánh giáđịnh kỳ để đảm bảo các yêu cầu được thấu hiểu bởi mọi nhân viên và được thựchiện một cách hiệu quả.
ISO 14001 được hỗ trợ thêm bởi ISO 14004, hệ thống quản lý môi trường hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và ký thuật hỗ trợ Tiêu chuẩn này baogồm các vấn đề như thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý và thảoluận các vấn đề nguyên tắc được liên quan ISO 14001 Chứng minh cam kết củabạn đối với môi trường và sự phát triển bền vững sẽ tác động tích cực đến thànhcông của công ty và đem lại các lợi ích sau:
-+ Cải thiện hình ảnh của công ty cũng như các mối quan hệ đối với kháchhàng, chính quyền và công đồng địa phương
+ Việc sử dụng tốt hơn nguồn nước và năng lượng, lựa chọn kỹ càng nguồnnguyên liệu và tái chế chất thải có kiểm sóat gíup tiết kiệm chi phí và tăngsức cạnh tranh
+ Giảm bớt gánh nặng tài chính nhờ vào chiến lược qủan lý phản ứng kịpthời như là hành động khắc phục, lọai trừ việc nộp tiền phạt cho những viphạm pháp luật
+ Bảo đảm phù hợp những quy định về môi trường và gỉam thiểu nguy cợ vềcác khỏan phạt và kiện tụng
+ Cải thiện chất lượng môi trường làm việc, tinh thần của người lao động vàsự gắn bó với giá trị của công ty
+ Mở ra những cơ hội kinh doanh khi thị trường đang coi trọng những quytrình sản xuất sạch
Trang 32+ Những khách hàng có nhận thức đối với môi trường sẽ ưa thích kinh doanhvới những doanh nghiệp có thể chứng minh cam kết bảo vệ môi trường.
* Bộ quy tắc WRAP
WRAP (Worldwide Responsible Accredited Production - Sản xuất đượccông nhận trách nhiệm toàn cầu) là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng vớinguyên tắc ứng xử, được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằnghoạt động của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết vàbao hàm toàn diện
WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với
12 nguyên tắc chủ yếu sau:
1 Ngăn cấm lao động cưỡng bức;
2 Luật pháp và các quy định nơi làm việc;
3 Ngăn cấm lao động trẻ em;
4 Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi;
5 Bồi thường và phúc lợi;
6 Giờ làm việc phải không được vượt quá giới hạn của luật pháp;
7 Ngăn cấm phân biệt đối xử;
8 Sức khoẻ và an toàn môi trường làm việc;
9 Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội và thoả thuận tậpthể;
10 Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường;
11 Thực hiện đúng thủ tục thuế quan;
Trang 3312 Cấm chất ma tuý;
Mục tiêu của chương trình chứng nhận WRAP là xúc tiến và chứng nhận hợppháp, sản xuất mang tính nhân đạo và đúng nguyên tắc xử thế ở khắp nơi trên thếgiới Tham gia vào chương trình chứng nhận WRAP chứng minh lời cam kết củangành công nghiệp may mặc đối với trách nhiệm xã hội trong thực tiễn kinh doanhbằng việc tôn trọng triệt để các nguyên tắc sản xuất WRAP
Chương trình nhắm vào việc thực hiện các mục tiêu này bằng việc chứngnhận rằng các điều kiện làm việc được cam kết trong sản xuất tuân theo các tiêuchuẩn cốt lõi của trách nhiệm toàn cầu về sản xuất sản phẩm may mặc mà trọng tâmtập trung vào người lao động, các điều kiện nhà máy, môi trường và tuân thủ cácthủ tục thuế quan
2.3 Những nội dung cụ thể của CSR
2.3.1 CSR đối với người lao động
Tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện CSR đối với người lao động bao gồm trảlương xứng đáng (theo khảo sát của Ewin.com có tới 68% coi lương là 1 trong 3yếu tố quan trọng nhất), không phân biệt đối xử, chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt,và có điều kiện làm việc chấp nhận được…
Những điều kiện cơ bản ở trên, dù đơn giản nhưng không phải doanh nghiệpnào cũng có thể thực hiện hoàn chỉnh Phần lớn người lao động yêu thích công việccủa mình do điều kiện lao động tốt và chế độ lương thưởng hợp lí Doanh nghiệpđáp ứng được các yêu cầu này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra được một đội ngũnhận sự gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về hình ảnh công ty và quyết tâm làmviệc vì lợi ích chung của “đại gia đình.” Lợi ích đạt được ở đây rõ ràng ngoài năngsuất nâng lên rõ rệt còn có một văn hóa gắn kết tại doanh nghiệp Văn hóa mạnh cótác động tích cực không chỉ tới riêng bản thân doanh nghiệp mà lan tỏa rất tốt trong
Trang 34cộng đồng kinh doanh Đây là điều mọi doanh nghiệp đều mong muốn xây dựngđược Không những thế, chi phí thật, chi phí cơ hội, và sức lực cộng với hao tổntinh thần do phải liên tục tìm kiếm và đào tạo nhân sự mới (trong trường hợp nhânsự cũ thôi việc do chính sách nhân sự của công ty thiếu hợp lý) hoàn toàn bị loại bỏ.Chính sách đãi ngộ tốt, văn hóa tốt và môi trường làm việc hình thành hiệu ứngcộng hưởng “quyến rũ” nhân lực giỏi tìm đến với công ty Chuỗi thành công tiếpnối thành công.
Bảng 2.2 : Các yếu tố giữ chân người lao động ở lại công ty.
2 Mối quan hệ với các đồng nghiệp 35
họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Trên thực tế, việc đào tạo, nâng cao trình độ taynghề cho người lao động được các doanh nghiệp chú ý hơn cả, vì nó có ý nghĩaquyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Mộtsố không nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đến nâng cao năng lực, trình độ nóichung và chăm lo đời sống tinh thần của người lao động
Trang 35Mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động trong nội bộ doanhnghiệp về cơ bản là sòng phẳng Người lao động nhìn chung gắn bó với doanhnghiệp vì họ kiếm sống từ đó 30% người trả lời bảng hỏi cho rằng người lao độngđược tham gia vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp; 70% cho rằng đây làđộc quyền của lãnh đạo doanh nghiệp
Tuy nhiên với các hộ sản xuất, kinh doanh rất nhỏ, đặc biệt ở các thành phốlớn thì việc giám sát, hỗ trợ theo luật lao động và cũng liên quan đến thực hiện tráchnhiệm xã hội ở các khía cạnh: sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, xửphạt, trả công của chính quyền và cộng đồng dân cư lại tỏ ra yếu kém
2.3.2 CSR đối với khách hàng
Về phần nhà cung cấp, công việc rút gọn vào điểm mấu chốt là trả tiền đúngthời hạn và truyền thông tốt Một khi đã bắt tay vào kinh doanh, vệc giữ được mốiquan hệ tốt đối với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bao nguồncung ổn định cho nsanr xuất với giá cả hợp lý; từ đó, sản phẩm được phân phối tớingười tiêu dung kịp thời và đúng chất lượng cam kết
Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhucầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng Thực tế chothấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩmvà doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng Trong kinh doanh, hiệu ứngDonimo tâm lý là rất cần thiết, “thông tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rấtmạnh Giữ vững khác hàng và mở rộng thị phần là mục tiêu của bất cứ doanhnghiệp nào, phản ánh tinh thần “khách hàng là thượng đế” (Lurita Doan - GSA).”
Đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng, việc kinh doanh trởnên thuận lợi hơn rất nhiều
Ở nhiều nước trên thế giới, doanh nghiệp muốn bán được hàng thì sản phẩmphải thỏa mãn nhiều điều kiện và có tổ chức kiểm định chặt chẽ để thường xuyên
Trang 36bảo đảm chất lượng các sản phẩm hàng hóa Ở Việt Nam có Hiệp hội bảo vệ ngườitiêu dùng, nhưng chưa có hoạt động gì đáng kể, chưa thực sự là tổ chức đại diện choquyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam cũng đã có hệ thống các cơ quan chứcnăng để kiểm định chất lượng sản phẩm hàng hóa, song trên thực tế, các cơ quannày cũng chưa đủ mạnh để tiến hành kiểm định, đánh giá bảo đảm chất lượng theođúng các quy định Việc kiểm tra của các cơ quan chức năng trong thời gian quachủ yếu là về khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, trong thời gian xẩy ra dịch bệnh, màcũng chỉ kiểm tra “mẫu”, xử lý hành chính và cảnh báo, chưa thể nói là bảo đảmđược tiêu chuẩn chất lượng như mong muốn
Theo kết quả điều tra tại các DN cho thấy, nói chung, các doanh nghiệp đềurất coi trọng chất lượng sản phẩm Theo họ, chất lượng sản phẩm là thể hiện tráchnhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối với người tiêu dùng Tuy nhiên,trên thực tế không đơn giản như vậy Các hiện tượng lạm dụng thuốc kích thích đểtăng trọng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi; lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; sửdụng hóa chất độc hại trong chế biến, bảo quản thực phẩm; thậm chí bơm nước đểtăng thêm trọng lượng tôm xuất khẩu… đã từng xẩy ra, đã từng được kiểm tra, xử lývà được cảnh báo, nhưng tình trạng vi phạm và lạm dụng vẫn diễn ra phổ biến vànguy cơ nhiễm độc thực phẩm vẫn đang là vấn đề bức xúc của người tiêu dùng Aicũng biết hậu quả của những việc làm trên là rất nghiêm trọng, không những doanhnghiệp thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu của các doanh nghiệpkhác
2.3.3 CSR đối với cộng đồng
Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũngchính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện Môi trường bị ônhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khí hậu thay đổi… là những vấn đề đanggây sốt toàn thế giới Doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ngoài việc tuân thủ các quyđịnh của chính phủ còn không bị hao tổn chi phí khắc phụ hậu quả hay bồi thường
do kiện tụng Các khoản đầu tư xanh là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia phát triển
Trang 37Làm từ thiện cũng là hành động đáng tôn vinh của các doanh nghiệp nhằmphát triển cộng đồng, giúp đỡ người nghèo khó, và xây dựng hình ảnh Bên cạnh đóviệc tham gia xóa đói giảm nghèo, đóng quỹ để xây dựng các công trình phúc lợi ởđịa phương, mà quan trọng nhất là tạo công ăn việc làm cho người dân ở địaphương cũng là một phần trách nhiệm mà các doanh nghiệp nên làm Theo khảo sátcủa tổ chức National Forest, 81% khách hàng Anh đồng ý mua sản phẩm bảo vệmôi trường, và 73% người sẽ trung thành với ông chủ hay tham gia các hoạt động
từ thiện Không chỉ có vậy, các quan chức và chính phủ cũng rất ưu ái đối với cácdoanh nghiệp có lịch sử tốt về bảo vệ môi trường, người tiêu dùng và làm từ thiện
2.4 Những thuận lợi và khó khăn khi các doanh nghiệp áp dụng CSR tại Việt Nam
Kết quả điều tra cho thấy, lý do doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hộitrước hết là do tính tự giác của bản thân các thành viên trong doanh nghiệp (80%),
để nâng cao uy tín, tạo niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp (63.7%%), vìsự phát triển của bản thân doanh nghiệp (60%), xuất phát từ mối quan hệ với cộngđồng dân cư (30%) Các lý do khác không đáng kể: do tác động của truyền thôngđại chúng (20%), nhằm mục đích được ưu đãi về chính sách nhà nước (10%)
Nang cao uy tin
Vi su phat trien cua DN
Suc ep cong dong
Tac dong truyen thong
Huong uu dai NN
Trách nhiệm xã hội
Bảng 2.3 Lý do doanh nghiệp thực hiện CSR - Khía cạnh xã hội
Trang 38(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tổ chức Cone Communication và Eco Global – 7/2012)
Những lý do chủ yếu khiến các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với môitrường bao gồm: xuất phát từ nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường(66,3%), để nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp (60%), do sự quản lýchặt chẽ của chính quyền địa phương (58,7%), do quy định của pháp luật (42,2%),
do tác động của các phương tiện thông tin đại chúng (22,5%) và do sức ép của cộngđồng dân cư (16,2%)
Quy dinh cua PL Tac dong truyen thong
Suc ep cong dong
(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tổ chức Cone Communication và Eco Global – 7/2012)
2.4.1 Thuận lợi khi doanh nghiệp áp dụng CSR tại Việt Nam
Ngày nay các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến hoạt động CSR vì xãhội ngày càng đặt ra nhiều đòi hỏi hơn đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp hưởnglợi từ các nguồn lực từ cộng đồng thì phải có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng.Nói như thế không có nghĩa doanh nghiệp làm CSR chỉ là trách nhiệm mà CSRthực sự đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà điển hình là tăng cường tiếngtăm cho doanh nghiệp
Trách nhiệm môi trường
Bảng 2.4 Lý do doanh nghiệp thực hiện CSR - Khía cạnh môi trường
Trang 39- Giảm chi phí và tăng năng suất: DN có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản
xuất sạch hơn Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí vàtăng năng suất lao động đáng kể Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽvà an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phầntăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệnhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới
- Tăng doanh thu: Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra
một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăngdoanh thu
- Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty: CSR có thể giúp doanh
nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể Uy tín giúp DN tăng doanh thu,hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động Khi doanh nghiệp áp dụng CSR,đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để cho những người làm PR phát triển thương hiệuvà hình ảnh của một sản phẩm hoặc một tổ chức trong khi vừa đảm bảo được đạođức nghề nghiệp trong ngành PR vừa đáp ứng được ý muốn của chủ doanh nghiệp.Đặc biệt trong những ngành hàng mà chất lượng và giá cả sản phẩm gần như tươngđương nhau, người tiêu dùng sẽ trở nên băn khoăn hơn trong việc đưa ra quyết định,lựa chọn của mình Trong những trường hợp như vậy, người dùng thường hay lựachọn sản phẩm theo cảm tính và ý thích của mình do đó CSR có thể được xem nhưmột phương thức hữu hiệu để giă tăng danh tiếng cho doanh nghiệp, hay nói cáchkhác là gia tăng “tình cảm” của người tiêu dùng đối với thương hiệu của sản phẩmhoặc doanh nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho công ty
- Thu hút nguồn lao động giỏi: Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết
định năng suất và chất lượng sản phẩm ở các nước đang phát triển, số lượng laođộng lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việcthu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một tháchthức đối với các doanh nghiệp Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công
Trang 40bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch
sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt
- Cơ hội tiếp cận thị trường mới: Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội hiện nay
đã trở thành các tiêu chuẩn phải có trong kinh doanh chẳng hạn như SA8000 của dệtmay Thực hiện các tiêu chuẩn này là điều kiện để tham gia các thị trường lớn như
EU, Nhật, Mỹ Thực tiễn ở các doanh nghiệp ban đầu khi chưa quen các tiêu chuẩnthì còn nhiều khó chịu và khúc mắc, nhưng khi đi vào vận hành thì các tiêu chuẩnnày còn giúp gia tăng năng suất lao động và cải tiến chất lượng sản phẩm, vì cáctiêu chuẩn này liên quan rất nhiều đến quyền lợi người lao động, vệ sinh môi trườnglàm việc, an toàn lao động…
- Khai thác các cơ hội từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã
hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà còn có thể là những cơhội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được Xem đạo đứcvà trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanhnghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện Khi đó,những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ
sở của những thành công
- Sự trung thành của nhân viên và khách hàng: Việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đốitác và cộng đồng Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triểncủa mọi doanh nghiệp Vì vậy, dù chi phí ban đầu có thể sẽ nặng, lợi ích có thể chưathấy ngay, nhưng chắc chắn về lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt thòi khi doanh nghiệptôn trọng lợi ích của những bộ phận thiết yếu này Khi thực hiện tốt đạo đức vàtrách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tìnhcủa nhân viên, khách hàng và các đối tác khác Đây chính là điều kiện cơ bản nhấtcủa mọi thành công Làm thương hiệu không gì khác hơn là làm cho các bên có liên