- Quảng bá, tuyên truyền CSR đối với người lao động trong Tập đoàn: Làm cho
2.4.2 Khó khăn khi doanh nghiệp áp dụng CSR tại Việt Nam
- Khó khăn đầu tiên phải kể đến đó là luật pháp Việt Nam chưa đủ mạnh để đưa hết các doanh nghiệp vào khuôn khổ. Trong khi nên kinh tế đang dịch chuyển thì gặp kungr hoảng nên mức độ đầu tư của chính phủ vào CSR có độ phủ chưa cao.
- Thứ hai, do nhân thức về CSR còn hạn chế nên mặc dù các doanh nghiệp tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, như giúp đỡ nạn nhân của bão lụt, thiên tai hay tai nạn, đóng góp vào Quỹ xoá đói giảm nghèo của các tổ chức quần chúng khác nhau việc khấu trừ số tiền đóng góp vào chi phí trước thuế, rồi sử dụng việc đóng góp vào mục đích “đánh bóng hình ảnh” làm cho xã hội nhận thức không đúng đắn về hoạt động CSR nói chung.
- Thứ ba, rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam còn năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử; thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Ngoài ra hiện nay các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào việc quảng bá hình ảnh, thiếu các bộ phận chuyên trách về CSR, công cụ đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì tập trung vào ngắn hạn, yêu cầu hiệu quả tức thì.
Cuối cùng, đó là mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CSR CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2007-2012
3.1. Giới thiệu khái quát về Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel