- Yếu tố bên trong:
4.4.2. Đối với cơ quan quản lý ngàn h Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ thông tin truyền thông là cơ quan chủ quản chuyên môn trực tiếp, là cơ quan sẽ ban hành những quyết định có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Viettel, chính vì thế tác giả có một số kiến nghị với cơ quan này như sau:
- Hạn chế tình trạng độc quyền tự nhiên (cấp phép tần số trong dịch vụ viễn thông di động) hoặc độc quyền nhà nước (đối với giấy phép phát triển hạ tầng mạng trong dịch vụ Internet), chủ động xây dựng khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động mạng ảo (VMNO), các ISP không có hạ tầng với các nhà cung cấp có mạng hạ tầng. Khung pháp lý này cần bao gồm các vấn đề: Thủ tục, điều kiện kết nối vào mạng của nhà cung cấp có hạ tầng, giá kết nối, chất lượng kết nối…), qua đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, ngăn chặn các doanh nghiệp có thị phần chi phối, có hạ tầng mạng chèn ép các doanh nghiệp khác không có lợi thế.
- Ngăn chặn tình trạng cung cấp dịch vụ dưới giá thành, hoặc khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh là cần thiết. Bộ Thông tin và Truyền thông cần thực hiện nghiêm túc Thông tư 02/2007/TT-BTTTT về quản lý giá dịch vụ đối với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. Tuy nhiên, cũng không nên ngăn cản xu hướng giảm giá theo hướng tích cực, làm lợi cho người tiêu dùng, các giải trình về đăng ký giảm giá của các nhà cung cấp cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng để Bộ có thể đưa ra chấp thuận kịp thời đối với các đợt giảm giá của nhà cung cấp.
- Bộ phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng các hướng dẫn chi tiết về “đơn vị dịch vụ”, về “giá trị gói khuyến mãi”, tần suất khuyến mãi đối với viễn thông di động.
- Cần tăng cường giám sát thực hiện các tiêu chuẩn dịch vụ viễn thông trong viễn thông di động và Internet, nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng dịch vụ được cung cấp dịch vụ đúng như chất lượng đã được nhà cung cấp cam kết.