CSR đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel (Trang 36)

- Quảng bá, tuyên truyền CSR đối với người lao động trong Tập đoàn: Làm cho

2.3.2CSR đối với khách hàng

Về phần nhà cung cấp, công việc rút gọn vào điểm mấu chốt là trả tiền đúng thời hạn và truyền thông tốt. Một khi đã bắt tay vào kinh doanh, vệc giữ được mối quan hệ tốt đối với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bao nguồn cung ổn định cho nsanr xuất với giá cả hợp lý; từ đó, sản phẩm được phân phối tới người tiêu dung kịp thời và đúng chất lượng cam kết.

Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng. Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng. Trong kinh doanh, hiệu ứng Donimo tâm lý là rất cần thiết, “thông tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rất mạnh. Giữ vững khác hàng và mở rộng thị phần là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào, phản ánh tinh thần “khách hàng là thượng đế” (Lurita Doan - GSA).” Đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng, việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Ở nhiều nước trên thế giới, doanh nghiệp muốn bán được hàng thì sản phẩm phải thỏa mãn nhiều điều kiện và có tổ chức kiểm định chặt chẽ để thường xuyên bảo đảm chất lượng các sản phẩm hàng hóa. Ở Việt Nam có Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, nhưng chưa có hoạt động gì đáng kể, chưa thực sự là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng. Việt Nam cũng đã có hệ thống các cơ quan chức năng để kiểm định chất lượng sản phẩm hàng hóa, song trên thực tế, các cơ quan này cũng chưa đủ mạnh để tiến hành kiểm định, đánh giá bảo đảm chất lượng theo đúng các quy định. Việc kiểm tra của các cơ quan chức năng trong thời gian qua

chủ yếu là về khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, trong thời gian xẩy ra dịch bệnh, mà cũng chỉ kiểm tra “mẫu”, xử lý hành chính và cảnh báo, chưa thể nói là bảo đảm được tiêu chuẩn chất lượng như mong muốn.

Theo kết quả điều tra tại các DN cho thấy, nói chung, các doanh nghiệp đều rất coi trọng chất lượng sản phẩm. Theo họ, chất lượng sản phẩm là thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế không đơn giản như vậy. Các hiện tượng lạm dụng thuốc kích thích để tăng trọng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi; lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng hóa chất độc hại trong chế biến, bảo quản thực phẩm; thậm chí bơm nước để tăng thêm trọng lượng tôm xuất khẩu… đã từng xẩy ra, đã từng được kiểm tra, xử lý và được cảnh báo, nhưng tình trạng vi phạm và lạm dụng vẫn diễn ra phổ biến và nguy cơ nhiễm độc thực phẩm vẫn đang là vấn đề bức xúc của người tiêu dùng. Ai cũng biết hậu quả của những việc làm trên là rất nghiêm trọng, không những doanh nghiệp thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu của các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel (Trang 36)