- Yếu tố bên trong:
4.4.2. Đối với Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương
- Khi thị trường đã đến mức bão hòa, để mở rộng thị phần thường có xu hướng sáp nhập, mua lại các nhà cung cấp từ các đối thủ cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh cần phối hợp với cơ quan quản lý ngành, thực hiện giám sát các hoạt động M&A trong lĩnh vực viễn thông di động và Internet được tiến hành theo đúng Luật Cạnh tranh.
- Thực hiện giám sát thường xuyên các hoạt động giảm giá, khuyến mãi và cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động, tiếp nhận đơn- yêu cầu điều tra xử lý cạnh tranh không lành mạnh trong 2 lĩnh vực dịch vụ này từ phía người tiêu dùng và từ doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Luận văn này mong muốn hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, lấy Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đối tượng để phân tích qua đó mong muốn đóng góp một phần nhỏ nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viettel đủ mạnh, phù hợp với sự phát triển của thời đại. Bằng những nỗ lực của cả một tập thể vượt qua những khó khăn đó, năm 2013 Viettel được nhắc đến như là điểm sáng, họ đứng đầu Việt Nam cả về quy mô hạ tầng, cả về doanh thu và lợi nhuận, cả về cung cấp dịch vụ và nghiên cứu sản xuất thiết bị. Trong suốt quá trình đó họ luôn tâm niệm “Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là một xã hội ổn định. Vì vậy, doanh nghiệp phải có trách nhiệm trích một phần lợi nhuận của mình để đóng góp lại cho xã hội”, và thực sự họ đã làm tốt điều đó. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng mạng viễn thông của mình, Viettel cũng có nhiều lỗi sai, thậm chí có cái lặp lại nhiều lần ở nhiều thị trường.
Thông qua định nghĩa về CSR, các khía cạnh của CSR bao gồm: kinh tế, pháp lý, đạo đức, bác ái và một số bộ quy tắc ứng xử điển hình; tác giả đã đi vào nghiên cứu 3 nội dung CSR của Tập đoàn Viettel: CSR với người lao động, CSR đối với thị trường và khách hàng, CSR đối với xã hội. Sau khi đánh giá được ưu, nhược điểm của ba nôi dung đó, tác giả đưa ra những giải pháp để nâng cao hoạt động CSR của Viettel là: Nhà nước giúp đỡ Viettel trong việc thực hiện CSR, Xây dựng một Viettel “Xuất xắc, Khác biệt, Phát triển bền vững; Quảng bá, tuyên truyền CSR đối với người lao động trong Tập đoàn; Xây dựng và thực thi một bộ quy tắc ứng xử bài bản và thực tế; Duy trì và tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Do còn nhiều hạn chế về điều kiện khách quan và chủ quan nên đề tài vẫn chưa nghiên cứu sâu sắc và toàn diện cũng như thực hiện khảo sát, đánh giá trên một quy mô mẫu đủ lớn nhằm kiểm chứng lý luận và thực tiễn một cách triệt để, từ đó xây dựng ra một mô hình lý thuyết chắc chắn cho vấn đề cần nghiên cứu. Thời gian tới, tác giả sẽ tiếp tục thực hiện nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại trên.
Để đạt được một kết quả nghiên cứu trong tương lai, tác giả rất mong nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của các thấy cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh, Viện Đào tạo Sau đại học về phương pháp luận, cách thức tiếp cận hợp lý và khoa học hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ansel M.Sharp, Charles A.Register, Paul W.Grimes (2006 ), Kinh tế học trong các vấn đề xã hội, NXB Lao động.
2. David Crowther, Guler Aras (2010), Corporate Social responsibility: Part I: Principles, Stakeholders & Sustainability; Part II Performance Evaluation, Globalisation and NFP’s; Part III Strategy & Leadership
3. Lê Đăng Doanh (2010), Một số vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong “ Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”- NXB Khoa học xã hội Hà Nội, tr 200-209
4. Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,
NXB Tri Thức; (Nguyên tác Michel Capron, Francoise Quaire – Lanoizelee). 5. Laura P.Hartman & Joe DesJadins (2012), Đạo đức kinh doanh, NXB Tổng hợp
TP HCM.
6. Ngô Vân Hoài (2011), Nghiên cứu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam. Bản tin số 26 Viện Khoa học lao động xã hội.
7. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Trách nhiệm môi trường- Một phương diện của trách nhiệm xã hôi. Tạp chí triết học, số 8 tháng 8/2009
8. Dương Thị Liễu (2008), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với quản trị nhân sự, International vision, No. 12, pp. 87-93.
9. Michel Capron và Francoise Quairel-Lanoizelee (2009), Trách nhiệm xã hôi của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.
10. Tạp chí Người Viettel, Số Xuân Nhâm Thìn 2012
11. Đỗ Thị Thanh Tâm (2006), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn Thạc sỹ kinh tế , Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
12. Trang chủ Viettel: www.viettel.com.vn.
13. Nguyễn Thị Tường Vi (2001), Nghiên cứu, tìm hiểu tiêu chuẩn SA 8000 và nhu cầu, điều kiện ứng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đề tài NCKH cấp Bộ.
14. Việt Nam Report (2010), Trách nhiệm xã hội - Con đường nào cho doanh nghiệp Việt. Báo cáo thường kì số 7 ngày 02/7/2010.